You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM


MÔN ĐẤU THẦU QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: TÌNH HUỐNG 11,12,13


Lớp: Đấu thầu quốc tế (122)_01
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Ngà

Nhóm 5

Nguyễn Thị Phương Anh 11200292

Nguyễn Thu Tâm 11203484

Lê Thị Xinh 11208531

Hà Nội, tháng 10/2022

1
MỤC LỤC

Tình huống 11: Bạn sẽ làm gì khi gặp trường hợp hai hồ sơ dự thầu có đánh giá
tốt ngang nhau?...........................................................................................................3
Tình huống 12: Bạn sẽ làm gì khi gặp trường hợp Nhà thầu làm báo giá không
đúng theo mẫu yêu cầu................................................................................................3
Tình huống 13: Bạn sẽ làm gì khi gặp trường hợp: Trong hồ sơ dự thầu, nhà
thầu cung cấp những thông tin mà Bên mời thầu không yêu cầu?........................5

2
Tình huống 11: Bạn sẽ làm gì khi gặp trường hợp hai hồ sơ dự thầu có
đánh giá tốt ngang nhau?
Trường hợp hai hoặc một vài hồ sơ dự thầu qua vòng đánh giá lại có điểm
đánh giá tốt ngang nhau. Rất hiếm khi xảy ra tình trạng này vì các nhà thầu có nguồn
lực khác nhau, khả năng, kinh nghiệm khác nhau …. Nhưng khi trường hợp này xảy
ra đã có điều luật để xử lí, bên mời thầu áp dụng luật vẫn cần đảm bảo các yếu tố
công bằng minh bạch.
Cách xử lý:
Cách 1:
Trích khoản 8 điều 70 NĐ 85/2009/NĐ-CP. Trường hợp có hai hồ sơ dự thầu
có đánh giá tốt nhất ngang nhau (về số điểm hoặc giá đánh giá) thì sẽ xem xét trao
thầu cho nhà thầu có giá đề nghị trúng thầu thấp hơn đôi với gói thầu mua sắm hàng
hóa, xây lắp hoặc cho nhà thầu có điểm kĩ thuật cao hơn đối với gói thầu dịch vụ tư
vấn không yêu cầu kĩ thuật cao, trừ các trường hợp ưu đãi theo quy định tại khoản 2
Điều 4 Nghị định này.
Cách 2:
Trường hợp nếu điểm đánh giá của 2 nhà thầu này tốt nhất bằng nhau và giá đề
nghị trúng thầu cũng bằng nhau. Thay vì việc chào giá với 1 hình thức khác thì chúng
ta nên tư vấn cho chủ đầu tư cùng thương thảo với hai nhà thầu này (đảm bảo độc lập
minh bạch), chắc chắn sẽ có 1 nhà thầu đưa ra giá thấp rõ ràng hơn. Luật không cho
chào lại giá trong trường hợp này nhưng luật chỉ nói đàm phán hợp đồng với nhà thầu
có giá thấp nhất, không chỉ rõ là chỉ được đàm phán với duy nhất một nhà thầu
Tuy nhiên, khả năng thương thảo với từng nhà thầu là rất khó bởi:
 Thông tin của lần thương thảo với từng nhà thầu chắc chắn sẽ tới nhà thầu
kia.
 2 nhà thầu đều muốn thăng bằng mọi giá (chấp nhận lỗ).

Tình huống 12: Bạn sẽ làm gì khi gặp trường hợp Nhà thầu làm báo
giá không đúng theo mẫu yêu cầu
Nhà thầu sau khi nhận được bản yêu cầu báo giá sẽ phải chuẩn bị Hồ sơ báo
giá gửi bên mời thầu trong thời hạn quy định. Bên mời thầu sẽ kiểm tra tính hợp lệ
của Hồ sơ báo giá, bao gồm:

3
• Thời gian và chữ ký hợp lệ trong các tài liệu như Báo giá, đơn chào hàng, …
theo mẫu tại bản yêu cầu báo giá;
• Hiệu lực của báo giá theo quy định tại bản yêu cầu báo giá;
• Thời hạn cung cấp hàng hóa theo quy định tại bản yêu cầu báo giá.
Báo giá của nhà thầu sẽ bị loại bỏ và không được xem xét tiếp nếu nhà thầu
không đáp ứng một trong các nội dung nói trên.
Ngoài ra, trong các trường hợp nhà thầu không làm báo giá đúng theo yêu cầu:
 Trường hợp hồ sơ dự thầu (HSDT) không đề cập về thuế, phí, lệ phí, thì giá dự
thầu của nhà thầu được coi là đã bao gồm đầy đủ các loại thuế, phí, lệ phí; trong
trường hợp này, nếu nhà thầu trúng thầu, được trao hợp đồng, thì phải chịu mọi trách
nhiệm và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có) đối với Nhà nước.
 Trường hợp trong HSDT, nhà thầu tuyên bố giá dự thầu không bao gồm thuế,
phí, lệ phí (nếu có) thì HSDT của nhà thầu sẽ bị loại.
 Trong điều kiện HSDT đáp ứng căn bản HSMT, lỗi số học và các lỗi khác
được sửa lỗi, tiến hành theo nguyên tắc được quy định tại Thông tư 03/2015/TT-
BKHĐT như sau:
a. Lỗi số học bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
không chính xác khi tính toán giá dự thầu.
Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá dự thầu và thành tiền thì lấy đơn giá
dự thầu làm cơ sở cho việc sửa lỗi; nếu phát hiện đơn giá dự thầu có sự sai khác bất
thường do lỗi hệ thập phân (10 lần, 100 lần, 1.000 lần) thì thành tiền là cơ sở cho việc
sửa lỗi. Trường hợp tại cột “đơn giá dự thầu” và cột
“Thành tiền” nhà thầu không ghi giá trị hoặc ghi là “0” thì được coi là nhà thầu
đã phân bổ giá của công việc này vào các công việc khác thuộc gói thầu, nhà thầu
phải có trách nhiệm thực hiện hoàn thành các công việc này theo đúng yêu cầu nêu
trong HSMT và không được Chủ đầu tư thanh toán trong quá trình thực hiện hợp
đồng;
b. Các lỗi khác
- Tại cột thành tiền đã được điền đầy đủ giá trị nhưng không có đơn giá dự thầu
tương ứng thì đơn giá dự thầu được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho
số lượng; khi có đơn giá dự thầu nhưng cột thành tiền bỏ trống thì giá trị cột thành
tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá dự thầu; nếu một
nội dung nào đó có điền đơn giá dự thầu và giá trị tại cột thành tiền nhưng bỏ trống
4
số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia giá trị tại cột
thành tiền cho đơn giá dự thầu của nội dung đó.
- Lỗi nhầm đơn vị tính: sửa lại cho phù hợp với yêu cầu nêu trong HSMT;
- Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng dấu "," (dấu phẩy) thay cho dấu "." (dấu chấm) và
ngược lại thì được sửa lại cho phù hợp theo cách viết của Việt Nam. Khi Bên mời
thầu cho rằng dấu phẩy hoặc dấu chấm trong đơn giá dự thầu rõ ràng đã bị đặt sai chỗ
thì trong trường hợp này thành tiền của hạng mục sẽ có ý nghĩa quyết định và đơn giá
dự thầu sẽ được sửa lại;
- Nếu có sai sót khi cộng các khoản tiền để ra tổng số tiền thì sẽ sửa lại tổng số
tiền theo các khoản tiền;
- Nếu có sự khác biệt giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý
cho việc sửa lỗi. Nếu chữ viết sai thì lấy con số sau khi sửa lỗi theo quy định tại Mục
này làm cơ sở pháp lý.

Tình huống 13: Bạn sẽ làm gì khi gặp trường hợp: Trong hồ sơ dự
thầu, nhà thầu cung cấp những thông tin mà Bên mời thầu không yêu
cầu?
1. Lý do nhà thầu cung cấp những thông tin nhà thầu không yêu cầu
Một số trường hợp trong hồ sơ dự thầu, Nhà thầu cung cấp thông tin mà bên
mời thầu không yêu cầu. Điều này có thể xuất phát từ việc nhà thầu cố ý muốn đề
xuất thêm với bên mời thầu về những khả năng khác của mình mà những khả năng đó
có thể có ích trong quá trình thực hiện dự án. Hoặc các nhà thầu thường thêm vào
những thông tin thể hiện năng lực, kinh nghiệm vượt trội hơn so với yêu cầu của bên
mời thầu để gây ấn tượng.
Ví dụ: Dự án về xây lắp công trình, trong đó nhà thầu ngoài cung cấp thông tin
về khả năng xây dựng còn bổ sung thêm những thông tin về khả năng cung cấp nội
thất thể hiện năng lực, kinh nghiệm vượt trội của mình.
2. Cách xử lý
Trong thực tế, luật pháp không quy định về việc các nhà thầu cung cấp những
thông tin mà bên mời thầu không yêu cầu nên ta có các cách xử lý linh động: đối với
các thông tin này bên mời thầu cần có sự phân loại.

5
 Nếu bộ hồ sơ cho phép nhà thầu đưa vào các thông tin liên quan khác ngoài
những thông tin đã được yêu cầu trong bộ hồ sơ dự thầu thì khi đánh giá bên
mời thầu phải xem xét và chấm điểm các thông tin này.
 Nếu hồ sơ không đề cập đến vấn đề này (nhà thầu cung cấp những thông tin
mà bên mời thầu không yêu cầu) thì bên mời thầu có thể:
 Loại ngay hồ sơ của nhà thầu đó.
 Thông báo cho nhà thầu đó biết và gia hạn thời gian chuẩn bị lại Hồ sơ dự
thầu.
 Trường hợp bên mời thầu, tổ chuyên gia có nghi ngờ về tính trung thực của
các tài liệu đính kèm cung cấp thêm thông tin không có trong yêu cầu của
Hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu làm rõ quy định. Để
xác thực tính chính xác của các tài liệu trong hồ sơ dự thầu, bên mời thầu có
thể yêu cầu nhà thầu cung cấp bản chính các tài liệu trùng số công chứng để
đối chiếu, làm rõ. Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy
định: “Nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên
mời thầu”; theo hướng dẫn tại Mục 17 chương Chương I Mẫu hồ sơ mời
thầu ban hành theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư “Nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng tài liệu gốc để phục vụ việc xác
minh khi có yêu cầu của bên mời thầu".
Do đó, Bên mời thầu cần phải tiến hành xem xét kỹ lưỡng và chấm điểm hồ sơ
về các thông tin này dựa trên các nhu cầu, tiêu chí và thang điểm đã định sẵn nhằm
đảm bảo tính cạnh tranh và công bằng cho các nhà thầu nộp hồ sơ. (Nếu HSDT hợp
lệ: Các thông tin liên quan khác ngoài những thông tin đã được yêu cầu nhưng vẫn
bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp,
không thay đổi giá dự thầu khi giá). Đây được xem như một cái bẫy do nhà thầu đặt
ra khi chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Vì vậy, những người có trách nhiệm đánh giá hồ sơ dự
thầu của bên mời thầu không được để bị ảnh hưởng bởi những thông tin thừa được
cung cấp, không quy nó vào những thông tin cần được xem xét và đánh giá. Bên mời
thầu cần chấm điểm hồ sơ dựa trên các nhu cầu, tiêu chí và thang điểm đã định sẵn
nhằm đảm bảo tính cạnh tranh và công bằng cho các nhà thầu nộp hồ sơ theo đúng
yêu cầu khác.

6
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Nhiệm vụ Điểm


đánh giá

1 Nguyễn Thị Phương Anh Tìm hiểu tình huống câu 11, 5
thuyết trình, Powerpoint

2 Nguyễn Thu Tâm Tìm hiểu tình huống câu 12, 5


thuyết trình, Powerpoint

3 Lê Thị Xinh Tìm hiểu tình huống câu 13, 5


thuyết trình, Powerpoint

Ý nghĩa điểm đánh giá:


1. Không tham gia đóng góp
2. Tham gia không tích cực
3. Tạm chấp nhận được
4. Tham gia tốt theo đúng cam kết của nhóm
5. Tham gia rất tích cực

You might also like