You are on page 1of 6

Anh (chị) hãy so sánh tính chất pháp lý giữa hợp đồng đại lý và hợp đồng nhượng

quyền thương mại theo quy định của pháp luật thương mại.

Điểm giống nhau giữa hợp đồng đại lý và hợp đồng nhượng quyền thương mại
– Đều là một dạng của dịch vụ thương mại

Điểm khác nhau giữa hợp đồng đại lý và hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng đại lý HĐ nhượng quyền thương mại

Trong quan hệ đại lý thương mại, theo quy


định tại Điều 170 Luật thương mại thì bên
giao đại lý vẫn là chủ sở hữu của hàng
Trong quan hệ nhượng quyền thương
hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý.
mại, bên nhận quyền và bên nhượng
Do đó, trong trường hợp bên đại lý không quyền là hai chủ thể kinh doanh độc lập.
bán được hàng hóa hoặc có rủi ro xảy ra
Do đó, bên nhận quyền phải tự gánh chịu
đối với hàng hóa, bên giao đại lý với tư
mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa.
cách chủ sở hữu phải tự gánh chịu mọi rủi
ro về hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại

Bên nhận quyền và nhượng quyền chỉ là


Khoản 2 Điều 173 Luật thương mại quy hai chủ thể độc lập, cùng nhau kinh doanh
định, bên giao đại lý phải chịu trách nhiệm dưới một tên chung.
về chất lượng hành hóa của đại lý mua Vì thế, bên nhận quyền phải chịu mọi
bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại trách nhiệm với khách hàng về chất lượng
lý cung ứng dịch vụ. hàng hóa, chất lượng dịch vụ mà mình
cung ứng.

Theo quy định của Luật thương mại,


thương nhân nhận quyền có nghĩa vụ
chấp nhận sự kiểm soát, giám sátvà
Bên đại lý được quyền chủ động trong hướng dẫn của bên nhượng quyền, tuân
việc tổ chức hoạt động mua bán hàng thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa
hóa, cung ứng dịch vụ sao cho phù hợp điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của
với hoạt động kinh doanh của mình và thương nhân nhượng quyền và điều hành
không cần đảm bảo sự thống nhất với các hoạt động phù hợp với hệ thống nhựng
bên đại lý khác. quyền thương mại. thương nhân nhượng
quyền có quyền kiểm tra định kỳ hoặc đột
xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm
bảo đảm sự thống
Câu hỏi nhận định đúng sai Luật thương mại
>>> Xem thêm: Câu hỏi nhận định đúng sai môn luật thương mại

1. Hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại chỉ được điều chỉnh bởi Luật
thương mại.
=> Nhận định này Sai. Ngoài Luật Thương mại thì Bộ luật Dân sự cũng điều chỉnh. Một số
vấn đề như hiệu lực của hợp đồng, biện pháp bảo đảm… Không được Luật Thương mại
điều chỉnh nên những vấn đề này sẽ do Bộ luật Dân sự điều chỉnh.

2. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại vô hiệu khi vi phạm các quy định
của Bộ luật Dân sự về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
=> Nhận định này Đúng. Vì Luật Thương mại không điều chỉnh vấn đề này nên cần dựa trên
cơ sở pháp lý là Bộ luật Dân sự. CSPL: Điều 122 Bộ luật Dân sự.

3. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có hiệu lực pháp luật khi bên cuối
cùng ký vào văn bản hợp đồng.
=> Nhận định này Sai. Một số trường hợp thời điểm giao kết hợp đồng không trùng với thời
điểm có hiệu lực của hợp đồng. CSPL: Điều 405 Bộ luật Dân sự.

4. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là người thực hiện việc
ký kết hợp đồng.
=> Nhận định này Sai. Bởi lẽ chủ thể kí kết hợp đồng có thể người đại diện cho một thương
nhân khác kí kết hợp đồng chứ không nhất thiết là người thực hiện hợp đồng.

5. Quyền sở hữu đối với hàng hóa trong quan hệ mua bán trong thương mại luôn
được chuyển giao cùng một thời điểm với rủi ro đối với hàng hóa đó.
=> Nhận định này Sai. Xem thêm tại Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60 và Điều 61 Luật
thương mại 2005

6. Hợp đồng đại diện cho thương nhân là một dạng đặc biệt của hợp đồng ủy quyền.
=> Nhận định này Đúng. Quan hệ đại diện theo ủy quyền phát sinh trên cơ sở hợp đồng ủy
quyền cũng tương tự như quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh trên cơ sở hợp đồng
đại diện cho thương nhân. CSPL: Điều 141 Luật Thương mại 2005.

7. Bên đại diện có thể làm đại diện cho nhiều thương nhân.
=> Nhận định này Đúng. Vì luật không cấm các bên đại diện đại diện cho nhiều thương
nhân trừ một số trường hợp như: trong hợp đồng có quy định sự hạn chế trong phạm vi đại
diện…

8. Cả 2 bên chủ thể của quan hệ đại diện cho thương nhân đều phải có tư cách pháp
nhân.
=> Nhận định này Sai. Bởi lẽ cả 2 bên chủ thể của quan hệ đại diện cho thương nhân chỉ
bắt buộc có tư cách thương nhân (có tư cách thương nhận chưa chắc đã có tư cách pháp
nhân). CSPL: Điều 141 Luật Thương mại.

9. Các bên tham gia hợp đồng môi giới thương mại phải là thương nhân và kí hợp
đồng môi giới thương mại nhằm mục đích kinh doanh.
=> Nhận định này Sai. Bởi lẽ, pháp luật không bắt buộc các bên tham gia hợp đồng môi giới
thương mại bắt buộc phải là thương nhân.

10. A và B có tư cách thương nhân, vì vậy, hợp đồng đại diện ký giữa A và B là hợp
đồng đại diện cho thương nhân theo quy định của Luật thương mại.
=> Nhận định này Sai. Vì nếu trường hợp hợp đồng đại diện giữa A và B không nhằm mục
đích thương mại thì hợp đồng đại diện này không phải là hợp đồng đại diện cho thương
nhân chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại.

50 câu hỏi lý thuyết luật thương mại thường gặp


Câu 1: Phân tích khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại.
Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại với quan hệ hàng đổi hàng,
quan hệ tặng cho hàng hóa, quan hệ cho thuê hàng hóa.
Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại.

1. Khái niệm: (Khoản 8 điều 3 Luật Thương mại)

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ
thanh toán cho bên bán và nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Hàng hóa bao gồm (Điều 3 (2)):

a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

b) Những vật gắn liền với đất đai

Bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài
sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài
sản khác do pháp luật quy định.

Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Quyền tài sản (Điều 181 Bộ luật Dân sự) là động sản.

2. Đặc điểm

– Chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại là thương nhân hoặc thương
nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa.

– Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại là hàng
hóa theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Thương maị.

– Hình thức: hợp đồng là phương tiện để các bên ghi nhận kết quả đã thoả thuận được.

NOTE: hợp đồng có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc có thể xác lập bằng
hành vi. Đối với các hợp đồng pháp luật quy định phải lập bàng văn bản thì phải tuân theo
quy đinh đó, ví dụ: hợp đồng mua bán quốc tế.

Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình chuyển giao quyền sở
hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua.

Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại với một số quan hệ có đối
tượng là hàng hoặc hàng hóa.
* Mua bán hàng hóa:

– Khái niệm: Là hoạt động thương mại.

– Chủ thể: Chủ yếu là các thương nhân với nhau, gồm: bên mua & bên bán.

– Đối tượng: Là hàng hoá qđ tại k2Đ3 Luật Thương mại.

– Chuyển quyền sở hữu: Bên bán chuyển hàng hóa, quyền sở hữu cho bên mua và nhận
thanh toán; Bên mua nhận quyền sở hữu hàng hóa và thanh toán cho bên bán. Kể từ thời
điểm giao hàng thì quyền quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ người bán sang nguời
mua.

– Mục đích: Kinh doanh thu lợi nhuận.

– Luật áp dụng: Luật Thương mại và Luật dân sự

* Hàng đổi hàng

– Khái niệm: Là giao dịch dân sự.

– Chủ thể: Là chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung, gồm: 2 bên trao đổi cho nhau.

– Đối tượng: Hàng hoá theo quy định của Bộ luật Dân sự.

– Chuyển quyền sở hữu: Hai bên chuyển giao HH & quyền SH cho nhau.

– Mục đích: Đổi hàng này lấy hàng kia, phục vụ cho nhu cầu trong cuộc sống.

– Luật áp dụng: Luật dân sự

* Tặng cho hàng hóa

– Khái niệm: Là giao dịch dân sự.

– Chủ thể: Là chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung, gồm: bên tặng & bên đuợc tặng.

– Đối tượng: Hàng hoá theo quy định của Bộ luật Dân sự.

– Chuyển quyền sở hữu: Bên tặng chuyển quyền SH cho bên được tặng; bên được tăng
không có nghĩa vụ gì với bên tặng.

– Mục đích: Xuất phát từ ý chí của 1 bên chủ thể tặng cho vì nhiều mục đích khác nhau.

– Luật áp dụng: Luật dân sự

* Cho thuê:

– Khái niệm: Có thể là hđộng thương mại hoặc giao dịch dân sự.

– Chủ thể: Nếu là hợp đồng thương mại thì bên thuê phải là thương nhân, gồm: bên thuê &
bên cho thuê

– Đối tượng: Là hàng hoá theo qđ của Luật Thương mại.

– Chuyển quyền sở hữu: không chuyển quyền SH mà người thuê chỉ có quyền sử dụng
trong một thời gian nhất định theo thoả thuận và trả tiền thuê cho bên cho thuê.

– Mục đích: Kinh doanh thu lợi nhuận.


– Luật áp dụng: Luật Thương mại và Luật dân sự

Câu 2: Phân tích khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại.
Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa với quan hệ mua bán tài sản trong dân sự.
1. Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại.

a) Khái niệm

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ
thanh toán cho bên bán và nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Hàng hóa bao gồm (Điều 3 (2)):

– Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

– Những vật gắn liền với đất đai

Bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài
sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài
sản khác do pháp luật quy định.

Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Quyền tài sản (Điều 181 Bộ luật Dân sự) là động sản.

b) Đặc điểm

– Chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại là thương nhân hoặc thương
nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa.

– Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại là hàng
hóa theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Thương maị.

– Hình thức: hợp đồng là phương tiện để các bên ghi nhận kết quả đã thoả thuận được.

NOTE: hợp đồng có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc có thể xác lập bằng
hành vi. Đối với các hợp đồng pháp luật quy định phải lập bàng văn bản thì phải tuân theo
quy đinh đó, ví dụ: hợp đồng mua bán quốc tế.

Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình chuyển giao quyền sở
hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua.

2. Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa với quan hệ mua bán tài sản trong dân sự.

a) Chủ thể:

– Quan hệ mua bán hàng hóa: Là hoạt động thương mại.

– Mua bán tài sản trong dân sự: Là giao dịch dân sự.

b) Đối tượng:

– Quan hệ mua bán hàng hóa: Chủ yếu là giữa các thương nhân với nhau.

– Mua bán tài sản trong dân sự: Là chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung.
c) Phạm vi:

– Quan hệ mua bán hàng hóa: Phạm vi hẹp hơn chỉ đối với hàng hoá theo qđ tại k2Đ3 Luật
Thương mại không có bất động sản.

– Mua bán tài sản trong dân sự: Phạm vi rộng hơn bao gồm tất cả cá loại tài sản theo quy
định của Bộ luật Dân sự trong đó có cả bất động sản.

d) Mục đích:

– Quan hệ mua bán hàng hóa: Kinh doanh thu lợi nhuận.

– Mua bán tài sản trong dân sự: Nhiều mục đích khác nhau nhưng không nhất thiết là phải
có mục đích lợi nhuận như trong mua bán hàng hoá.

Luật áp dụng:

– Quan hệ mua bán hàng hóa: Luật dân sự và Luật Thương mại

– Mua bán tài sản trong dân sự: Luật dân sự

You might also like