You are on page 1of 2

Họ tên: Phạm Thị Hồng Phấn

MSSV: 2156110288
Chủ đề: Giáo dục tư duy độc lập – Sách “Thế giới như tôi thấy” (Albert Einstein)

Albert Einstein (1879 - 1955) là một trong những nhà bác học vĩ đại có tầm ảnh
hưởng nhất tới lịch sử nhân loại thời hiện đại. Không chỉ có những đóng góp to lớn
cho khoa học, Einstein còn đem đến cho nhân loại những quan niệm triết học đầy tính
nhân văn sâu sắc và có giá trị bền vững. Nói về quan niệm giáo dục có lẽ Einstein
chính là tấm gương lớn của tư duy độc lập. Trước một xã hội đang phát triển, ai cũng
tiến đi và đang cố gắng tiến thật chắc, việc dễ nản chí chắc chắn sẽ làm các bạn trẻ
không thể tiến bộ. Tư duy độc lập rất cần thiết giúp các bạn trẻ khẳng định bản thân.
Vậy tư duy độc lập là gì? Hiểu đơn giản đó là sống thật với suy nghĩ của chính mình,
không sống rập khuôn theo ý nghĩa của người khác. Lối tư duy này giúp chúng ta
phát triển sự tự tin, nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc để đưa ra cái nhìn và sự lựa
chọn chuẩn xác hơn. Biểu hiện của tư duy độc lập là không bắt chước hay làm theo
tiêu chuẩn của người khác, tự biết được thế mạnh của mình để quyết định và dũng cảm
bước đi theo con đường đã chọn. Bác Hồ chính là một tấm gương điển hình về tư duy
độc lập. Người một mình bôn ba khắp năm châu, bốn biển để tìm ra con đường cứu
nước, giải phóng cho dân tộc, mở ra kỉ nguyên độc lập - tự do cho đất nước ta. Một
minh chứng cụ thể nữa là Einstein bị giáo sư toán của mình ở đại học ETH Zurich,
Hermann Minkowski, chê bay là sinh viên “lười biếng hay bỏ học”, cho đến khi vị này
đọc được Thuyết tương đối hẹp của ông năm 1905 mới giật mình về thành tựu đặc sắc
của người học trò “lười biếng” mấy năm trước của mình. Hay Bill Gates bỏ Harvard
để thành lập Microsoft, không theo tư duy lối mòn, đó là hoàn thành tấm bằng Harvard
là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Tất cả họ đều thành công trên con đường
đã chọn. Vì sao vậy? Tư duy độc lập chính là một trong những yếu tố dẫn họ đến
thành công. Như người ta hay nói" Người thành công luôn có lối đi riêng". Lối đi riêng
ấy chính là sự độc lập trong tư duy và suy nghĩ. Nhưng làm thế nào để có tư duy độc
lập? Theo Einstein, “Nguyên tắc giáo dục con người trước nhất không phải là đào tạo
ra những cái máy hữu dụng, mà phải khơi dậy ở họ sự sáng tạo và niềm vui trong các
vấn đề được học để họ có một cảm thức sống động về cái gì là đáng để phấn đấu trong
cuộc đời”. Để thực hiện được điều đó, cần phải có một môi trường giáo dục lành
mạnh, có đủ tự do, có sự tương tác trực tiếp giữa thầy và trò chứ không chỉ qua
sách vở khô khan. Có như vậy, con người mới tự biết mình khao khát, đam mê gì để
tự tin, can đảm theo đuổi lý tưởng của chính mình mà không bị tha hoá bởi những
chân lý đã có sẵn. Thế nhưng, chúng ta dễ nhìn thấy ngày nay giáo dục đang khiến cho
tư duy của một đứa trẻ hạn hẹp hơn. Giáo dục nhồi nhét với tư duy rập khuôn, người
học tư duy bị bó buộc theo sách, theo lối thầy cô dạy chính là nguyên nhân khiến
người học thụ động trong suy nghĩ, ỷ lại lâu dần sẽ tạo ra một thế hệ hiểu biết hạn hẹp,
nông cạn, sợ cạm bẫy, không có chính kiến tất yếu dẫn đến muôn vàn khó khăn, thử
thách trên con đường thành công. Như Einstein đã nói "Cần có cách dạy làm sao để
học sinh cảm thấy những điều họ được học là một quà tặng quý giá chứ không phải là
một nhiệm vụ ngán ngẫm". Thực tế, đất nước ta rất cần những người có tư duy độc
lập, quyết đoán, nhất là trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, nếu không giữ vững lập
trường sẽ rất dễ bị hoà tan. Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ càng cần phải rèn luyện tư duy
này mỗi ngày. Nếu thiếu đi tư duy độc lập thì chúng ta chỉ mãi là những kẻ chạy phía
sau. Điều đáng buồn là hiện nay còn tồn tại nhiều người thiếu tư duy độc lập, họ sống
lệ thuộc trông chờ vào người khác. Trình độ hiểu biết của một đất nước còn phụ thuộc
rất nhiều vào thế hệ trẻ, vì vậy bây giờ đừng ngần ngại mà hãy ra sức phát triển bản
thân. Là một sinh viên, tôi mong muốn nhà trường và cán bộ giảng viên hãy nhìn
nhận tầm quan trọng của tư duy độc lập và lấy nó làm kim chỉ nam trong việc
giảng dạy học. Hãy truyền đạt lượng lý thuyết cần thiết nhất và dành thời gian để tổ
chức những hoạt động bổ ích, kích thích sự sáng tạo và khơi dậy niềm thú vị từ những
bài học trên lớp để người học cảm thấy thu hút và tìm tòi nó như món quà quý giá.
Quả thực, quan niệm về giáo dục tư duy độc lập của Albert Einstein thật sự đúng
đắn, có giá trị sâu sắc và bền vững, đáng để chúng ta suy ngẫm. Mỗi con người là
một bản gốc thiêng liêng của tạo hoá, không ai giống ai. Hãy tự tin nói lên suy nghĩ
của chính mình và dám hành động vì nó. Đi nhầm trên con đường của chính mình còn
hơn đi đúng theo con đường của người khác. Một quốc gia, dân tộc có thể đánh mất
bản gốc của mình, nếu một lượng lớn công dân không giữ được bản gốc của họ. Thế
nên, chúng ta cần trau dồi, phát triển tư duy độc lập mỗi ngày bằng cách tập cách đặt
nghi vấn mọi vấn đề xảy ra xung quanh, giữ tâm trí mở với quan điểm của người khác,
luôn cầu tiến và rèn luyện thói tự học. Hành trình phát triển tư duy độc lập thật sự
không dễ dàng với mỗi người nhưng hãy kiên trì, tự dấn thân theo đuổi nó bởi đó là
cách tốt nhất để ta tự phát triển bản thân, để ta có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống ,
để ta có đủ bản lĩnh đối phó với những vấn đề trong cuộc sống và để phụng sự cho
cộng đồng, cho xã hội.

You might also like