You are on page 1of 14

Họ tên: Phạm Thị Hồng Phấn

MSSV: 2156110288

BÀI TẬP VỀ NHÀ

BÀI TẬP CHƯƠNG VI

Bài tập 1: Chọn từ đúng nhất ở sau (a,b,c hoặc d) cho mỗi nội dung ý nghĩa sau đây:

- Tưởng nhớ người đã mất trong tư thế nghiêm trang,lặng lẽ: mặc niệm

- Im lặng, làm như việc chẳng quan hệ gì với mình: mặc nhiên

- Trả giá, thêm bớt từng đồng để mua được rẻ: mặc cả

- Thầm nghĩ mình thua kém người và buồn day dứt: mặc cảm

Bài tập 2: Yêu cầu như bài tập 1:

- Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên: đề đạt

- Đưa vấn đề ra để xem xét, giải quyết: đề xuất

- Giới thiệu ra để lựa chọn và bầu cử: đề cử

- Cử người giữ chức vụ cao hơn: đề bạt

Bài tập 3: Yêu cầu như bài tập 1:

- Chịu cảnh sống khổ cực, lao đao, vất vả: cơ cầu

- Cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng của một chỉnh thể: cơ cấu

- Cách thức thực hiện một quá trình nào đó:cơ chế

- Toàn bộ nhà cửa, vườn tược, ruộng đất và những tài sản khác, chứng tỏ một sự làm
ăn vững chãi, phát đạt: cơ ngơi

Bài tập 4: Yêu cầu như bài tập 1:


- Có sức lao động mà không làm việc,chỉ sống nhờ vào sức lao động của người khác:
ăn bám

- Lấy bớt đi một phần để hưởng riêng khi làm một việc chung hoặc làm cho người
khác: ăn bớt

- Lợi dụng lúc người khác gặp thế bí để kiếm lợi hoặc buộc người khác phải cho mình
hưởng lợi:ăn chẹt

- Dỗ dành, lừa phỉnh để được hưởng của người khác: ăn dỗ

Bài tập 5: Chọn từ thích hợp với mỗi nội dung ý nghĩa sau:

- Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến: nói leo

- Nói ra những điều mà người ta thường cho là có thể báo trước hoặc dẫn đến những
điều chẳng lành: nói gở

- Nói nhằm châm chọc (nhưng có phần kín đáo) điều không hay của người khác: nói
bóng

- Nói một cách phóng đại, quá xa sự thật: nói ngoa

Bài tập 6. Chọn từ thích hợp với từng nội dung sau:
a.Trung gian: ở giữa, có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền hai sự vật
b. Trung lưu: tầng lớp giữa trong xã hội
c. Trung niên: đã quá tuổi thanh niên, nhưng chưa già
d. Trung lập: đứng ở giữa hai bên đối lập, không theo hoặc không phụ thuộc vào bên nào

Bài tập 7. Hãy xác định sự giống nhau và khác nhau về nghĩa của các từ sau đây:
a. trung bình ; b. trung dung ; c. trung hòa 
* Giống nhau: đều có yếu tố “trung” chỉ ý ở giữa, trung tính, cân bằng.
* Khác nhau:
- Trung bình: ý chỉ mức độ bình thường, không cao quá mà cũng không yếu quá.
- Trung dung: không thiên về một bên nào, mà luôn giữ thái độ đứng giữa, không thái
quá cũng không bất cập trong quan hệ đối với người, với việc (một chủ trương của nho
giáo)
- Trung hòa: chỉ mức độ, tính chất cân bằng, không thiên về bên nào.
d. trung thành ;      e. trung thực ; g. trung trinh.
* Giống nhau: đều có yếu tố “trung” chỉ ý sự trong sáng, thành thật, không thay lòng đổi
dạ
* Khác nhau:
- Trung thành: Nói về mức độ mối quan hệ xã hội (giữa người với người hoặc giữa người
với vật). Mối quan hệ một lòng một dạ, không thay đổi.
- Trung thực: nói về phẩm chất thành thực, không giả dối, không điêu ngoa.
- Trung trinh: chỉ phẩm chất trong sạch, thành thật, không thay lòng đổi dạ
Bài tập 8. Yêu cầu như bài tập trên
a. làm bộ ;               b. làm cao;               c. làm dáng
* Giống nhau: điều chỉ dáng vẻ, điệu bộ, thái độ của con người
* Khác nhau:
- Làm bộ:  giả bộ, giả vờ, làm cho ra vẻ khác người, hơn người bằng dáng điệu, cử chỉ,
thái độ không được tự nhiên
- Làm dáng: làm cho hình thức bên ngoài trở nên đẹp hơn ( bằng trang điểm, chải chuốt
hay bằng điệu bộ)
- Làm cao: kiêu ngạo, chảnh, làm ra vẻ có giá trị cao nên không cần đến
d. làm đỏm;             đ.làm nũng;                e. làm duyên
* Giống nhau: điều chỉ dáng vẻ, điệu bộ, thái độ của con người
* Khác nhau: 
- Làm đỏm: làm dáng một cách quá đáng, trông không tự nhiên
- Làm nũng: làm ra vẻ hờn dỗi không bằng lòng, để đòi được chiều chuộng, yêu thương
hơn
- Làm duyên: làm cho mình trở nên duyên dáng bằng cử chỉ, lời nói tế nhị, kín đáo
Bài tập 9. Những cách hiểu nghĩa của từ như sau là đúng hay sai:
Từ có cách hiểu nghĩa đúng: 
Làm dáng: làm cho hình thức bên ngoài trở nên đẹp hơn ( bằng trang điểm, chải chuốt
hay bằng điệu bộ)
Các từ có cách hiểu nghĩa sai: làm lành, trung độ, trung lưu
Sửa lại: 
- Làm lành: làm cho quan hệ trở lại thân thiết như cũ, sau khi xảy ra giận dỗi ( giận dỗi
thể hiện thái độ giận nhưng mức độ nhẹ hơn giận dữ)
- Trung lưu:
+Là đoạn sông giữa thượng lưu và hạ lưu, thường kể cả vùng phụ cận
+Tầng lớp giữa trong xã hội, dưới thượng lưu và trên hạ lưu

Bài tập 10: Sự giống nhau và khác nhau về nghĩa của các thành ngữ sau:
Thuận buồm xuôi gió, thuận vợ thuận chồng, thuận mua vừa bán
-        Giống nhau: Đều chỉ các mối quan hệ có sự đồng thuận, tương trợ, thống nhất quan
điểm, các quyết định.
-        Khác nhau:

·   Thuận buồm xuôi gió: được giới doanh nhân sử dụng. một lời chúc thuận
lợi, bình an. Thành công, trôi chảy trong công việc, cuộc sống.
·   Thuận vợ thuận chồng: dùng để nói về các cặp vợ chồng luôn hòa hợp
trong cuộc sống gia đình.
·   Thuận mua vừa bán: dùng trong mối quan hệ mua bán giữa người bán và
người mua.

Bài tập 11: So sánh ý nghĩa và cách dùng của các thành ngữ:
-        Ăn chay nằm đất: nói đến cuộc sống cơ cực, đạm bạc của con người và chịu nhiều gian
khổ. Cách dùng: dùng để miêu tả, nói về trải nghiệm cuộc sống.
-        Ăn chắc mặc bền: dùng các vật dụng không cao sang, hào nhoáng nhưng chắc chắn,
dùng được lâu. Cách dùng: chỉ thói quen, cách sống.
-        Ăn chực nằm chờ: chờ chực lâu ở một nơi nào đó để làm một việc gì với tâm trạng sốt
ruột, khó chịu. Cách dùng: dùng trong miêu tả trạng thái, tâm trạng một người.
-        Ăn gió nằm mưa (sương):    chỉ nỗi cực nhọc, vất vả mưu sinh. Cách dùng: để chỉ
những vất vả khi nói về công việc.
-        Ăn gửi nằm nhờ: sống nhờ ở nhà người khác một cách tạm bợ. Cách dùng: miêu tả tình
trạng, nơi sống của một người.

Bài tập 12: Phân biệt sự giống nhau và khác nhau trong ý nghĩa của các thành ngữ:

-        Giống nhau: đều chỉ những hành vi xấu của con người.
-        Khác nhau:

·  Ăn cháo đá bát: ý chỉ thái độ vô ơn.


·  Ăn không nói có: ý chỉ hành vi bịa đặt.
·  Ăn mặn khát nước: ý chỉ răn dạy, hậu quả của làm việc xấu.
·  Ăn thật làm giả: ý chỉ hành vi làm ăn dối trá.

Bài tập 13:

-        Ân nhân: người có ơn với mình.


Bệnh nhân: người bị bệnh.
Thi nhân: nhà thơ.
Nhân cách: tư cách và phẩm chất con người.
Nhân văn: thuộc về văn hóa, con người.
-        Hạnh nhân: nhân quả hạnh.
Nhân bánh: nhân bánh kem.
Nhân tố: yếu tố chủ yếu gây ra.
-        Hôn nhân: việc kết hôn của nam và nữ.
Nhân duyên: duyên vợ chồng.
-        Phép nhân: phép toán nhân.
Nhân giống: giống cây trồng tang.
-        Nhân dịp: thích hợp để làm gì đó.
Nhân tiện: quan hệ đồng thời của hai sự kiện.

Bài tập 14:


_Ý nghĩa về các yếu tố chung: chỉ kết quả cuối cùng của sự việc, sự vật.
_Ý nghĩa về các yếu tố trung:
+Chỉ sự ở giữa không nghiêng về một phía.
+Chỉ sự tận tâm, hết long với một sự vật, sự việc nào đó.
_Khác biệt về ý nghĩa của các yếu tố chung:
+cáo chung: Có dấu hiệu cho biết là đã kết liễu; suy tàn (thường nói về chế độ xã hội).
+ lâm chung: sắp chết, lúc hấp hối.
+ chung thủy: từ chỉ tình cảm trước sau như một, không thay đổi.
+ chung khảo: là vòng xét tuyển cuối cùng, quyết định việc tuyển chọn trong một cuộc thi
tuyển qua nhiều vòng.
+chung kết: là trận đấu cuối cùng để quyết định người thắng cuộc.
+ chung quy: Nói tóm lại. Quy cho đến cùng, về thực chất của sự việc.
+ chung than: là hình phạt tù không thời hạn,
_Khác biệt về ý nghĩa của các yếu tố trung:
+trung bình: Ở vào khoảng giữa của hai cực trong bậc thang đánh giá, không khá cũng
không kém, không cao cũng không thấp.
+ trung cổ: là một thời kỳ lịch sử ở châu Âu kéo dài trong ba thế kỷ 11, 12, và 13.
+ trung lập: Đứng giữa, không ngả về một bên nào trong hai phe đối lập
+ trung niên:  là trung tuổi hay đứng tuổi là để chỉ độ tuổi trên thanh niên nhưng dưới
giai đoạn quá độ sang tuổi già.
+ trung tuyến: là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng đó.
+trung thành: là một sự tận tâm và hết lòng với một quốc gia, chính nghĩa, triết lý, đất
nước, nhóm người hoặc một người cụ thể.
+ bất trung: không hết long, không trung thành.
+ tận trung: hết long vì một sự việc, sự vật nào đó.
+ trung kiên: Giữ lòng trung thành đến cùng, không lay chuyển. 
+ trung nghĩa: Hết lòng sốt sắng với việc nghĩa.
Bài tập 15:
_Ý nghĩa về các yếu tố phụ:
+chỉ huyết thống trong gia đình.
+Chỉ người phụ nữ.
+Chỉ sự giúp đỡ.
+Chỉ sự việc, sự vật nhỏ đi kèm theo.
+Chỉ sự đảm nhận một việc gì đó.
_Khác biệt về ý nghĩa của các yếu tố phụ:
+phụ huynh: Người có trách nhiệm trong gia đình đối với việc giáo dục con em
+ phụ hệ: là một hệ thống xã hội trong đó người cha là chủ gia đình
+ phụ tử:chỉ mới quan hệ cha con.
+ phụ mẫu: chỉ cha và mẹ.
+ chinh phụ: vợ của người đàn ông đang đi đánh trận thời phong kiến.
+ mệnh phụ:  là từ chỉ Hậu cung ở Triều Tiên, gồm Vương phi và các Hậu cung tần ngự -
những người có nhiệm vụ sinh con nối dõi.
+ quả phụ: Người đàn bà goá chồng
+ thiếu phụ: Người phụ nữ trẻ đã có chồng
+ sản phụ: là người phụ nữ đang mang thai.
+ phụ trợ: giúp thêm, phụ thêm vào cái chính
+phụ đạo: là giáo viên giúp đỡ cho học sinh hiểu kĩ bài giảng hoặc làm them bài làm
ngoài giờ lên lớp.
 +phụ thuộc: Cần được giúp đỡ mới có thể tồn tại nhưng đồng thời lại bị ràng buộc bằng
những điều kiện thiệt cho mình
+phụ lục: là phần thường được đặt ở cuối mỗi bài luận văn để chứa các thông tin bổ sung
liên quan đến bài viết.
+ phụ tùng: Bộ phận nhỏ của một vật, có thể thay thế được khi hỏng hay mòn. 
+ phụ bản: Ảnh hoặc tranh in rời, gập hoặc dán hờ trong sách hay tạp chí.
+ phụ cận: chỉ sự giáp gần chung quanh.
+phụ trách: Đảm nhận trách nhiệm nào đó.
+ đảm phụ: chỉ sự đóng góp them vào sự vật, sự việc nào đó.
 +tự phụ: tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao bản thân mình trước mặt người khác
Bài tập 16:
-Từ ăn trong các trường hợp sau giống nhau ở chỗ đều chỉ sự gia tăng, them vào của một
sự vật, sự việc nào đó.
_Từ ăn trong các trường hợp sau khác nhau về nghĩa:
+ăn cơm: là hành động đưa cơm vào miệng, nhai và cuối cùng là nuốt.
+ thức ăn: là bất kì vật phẩm nào có thể ăn được.
+máy ăn dầu mỡ: là sự hao tốn dầu mỡ do máy gây ra.
+ xe ăn tốn xăng: chỉ sự hao tốn xăng ở xe.
+ăn đòn: bị đánh, bị phạt bởi một người khác.
+ ăn đạn: không làm gì nhưng vẫn bị cho là liên quan đến sự vật, sự việc nào đó.
+ăn giải: trúng giải thưởng gì đó.
+ ăn cuộc: thắng một cuỗ thi nào đó.
+ ăn con xe (chơi cờ) : chỉ hành động thắng được con xe trong chơi cờ.
+ da ăn nắng: chỉ làn da dễ bị bắt nắng.
+ cá ăn muối: chỉ việc cá thấm vị muối.
+ nó ăn ảnh: chỉ việc ảnh của người đó rất đẹp.
+hổ dán rất ăn : chỉ việc hồ dán tốt, dán rất dính.
+ phanh xe rất ăn: chỉ việc phanh xe hoạt động rất tốt.
Bài tập 17:
_Việc dung từ trong đoạn trích bản nghị luận kinh tế - xã hội sau: có lỗi về phong cách do
dung từ ngữ không phù hợp với ngôn ngữ của bạn nghị luận kinh tế - xã hội mang tính
khẩu ngữ: có người nói, gỡ ra, cú sốc, ….

 Bài tập 18:

Giá trị: mang tính hệ thống chặt chẽ, đảm bảo tính hệ thống của văn bản, hai từ ngữ này
cùng nhau phối hợp để tạo nên một chỉnh thể chung. 

Hiệu quả biểu đạt: nâng cao hiệu quả thuyết phục của lập luận và các luận điểm, để thu
hút và hấp dẫn người đọc, người nghe, khách quan, trung hòa về sắc thái biểu cảm.
Bài tập 19: 
-“Xùm xoà” với xum xuê, loà xoà, loẹt xoẹt
Giống: đều là những từ láy dùng để diễn tả những sự vật không gọn gàng, bừa bãi
Khác: 
Xùm xoà: rậm rạp, um tùm 
Xum xuê: diễn tả sự phát triển dồi dào của cây cối, đơm hoa kết quả
Loà xoà: diễn tả những vật mềm dài buông xuống và tỏa ra không đều, không gọn 
Loẹt xoẹt: luôn ở chỗ này chỗ nọ không yên chân
-Tính hệ thống của các từ ngữ được sử dụng trong đoạn: để miêu tả cơn dông, người viết
đã sử dụng các từ ngữ “tối sầm”, “quay cuồng”, “mãnh liệt”, “xé rạch”, “đen kịt”, “kinh
thiên động địa”: đây là trường từ vựng những từ mang cùng một nét đồng nhất dùng để
miêu tả cơn dông, các từ có mối quan hệ với nhau về ngữ nghĩa, ngữ pháp, biểu thái, các
từ nối tiếp nhau diễn tả rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc về trạng thái mạnh dần
của cơn dông. 
Bài tập 20:
Tác dụng miêu tả sống động về một dòng sông của từ ngữ trong đoạn trích: 
Dòng sông chảy theo nhiều hướng: con sông vẫn phải tả xung hữu đột
Dòng nước cuốn hung bạo, dữdội: những ngọn sóng lực lưỡng, vùng vẫy, nhảy nhót,
nhào lộn, nổ súng ùng oàng, kéo nhau vụt chạy giống như đàn ngựa phi nước đại 
Con sông hiền hòa, trữ tình: thở phào, trôi khoan thai, dang tay ôm vào lòng
Bài tập 21: 
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng: là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ thực tại của xã hội
đương thời. Âm hưởng thơ tỏ rõ tâm trạng chán chường, khinh miệt của số đông thanh
niên có học thức trước thực tại quẩn quanh, bế tắc của xã hội lúc bấy giờ. 
Rừng:  ám chỉ những nhà văn có phong cách viết cẩu thả làm mất đi sự trong sáng của
tiếng Việt.

Bài tập 22:

-  Đoạn 1:

+ Đây là văn bản khoa học, có sử dụng các hệ thống thuật ngữ của ngành khoa học,
chúng mang tính hệ thống chặt chẽ, và có thể mang tính quốc tế về hình thức âm thanh,
và cả về nội dung khái niệm; chúng có tính đơn nghĩa và đòi hỏi việc sử dụng chính xác.

+ Các thuật ngữ khoa học: bộ nhiễm sắc thể, lai khác loài, cách li sinh sản, cách li di
truyền.

-  Đoạn 2:

+ Đây là văn bản hành chính, các từ hành chính mang tính pháp quy chặt chẽ được sử
dụng với tần số cao; các từ ngữ này cũng có tính đơn nghĩa và đòi hỏi việc sử dụng phải
chính xác, thích hợp với nội dung của văn bản và mức độ của vấn đề.

+ Các từ hành chính: căn cứ vào Điều 46 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội khóa IX kì
họp thứ 6 và kì họp thứ 8 về chương trình xây dựng pháp luật.

Bài tập 23:

Cách dùng từ ngữ của nhà văn Hoài Thanh và từ ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích:
Các từ ngữ Nguyễn Du và Hoài Thanh nói về các nhân vật rất chuẩn xác vì miêu tả đúng
diện mạo, lột tả được tính cách nhân vật.
 Kim Trọng: rất mực chung tình
 Thuý Vân: cô em gái ngoan
 Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt
 Thúc Sinh: sợ vợ
 Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ
 Tú Bà: màu da “nhờn nhợt”
 Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi”
 Sở Khanh:  chải chuốt dịu dàng
 Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề “xoen xoét” 

Bài tập 24:


- Thay ‘ thăm hỏi’ → ‘ chúc mừng’: vì ngày cuộc kháng chiến chống Mỹ giành được
thắng lợi là một ngày vui, một ngày trọng đại đối với toàn thể dân tộc, vì vậy việc dùng
từ ‘ chúc mừng’ vừa phù hợp với nghĩa biểu thái, vừa phù hợp với nghĩa biểu cảm.
- Thay ‘ thăm viếng’ → ‘ thăm’: việc sử dụng từ ‘ thăm viếng’ có ý nghĩa như tới tỏ lòng
tiếc thương trước thi hài, chân dung hoặc phần mộ của người đã khuất; không phù hợp
với đối tượng được nói đến trong bản Di chúc của Bác.
- Thay ‘hạng’ → ‘ lớp’: việc thay đổi từ ngữ cho thấy sự kính trọng sâu sắc, lòng biết ơn
đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
- Thay ‘tuổi’ → ‘ xuân’: thể hiện việc Bác luôn trẻ mãi, sống mãi trong lòng của mỗi
người dân Việt Nam.
- Thay ‘ bình thường thôi’ → ‘ không có gì lạ’: làm thay đổi tính biểu cảm của câu song
thể hiện được sự lo lắng của nhân dân khi Bác tuổi ngày càng cao, sức khỏe ngày càng
yếu.
- Thay ‘ phải’ → ‘ sẽ’: việc thay đổi từ có tác dụng như một câu nói giảm nói tránh, thể
hiện rõ sự đau thương, mất mát của nhân dân nếu Bác ra đi.
Bài tập 25:
- Thay ‘ lọt’ →  ‘ mặc’: ‘ lọt’ thể hiện sự vô tình, không cố ý của ánh trăng khi in bóng
lên dòng nước biếc; ‘ mặc’ thể hiện sự không quan tâm, mặc kệ của dòng nước biếc khi
ánh trăng in bóng lên mình.
- Thay ‘ tuôn’ →  ‘ khô’: ‘ tuôn’ thể hiện sự dâng trào của cảm xúc, cảm xúc lúc đó
không thể kìm nén vào trong được nữa; ‘ khô’ thể hiện một mức độ cao hơn của cảm xúc,
khóc đến mức khô lệ, khóc đến mức không còn lệ để rơi.
- Thay ‘ đìu hiu’ →  ‘ hắt hiu’: ‘ đìu hiu’ thể hiện sự vắng vẻ và buồn bã; ‘ hắt hiu’ thể
hiện việc gió thổi (gió thổi hiu hắt) ở trạng thái yếu ớt, mong manh, gây cảm giác buồn
vắng, cô đơn, cảm giác của cái sắp lụi tàn (đôi khi ám chỉ không gian nơi đang sống vắng
lặng và hiu hắt, chỉ có gió hiu hắt), thể hiện rõ sự đau thương của một con người ra đi mãi
mãi.
Bài tập 26:
Không thể thay thế các từ ngữ hành chính bằng các từ khác vì đây là một văn bản hành
chính, các từ ngữ được sử dụng phải có tính đơn nghĩa, mang tính khái niệm, khách quan
và mang tính pháp quy chặt chẽ nên không thể tuỳ tiện thay thế được. 

Bài tập 27:


 “Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày công bố. Những quy định trước đây
trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.” 
 “Nay ban hành bản Điều lệ trường tiểu học mục đích thống nhất cho tất cả các loại
hình trường tiểu học.” 

Bài tập 28: 


“Sau khi tìm khắp gian ngoài buồng trong không thấy một ai, họ xuống bếp chọc tay vào
cót gio và bồ trấu. Rồi họ sục ra mé sau nhà. Cũng vô hiệu. Nhưng bỗng có tiếng trẻ con
khóc thét lên thì hai anh tuần mới khám phá ra chỗ người trốn. 
Cuộc săn lùng dù riết đến đâu cũng không sao tróc đủ một trăm người đi xem đá bóng.”

Bài tập 29:


Cái hay của việc dùng từ “Canh cánh” chính là một mặt, câu văn nói về tác phẩm nhưng
chính là nói về con người Bác, tâm hồn Bác (hoán dụ và nhân cách hoá), mặt khác diễn tả
được chính xác trạng thái day dứt không nguôi, luôn luôn lo nghĩ về việc nước, luôn luôn
nhớ thương đất nước và đồng bào còn đang trong tình trạng lầm than, đau khổ. Hơn nữa.
Từ “canh cánh” có một âm hưởng riêng do cấu tạo theo kiểu láy toàn phần (có biến
thanh) với âm chính của phần vần ở hai tiếng là /a/, nên âm thanh của nó gây ấn tượng về
một trạng thái kéo dài, thường xuyên như không có chấm dứt. 

Nếu thay từ đó bằng một trong các từ “thể hiện, bộc lộ, thường trực, diễn tả…” thì giá trị
nghệ thuật sẽ giảm đi rất nhiều vì các từ này chỉ có tác dụng nói đến một đặc điểm nội
dung của một tác phẩm văn học như một vật thể mà không phải nói đến một người, một
tâm hồn. 

Bài tập 30: 

Cũng vì vậy nên nét bút Nguyễn Du là bước những nét bút có thần và bước vào thế giới
Nguyễn Du là bước vào một thế giới sinh động và vô cùng phong phú. Ở đây có đủ buồn
chán, giận hờn, đau đớn, chờ mong, thương nhớ, phấn khởi, hả hê, có cái khoan khoái
trong một cảnh chơi xuân, cảnh ghê rợn trong một đêm trăng khuya vượt tường trốn, cái
e lệ của tình yêu trong buổi đầu gặp gỡ, cái trắng trợn của một con trùm đĩ, cái tàn bạo
của quan lại, cái thô bỉ của sai nha, cái khí thế ngang tàng của một tay anh hùng hảo hán.

(Hoài Thanh)

Các từ in nghiêng trong đoạn văn trên cho thấy việc sử dụng linh hoạt, sáng tạo vốn từ
vựng Tiếng Việt sẽ làm cho câu văn sinh động, gây ấn tượng hấp dẫn và làm nổi bật nội
dung muốn nói, rất trúng và rất đúng với tâm thế và tính cách nhân vật mà Nguyễn Du
khắc họa trong tác phẩm của mình.

Bài tập 31:

1. Sau khi qua đời, Bác Hồ đã để lại một di sản vô cùng to lớn và hào hùng.
2. Đến năm 2000, Việt Nam phải thanh toán hết trang thiết bị cũ kĩ, lac hậu, phải đầu
tư một số dụng cụ y khoa cần thiết, tối thiểu cho các trạm y tế xã như răng, mắt.
3. Những kết quả trong 50 năm qua là nhờ sự nỗ lực to lớn của toàn ngành, dưới sự
lãnh đạo đúng đắn của Đảng, dự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của nhân dân.
4. Sau năm 1945, dân tộc ta đi lên từ trong đêm mờ xa xôi, lạnh cóng của lịch sử,
bước đi xiêu vẹo, khoác tấm áo tả tơi nhiều mảnh vá.
5. Người chiến sĩ ấy trong cuộc sống hàng ngày rất hiền lành nhưng đến lúc ra trận
đánh giặc thì dũng cảm vô cùng. 
6. Bởi vậy vấn đề nghiên cứu mạng lưới y tế cơ sở nhằm góp phần cải thiện và nâng
cao năng lực hoạt động để đáp ứng tốt hơn yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho nhân dân.
7. Tổ chức y tế cơ sở đã tích cực triển khai các đề án phòng chống dịch bệnh, giám
sát dịch tễ cho nên số ca mắc và tử vong của các bệnh truyền nhiễm đã từng bước
được khống chế và đẩy lùi.
8. Do cơ sở vật chất, trang thiết bị nghèo nàn, thiếu thốn nên không thể đáp ứng được
yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tình trạng đó cũng gây nên các sự cố uốn
ván rốn, áp xe do tiêm chích, nhiễm trùng hậu sản chưa thể thanh toán được.

    

Bài tập 32:

+  Nhỏ: có kích thước, số lượng, phạm vi hoặc giá trị, ý nghĩa không đáng kể, hay kém
hơn so với phần lớn những cái khác cùng loại.
 VD: Vòng tròn nhỏ quá tôi không chui qua được.

+  Nhỏ nhắn: nhỏ về tầm vóc, trông cân đối dễ thương.

VD:  Cô gái ấy có thân hình nhỏ nhắn rất đáng yêu.

+  Nho nhỏ: nhỏ với mức độ ít.

VD: Từ xa xa tôi thấy ngôi nhà nho nhỏ trên đỉnh núi.

+  Nhỏ nhoi: nhỏ bé, ít ỏi, gây ấn tượng mỏng manh, yếu ớt.

VD:  Một chút hi vọng nhỏ nhoi danh cho cô ấy cũng không có.

+  Nhỏ nhẻ: (nói năng ăn uống) thong thả, chậm rãi với vẻ giữ gìn, từ tốn.

VD: Bạn ấy nói năng nhỏ nhẻ như con gái.

+  Nhỏ nhen: tỏ ra hẹp hòi, để ý đến cả điều rất nhỏ về quyền lợi trong quan hệ đối xử

VD:  Anh em tốt không nên nhỏ nhen với nhau.

+ nhỏ nhặt: nhỏ bé, vụn vặt, không đáng để tâm, chú ý

VD:  Hãy rèn luyện bản thân từ những chuyện nhỏ nhặt nhất.

Bài tập 33:

 Chú ý:  Sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định
hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt động
tiến hành có hiệu quả.

VD:  Học sinh chú ý nghe giảng bài.

 Chú trọng: Đặc biệt coi trọng đến một vấn đề hoặc một đối tượng nào đó

VD:  Việc giảng dạy cần được chú trọng.

 Để ý: Sự xem xét, theo dõi, để tâm trí đến một đối tượng hoặc một sự kiện trong
một lúc nào đó.

VD:  Nhân lúc không ai để ý, hắn ta đã lẻn đi mất.


 Lưu tâm: Chú ý đến một cách đặc biệt.

VD:  Vấn đề này không đáng để lưu tâm.

 Quan tâm: Để tâm, chú ý đến một cách thường xuyên.

VD:  Chuyện của anh ta, tôi không quan tâm cho lắm.

 Lưu ý: Để ý đến để xem xét, theo dõi hoặc giải quyết.

VD:  Anh em lưu ý là đường có nhiều ổ gà, trời tối nên đi cẩn thận.

    Bài tập 34: Viết một đoạn văn về tình yêu nam nữ có sử dụng các từ vốn thuộc trường
nghĩa về lửa chuyển sang từ vốn thuộc trường nghĩa tình cảm.
       Tình yêu nam nữ là một cung bậc cảm xúc tuyệt đẹp, là một phần không thể thiếu
của nhân loại. Tình yêu ấy được nhen nhóm từ một ngọn lửa nhỏ giữa hai tâm hồn đồng
điệu, rồi rực cháy lên thành tình yêu nồng nhiệt. Tình yêu đôi lứa chỉ thực sự bắt đầu khi
hai trái tim có chung một nhịp đập và nảy sinh cảm giác quấn quít không nỡ rời xa. Một
tình yêu đẹp sẽ thôi thúc con người ta trở nên tích cực, lạc quan hơn và biết yêu thương
bản thân nhiều hơn nữa. Tình yêu sẽ mang đến niềm vui và niềm hạnh phúc cho những
người đang yêu. Ở đó, ta không chỉ tìm thấy được một chỗ dựa tinh thần vững chắc mà
còn được tiếp thêm sức mạnh, nguồn động lực lớn lao khiến mỗi ngày trôi đi đều thật có
ý nghĩa. Một tình yêu chân chính không phải là ràng buộc, kiểm soát, chiếm hữu và thao
túng lẫn nhau. Tình yêu đẹp sẽ chính là gia vị của cuộc sống, thêm thắt những mảng màu
tươi sáng vào bức tranh trong lòng của mỗi người. 
     – Những từ thuộc trường nghĩa về lửa chuyển sang trường nghĩa tình cảm: ngọn lửa
nhỏ, nhen nhóm, rực cháy, nồng nhiệt.

     Bài tập 35: Viết một đoạn văn về tệ nạn xã hội dùng từ vốn thuộc trường nghĩa “bệnh
tật và điều trị”.
      Tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy, đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đến
không chỉ bản thân người nghiện mà còn cả gia đình và xã hội. Có thể nói đây là một
trong những con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ: HIV/AIDS. Ma túy gây ra
nguy cơ khôn lường cho cơ thể. Người nghiện sẽ bị hư hại niêm mạc mũi nếu dùng ma
túy theo dạng hít, có các triệu chứng như ngưng thở đột ngột, gây nguy hiểm tính mạng.
Phổi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, gây ung thư phổi, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng
phổi… Nguy hiểm nhất là dùng ma túy dạng chích. Ở những tụ điểm tiêm chích, họ còn
pha thêm các chất bẩn gây áp-phê, hậu quả là các con nghiện phải cưa cụt tay chân hay
nhiễm trùng máu. Hệ thần kinh bị tổn thương nặng do ảnh hưởng của thuốc, kém tập
trung, suy nghĩ, chán nản và thiếu ý chí vươn lên nên việc cai nghiện cũng khó khăn.
Không chỉ dừng ở đó, tiêm chích ma túy còn hủy hoại con đường công danh, sự nghiệp
của người nghiện. Họ trở mất dần khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình.
Đã có bao bài học, biết bao câu chuyện kể về những công nhân, kĩ sư… đã gục ngã trước
ma túy, để rồi bị bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, con đường tương lai tươi sáng bỗng vụt tắt,
tối tăm. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nỗi,
bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Chính vì vậy, việc xóa bỏ tệ nạn xã hội là trách
nhiệm của mỗi công dân. Hãy nói không với các tệ nạn xã hội để chúng ta có thể cùng
nhau sống trong một xã hội thực sự bình yên, hạnh phúc, văn minh và hiện đại.
– Trường từ vựng bệnh tật và điều trị: căn bệnh, triệu chứng, cai nghiện, tổn thương,
nguy hiểm tính mạng, hư hại, nhiễm trùng,...

You might also like