You are on page 1of 2

ẢNH HƯỞNG CỦA NẠN MÙ CHỮ :

Theo UNESCO, xóa nạn mù chữ góp phần đem lại hòa bình cho nhân loại thông qua việc
giúp mỗi người được hưởng tự do cá nhân và hiểu tốt hơn về thế giới cũng như dự phòng hay
giải quyết các cuộc xung đột.

Theo Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO), khả năng biết
đọc, biết viết là “khả năng nhận biết, hiểu, sáng tạo, truyền đạt, tính toán và dùng chữ được in
và viết ra, liên kết cùng với văn cảnh khác nhau”. Và mù chữ được hiểu là tình trạng người
không biết đọc, không biết viết.

Kể từ cuối năm 1965, UNESCO đã quyết định chọn ngày 8/9 hàng năm để kỷ niệm Ngày
quốc tế xóa nạn mù chữ. Ngày này được kỷ niệm lần đầu tiên vào năm 1966, với mục đích
nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc phổ cập giáo dục cho các công dân, các cộng đồng và
toàn xã hội. Và cho tới thời điểm hiện tại, khi thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI đã trôi qua, việc
xoá mù chữ vẫn là vấn đề mang tính cấp bách được cả thế giới quan tâm.

Năm nay, Ngày quốc tế xóa nạn mù chữ được kỷ niệm với chủ đề: “Xóa nạn mù chữ và hòa
bình”. Chủ đề này được thông qua nhân Thập kỷ xóa nạn mù chữ của Liên hợp quốc (2003-
2012) nhằm chỉ ra tất cả các giá trị của việc xóa nạn mù chữ và các lợi ích mà việc làm này
mang lại.

Theo UNESCO, xóa nạn mù chữ góp phần đem lại hòa bình cho nhân loại thông qua việc
giúp mỗi người được hưởng tự do cá nhân và hiểu tốt hơn về thế giới cũng như dự phòng hay
giải quyết các cuộc xung đột. Mối liên hệ giữa việc xóa nạn mù chữ và hòa bình là hiển nhiên
trong các nền dân chủ không ổn định hoặc các quốc gia bị tác động bởi khủng hoảng hay khó
khăn khi thiết lập hoặc duy trì một môi trường học tập.
Bà Irina Bokova – Tổng Giám đốc UNESCO: “Giáo dục mang lại sự bền vững cho tất cả các
mục tiêu phát triển và phổ cập giáo dục là nền tảng cho mọi việc học khác. Nó cung cấp cho
mỗi cá nhân các kỹ năng cần thiết để hiểu rõ hơn và xây dựng thế giới. Nó cho phép các cá
nhân tham gia vào tiến trình dân chủ, mang tới cho họ một tiếng nói và tăng cường bản sắc
văn hóa”.

Xóa nạn mù chữ là trung tâm của 6 mục tiêu Giáo dục cho Mọi người (EFA) được đề ra năm
2000. Đây cũng là việc làm mấu chốt để hạn chế đói nghèo, giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở trẻ em,
ngăn chặn đà tăng trưởng dân số, thiết lập bình đẳng giới và đảm bảo phát triển bền vững,
hòa bình và dân chủ. Một mặt, một nền giáo dục cơ sở tốt sẽ mang tới cho học sinh các kỹ
năng đọc viết, giúp cho họ trong suốt cuộc đời và cho phép họ có thể tiếp nhận các kiến thức
khác
Sáng kiến được công bố vào cuối năm 2011 để thúc đẩy các nỗ lực xóa nạn mù chữ trên toàn
thế giới có tên gọi All Children Reading cũng chỉ ra rằng: “Những người biết đọc có sức khỏe
tốt hơn, kiếm được nhiều tiền hơn, được tiếp cận với dân chủ chắc chắn và ổn định hơn và
biết cách hòa nhập và cống hiến cho cộng đồng hiệu quả hơn. (…) Nếu tất cả học sinh của
các nước có thu nhập thấp được tới trường tiểu học và có khả năng đọc viết thì 171 triệu
người sẽ thoát khỏi đói nghèo, tương đương với việc giảm thiểu 12% tỷ lệ nghèo đói trên
toàn thế giới”.

You might also like