You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ


----🙣🕮🙡----

BÀI TẬP NHÓM


Môn: ĐẤU THẦU QUỐC TẾ

Câu Hỏi Lý Thuyết 27, 28, 29

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thu Ngà


Sinh viên thực hiện : Trương Quang Nhật – 11202962
Hà Hoàng Nam – 11202663
Lê Quốc Tuấn - 11208298

Hà Nội, tháng 10 năm 2022


Câu 27. Bảo đảm dự thầu là gì? Tại sao nhà thầu cần nộp bảo đảm dự thầu?
Thông thường, bảo đảm dự thầu sẽ có thời hạn bao lâu và nhà thầu sẽ được nhận
lại bảo đảm dự thầu khi nào?

27.1. Bảo đảm dự thầu là gì?

a. Khái niệm

Theo Khoản 1 Điều 4 Chương 1 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định:

“Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt
cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng
nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu
của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ
sơ yêu cầu.”

b. Trường hợp áp dụng:

− Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013 trường hợp áp dụng gồm:

+ Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp
dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp.

+ Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

c. Giá trị bảo đảm dự thầu

− Theo Khoản 3 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013:

+ Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô
và tính chất của từng gói thầu cụ thể;

+ Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ
vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.

+ Bên cạnh đó, tại điều 64 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP còn quy định giá trị của
BĐDT (bảo đảm dự thầu) đối với những gói thầu có quy mô nhỏ (gói thầu cung cấp
dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói
thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng) thì BĐDT có giá trị từ
1% đến 1,5% giá gói thầu.

27.2. Tại sao nhà thầu cần nộp bảo đảm dự thầu?
− Theo Điểm d Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Bảo đảm dự thầu là một
trong các nội dung đánh giá tính hợp lệ hồ sơ dự thầu: “Có bảo đảm dự thầu với giá trị
và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định
bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện
hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập
theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo
yêu cầu của hồ sơ mời thầu.”

− Nhà thầu cần nộp bảo đảm dự thầu nhằm đảm bảo trách nhiệm dự thầu của mình,
yêu cầu các nhà thầu tham gia đấu thầu một cách nghiêm túc, không tự ý rút hồ sơ dự
thầu giúp chủ thầu sàng lọc được những nhà thầu tham gia đấu thầu nghiêm túc,
chuyên nghiệp và những nhà thầu tham gia đấu thầu nhưng lại không có mục tiêu
thắng thầu.

− Bảo đảm dự thầu giúp giảm thiểu những nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu,
những trường hợp nhà thầu trúng thầu nhưng không thực hiện ký hợp đồng.

27.3. Thông thường, bảo đảm dự thầu sẽ có thời hạn bao lâu và nhà thầu sẽ được
nhận lại bảo đảm dự thầu khi nào?

a. Thời hạn của bảo đảm dự thầu

Khoản 4 và Khoản 5 Điều 11 Luật đấu thầu số 43/2013/NĐ-CP

- Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu = Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự
thầu, hồ sơ đề xuất + 30 ngày.

Ví dụ: Nếu thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là 90 ngày thì thời
gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu là 120 ngày.

- Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời
điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng
thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu.

- Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu
lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ
đề xuất đã nộp.

- Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ
không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu
cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày bên mời thầu nhận được
văn bản từ chối gia hạn.

b. Nhà thầu sẽ được nhận lại bảo đảm dự thầu khi

− Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu,
nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ
yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
được phê duyệt. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được
hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực
hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật Đấu thầu năm 2013.

- Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây (Khoản 8 Điều
11 Luật Đấu thầu 2013):

+ Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và
trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

+ Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy
định tại khoản 4 Điều 17 của Luật Đấu thầu năm 2013;

+ Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo
quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật Đấu thầu năm 2013;

+ Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn
20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn
thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

+ Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã
hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

=> Như vậy, những trường hợp không được hoàn trả bảo đảm hợp đồng gồm:

- Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và
trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

- Vi phạm pháp luật về đấu thầu;

- Không thực hiện biện pháp bảo đảm hợp đồng.

- Không tiến hành hoặc từ chối tiền hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày
( đối với nhà thầu) hoặc 30 ngày (đối với nhà đầu tư) kể từ ngày nhận được thông báo
trúng thầu hoặc hoàn thiện nhưng từ chối ký, trừ trường hợp bất khả kháng.
28. Làm rõ hồ sơ dự thầu là gì? Làm rõ hồ sơ mời thầu là gì? Phân biệt việc làm
rõ hồ sơ dự thầu và làm rõ hồ mời thầu.

28.1. Làm rõ hồ sơ dự thầu là gì?

Theo điều 16 luật Đấu thầu 2014 nghị định số 63/2014/NĐ - CP về làm rõ hồ sơ dự
thầu như sau:

- Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên
mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách
hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài
liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề
xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo
đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không
thay đổi giá dự thầu.

- Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài
liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi
tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của
mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để
xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh
nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.

- Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ
dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của
nhà thầu tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và
được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu. Khi bên mời thầu nhận
thấy bên nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách, năng lực hay kinh nghiệm trước
hoặc sau khi đóng thầu có thể yêu cầu bên nhà thầu gửi tài liệu để xác minh, làm rõ hồ
sơ dự thầu.Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà
thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi
bản chất của nhà thầu tham dự thầu.

28.2. Làm rõ hồ sơ mời thầu là gì?

Theo khoản c Điều 14 Nghị định số: 63/2014/NĐ

- CP quy định: “Trường hợp cần làm rõ hồ sơ mời thầu thì nhà thầu phải gửi văn bản
đề nghị đến bên mời thầu tối thiểu 03 ngày làm việc (đối với đấu thầu trong nước), 05
ngày làm việc (đối với đấu thầu quốc tế) trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem
xét, xử lý. Việc làm rõ hồ sơ mời thầu được bên mời thầu thực hiện theo một hoặc các
hình thức sau đây:
− Gửi văn bản làm rõ cho các nhà thầu đã mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu

− Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội
dung trong hồ sơ mời thầu mà các nhà thầu chưa rõ. Nội dung trao đổi phải được bên
mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu gửi cho
các nhà thầu đã mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu

− Nội dung làm rõ hồ sơ mời thầu không được trái với nội dung của hồ sơ mời thầu đã
duyệt. Trường hợp sau khi làm rõ hồ sơ mời thầu dẫn đến phải sửa đổi hồ sơ mời thầu
thì việc sửa đổi hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản này”

28.3. Phân biệt việc làm rõ hồ sơ dự thầu và làm rõ hồ mời thầu.

Tiêu chí Làm rõ Hồ sơ dự thầu Làm rõ Hồ sơ mời thầu

Chủ thể Do bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm Do bên dự thầu gửi yêu cầu đề
rõ các nội dung chưa rõ hay còn thiếu nghị bên mời thầu làm rõ các
trong hồ sơ dự thầu nội dung trong hồ sơ yêu cầu

Thời gian Được thực hiện sau khi đã mở Được thực hiện trước khi nhà
thầu nộp hồ sơ dự thầu
thầu

Nội dung Được thực hiện giữa bên mời thầu và Nội dung làm rõ hồ sơ mời thầu
nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải không được trái với nội dung
làm rõ, phải đảm bảo nguyên tắc của hồ sơ mời thầu đã duyệt
không làm thay đổi nội dung cơ bản
của hồ sơ dự thầu đã nộp

29. Khi nào thì hủy đấu thầu? Trách nhiệm về tài chính mà bên mời thầu cần
thực hiện với các nhà thầu là như thế nào sau khi huỷ đấu thầu?

29.1. Khi nào thì hủy đấu thầu?

Căn cứ theo Luật đấu thầu 2013, điều 17:

“Điều 17. Các trường hợp hủy thầu:

1. Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu.

2. Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

3. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu
hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa
chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án.

4. Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai
lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.”

29.2. Trách nhiệm về tài chính mà bên mời thầu cần thực hiện với các nhà thầu là
như thế nào sau khi huỷ đấu thầu?

Điều 18 Luật đấu thầu 2013 quy định về trách nhiệm khi hủy thầu như sau:

“Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu theo quy
định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 17 của Luật này phải đền bù chi phí cho các bên liên
quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.”

Do vậy:

− Bên mời thầu chỉ có trách nhiệm đền bù chi phí cho các bên liên quan trong trường
hợp việc hủy thầu xảy ra do lỗi của chính bên mời thầu. Trường hợp phải hủy thầu
không do lỗi của bên mời thầu thì bên mời thầu có thể không phải chịu trách nhiệm tài
chính này.

− Các bên liên quan được đền bù chi phí là các tổ chức; cá nhân theo quy định

của pháp luật về đấu thầu bị thiệt hại trực tiếp từ việc hủy thầu.

− Bên mời thầu chỉ phải đền bù chi phí cho các bên liên quan trong 2 trường

hợp sau:

+ Hủy thầu do hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu không tuân thủ quy
định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến
nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự
án.

+ Hủy thầu do có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận,
lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn
đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

− Bên mời thầu không phải đền bù chi phí cho các bên liên quan trong 2 trường hợp
sau:
+ Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu. Đây là trường hợp lỗi dẫn đến hủy thầu không do bên mời thầu.
Vì vậy, bên mời thầu không phải chịu trách nhiệm tài chính trong trường hợp này.

+ Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Ngoài việc phải đền bù các chi phí phát sinh cho các bên liên quan, bên mời thầu cũng
phải chịu trách nhiệm hoàn trả bảo đảm dự thầu cho các nhà thầu. Ngoại trừ trường
hợp được quy định tại Điểm b, Khoản 8, Điều 11 Luật Đấu thầu 2013:

“Ngoài việc phải đền bù các chi phí phát sinh cho các bên liên quan, bên mời thầu
cũng phải chịu trách nhiệm hoàn trả bảo đảm dự thầu cho các nhà thầu. Ngoại trừ
trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư có hành vi đưa; nhận; môi giới hối lộ; thông thầu;
gian lận; lợi dụng chức vụ; quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu
thầu dẫn đến phải hủy thầu; thì nhà thầu, nhà đầu tư đó không được nhận lại bảo
đảm dự thầu.”

You might also like