You are on page 1of 12

I.

Những điểm mới của Thông tư 10/2020/BTC ngày 20/02/2020 so với Thông tư
09/2016/BTC và TT64/2018/BTC:
1. Bỏ quy định về xét riêng gói thầu công trình độc lập; Nêu rõ cách thức quyết toán dự án/hạng
mục BT, HT, TĐC;
2. Điều chỉnh các biểu mẫu (chủ yếu là số biểu mẫu);
3. CĐT gửi thêm 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán (quy định
cũ chỉ gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán);
4. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán: Bổ sung thẩm quyền cho người đứng đầu Tập đoàn KT, TCT
Nhà nước. Người và dự án được ủy quyền được mở rộng đầy đủ hơn;
5. Việc kiểm toán do người có thẩm quyền quyết định, không phải “xuất phát” từ cơ quan chủ trì
thẩm tra, phê duyệt quyết toán;
6. Chủ đầu tư tổ chức lựa chọn Nhà thầu Kiểm toán khi việc lựa chọn Nhà thầu Kiểm toán độc lập
đã được Người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án xem xét, quyết định. Tinh giảm
các thủ tục hành chính (đề xuất chủ trương, đề xuất yêu cầu…);
7. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 150 tỷ đồng (với chi phí dự phòng thông thường 10%) tương
ứng với mức phí kiểm toán khoảng 500 triệu đồng. Đây là mốc ranh giới giữa chỉ định thầu – đấu
thầu;
8. Thay đổi cơ sở tính toán và điều chỉnh giảm số học định mức nên chi phí kiểm toán độc lập và
chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán đối với dự án: Giảm khoảng 40%; Dự án, dự án thành phần,
tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư độc lập giảm khoảng 60%;
9. Phân chia rõ thời gian thẩm tra quyết toán (áp dụng với cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán) và
thời gian phê duyệt quyết toán (áp dụng với người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán);
10. Tổng thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán được tăng thêm đáng kể so với Thông tư
09/2016/TT-BTC và 64/2018/TT-BTC đặc biệt là dự án nhóm C.

Một trong những ảnh hướng lớn nhất của Thông tư 10/2020/TT-BTC đến hoạt động Kiểm toán
xây dựng trong thời gian tới đó là định mức chi phí kiểm toán điều chỉnh giảm đi khá nhiều, là
một thách thức lớn trong cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập hoạt động chủ
đạo về Kiểm toán xây dựng.
Ngoài 10 điểm mới nổi bậc trên, còn một số nội dung khác được thể hiện rõ trong Thông tư
10/2020/TT-BTC.
II. Một số tình huống khi thẩm tra QT dự án hoàn thành:
1.1 Tình huống 1:

Hợp đồng thi công XD thuộc dự án sử dụng vốn Nhà nước, hình thức chỉ định thầu, HĐ trọn gói,
đã nghiệm thu hoàn thành (thi công đúng theo HĐ) và bàn giao đưa vào sử dụng. Khi thẩm tra hồ
sơ QT, Kiểm toán viên chiết tính lại các đơn giá HĐ và giảm trừ giá trị QT với lý do là CT được
thực hiện theo hình thức “chỉ định thầu”.
1.2 Vấn đề cần trao đổi, làm rõ:
a) Việc chiết tính lại đơn giá của HĐ trọn gói (do thực hiện theo hình thức chỉ định thầu) có đúng
quy định?
b) Việc KTV giảm trừ giá trị QT hợp đồng nêu trên có phù hợp?
1.3 Trả lời:
Việc xem xét chi tiết các nội dung QT dự án thuộc trách nhiệm của CQ thẩm tra, phê duyệt QT
trên cơ sở hồ sơ thực tế của dự án do Chủ đầu tư cung cấp và quy định của PL tại thời điểm
thực hiện. Trên cơ sở thông tin nhận được như trên, Bộ Tài chính trả lời về nguyên tắc thực
hiện QT dự án hoàn thành và trách nhiệm của CQ thẩm tra, phê duyệt QT thực hiện theo quy
định của PL hiện hành như sau:
1. Tại điểm a khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu quy định về hợp đồng trọn gói:
“a) Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn
bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực
hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng.
Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp
đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng;”
2. Theo NĐ số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng XD:
- Tại điểm a, khoản 3, Điều 6 quy định: “Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao
nhất mà Bên giao thầu, Bên nhận thầu và các Bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện.”
- Tại điểm a khoản 3 Điều 15 quy định: “Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay
đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi
HĐ đã ký kết, trừ trường hợp bất khả kháng và thay đổi phạm vi công việc phải thực hiện.”
- Tại điểm a khoản 5 Điều 15 quy định: “… Khi áp dụng giá hợp đồng trọn gói thì giá gói thầu,
giá hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như rủi ro
về khối lượng, trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi Bên phải tự chịu trách
nhiệm đối với các rủi ro của mình”.

3. Theo Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán
dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước và Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018
sđbs một số điều của Thông tư 09 (hiện nay là Thông tư số 10/2020/TT-BTC):
- Tại điểm a khoản 1 Điều 15 - TT09/2016/BTC quy định về nguyên tắc thẩm tra như sau:
“Thẩm tra tính tuân thủ các quy định về hợp đồng XD có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hợp
đồng và Quyết định phê duyệt Kết quả lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền; việc thẩm
tra quyết toán căn cứ vào hình thức giá HĐ ghi trong từng hợp đồng XD (không phân biệt
hình thức lựa chọn nhà thầu). Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm tra QT kiểm tra hồ sơ hoàn
công để xác định khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu đúng quy định.”
- Tại điểm b khoản 3 Điều 15 - TT09/2016/BTC quy định việc thẩm tra QT đối với gói thầu xây
lắp theo hình thức giá hợp đồng trọn gói như sau:
“b) Thẩm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “Hợp đồng trọn gói”:
Đối chiếu đơn giá trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với đơn giá ghi trong bảng
tính giá trị hợp đồng; khi nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng
khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá ghi trong hợp đồng, bảng tính giá hợp đồng; thì
giá trị QT đúng bằng giá trọn gói của HĐ đã ký. Không chiết tính lại khối lượng cũng như
đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Quyết định trúng thầu.”
- Tại điểm b khoản 4 Điều 15 Thông tư số 09 quy định như sau:
“b) Thẩm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “hợp đồng trọn gói”:
Đối chiếu danh mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình, giá của thiết bị
trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với các yêu cầu, danh mục, chủng loại, cấu
hình, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, giá của thiết bị ghi trong hợp đồng, bảng tính giá hợp
đồng và các Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành của HĐ. Khi nhà thầu thực hiện đầy
đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng thực hiện và quy định của HĐ thì giá trị
QT đúng bằng giá trọn gói của HĐ đã ký. Không chiết tính lại đơn giá chi tiết đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt theo Quyết định trúng thầu”.
- Tại điểm b khoản 7 Đ.1 - TT64/2018/BTC bổ sung điểm d khoản 6 Đ.15 - TT09 như sau:
“Đối với các khoản chi phí Tư vấn, chi phí phi khác áp dụng hình thức HĐ trọn gói, HĐ theo
đơn giá cố định, HĐ theo đơn giá điều chỉnh, giá HĐ kết hợp: Thẩm tra áp dụng theo quy
định thẩm tra chi phí XD đối với gói thầu theo hình thức HĐ tương ứng tại khoản 3 Điều 15
Thông tư này.”
- Tại khoản 12 Đ.1 - TT64/2018/BTC sđbs điểm b khoản 5 Đ.26 - TT09 quy định trách nhiệm
của cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán:
“Tổ chức thẩm tra Báo cáo QT dự án hoàn thành đầy đủ nội dung, yêu cầu theo quy định;
hướng dẫn Chủ đầu tư giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình QT dự án hoàn
thành; chịu trách nhiệm trước PL về kết quả trực tiếp thẩm tra trên cơ sở hồ sơ QT do Chủ
đầu tư cung cấp và yêu cầu cung cấp bổ sung.”
Đề nghị, các Bên có liên quan căn cứ các quy định nêu trên để thực hiện./.

2.1 Tình huống 2:

Hợp đồng thi công XD thuộc dự án sử dụng vốn Nhà nước, hình thức HĐ theo đơn giá điều chỉnh;
trong HĐ không có thỏa thuận khi điều chỉnh giá vật liệu, nhân công, máy thi công thì không được
tính chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước. Khi tính giá HĐ điều chỉnh và thanh/quyết
toán HĐ có được tính các hệ số chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước không?
2.2 Vấn đề cần trao đổi, làm rõ:
a) Nguyên tắc điều chỉnh giá hợp đồng (theo đơn giá điều chỉnh) theo quy định PL?
b) Hồ sơ QT hợp đồng nêu trên có tính các chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước, KTV
có chấp nhận (không giảm trừ QT)?
2.3 Trả lời:
1. Tại khoản 1, 2, 4, 6 Điều 1 Thông tư 07/2016/BXD quy định về điều chỉnh giá hợp đồng XD:
+ Nguyên tắc điều chỉnh giá hợp đồng XD:
“1. Việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng, bao gồm cả
thời gian được gia hạn theo thỏa thuận của hợp đồng;”
2. Giá hợp đồng sau điều chỉnh (bao gồm cả KL công việc phát sinh hợp lý ngoài phạm vi
HĐ đã ký) không vượt giá gói thầu được phê duyệt (bao gồm cả chi phí dự phòng của gói
thầu đó) thì Chủ đầu tư được quyền quyết định điều chỉnh; Trường hợp vượt giá gói thầu
được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận trước khi
điều chỉnh;
4. Không điều chỉnh giá HĐ đối với phần giá trị HĐ tương ứng với mức tạm ứng HĐ vượt
mức tạm ứng tối thiểu (quy định tại Khoản 5 Điều 18 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP) kể từ
thời điểm tạm ứng; đối với KL công việc phát sinh tăng do lỗi chủ quan của nhà thầu gây
ra;
6. Việc điều chỉnh giá HĐ phải được các Bên thỏa thuận và quy định cụ thể trong HĐ về các
trường hợp được điều chỉnh giá, thủ tục, trình tự, thời gian, phạm vi, điều kiện điều chỉnh,
phương pháp và căn cứ điều chỉnh giá HĐ. Phương pháp điều chỉnh giá HĐ phải phù hợp
với loại giá HĐ, tính chất công việc của HĐ.”
2. Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 07/2016/BXD quy định về điều chỉnh hợp đồng XD:
+ Điều chỉnh giá đối với hợp đồng theo Đơn giá điều chỉnh:
“2. Trường hợp trong HĐ các Bên có thỏa thuận điều chỉnh đơn giá (toàn bộ hoặc một số đơn
giá) cho những công việc được điều chỉnh giá do trượt giá sau một khoảng thời gian nhất
định kể từ ngày HĐ có hiệu lực. Đơn giá điều chỉnh được xác định theo phương pháp
hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.”

3. Theo Phụ lục kèm Thông tư 07/2016/BXD hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng XD:
a) Phương pháp hệ số điều chỉnh giá:
Công thức: GTT = GHĐ x Pn với:
+ Pn là hệ số điều chỉnh giá, được xác định tương ứng và phù hợp với giai đoạn thanh toán.
Trường hợp tổng quát, điều chỉnh cho tất cả các yếu tố chi phí (cả vật liệu, nhân công, máy
thi công), hệ số “Pn” được xác định như sau:

Trong đó:
- a: Là hệ số cố định, được xác định ở bảng số liệu điều chỉnh tương ứng trong hợp đồng, thể
hiện phần không điều chỉnh giá;

- b, c, d...: Là các hệ số biểu thị tỷ trọng chi phí phần được điều chỉnh của các yếu tố chi phí
liên quan (nhân công, máy thi công, vật liệu,...) được nêu trong bảng số liệu điều chỉnh
tương ứng.
Các hệ số a, b, c, d, … do các Bên tính toán, xác định và thỏa thuận trong hợp đồng với
a + b + c + d + ... = 1 (100%).
- Ln, En, Mn,…: Là các chỉ số giá hoặc giá hiện hành (tại thời điểm điều chỉnh) tương ứng
với mỗi loại chi phí (nhân công, máy thi công, vật liệu,...) cho thời gian “n”, được xác
định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán quy định
trong hợp đồng.
- Lo, Eo, Mo,…: Là các chỉ số giá hoặc giá gốc tương ứng với mỗi loại chi phí (nhân công,
máy thi công, vật liệu,...), được xác định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày đóng
thầu và phải được các Bên thỏa thuận trong hợp đồng.

b) Phương pháp bù trừ trực tiếp:


“Giá trị chênh lệch về giá vật liệu, nhân công và máy thi công tại thời điểm điều chỉnh (thời
điểm 28 ngày trước ngày hết hạn nộp HS thanh toán quy định trong HĐ) của khối lượng công
việc hoàn thành được nghiệm thu được phép điều chỉnh so với giá vật liệu, nhân công và máy
thi công tại thời điểm gốc (thời điểm 28 ngày trước ngày đóng thầu). Giá tại thời điểm gốc
được chọn là giá cao nhất trong các giá: Giá trong HĐ, giá theo công bố của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền hoặc giá trong dự toán gói thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”
 Kết luận: Theo quy định của pháp luật về HĐ xây dựng, đối với HĐ theo đơn giá điều chỉnh
về nguyên tắc giá trị điều chỉnh giá bao gồm đầy đủ các thành phần chi phí, gồm: Chi phí trực
tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng.
Do vậy, nếu trong hợp đồng các Bên không có thỏa thuận khi điều chỉnh giá (bù giá) vật liệu,
nhân công và máy thi công không được tính chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước,
thì giá trị điều chỉnh giá hợp đồng được tính cả chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.

III. Mẫu Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo TT10/2020/BTC:

Theo quy định tại Điều 6 - Thông tư 10/2020/BTC 20/02/2020:


“Điều 6. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành:
1. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác:
a) Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án, chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư;
b) Tổng chi phí đầu tư đề nghị quyết toán, chi tiết theo cơ cấu (Bồi thường hỗ trợ và tái định cư,
Xây dựng, Thiết bị, Quản lý dự án, Tư vấn và các khoản chi phí Khác).
c) Chi phí thiệt hại trong quá trình đầu tư;
d) Chi phí được phép không tính vào giá trị tài sản;
e) Giá trị tài sản hình thành sau đầu tư;
2. Biểu mẫu Báo cáo quyết toán:
a) Đối với dự án, dự án thành phần, tiểu dự án hoàn thành, công trình, hạng mục công trình độc
lập hoàn thành, dự án dừng thực hiện vĩnh viễn có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết
bị được nghiệm thu: Gồm các Mẫu số 01/QTDA, 02/QTDA, 03/QTDA, 04/QTDA, 05/QTDA,
06/QTDA, 07/QTDA, 08/QTDA kèm theo Thông tư 10/2020/BTC.
b) Đối với dự án quy hoạch, dự án chuẩn bị đầu tư, dự án dừng thực hiện vĩnh viễn sử dụng nguồn
vốn đầu tư của nhà nước, không có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị được nghiệm
thu: Gồm các Mẫu số 03/QTDA, 08/QTDA, 09/QTDA kèm theo Thông tư 10/2020/BTC.
c) Đối với các dự án thuộc ngân sách của UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND
cấp xã) quản lý: Hồ sơ quyết toán dự án ĐTXD công trình hoàn thành gồm các mẫu Báo cáo
quyết toán dự án hoàn thành kèm theo các văn bản pháp lý liên quan theo Mẫu số 14/QTDA và
15/QTDA (cách lập mẫu Báo cáo quyết toán theo hướng dẫn tại Phụ lục số I ban hành kèm
theo Thông tư 10/2020/BTC).”

Đối với các dự án phổ biến nhất hiện nay, là các dự án không có TÀI SẢN NGẮN HẠN BÀN
GIAO, không có VẬT TƯ, THIẾT BỊ TỒN ĐỌNG, mẫu Báo cáo quyết toán dự án hoàn bao
gồm 08 mẫu như dưới đây.

You might also like