You are on page 1of 8

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: TÀI CHÍNH HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP


Chương 5: QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
Chủ đề 5.4: Phương thức mua sắm tài sản công
Slide Nội dung
Xin chào các anh chị sinh viên.
Tôi tên là Hồ Thị Bích Nhơn, giảng viên Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường
Slide 1
Đại học Mở TP.HCM. Video trước các anh chị đã học xong chủ đề 5.3 -
Quản lý và sử dụng tài sản công tại Đơn vị sự nghiệp công lập.
Slide 2 Tiếp theo tôi sẽ được trình bày với các anh chị nội dung chủ đề 5.4 –
Phương thức mua sắm tài sản công.
Slide 3 Sau khi học xong chủ đề 5.4, các anh chị sẽ đạt được các chuẩn đầu ra
sau:
• Phân biệt hình thức mua sắm tập trung và mua sắm phân tán
• Xác định được nguồn kinh phí mua sắm tập trung, cách thức thực
hiện mua sắm tập trung, quy trình thực hiện mua sắm tập trung
• Giải thích các hình thức lựa chọn người cung cấp khi thực hiện mua
sắm tài sản
Slide 4 Để đạt được các chuẩn đầu ra trên, chúng ta cùng tìm hiểu về các hình thức
mua sắm và đi sâu vào phân tích mua sắm theo phương thức tập trung.
Slide 5 Khi bàn về hình thức mua sắm tài sản công, tại cơ quan, đơn vị hành chính
sự nghiệp có hai hình thức mua sắm là mua sắm phân tán và mua sắm tập
trung. Trong đó, mua sắm phân tán là hình thức đơn vị tự thực hiện mua
sắm theo quy định đã được trình bày tại các chủ đề 5.2 và chủ đề 5.3 phần
hình thành tài sản công tại cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công
lập ngoại trừ những tài sản theo quy định phải thực hiện mua sắm theo
phương thức mua sắm tập trung theo ngành nghề hoặc địa bàn hoạt động.
Slide 6 Chúng ta cùng tìm hiểu về mua sắm tập trung qua các khía cạnh: khái niệm,
cách thức thực hiện và quy trình thực hiện mua sắm tập trung

1
Slide 7 Mua sắm tập trung được định nghĩa là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để
lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí,
thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong
đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
Slide 8 Tài sản công thực hiện mua sắm theo phương thức tập trung cần đáp ứng
các điều kiện sau đây:
• Hàng hóa, dịch vụ mua sắm với số lượng lớn, được sử dụng phổ
biến tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị
• Hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu tính đồng bộ, hiện đại
• Hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập
trung
Slide 9 Mục tiêu chính của mua sắm tập trung là nhằm thực hiện tiết kiệm, chống
lãng phí, chống tham nhũng trong lĩnh vực sử dụng ngân sách nhà nước,
đảm bảo tài sản được bị đồng bộ, hiện đại phù hợp với yêu cầu và nội dung
hoạt động và quá trình cải cách nền tài chính công, nâng cao hiệu quả, hiệu
lực trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, đảm bảo công khai, minh
bạch trong mua sắm, trang bị và sử dụng tài sản nhà nước, đảm bảo giá
mua sắm thống nhất trong cùng đơn vị và trên cùng địa bàn
Slide 10 Mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung có hai cách thức mua
sắm bao gồm: mua sắm tập trung theo cách thức kí thỏa thuận khung và
mua sắm tập trung theo cách thức kí hợp đồng trực tiếp.
Slide 11 Thỏa thuận khung trong mua sắm tập trung là thỏa thuận dài hạn giữa đơn
vị mua sắm tập trung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn, trong đó
bao gồm các tiêu chuẩn và điều kiện để làm cơ sở cho việc mua sắm theo
từng hợp đồng cụ thể. Thỏa thuận khung trong phương thức mua sắm tập
trung được ký kết giữa đơn vị mua sắm tập trung và nhà thầu cung cấp tài
sản được lựa chọn trong trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức
thỏa thuận khung.

2
Slide 12 Theo đó mua sắm tập trung theo phương thức kí thỏa thuận khung được
thực hiện thông qua 2 bước sau:
Bước 1: Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện kí kết thỏa thuận khung với
nhà thầu cung cấp tài sản về các tiêu chuẩn và điều kiện cần thực hiện
thống nhất trong mua sắm tập trung.
Bước 2: Căn cứ vào thỏa thuận khung, các đơn vị sử dụng tài sản thực hiện
kí hợp đồng trực tiếp với nhà thầu về các nghĩa vụ hợp đồng, chế độ bảo
hành, bảo trì và các điều khoản có liên quan khác.
Slide 13 Khác với cách thức mua sắm tập trung theo phương thức kí thỏa thuận
khung, mua sắm tập trung theo phương thức kí hợp đồng trực tiếp là cách
thức mua sắm tập trung mà trong đó đơn vị mua sắm tập trung tiến hành
lựa chọn nhà thầu; sau khi lựa chọn nhà thầu, đơn vị mua sắm tập trung
trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn và trực tiếp thanh toán
cho nhà thầu.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài sản tiếp nhận tài sản, hồ sơ về tài sản
và thực hiện chế độ bảo hành, bảo trì từ nhà thầu được lựa chọn.
Mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp được áp dụng mua
tài sản thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, nguồn viện trợ, tài
trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn ngân sách
nhà nước mà nhà tài trợ có yêu cầu áp dụng theo cách thức ký hợp đồng
trực tiếp và mua vắc xin phục vụ công tác tiêm chủng.
Slide 14 Tiếp theo chúng ta tìm hiểu về quy trình thực hiện mua sắm tập trung bao
gồm 8 bước như sau:
1. Lập, phê duyệt dự toán mua sắm tài sản
2. Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung
3. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
4. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
5. Ký kết thỏa thuận khung
6. Ký kết hợp đồng mua sắm tài sản

3
7. Thực hiện hợp đồng mua sắm
8. Bảo hành, bảo trì tài sản
Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể căn cứ và nội dung thực hiện trong từng
bước.
Slide 15 Bước 1 - lập, phê duyệt dự toán mua sắm tài sản
Căn cứ tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản do cơ
quan, người có thẩm quyền quy định, nhu cầu và hiện trạng sử dụng tài
sản, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản đề xuất nhu cầu
mua sắm tài sản cùng với việc lập dự toán ngân sách hàng năm, trình
cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về
ngân sách nhà nước; trong đó, xác định cụ thể chủng loại, số lượng, dự
toán kinh phí mua sắm tài sản thuộc Danh mục mua sắm tập trung.
Slide 16 Bước 2 - tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung
• Căn cứ văn bản phân bổ dự toán của cơ quan, người có thẩm quyền,
cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lập văn bản đăng ký mua
sắm tập trung, gửi cơ quan quản lý cấp trên - đầu mối đăng ký mua
sắm tập trung - để tổng hợp gửi đơn vị mua sắm tập trung của bộ, cơ
quan trung ương, các tỉnh trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.
• Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu mua sắm
tập trung theo thẩm quyền phân cấp quản lý để lập kế hoạch lựa chọn
nhà thầu và hồ sơ mời thầu đối với tài sản thuộc danh mục mua sắm
tập trung cấp địa phương, trung ương và quốc gia trước ngày 28
tháng 02 của năm thực hiện mua sắm tập trung cấp quốc gia.
Slide 17 Bước 3 - lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Căn cứ vào nhu cầu mua sắm tài sản công thuộc Danh mục mua sắm tập
trung, tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm đồng bộ trong việc mua
sắm, quy mô gói thầu hợp lý, bảo đảm khả năng bảo hành và các dịch vụ
sau bán hàng của nhà cung cấp nhằm mục đích hạn chế sự tham gia của
các nhà thầu, đơn vị mua sắm tập trung lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

4
mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung thực hiện
theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
• Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua
sắm tập trung quốc gia;
• Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch lựa
chọn nhà thầu mua sắm tập trung của bộ, cơ quan trung ương;
• Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà
thầu mua sắm tập trung của địa phương.
Slide 18 Bước 4 – tổ chức lựa chọn nhà thầu
Việc chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ
sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng; thẩm định, phê duyệt và công khai
kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu
thầu.
Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản
theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Trường hợp đơn vị mua sắm tập
trung không đủ năng lực tổ chức lựa chọn nhà thầu được phép thuê tổ chức
đấu thầu chuyên nghiệp để tiến hành lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản
theo hợp đồng thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp được ký kết giữa đơn
vị mua sắm tập trung và tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp.
Đơn vị mua sắm tập trung hoặc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp được thuê
cung cấp dịch vụ đấu thầu phải thực hiện công khai thông tin về đấu thầu
mua sắm tập trung trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu,
Trang thông tin điện tử về tài sản công hoặc Hệ thống giao dịch điện tử về
tài sản công đối với tất cả các gói thầu mua sắm tập trung và Cổng thông
tin điện tử của bộ, cơ quan trung ương và của tỉnh đối với các gói thầu mua
sắm tập trung của bộ, cơ quan trung ương, địa phương.

5
Slide 19 Bước 5 - ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tập trung trong trường
hợp áp dụng theo cách thức ký thỏa thuận khung
Thời hạn cho việc sử dụng thỏa thuận khung được quy định trong kế hoạch
lựa chọn nhà thầu nhưng không quá 03 năm.
Trên cơ sở thỏa thuận khung mà đơn vị mua sắm tập trung đã công khai,
cơ quan có thẩm quyền, các đơn vị đầu mối đăng ký mua sắm tập trung
thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản biết để ký
hợp đồng mua sắm tài sản.
Slide 20 Bước 6 - ký kết hợp đồng mua sắm tài sản
Mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung, cơ quan, tổ chức,
đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản ký Hợp đồng mua sắm tài sản với nhà thầu
đã được đơn vị mua sắm tập trung ký thỏa thuận khung trong thời hạn do
đơn vị mua sắm tập trung thông báo. Nếu tại thời điểm ký hợp đồng mua
sắm tài sản, giá thị trường của tài sản thấp hơn giá trúng thầu mua sắm tập
trung, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản đàm phán với nhà
thầu để giảm giá cho phù hợp với giá thị trường.
Mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp, đơn vị mua sắm
tập trung đàm phán, ký hợp đồng mua sắm tài sản với nhà thầu được lựa
chọn.
Slide 21 Bước 7 – Thực hiện Hợp đồng mua sắm
Tại bước này, chúng ta phân tích 3 nội dung về việc thực hiện Hợp đồng
mua sắm bao gồm thanh toán tiền mua tài sản, cách thức bàn giao, tiếp
nhận tài sản và vấn đề về quyết toán, thanh lý hợp đồng mua sắm.
Slide 22 Cụ thể đối với khía cạnh thanh toán tiền hàng:
1. Mua sắm tập trung theo cách thức thỏa thuận khung, cơ quan, tổ chức,
đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản có trách nhiệm thanh toán tiền mua tài
sản cho nhà thầu được lựa chọn; đơn vị mua sắm tập trung có trách
nhiệm thanh toán tiền mua tài sản cho nhà thầu được lựa chọn trong
trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền giao dự toán mua sắm cho

6
đơn vị mua sắm tập trung.
2. Mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp, việc thanh toán
cho nhà thầu cung cấp tài sản thông qua một trong hai hình thức:
• Đơn vị mua sắm tập trung đề nghị cơ quan quản lý chương trình, dự
án chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu cung cấp tài sản;
• Đơn vị mua sắm tập trung đề nghị cơ quan quản lý chương trình, dự
án chuyển tiền cho đơn vị mua sắm tập trung để thanh toán cho nhà
thầu.
Slide 23 Đối với khía cạnh Bàn giao, tiếp nhận tài sản mua sắm tập trung
• Mua sắm tập trung theo cách thức thỏa thuận khung, việc bàn giao,
tiếp nhận tài sản được thực hiện giữa nhà thầu cung cấp tài sản và
cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản theo hợp đồng mua
sắm tài sản đã ký kết.
• Mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp, căn cứ hợp
đồng mua sắm tài sản đã ký kết, đơn vị mua sắm tập trung thông báo
kế hoạch và thời gian bàn giao tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị
trực tiếp sử dụng tài sản chậm nhất là 15 ngày trước ngày bàn giao.
Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được thực hiện giữa ba bên, bao gồm
nhà thầu cung cấp tài sản, đơn vị mua sắm tập trung và cơ quan, tổ
chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản. Địa điểm bàn giao, tiếp nhận
tài sản cần phải thuận lợi cho cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng tài
sản và thực hiện tiết kiệm chi phí khi bàn giao, tiếp nhận tài sản.
Slide 24 Khi thực hiện Quyết toán, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản
• Cơ quan, tổ chức, đơn vị ký hợp đồng mua sắm tài sản có trách nhiệm
thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản với nhà thầu được lựa chọn.
• Cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận kinh phí mua sắm tài sản và thanh
toán với nhà thầu có trách nhiệm quyết toán kinh phí mua sắm tài sản
theo quy định của pháp luật.
Slide 25 Bước 8 - bảo hành, bảo trì tài sản

7
Trách nhiệm bảo hành, bảo trì đối với tài sản đã cung cấp thuộc về nhà thầu
được lựa chọn cung cấp tài sản. Nội dung công việc bảo hành, thời hạn bảo
hành, chi phí liên quan và trách nhiệm của các bên có liên quan trong quá
trình mua sắm tài sản phải được thể hiện trong hồ sơ mời thầu, thỏa thuận
khung và hợp đồng mua sắm tài sản.
Slide 26 Vậy cô vừa trình bày xong nội dung chủ đề 5.4 – Phương thức mua sắm tài
sản công. Đây là nội dung kết thúc của chương 5. Theo đó, chương 5 -
Quản lý và sử dụng tài sản công đã đươc trình bày với các anh chị qua 4
chủ đề:
1. Một số vấn đề cơ bản trong quản lý, sử dụng tài sản công
2. Quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Hành chính nhà nước
3. Quản lý, sử dụng tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập
4. Phương thức mua sắm tài sản công
Thông qua các nội dung trên các anh chị có thể giải thích các nguyên tắc
quản lý, sử dụng tài sản công, nắm được một số tiêu chuẩn, định mức sử
dụng tài sản công, phân biệt quản lý, sử dụng tài sản công trong cơ quan
Hành chính và đơn vị Sự nghiệp công lập, kể từ khi hình thành tài sản cho
đến khi kết thúc quá trình sử dụng tài sản công và phân tích được việc tổ
chức lựa chọn nhà thầu trong việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm
duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị đã tham gia học tập chương 5 – Quản
lý và sử dụng tài sản công.
Mời các anh chị xem tiếp nội dung chương 6 – Kế hoạch tài chính và kế
hoạch tài chính ngân sách nhà nước.

You might also like