You are on page 1of 20

ĐỀ THI VỊ TRÍ CHUYÊN VIÊN PHÁP CHẾ 2

I. Phần trắc nghiệm


1 Nội dung chủ yếu của Hợp đồng mua bán hàng hoá theo Luật
thương mại
1. Tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh
toán, địa điểm và thời hạn giao hàng
2. Tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh
toán, địa điểm và thời hạn giao hàng, chế độ bảo hành
3. Tên hàng, số lượng, quy cách, chất lượng, giá cả, phương
thức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao hàng
4. Tên hàng, số lượng, quy cách, chất lượng, giá cả, phương
thức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao hàng, chế độ bảo
hành
2 Trong hợp đồng mua bán hàng hoá cần chú ý gì về tên gọi của
hàng hoá?
1. Tên gọi thông thường, tên thương mại, tên khoa học của
hàng hoá kèm theo địa phương, hãng sản xuất và quy cách
phẩm chất
2. Tên gọi thông thường, tên thương mại kèm theo địa phương
sản xuất và quy cách đóng gói
3. Tên gọi thông thường, tên thương mại, mã vạch kèm theo
địa phương sản xuất và quy cách đóng gói
4. Tên gọi thông thường, tên thương mại, bao bì, mã vạch kèm
theo địa phương sản xuất và hãng sản xuất
3 Vấn đề giá được đề cập trong hợp đồng như thế nào?
1. Đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp định giá, thời
điểm định giá và loại tiền tệ tính giá
2. Đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp định giá, thời
điểm định giá và loại ngoại tệ để tính giá
3. Đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp định giá, thời
điểm định giá ngoại tệ để tính giá
4. Đồng tiền tính giá, mức giá, đơn giá, phương pháp định giá,
thời điểm định giá và tỷ giá ngoại hối tại thời điểm ký kết
hợp đồng
4 Các hình thức thanh toán được áp dụng trong quan hệ mua bán
hàng hoá
1. Tiền mặt, séc, chuyển khoản
2. Tiền mặt, séc, chuyển khoản, hàng đổi hàng và các hình thức
khác thông qua hệ thống ngân hàng
3. Séc, chuyển khoản, hàng đổi hàng, L/C, UCP 500 và các
hình thức khác thông qua hệ thống ngân hàng
4. Tiền mặt, séc, chuyển khoản, hàng đổi hàng L/C, UCP 500
và các hình thức khác thông qua hệ thống ngân hàng
5 Xúc tiến thương mại là gì?
1. Là hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, sản xuất
hàng hoá
2. Là hoạt động sản xuất hàng hoá, trưng bày, giới thiệu hàng
hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
3. Là hoạt động sản xuất hàng hoá, marketing, giới thiệu hàng
hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại nhằm thúc
đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán
4. Là hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày,
giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương
mại
6 Trong quan hệ mua bán hàng hoá, bên bán hàng có những nghĩa vụ
gì?
1. Giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách bao bì, giao
hàng đúng thời hạn và giao chứng từ liên quan đến hàng hoá
theo thoả thuận trong hợp đồng
2. Giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách bao bì, giao
hàng và thanh toán ngay khi nhận hàng
3. Giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách bao bì, đúng
thời hạn và giao chứng từ liên quan đến hàng hoá theo thoả
thuận trong hợp đồng, mua bảo hiểm trong quá trình vận
chuyển hàng hoá
4. Giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách bao bì, đúng
thời hạn và giao chứng từ liên quan đến hàng hoá theo thoả
thuận trong hợp đồng và nhận lại hàng hoá nếu bên mua
không hài lòng về sản phẩm
7 Hợp đồng mua bán hàng hoá được thực hiện dưới hình thức nào?
1. Văn bản hoặc lời nói
2. Văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể
3. Văn bản hoặc hành vi cụ thể
4. Văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể. Nếu pháp luật quy định
loại hợp đồng phải viết bằng văn bản thì phải tuân theo.
8 Khái niệm hoạt động thương mại trong Luật thương mại?
1. Là hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ nhằm
mục đích sinh lời
2. Là hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ nhằm
mục đích sinh lời hoặc không sinh lời
3. Là hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư,
xúc tiến thương mại nhằm mục đích sinh lời
4. Là hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư,
xúc tiến thương mại nhằm mục đích sinh lời hoặc không sinh
lời
9 Hàng hoá theo định nghĩa của Luật thương mại?
1. Là các loại động sản và bất động sản
2. Là các loại động sản và tài sản gắn liền với đất đai
3. Là các loại động sản và tài sản hình thành trong tương lai
4. Là các loại động sản, động sản hình thành trong tương lai và
những vật gắn liền với đất đai
10 Theo luật thương mại hiện hành, thế nào là đấu thầu hàng hoá?
1. Là hoạt động thương mại, trong đó bên mua hàng thông qua
người mời thầu chọn ra người cung cấp hàng tốt nhất theo
yêu cầu của bên mua hàng
2. Là hoạt động thương mại, theo đó bên bán hàng hóa thông
qua việc mời thầu nhằm chọn ra nhà cung cấp hàng hóa đáp
ứng các yêu cầu hợp lý của bên mời thầu
3. Là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa
thông qua bên mời thầu nhằm chọn ra chọn ra thương nhân
cung cấp hàng hóa đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu
4. Là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa tổ
chức mời thầu nhằm chọn ra người mua hàng hóa đáp ứng
tốt nhất các yêu cầu của bên mời thầu theo quy định pháp
luật
11 Theo luật thương mại hiện hành, hình thức đấu thầu hàng hoá bao
gồm?
1. Đấu thầu công khai, đấu thầu hạn chế
2. Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế
3. Đấu thầu trực tiếp, đấu thầu gián tiếp
4. Đấu thầu trực tuyến, đấu thầu thực tế
12 Các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá?
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng, thay đổi hợp đồng, phạt vi
phạm, bồi thường thiệt hại.
2. Buộc thực hiện đúng hợp đồng, thay đổi hợp đồng, phạt vi
phạm, bồi thường thiệt hại, huỷ hợp đồng.
3. Buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường
thiệt hại, huỷ hợp đồng.
4. Buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường
thiệt hại, chấm dứt hợp đồng.
13 Trong quan hệ mua bán hàng hoá, bên mua có những nghĩa vụ gì?
1. Thực hiện các công việc cần thiết để người bán giao hàng,
kể cả việc hướng dẫn gửi hàng. Người mua phải nhận hàng
và thanh toán tiền hàng và các khoản chi phí khác.
2. Thực hiện các công việc cần thiết để người bán giao hàng,
kể cả việc hướng dẫn gửi hàng. Người mua phải nhận hàng
và thanh toán tiền hàng theo thoả thuận trong hợp đồng.
3. Thực hiện các công việc cần thiết để người bán giao hàng,
kể cả việc hướng dẫn gửi hàng. Người mua phải nhận hàng
và thanh toán tiền mua hàng. Người mua phải thanh toán tiền
mua hàng, trừ trường hợp do lỗi của người bán. Trong
trường hợp mất mát hư hỏng hàng hoá xảy ra sau thời điểm
chuyển giao quyền sở hữu từ ngươì bán sang người mua.
4. Thực hiện các công việc cần thiết để người bán giao hàng,
kể cả việc hướng dẫn gửi hàng. Người mua phải nhận hàng
và thanh toán tiền hàng theo thoả thuận trong hợp đồng.
Người mua phải thanh toán tiền mua hàng, trừ trường hợp do
lỗi của người bán. Trong trường hợp mất mát hư hỏng hàng
hoá xảy ra sau thời điểm chuyển giao quyền sở hữu từ ngươì
bán sang người mua.
14 Nếu bên mua chậm thanh toán tiền hàng hoặc thù lao dịch vụ thì
bên bán được quyền
1. Yêu cầu bên vi phạm trả tiền lãi số tiền chậm trả theo lãi suất
nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh
toán
2. Yêu cầu bên vi phạm trả tiền lãi số tiền chậm trả theo lãi suất
nợ của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm
thanh toán
3. Yêu cầu bên vi phạm trả tiền lãi toàn bộ số tiền hàng hoặc
thù lao dịch vụ theo lãi suất nợ quá hạn cao nhất trên thị
trường thời điểm thanh toán
4. Yêu cầu bên vi phạm trả tiền lãi số tiền chậm trả theo lãi suất
nợ quá hạn thấp nhất trên thị trường thời điểm thanh toán
15 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng, Có thiệt hại thực tế, Hành vi vi
phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại
2. Có hành vi vi phạm hợp đồng, Có thiệt hại thực tế lớn hơn 50%
giá trị hợp đồng, Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực
tiếp gây ra thiệt hại
3. Có hành vi vi phạm hợp đồng, Có thiệt hại thực tế lớn hơn 10
triệu đồng, Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây
ra thiệt hại
4. Có hành vi vi phạm hợp đồng, Có thiệt hại thực tế, Hành vi vi
phạm hợp đồng do bên thứ ba không tham gia vào hợp đồng

16 Trong quan hệ mua bán hàng hoá, bên bán hàng có những quyền
gì?
1. Nhận tiền bán hàng theo thoả thuận ghi trong hợp đồng mua
bán hàng hoá. Nếu người bán chậm nhận được tiền gán hàng
do lỗi của người mua thì người bán có quyền phạt ngươì
mua theo qui định của pháp luật.
2. Nhận tiền bán hàng ghi trong hợp đồng mua bán hàng hoá.
Nếu người bán hàng chậm nhận hoặc không nhận được tiền
bán hàng hoặc chỉ nhận được một phần tiền hàng thì người
bán có quyền phạt người mua theo qui định của pháp luật.
3. Yêu cầu bên mua trả tiền hết trong một thời gian nhất định.
Nếu người bán không nhận được tiền từ phía người mua thì
người bán có quyền đòi lại hàng.
4. Yêu cầu bên mau trả tiền hết trong thời gian nhất định. Nếu
người bán không nhận được tiền từ phía người mua thì người
bán có quyền đòi lại hàng, hoặc phạt người bán để bảo vệ lợi
ích chính đáng của mình
17 Trong quan hệ mua bán hàng hoá, bên mua có những quyền gì?
1. Nhận hàng đúng số lượng, qui cách, chất lượng theo thoả
thuận ghi trong hợp đồng. Người mua có quyền kiểm tra
hàng tận nơi đến trong một thời gian hợp lý phù hợp với đặc
tính từng loại hàng hoá. Người mua có quyền từ chối nhận
hàng nếu hàng không đúng qui cách phẩm chất ghi trong hợp
đồng.
2. Nhận hàng đúng số lượng, qui cách, chất lượng theo thoả
thuận ghi trong hợp đồng. Người mua có quyền kiểm tra
hàng tận nơi đến trong một thời gian hợp lý phù hợp với đặc
tính từng loại hàng hoá. Người mua có quyền từ chối nhận
hàng nếu hàng không đúng qui cách phẩm chất ghi trong hợp
đồng. Người mua có quyền chưa thanh toán toàn bộ hay một
phần tiền hàng nếu phát hiện hàng hư hỏng.
3. Nhận hàng đúng số lượng, qui cách, chất lượng theo thoả
thuận ghi trong hợp đồng. Người mua có quyền kiểm tra
hàng tận nơi đến, có quyền từ chối nhận hàng, nếu hàng
không đúng qui cách, phẩm chất theo thoả thuận. Người mua
có quyền chưa thanh toán toàn bộ, một phần tiền mua hàng,
nếu phát hiện hàng bị hư hỏng, có khuyết tật, hoặc phát hiện
người bán có hành vi lừa gạt.
4. Nhận hàng đúng số lượng, qui cách, chất lượng theo thoả
thuận ghi trong hợp đồng. Người mua có quyền kiểm tra
hàng tận nơi đến có quyền từ chối nhận hàng, nếu hàng
không đúng qui cách, phẩm chất theo thoả thuận. Người mua
có quyền chưa thanh toán toàn bộ, một phần tiền mua hàng,
nếu phát hiện hàng bị hư hỏng, có khuyết tật, hoặc phát hiện
người bán có hành vi lừa gạt, hoặc hàng hoá là đối tượng
tranh chấp.

18 Những dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hoá là những dịch vụ
nào?
1. Dịch vụ quảng cáo sản phẩm, khuyến mãi, dịch vụ giao hàng
tại nhà, bảo hành, giám định, hàng hoá, đấu thầu hàng hoá,
2. Dịch vụ trước khi bán hàng như quảng cáo, khuyến mại và
dịch vụ sau khi bán hàng như sửa chữa, bảo hành.
3. Dịch vụ giao nhận hàng hoá, đấu thầu hàng hoá, đấu giá
hàng hoá, quảng cáo, khuyến mại.
4. Dịch vụ như giám định hàng hoá, đấu thầu hàng hoá, đấu giá
hàng hoá, môi giới thương mại...
19 Các cơ quan Nhà nước quản lý về thương mại gồm:
1. Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan
thuộc Chính phủ.
2. Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan
thuộc Chính phủ, UBND các cấp.
3. Chính phủ thống nhất quản lý về thương mại, bộ thương
mại, các cơ quan thành viên của Chính phủ có trách nhiệm
quản lý về thương mại trong phạm vi chức năng, quyền hạn
của mình, UBND các cấp, thanh tra thương mại.
4. Chính phủ thống nhất quản lý về thương mại, bộ thương
mại, các cơ quan thành viên của Chính phủ có trách nhiệm
quản lý về thương mại trong phạm vi chức năng, quyền hạn
của mình, UBND các cấp, thanh tra thương mại, cơ quan
quản lý thị trường.
20  Trình bày các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại.

1. Thương lượng, hoà giải, hoặc giải quyết bằng trọng tài hoặc
toà án
2. Trước hết lưu thông qua thương lượng, hoà giải, hoặc giải
quyết bằng Trọng tài hoặc toà án.
3. Thương lượng các bên có thoả thuận chọn một cơ quan, tổ
chức hoặc cá nhân làm trung gian hoà giải thông qua hoà
giải, hoặc tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng
tài hoặc toà án.
4. Trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng, các
bên có thể thoả thuận chọn một cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân làm trung gian hoà giải thông qua hoà giải, nếu thương
lượng, hoà giải không đạt kết quả thì tranh chấp thương mại
được giải quyết bằng trọng tài hoặc toà án.
21 Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức
ban hành. Các loại văn bản sau, văn bản nào không cần ghi tên loại văn
bản?
1. Công văn
2. Quyết định
3. Thông tư
4. Bộ luật

22 Trích yếu nội dung của văn bản là:


1. Một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái quát nội dung
chủ yếu của văn bản.
2. Một đoạn văn khoảng 100 chữ phản ánh khái quát nội dung chủ
yếu của văn bản.
3. Các đầu mục chính của văn bản
4. Căn cứ để hình thành văn bản

23 Bố cục của văn bản luật được trình bày theo thứ tự như thế nào?
1. Điều, khoản, điểm
2. Chương, điều, khoản, điểm
3. Chương, mục, điều, khoản, điểm
4. Chương, điều, khoản, mục, điểm.

24 Các hình thức sao văn bản gồm có:


1. Sao y bản chính, sao lục hoặc trích sao
2. Sao y công chứng, sao y bản chính, trích sao
3. Sao y bản chính
4. Sao y bản chứng, sao y công chứng, sao lục, trích sao

25 Xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá bằng biện pháp bồi
thường thiệt hại cần có những yếu tố gì?

1. Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ
trực tiếp giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại, bên vi phạm
có lỗi.
2. Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mỗi quan hệ
trực tiếp giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại, bên vi phạm
cố ý vi phạm.
3. Có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại vật chất và tinh thần,
có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và
thiệt hại vật chất, bên vi phạm hợp đồng có lỗi.
4. Có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại vật chất, có mối
quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại
vật chất, bên vi phạm hợp đồng có lỗi.
26 Các cơ quan Nhà nước quản lý về thương mại gồm:
1. Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan
thuộc Chính phủ.
2. Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan
thuộc Chính phủ, UBND các cấp.
3. Chính phủ thống nhất quản lý về thương mại, bộ thương
mại, các cơ quan thành viên của Chính phủ có trách nhiệm
quản lý về thương mại trong phạm vi chức năng, quyền hạn
của mình, UBND các cấp, thanh tra thương mại.
4. Chính phủ thống nhất quản lý về thương mại, bộ thương
mại, các cơ quan thành viên của Chính phủ có trách nhiệm
quản lý về thương mại trong phạm vi chức năng, quyền hạn
của mình, UBND các cấp, thanh tra thương mại, cơ quan
quản lý thị trường.
27 Trình bày về phạm vi quy định cảu Luật Thương mại nước ta.
1. Luật Thương mại qui định những hành vi thương mại của tất
cả cá nhân, doanh nghiệp tham gia buôn bán trên thương
trường.
2. Luật Thương mại qui định tất cả các hoạt động thương mại
của công dân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước.
3. Luật Thương mại là một bộ phận pháp luật qui định hoạt
động thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời
quy định hoạt động thương mại cho các doanh nghiệp nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam.
4. Luật Thương mại qui định tất cả các hành vi thương mại của
thương nhân tại nước Việt Nam.
28 Luật thương mại hiện nay được thực hiện ở những nghề nào?
1. Tất cả các ngành nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế – xã hội
khác nhau, không phân biệt ngành nghề đó thuộc thành phần
kinh tế xã hội chủ nghĩa hay thuộc thành phần kinh tế ngoài
quốc doanh.
2. Trong những ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề nhà
nước cho phép hoạt động. Những ngành nghề nào Nhà nước
cấm kinh doanh không được hoạt động thương mại và không
áp dụng luật thương mại.
3. Trong tất cả những ngành nghề trừ những ngành nghề mang
tính chất đặc thù như ngân hàng tín dụng, bảo hiểm, đất đai,
chứng khoán, an ninh quốc phòng.
4. Trong những ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề do
nhà nước ban hành. Ngoài danh mục đó cá nhân, tổ chức
không được hành nghề, và không áp dụng luật thương mại
trong ngành nghề đó.
29 Theo luật Thương mại hiện hành, thế nào là mua bán hàng hóa?
1. Là hoạt động thương mại trong đó một bên mua, một bên
bán
2. Là hoạt động thương mại trong đó một bên bán có nghĩa vụ
giao hàng, bên mua có nghĩa vụ thanh toán
3. Là hoạt động thương mại trong đó một bên bán có nghĩa vụ
giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và
nhận tiền thanh toán của bên mua
4. Là hoạt động thương mại trong đó bên bán có nghĩa vụ giao
hàng, chuyển quyền sở hữu hàng cho bên mua, nhận tiền
thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán, nhân hàng, và
quyền sở hữu hàng.
30 Theo luật Thương mại hiện hành, thế nào là cung ứng dịch vụ?

1. Là hoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ cung
cấp dịch vụ, một bên có quyền sử dụng dịch vụ
2. Là hoạt động thương mại, theo đó bên cung cấp dịch vụ có
nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho bên kia, bên sử dụng dịch vụ
có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thỏa thuận
3. Là hoạt động thương mại, theo đó hai bên đều có quyền và
nghĩa vụ qua lại theo sự thỏa thuận
4. Là hoạt động thương mại, theo đó bên cung cấp dịch vụ có
quyền nhận tiền thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ
trả tiền thanh toán
31 Luật thương mại hiện hành, thế nào là xuất xứ hàng hóa?
1. Là nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa nhất định
2. Là nước hoặc miền, vùng sản xuất ra hàng hóa
3. Là địa phương sản xuất ra một mặt hàng nổi tiếng
4. Là nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra toàn bộ hàng hóa
hoặc thực hiện công đoạn chế biến cơ bản ra hàng hóa, công
đoạn khác có thể có nhiều nước, nhiều vùng tham gia
32 Hiệp hội thương mại được thành lập để làm gì:
1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân, động viên
thương nhân tham gia phát triển thương mại, tuyên truyền, phổ biến các
quy định của pháp luật về thương mại quốc tế.
2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân, tổ chức các
hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thương
mại.
3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân, động viên
thương nhân tham gia phát triển thương mại, tuyên truyền, phổ biến các
quy định của pháp luật về thương mại.
4. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, động viên
người lao động tham gia phát triển thương mại, tuyên truyền, phổ biến
các quy định của pháp luật về thương mại.

33 Theo quy định của Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp cần lưu giữ
các tài liệu nào sau đây:
1. Điều lệ công ty, Giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công
ty, Biên bản họp của Hội đồng thành viên, Bản báo cáo bạch để phát hành
chứng khoán, Sổ kế toán.
2. Điều lệ công ty, Giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công
ty, Biên bản họp của Hội đồng thành viên, Bản báo cáo bạch để phát hành
chứng khoán, Sổ lao động.
3. Điều lệ công ty, Giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công
ty, Bản báo cáo bạch để phát hành chứng khoán, Sổ kế toán, Nội quy lao
động
4. Điều lệ công ty, Giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công
ty, Biên bản họp của Hội đồng thành viên, Bản báo cáo bạch để phát hành
chứng khoán, Quy chế tuyển dụng

34 Nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên trong công ty TNHH 1 thành
viên:
1. 3 năm
2. 5 năm
3. 8 năm
4. Không thời hạn

35 Hội đồng thành viên có nhiệm vụ gì?


1. Nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của chủ sở hữu công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu
công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ này
2. Là chủ sở hữu của công ty, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ
sở hữu công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty
về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ này
3. Là bộ phận dưới quyền Tổng giám đốc, thực hiện quyền và
nghĩa vụ của Hội đồng thành viên về chính sách nhân sự, chịu trách
nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ này
4. Là bộ phận kiểm soát hoạt động của công ty, thực hiện quyền và
nghĩa vụ của Hội đồng thành viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật và
chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ này

36 Cuộc họp của Hội đồng thành viên


1. Được tiến hành khi có ít nhất một nửa tổng số thành viên dự
họp, có thể thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản
2. Được tiến hành khi có ít nhất hai thành viên chủ chốt dự họp, có
thể thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản
3. Được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên dự
họp, có thể thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản
4. Được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên dự
họp, không thể thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn
bản

37 Biên bản họp của Hội đồng thành viên:


1. Không được ghi âm, chỉ được ghi chép bằng văn bản và lưu giữ
dưới hình thức điện tử khác
2. Được phép ghi âm, ghi chép bằng văn bản và lưu giữ dưới hình
thức điện tử khác
3. Chỉ được ghi chép bằng văn bản tại cuộc họp
4. Là các trao đổi qua email

38 Hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan:
1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với khách hàng phải được Hội
đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và
Kiểm soát viên xem xét quyết định
2. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu khách hàng là tổ chức và người có
liên quan của khách hàng phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch
công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết
định
3. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với người lao động của công ty
phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định
4. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với chủ sở hữu công ty và người có
liên quan của chủ sở hữu công ty phải được Hội đồng thành viên hoặc
Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem
xét quyết định

39 Công ty BC có 2 thành viên góp vốn thành lập: Công ty B góp 2 tỷ,
anh C góp 4 tỷ. Công ty BC là loại hình doanh nghiệp nào sau đây:
1. Công ty TNHH 1 thành viên
2. Công ty cổ phần
3. Công ty TNHH 2 thành viên
4. Công ty hợp danh

40 Cuộc họp giao ban trong công ty là gì?


1. Là cuộc họp xem xét, đánh giá việc đã làm và bàn việc sắp tới
trong từng khoảng thời gian nhất định
2. Là cuộc họp bàn giao nhiệm vụ cho người thuộc phiên tiếp theo
3. Là cuộc họp bàn giao nhiệm vụ của các phòng/ban với nhau
4. Là cuộc họp sinh hoạt định kỳ của Đảng

41 Xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá bằng biện pháp thực hiện
đúng hợp đồng có những nội dung gì?
1. Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm
thực hiện đúng tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng và
thực hiện đúng các cam kết khác, hoặc dùng biện pháp khác
để hợp đồng được thực hiện.
2. Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm
thực hiện đúng tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng
hoặc dùng biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện.
3. Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm
thực hiện đúng tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng
hoặc dùng biện pháp khác để hợp đồng có thực hiện và bên
vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh.
4. Là việc bên có quyền bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực
hiện đúng tất cả các điều khoản ghi tổng hợp đồng hoặc biện
pháp khác để hợp đồng được thực hiện hoặc dùng hàng khác
để thay thế và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh.
42 Theo Luật thương mại, thế nào là tranh chấp thương mại?
1. Là tranh chấp giữa bên mua và bên bán do thực hiện không
đúng các điều khoản của hợp đồng.
2. Là tranh chấp giữa bên mua và bên bán do thực hiện không
đúng các điều khoản của hợp đồng trong hoạt động thương
mại.
3. Là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại.

4. Là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại và
các tranh chấp khác.
43 Trình bày các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại.
1. Thương lượng, hoà giải, hoặc giải quyết bằng trọng tài hoặc
toà án.
2. Trước hết lưu thông qua thương lượng, hoà giải, hoặc giải
quyết bằng Trọng tài hoặc toà án.
3. Thương lượng các bên có thoả thuận chọn một cơ quan, tổ
chức hoặc cá nhân làm trung gian hoà giải thông qua hoà
giải, hoặc tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng
tài hoặc toà án.
4. Trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng, các
bên có thể thoả thuận chọn một cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân làm trung gian hoà giải thông qua hoà giải, nếu thương
lượng, hoà giải không đạt kết quả thì tranh chấp thương mại
được giải quyết bằng trọng tài hoặc toà án.
44 Các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá:
1. Biện pháp huỷ hợp đồng, bồi thường thiệt hại, thực hiện đúng
hợp đồng
2. Đồng thời cả 3 biện pháp: huỷ hợp đồng, bồi thường thiệt hại,
thực hiện đúng hợp đồng
3. Biện pháp huỷ hợp đồng, bồi thường thiệt hại, xử lý vi phạm
hành chính
4. Biện pháp huỷ hợp đồng, bồi thường thiệt hại, lùi thời hạn hiệu
lực hợp đồng

45 Mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt năm 2017 cho mặt hàng bia, rượu có
độ cồn trên 20 độ:
1. 55%
2. 60%
3. 65%
4. 70%
46 Nguyên tắc ABC trong truyền đạt thông tin là gì?
1. A-Acuracy: Chính xác, B-Brevity: Ngắn gọn, C-Cruciality: Quan trọng
2. A-Acuracy: Chính xác, B-Brevity: Ngắn gọn, C- Complete: Đầy đủ
3. A-Adequate: Đầy đủ, B-Brevity: Ngắn gọn, C-Clarity: Rõ ràng
4. A-Acuracy: Chính xác, B-Brevity: Ngắn gọn, C-Clarity: Rõ ràng

47 Các nguyên tắc khi sắp xếp lịch làm việc cho lãnh đạo là gì?
1. Đảm bảo chính xác, không trùng lắp, không bỏ sót,
2. Đảm bảo chính xác, không trùng lắp, không bỏ sót, không có
thời gian trống
3. Đảm bảo chính xác, không trùng lắp, không bỏ sót, không ngoài
giờ làm việc
4. Đảm bảo chính xác, không trùng lắp, không bỏ sót, không thay
đổi

48 Để chuẩn bị hậu cần cho chuyến công tác của lãnh đạo, bạn cần làm
việc?
1. Kiểm tra điều kiện phòng khách sạn nơi đến công tác, bố trí xe
đưa đón và thanh toán theo thực tế phát sinh
2. Đặt phòng khách sạn nơi đến công tác, bố trí xe đưa đón, đặt ăn
theo đúng chế độ quy định của công ty
3. Đặt phòng khách sạn nơi đến công tác, bố trí xe đưa đón, đặt ăn
với mức cao hơn chế độ quy định của công ty
4. Đặt phòng khách sạn nơi đến công tác, bố trí xe đưa đón, đặt ăn
với mức cao hơn chế độ quy định của công ty

49 Bố cục của lịch công tác hàng tuần gồm có:


1. Tên công việc, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, nội
dung, tài liệu liên quan đến công việc
2. Tên công việc, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia
3. Tên công việc, thời gian, địa điểm, tài liệu liên quan đến công
việc
4. Tên công việc, thời gia, thành phần tham gia, nội dung, tài liệu
liên quan đến công việc

50 Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ bao gồm:
1. Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ; giá mua hàng hoá; Chi
phí lưu thông đưa hàng hoá, dịch vụ đến người tiêu dùng, chi phí vận tải,
quảng cáo
2. Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ; giá mua hàng hoá; Chi
phí quảng cáo, khuyến mại, thuế Giá trị gia tăng
3. Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ; giá mua hàng hoá; Chi
phí lưu thông đưa hàng hoá, dịch vụ đến người tiêu dùng, thuế giá trị gia
tăng
4. Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ; giá mua hàng hoá; Chi
phí lưu thông đưa hàng hoá, dịch vụ đến người tiêu dùng.

51 Theo Luật cạnh tranh, Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh
thị trường:
1. Nếu có thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có
khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
2. Nếu có thị phần từ 40% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có
khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
3. Nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có
khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể
4. Nếu có thị phần từ 20% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có
khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
52 Hành vi nào sau đây bị cấm theo quy định trong Luật cạnh tranh:
1. Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm
loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
2.Đưa ra chương trình khuyến mại, ưu đãi lớn nhằm thu hút khách
hàng
3. Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với giá bán thấp nhất thị trường
nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
4. Mua nguyên vật liệu đầu vào với giá thấp nhất thị trường nhằm
loại bỏ đối thủ cạnh tranh

53 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:


1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Xâm phạm bí mật kinh doanh; Mở rộng thị
phần sang thị trường của doanh nghiệp khác; Quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh; Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: Phân
biệt đối xử của hiệp hội;
2. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Tiết lộ bí mật kinh doanh của mình; Gây rối
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; Quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh; Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh:
Phân biệt đối xử của hiệp hội;
3. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Xâm phạm bí mật kinh doanh; Gây rối hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp khác; Quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh; Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: Phân
biệt đối xử của hiệp hội;
4. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Xâm phạm bí mật kinh doanh; Gây rối hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp khác; Tiến hành hoạt động quảng cáo,
khuyến mại tại thị trường của doanh nghiệp khác: Phân biệt đối xử của
hiệp hội;

54 Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh không báo gồm:
1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ
cùng loại của doanh nghiệp khác;
2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách
hàng;
3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một
trong các nội dung sau: giá, số lượng, chất lượng...
4. Dùng tên tuổi của một cá nhân để làm đại diện cho thương hiệu của
mình

55 Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh không bao gồm:
1. Tổ chức khuyến mại với cơ cấu giải thưởng đa dạng trong đó có giải
thưởng về tiền mặt;
2. Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ
để lừa dối khách hàng;
3. Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ
chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
4. Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng
đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó
đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình;

56 Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất
định là
1. Phần khu vực của thị trường địa lý mà doanh nghiệp đang triển khai
hoạt động kinh doanh
2. Phần khu vực của thị trường địa lý mà doanh nghiệp đang triển khai
hoạt động kinh doanh độc quyền
3. Tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng
doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ
đó trên thị trường liên quan
4. Tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán hàng của doanh nghiệp với tổng
doanh thu từ tất cả các nguồn đầu tư của doanh nghiệp

57 Thị trường sản phẩm liên quan:


1. Là thị trường trong đó doanh nghiệp bán hàng hoá, sản phẩm cụ thể
được phép kinh doanh
2. Là thị trường của những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về
đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
3. Là thị trường trong đó doanh nghiệp sản xuất được bán với nhiều ưu
đãi về thuế hơn các doanh nghiệp khác
4. Là thị trường hàng hoá nói chung có liên quan đến nhau

58 Thị trường địa lý liên quan:


1. Là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hoá, dịch vụ có
thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác
biệt đáng kể với các khu vực lân cận.
2. Là các khu vực địa lý có sự tương đồng về tập tính, thói quen mua
hàng.
3. Là khu vực địa lý cụ thể trong đó diễn ra hoạt động mua bán hàng hoá,
dịch vụ tương đồng với thị trường mà doanh nghiệp đang tham gia
4. Là khu vực địa lý cụ thể trong đó tất cả khách hàng có cùng nhu cầu,
thói quen mua hàng

59 Các hình thức giao kết hợp đồng với người tiêu dụng đúng quy định
của pháp luật:
1. Giao kết bằng văn bản
2. Giao kết bằng lời nói hoặc hành vi
3. Giao kết bằng phương tiện điện tử
4. Cả 3 đáp án trên đều đúng

60 Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2012, Hợp đồng lao động được
giao kết theo các loại nào?
1, Hợp đồng lao động xác định thời hạn và Hợp đồng lao động không xác
định thời hạn
2. Hợp đồng lao động xác định thời hạn; Hợp đồng lao động không xác
định thời hạn; Hợp đồng lao động mùa vụ dưới 12 tháng
3. Hợp đồng lao động xác định thời hạn 12-36 tháng; Hợp đồng lao động
không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động mùa vụ 6 tháng
4. Hợp đồng lao động xác định thời hạn 12 - 36 tháng; Hợp đồng lao
động không xác định thời hạn

61 Hợp đồng lao động là


1. Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc
làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
trong quan hệ lao động.
2. Sự thỏa thuận 3 bên giữa người lao động, người sử dụng lao động và
Nhà nước Việt Nam về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền
và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
3. Văn bản có tính pháp lý giữa người lao động và người sử dụng lao
động về công việc, địa điểm làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
4. Hợp đồng xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn giữa người
lao động và người sử dụng lao động về công việc, địa điểm làm việc,
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

II. Phần tự luận


1. Bạn hãy dự thảo một biên bản cuộc họp giao ban tháng của Phòng
Kinh doanh
Đáp án
Nội dung biên bản họp bao gồm các nội dung sau:
- Nội dung bắt buộc:
o Tên văn bản (biên bản họp)
o Thời gian, địa điểm bắt đầu
o Thành phần tham dự
o Chủ trì, thư ký
o Nội dung theo diễn biến cuộc họp (bao cáo kết quả kinh
doanh tháng trước, phân tích nguyên nhân tốt và chưa tốt,
phân tích thị trường..., kế hoạch tháng tới, phương thức thực
hiện...)
o Thời gian kết thúc
o Chữ ký xác nhận của Chủ trì và thư ký
2. Bạn hãy dự thảo điều khoản hợp đồng mua bán hàng hoá về quyền và
nghĩa vụ của bên bán
Đáp án: Điều khoản cần có các nội dung chủ yếu sau:
Quyền của bên bán: Nhận tiền bán hàng theo thoả thuận ghi trong hợp
đồng mua bán hàng hoá. Nếu người bán chậm nhận được tiền gán hàng
do lỗi của người mua thì người bán có quyền phạt ngươì mua theo qui
định của pháp luật.
Nghĩa vụ của bên bán: Giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách
bao bì, giao hàng đúng thời hạn và giao chứng từ liên quan đến hàng hoá
theo thoả thuận trong hợp đồng

You might also like