You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

----------------

ĐẤU THẦU QUỐC TẾ

Bài tập nhóm: Câu hỏi tình huống 11,12,13


Lớp: Đấu thầu quốc tế_2

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thu Ngà

Nhóm 5: Đỗ Quang Anh

Phạm Công Vũ

Nguyễn Hải Tùng

Hà Nội, tháng 4 năm 2020

1
Tình huống 11: Hai hồ sơ dự thầu có đánh giá tốt ngang nhau.
Tình huống 12: Nhà thầu là báo giá không đúng theo mẫu yêu cầu.
Tình huống 13: Trong hồ sơ dự thầu, nhà thầu cung cấp những thông tin mà bên mời thầu
không yêu cầu.

Bài làm

Tình huống 11: Hai hồ sơ dự thầu có đánh giá tốt ngang nhau
Trường hợp hai hoặc một vài hồ sơ dự thầu qua vòng đánh giá lại có điểm đánh
giá tốt ngang nhau. Rất hiếm khi xảy ra tình trạng này vì các nhà thầu có nguồn lực khác
nhau, khả năng, kinh nghiệm khác nhau …. Nhưng khi trường hợp này xảy ra đã có điều
luật để xử lí, bên mời thầu áp dụng luật vẫn cần đảm bảo các yếu tố công bằng minh
bạch.
Cách xử lí
Trích khoản 8 điều 70 NĐ 85/2009/NĐ-CP. Trường hợp có hai hồ sơ dự thầu có
đánh giá tốt nhất ngang nhau (về số điểm hoặc giá đánh giá) thì sẽ xem xét trao thầu cho
nhà thầu có giá đề nghị trúng thầu thấp hơn đôi với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp
hoặc cho nhà thầu có điểm kĩ thuật cao hơn đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu kĩ
thuật cao, trừ các trường hợp ưu đãi theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Trường hợp nếu điểm đánh giá của 2 nhà thầu này tốt nhất bằng nhau và giá đề
nghị trúng thầu cũng bằng nhau. Thì thay vì việc chào giá với 1 hình thức khác thì mình
nên tư vấn cho chủ đầu tư cùng thương thảo với hai nhà thầu này (đảm bảo độc lập minh
bạch), chắc chắn sẽ có 1 nhà thầu đưa ra giá thấp rõ ràng hơn. Luật không cho chào lại
giá trong trường hợp này nhưng luật chỉ nói đàm phán hợp đồng với nhà thầu có giá thấp
nhất, không chỉ rõ là chỉ được đàm phán với duy nhất một nhà thầu
Tuy nhiên, khả năng thương thảo với từng nhà thầu là rất khó bởi:
 Thông tin của lần thương thảo với từng nhà thầu chắc chắn sẽ tới nhà thầu kia.
 2 nhà thầu đều muốn thăng bằng mọi giá (chấp nhận lỗ)

2
Tình huống 12: Nhà thầu là báo giá không đúng theo mẫu yêu cầu
Nhà thầu sau khi nhận được bản kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu sẽ phải làm
một báo giá gửi bên mời thầu. Trong trường hợp vì lý do nào đó mà nhà thầu làm báo giá
không đúng yêu cầu trong Mẫu hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu như báo giá sai, báo giá
thiếu thì tùy theo từng trường hợp bên mời thầu sẽ xem xét và xử lí.

Cách xử lý:
a. Trong trường hợp nhà thầu không làm báo giá đúng theo yêu cầu, ta giải quyết
như sau:
- Bên mời thầu sẽ cần phải xem xét thêm các yêu tố khác trong bản hồ sơ.
- Nếu bên nhà thầu vẫn báo giá sai lệch về giá (không đúng 100% như đã yêu cầu)
nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ về các tiêu chí như kĩ thuật, chức năng, … thì bên mời
thầu vẫn có thể linh động chấp nhận
- Ví dụ:
Trường hợp hồ sơ dự thầu không có báo giá thuế, phí, lệ phí, thì giá dự thầu của
nhà thầu được coi là đã bao gồm đầy đủ các loại thuế, phí, lệ phí. Trong trường hợp này,
nếu nhà thầu trúng thầu, được trao hợp đồng, thì phải chịu mọi trách nhiệm và thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có) đối với Nhà nước.

Tuy nhiên thì nếu trong trường hợp nhà thầu tuyên bố giá trong hồ sơ dự
thầu không bao gồm thuế, phí, lệ phí (nếu có) thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu này
sẽ bị loại.
b. Trong trường hợp hồ sơ dự thầu thiếu đi 1 trong những chức năng cần thiết hay
không phù hợp với đồng bộ các mẫu chung:
- Trong trường hợp này, bên mời thầu có quyền được yêu cầu nhà thầu phải
đáp ứng và làm lại theo đúng mẫu yêu cầu như đã đề ra như trong hợp đồng.

3
- Ngoài ra, bên mời thầu cũng có thể chấm dứt hợp đồng với bên thầu để kí
hợp đồng với nhà thầu khác trong trường hợp bên thầu này không thực hiện đúng
như trong hợp đồng đã thỏa thuận
Tình huống 13: Trong hồ sơ dự thầu, nhà thầu cung cấp những thông tin mà
bên mời thầu không yêu cầu.
Lý do nhà thầu cung cấp những thông tin nhà thầu không yêu cầu:
Một số trường hợp trong hồ sơ dự thầu, Nhà thầu cung cấp thông tin mà bên mời
thầu không yêu cầu có thể do nhà thầu cố ý muốn đề xuất thêm với bên mời thầu về
những khả năng khác của mình mà những khả năng đó có thể có ích trong quá trình thực
hiện dự án
Ví dụ dự án về xây lắp công trình, trong đó nhà thầu ngoài cung cấp thông tin về
khả năng xây dựng còn bổ sung thêm những thông tin về khả năng cung cấp nội thất thể
hiện năng lực, kinh nghiệm vượt trội của mình. Hoặc đơn giản, các nhà thầu thường thêm
vào những thông tin thể hiện năng lực, kinh nghiệm vượt trội hơn so với yêu cầu của bên
mời thầu để gây ấn tượng.

Cách xử lý:
Luật pháp không quy định về việc nhà thầu cung cấp các thông tin mà bên mời
thầu không yêu cầu, vì vậy đối với các thông tin này bên mời thầu cần có sự phân loại:
• Trước hết, Nếu bên mời thầu cho phép nhà thầu đưa vào các thông tin liên
quan khác ngoài những thông tin đã được yêu cầu trong bộ hồ sơ dự thầu thì khi đánh giá
bên mời thầu phải xem xét và chấm điểm cho các thông tin này.
• Nếu bên mời thầu không đề cập tới vấn đề này (nhà thầu cung cấp những
thông tin mà bên mời thầu không yêu cầu) thì bên mời thầu có thể:
• Loại ngay hồ sơ của nhà thầu đó.
• Báo cho nhà thầu đó biết và gia hạn thời gian chuẩn bị lại hồ sơ
• Bên mời thầu cần phải tiến hành xem xét kĩ lưỡng và chấm điểm hồ sơ về
các thông tin này dựa trên các nhu cầu, tiêu chí và thang điểm đã định sẵn nhằm đảm bảo

4
tính cạnh tranh và công bằng cho các nhà thầu nộp hồ sơ. (Nếu HSDT hợp lệ: Các thông
tin liên quan khác ngoài những thông tin đã được yêu cầu nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc
không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu
khi giá). Đây được xem như một cái bẫy do nhà thầu đặt ra khi chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Vì
vậy, những người có trách nhiệm đánh giá hồ sơ dự thầu của bên mời thầu không được
để bị ảnh hưởng bởi những thông tin thừa được cung cấp, không quy nó vào những thông
tin cần được xem xét và đánh giá. Bên mời thầu cần chấm điểm hồ sơ dựa trên các nhu
cầu, tiêu chí và thang điểm đã định sẵn nhằm đảm bảo tính cạnh tranh và công bằng cho
các nhà thầu nộp hồ sơ theo đúng yêu cầu khác.

You might also like