You are on page 1of 2

1.

Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng đại lý thương mại

1.1. Khái niệm hợp đồng đại lý thương mại

Hợp đồng đại lý thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên
(bên đại lý) nhân danh chính mình để thực hiện việc mua bán hàng hoá hoặc
cung ứng dịch vụ cho bên kia (bên giao đại lý) để hưởng thù lao.
4. Những điều khoản cần thỏa thuận trong hợp đồng đại lý thương mại và
một số lưu ý
Luật Thương mại năm 2005 không quy định về nội dung hay các điều khoản mà
các bên cần thỏa thuận trong hợp đồng đại lý thương mại. Việc thỏa thuận về các
điều khoản và đưa vào hợp đồng hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý chí của các bên. Tuy
nhiên, để đảm bảo quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ đại lý thương mại,
tránh các tranh chấp cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa các bên, hợp đồng đại lý mua bán
hàng hoá, đại lý cung ứng dịch vụ cần có một số điều khoản cơ bản sau:
- Hàng hoá hoặc dịch vụ đại lý,

- Hình thức đại lý,

- Thù lao đại lý;

- Thời hạn của hợp đồng đại lý,

- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý,

- Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng

- Chế tài do vi phạm hợp đồng,


- Giải quyết tranh chấp,

- Các điều khoản khác....

Một số lưu ý khi ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá, đại lý
cung ứng dịch vụ: cần thỏa thuận cụ thể, chi tiết các điều khoản trong hợp đồng
để dễ thực hiện và tránh xảy ra tranh chấp. Mặt khác, cần thực hiện nghiêm túc
tất cả các điều khoản, các cam kết trong hợp đồng. Nếu có những sự kiện phát
sinh ngoài ý muốn, cần thông báo ngay cho bên đối tác để điều chỉnh kịp thời
các điều khoản trong hợp đồng, tránh những vi phạm có thể xảy ra. Cần thực
hiện hợp đồng với tinh thần hợp tác, thiện chí, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của các bên. Nếu muốn chấm dứt hợp đồng đơn phương hoặc khi hết thời hạn,
cần tuân thủ các quy định về chấm dứt hợp đồng theo Điều 177 Luật Thương
mại năm 2005.

You might also like