You are on page 1of 6

Tôi được biết, trường hợp chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu theo

Nghị định số 85/2009/NĐ-


CP thì giá gói thầu không quá 500 triệu đồng thực hiện theo dự thảo hợp đồng, hơn 500 triệu
đồng thực hiện hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu, tuy nhiên, Luật Đấu thầu và Nghị định 63/2014/NĐ-
CP không quy định rõ vấn đề này. Vậy tôi muốn hỏi, chỉ định thầu rút gọn áp dụng theo quy định
mới như thế nào?

Trả lời :

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Ngày 27/6/2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 4054/BKHĐT-QLĐT về việc thực


hiện Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó,
đối với các gói thầu có hồ sơ yêu cầu phát hành trước ngày 15/8/2014 vẫn được áp dụng hình
thức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP. Kể từ ngày
15/8/2014, việc áp dụng hình thức chỉ định thầu phải tuân thủ theo quy định tại Điều 22 Luật
Đấu thầu số 43/2013/QH13 và các Điều 54, 55, 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Theo Điều 54
của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ
định thầu theo quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm: Không quá
500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không
quá 1 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản
phẩm công; không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.
Đặc biệt, Điều 56 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định cụ thể về quy trình chỉ định thầu
rút gọn áp dụng: Đối với gói thầu quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu, trừ
gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo
quy định tại Điều 54 của Nghị định này. Theo đó, các hạn mức nêu trên được áp dụng đối với tất
cả các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Ngoài ra, theo quy định tại điểm đ,
khoản 1, Điều 22 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 thì gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để
chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình được phép áp dụng chỉ định thầu nhưng phải
đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 2, Điều 22 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.

Quy trình chỉ định thầu

Nội dung Văn bản pháp luật liên quan

Chỉ định thầu


Điều 40 Nghị định 63-2014-NĐ-CP : Gói thầu có giá trong
hạn mức được chỉ định thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 2
của Luật sửa đổi bao gồm: Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói
II -
thầu không quá 3 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa có giá
gói thầu không quá 2 tỷ đồng, gói thầu xây lắp, gói thầu lựa
chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu
thiết kế) có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng

II.1 Gói thầu có giá trị > 500 triệu Điều 41 Nghị định 63-2014-NĐ-CP
- TT 04/2010/TT-BKH quy định mẫu hồ
sơ chỉ định thầu xây lắp.
Lập và phê duyệt hồ sơ yêu cầu; - TT 09/2011/TT-BKH quy định mẫu hồ
B1 sơ chỉ định thầu tư vấn
(Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định 01 nhà thầu - TT 21/2010/TT-BKH Mẫu báo cáo
có đủ năng lực kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu hồ sơ yêu cầu) thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:

B2 Phát hành hồ sơ yêu cầu; Chuẩn bị hồ sơ đề xuất;

B3 Đánh giá xem xét đàm phán hồ sơ đề xuất;

B4 Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu;

B5 Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

II.2 Gói thầu có giá trị < 500 triệu Điều 41 Nghị định 63-2014-NĐ-CP

Bên mời thầu ăn cứ mục tiêu, phạm vi công việc và giá gói
thầu được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu chuẩn bị và gửi
B1
dự thảo hợp đồng cho một nhà thầu được chủ đầu tư xác định
có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu

Trên cơ sở dự thảo hợp đồng các bên thương thảo, hoàn


B2
thiện HĐ làm cơ sở ký kết hợp đồng

Sau khi thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, bên mời thầu
B3 trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết
hợp đồng với nhà thầu

Quy trình chỉ định thầu thông thường và rút gọn

Theo nghị định 63/2014/nđcp thì quy trình chỉ định thầu thông thường và quy trình chỉ định thầu rút
gọn được áp dụng khi nào?
Điều 55. Quy trình chỉ định thầu thông thường

1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:


a) Lập hồ sơ yêu cầu:
Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Nội dung
hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ
đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác
định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh
giá về kỹ thuật;
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:
- Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê
duyệt;
- Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm
định hồ sơ yêu cầu;
- Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a,
b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
a) Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;
b) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.
3. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:
a) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu
cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ
sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu
theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện
pháp tổ chức thực hiện gói thầu;
b) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất
hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề
nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.
4. Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20
của Nghị định này.
5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản
thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

Điều 56. Quy trình chỉ định thầu rút gọn

1. Đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu, trừ gói thầu cần
thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước:
Chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có
năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên
phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong
đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng
công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Trên cơ sở kết quả
thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt
kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu. Việc công khai kết quả chỉ
định thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8
của Nghị định này.
2. Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này:
a) Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự
thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu
cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc
cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội
dung cần thiết khác;
b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành
thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp
đồng;
c) Ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên
bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.
Quy trình chỉ định thầu rút gọn.
Hiện nay hầu hết các gói thầu chỉ định thầu trong hạn mức CĐT đều dùng hình thức rút gọn cho nhanh.
Quy trình đã nêu tại điều 56 NĐ 63, tuy nhiên phần đầu của quy trình không nêu rõ nên có thể nhiều
người thực hiện khác nhau. Tôi đưa ra các bước và các bác góp ý hoàn thiện để cùng áp dụng cho tiện,
bước nào ghi (đ 56, NĐ63) là có trong NĐ, các bước khác theo quy trình nội bộ.
1. Thông báo nhà thầu gửi Hồ sơ năng lực : chỉ cần 1 nhà thầu đã xác định trước đó, thông báo qua điện
thoại cũng được.
2. Ban QLDA đánh giá hồ sơ năng lực, trình bản dự thảo hợp đồng và đề xuất mời nhà thầu thương thảo
HĐ, trong bản đề xuất có đánh giá sơ bộ năng lực nhà thầu đáp ứng công việc của gói thầu tương tự
( hình thức là tờ trình)
3. CĐT phát hành thư mời thương thảo + Dự thảo hợp đồng đến nhà thầu ( đ 56, NĐ63)
4. Thương thảo và ký biên bản thương thảo HĐ ( đ 56, NĐ63)
5. Ban QLDA làm tờ trình phê duyệt chỉ định thầu nhà thầu đã thương thảo thành công.
6. CĐT ra QĐ chỉ định thầu ( đ 56, NĐ63)
7. Ký hợp đồng với nhà thầu ( đ 56, NĐ63)
8. Đăng báo kết quả chỉ định thầu ( đ 56, NĐ63)

Công việc tư vấn đầu tiên trước khi thực hiện dự án thì quy
trình chỉ định thầu rút gọn ntn?
Theo Nghị định 85/2009/NĐ-CP có quy định đó Bác. Cụ thể là để áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn
thì giá gói thầu phải dưới 500 triệu đồng.
Sau khi có đầy đủ các thủ tục như:
- Quyết định đầu tư
- Kế hoạch đấu thầu được duyệt
- Dự toán được duyệt cho gói thầu
sau khi xác định một nhà thầu có đủ năng lực kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gỏi thầu thì :
- Lập tờ trình phê duyệt nhà thầu trúng chỉ định thầu
- Lập tờ trình phê duyệt dự thảo hợp đồng
Sau đó gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu đã được chủ đầu tư phê duyệt và tiến hành thương thảo hờn
thiện hợp đồng để làm cở sở ký kết hợp đồng
Sau khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng, tiến hành
- Lập tờ trình phê duyệt kết quả chỉ định thầu
cuối cùng tiến hành ký kết hợp đồng.

B1:như của bạn luôn


B2:
+ Tờ trình và quyết định thành lập tổ chuyên gia
+ Lập báo cáo kết quả xét duyệt Hồ sơ năng lực của các nhà thầu tham gia và Tổ chuyên gia chọn lấy 1
nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm
+ Gửi thư mời thầu đến nhà thầu đã chọn
+ Tờ trình + quyết định phê duyệt nhà thầu được chỉ định
+ gọi nhà thầu vào thương thảo hợp đồng (làm biên bản)
+ Tờ trình + quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu
+ Hoàn thiện hợp đồng
+ thực hiện hợp đồng

Em thấy Chỉ thầu RÚT GỌN mà nhiều bước, nhiều tờ trình, nhiều quyết định quá !

Em là em làm thế này:


Có KHĐT được duyệt, có DT được duyệt rồi: CĐT soạn Dự thảo hợp đồng và phát giấy mời đến nhà thầu.
Căn cứ Dự thảo HĐ, Dự toán hai bên thương thảo. được ==> Quyết định chỉ thầu => ký HĐ. OK! Không
biết như vậy có sai không nhưng chưa thấy bác Thanh tra nào hỏi.

Chỉ định thầu rút gọn


Quy trình chỉ định thầu rút gọn (Điều 56, NĐ 63)

1. Đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu, trừ gói thầu cần thực hiện để
bảo đảm bí mật nhà nước:

2. Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này:

Như vậy với gói thầu tư vấn giá đất < 500 triệu là nằm trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại
Điều 54 của Nghị 63 (phù hợp điểm e , Điều 22 Luật đấu thầu) và thuộc mục 2 Điều 56 Nghị định 63 nên
có quy trình chỉ định thầu rút gọn.

Quy trình chỉ định thầu rút gọn:

a) Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo
hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của
gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện,
thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;

b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương
thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;

c) Ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên
bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.

* Các bước tiến hành:

Nếu không có quy định nào khác của Chính phủ thì quy trình thực hiện gói thầu tư vấn quy mô
nhỏ được rút gọn như sau:

- Lập và phê duyệt dự toán


- Tở trình nhận thầu.

- Dự thảo hợp đồng (Giá trị căn cứ định mức TT 20 và dự toán phê duyệt cấp thẩm quyền).

- Biên bản thương thảo hợp đồng.

- Phê duyệt đơn vị tư vấn.

- Ký hợp đồng.

You might also like