You are on page 1of 5

BÀI THI KẾT THÚC MÔN

NÓI VÀ TRÌNH BÀY (TIẾNG VIỆT)

Họ và tên: Bùi Minh Hiếu

GVHD: Lê Thị Hải

Mã số SV: 27211235391

Lớp học: COM 101 SE

Lớp chuyên ngành: K27_CMUTPM1

Quan điểm: Tri thức là của cải đáng tin cậy nhất.

Nội dung bao gồm:

1. Tri thức là gì.


2. Tri thức có vai trò gì trong xã hội?
3. Của cải là gì
4. Tri thức có phải là của cải không?
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và trọng dụng trí thức
6. Những câu nói nổi tiếng của người Do Thái về tri thức và của cải
KỊCH BẢN THUYẾT TRÌNH
I. Mở đầu: Giới thiệu sơ về bản thân
II. Tiếp theo sẽ đi đến chủ đề chính:
1. Tri thức là gì?
Tri thức hay kiến thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ
năng có được nhờ trải nghiệm ,thông qua giáo dục hay tự học hỏi. Trong tiếng việt,
cả "tri" lẫn "thức" đều có nghĩa là biết. Tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về một đối
tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành. Nó có thể ẩn tàng, chẳng hạn những kỹ
năng hay năng lực thực hành, hay tường minh, như những hiểu biết lý thuyết về
một đối tượng; nó có thể ít nhiều mang tính hình thức hay có tính hệ thống. Mặc dù
có nhiều lý thuyết về tri thức, nhưng hiện không có một định nghĩa nào về tri thức
được tất cả mọi người chấp nhận.

2. Tri thức có vai trò gì trong xã hội?


 Tri thức là sức mạnh, con người càng am hiểu sâu rộng nhiều vấn đề, lĩnh vực
thì càng dễ thực hiện được các mục tiêu, ước nguyện của bản thân. Một xã hội
với nhiều con người có học vấn cao thì càng phát triển mạnh mẽ cả về chất và
lượng.
 Con người có trí thức, nhận thức tốt sẽ có khả năng làm chủ cuộc sống, làm
chủ bản thân và không ngừng học hỏi để đóng góp cho xã hội.
 Khi con người có tri thức cuộc sống sẽ biết cách sống theo chuẩn mực đạo
đức, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của thế hệ đi trước để lại.
Tri thức cộng đồng được hình thành chính là nhờ sự tiếp thu và học hỏi qua
bao thế hệ, tạo nên một xã hội phát triển và văn minh.
 Hội nhập quốc tế, giao lưu, học hỏi kiến thức, sự sáng tạo và truyền thống tốt
đẹp của các quốc gia khác. Tri thức là công cụ giúp giải quyết cá nhân, xã hội,
đất nước vươn lên sánh ngang với các cường quốc năm châu trên thế giới.

Tri thức không chỉ là sở hữu của cá nhân, nó là kết quả tích lũy của cả loài người
trong hàng ngàn năm tiến hóa và phát triển, dựng xây. Kiến thức giúp mỗi con
người có hiểu biết, có thể lý giải được các hiện tượng khi đối diện với tự nhiên, xã
hội…do đó giúp con người có thể tồn tại, phát triển.

3. Của cải là gì?

Của cải (wealth) là khái niệm dùng để chỉ khối lượng tài sản ròng mà cá nhân
hay hộ gia đình nắm giữ. Nó được tính bằng cách lấy tổng giá trị của tất cả các tài
sản mà họ nắm giữ trừ đi tổng các khoản nợ của họ. Của cải của nền kinh tế được
tính bằng cách cộng các tài sản ròng của mọi người lại với nhau. Đại lượng này
thường được sử dụng để phản ánh tổng khối lượng của cải của một nước, trong đó
có các tài sản hiện vật, có thể bán đi để chuyển thành tiền mặt (tức có khả năng
thanh toán ở một mức nào đó), và tài sản tài chính. Các nước công nghiệp có quy
mô của cải có thể bán được không giống nhau.

4. Tri thức có phải là của cải không?

 Tri thức là nguồn lực quan trọng nhất, đóng vai trò đầu tàu trong nền kinh tế
dựa vào tri thức.

 Tri thức phải được áp dụng vào sản xuất của cải vật chất, là động lực phát triển
nền kinh tế.

 Chính vì vậy đòi hỏi lực lượng lao động có chất xám, kỹ thuật, tay nghề, được
đào tạo bài bản ngày càng cao.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và trọng dụng trí thức

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình trí thức. Thân sinh của Người
là cụ Nguyễn Sinh Sắc, đỗ Phó bảng năm Tân Sửu niên hiệu Thành Thái thứ 13
(năm 1901). Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một trí thức vì Người đã từng
học Trường Quốc học Huế; khi ra đi tìm đường cứu nước, ở Pháp, Người đã viết
thư xin vào học Trường Thuộc địa của Pháp. Sau này, Người cũng đã từng là
nghiên cứu sinh ở Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Mặc dù
con đường học tập bị dang dở do yêu cầu của hoạt động cách mạng, song xét về
mọi khía cạnh và theo những quan niệm hiện nay về trí thức, thì Chủ tịch Hồ Chí
Minh là một trí thức với đúng nghĩa của từ này. Có lẽ vì vậy mà ngay từ khi còn
hoạt động ở nước ngoài cho đến khi về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người
luôn luôn quan tâm đến vấn đề trí thức và trọng dụng trí thức.
Ngay khi nước nhà mới giành được độc lập, để tìm người tài đức ra gánh vác
việc nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài Nhân tài và kiến quốc đăng trên báo
Cứu quốc ngày 14-11-1945, với quan điểm: “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài
nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối,
khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”. Sau Cách
mạng Tháng Tám năm 1945, mặc dù trong bối cảnh đất nước đứng trước vô vàn
khó khăn, thách thức của những công việc cần kíp giải quyết sau ngày độc lập, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nghĩ đến việc mời các chuyên gia, các nhà khoa học người
Việt Nam và cả nước ngoài về Việt Nam cộng tác, làm việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã đưa ra nguyên lý cần có cho sự phát triển của đất nước sau khi giành được độc
lập, trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo nước ngoài: “Chúng tôi cần có tư
bản, trí thức và lao động... chúng tôi rất hoan nghênh tư bản Pháp và tư bản các
nước cộng tác thật thà với chúng tôi”. Cũng trong cuộc trả lời nhà báo nước ngoài
này, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc.
Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế. Chứng thực là trong cuộc kháng
chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chung một phần quan
trọng. Một số thì trực tiếp tham gia vào công việc kháng chiến, hy sinh cực khổ,
chen vai thích cánh với bộ đội nhân dân. Một số thì hăng hái hoạt động giúp đỡ ở
ngoài”
6. Những câu nói nổi tiếng của người Do Thái về tri thức và của cải

 Tài sản có thể trở về số 0 nhưng kiến thức phải càng ngày càng mở rộng.

 Nếu không học tập, cho dù đi vạn dặm đường xa thì mãi vẫn chỉ là người đưa
thư mà thôi.

 Ai cũng than vãn thiếu tiền nhưng chả ai than thở thiếu trí khôn cả.

 Trên đời có 3 thứ không thể bị ai cướp mất: Đầu tiên là thức ăn đã vào trong dạ
dày, hai là ước mơ đã ở trong lòng, ba là những kiến thức đã học trong đầu.

You might also like