You are on page 1of 7

CHƯƠNG 2: ĐƠN VỊ TỪ VỰNG

Bài 1:
Ngoài những đặc trưng chung ( như tính có sẵn, tính tái hiện, tính bắt buộc, tính
chất sở hữu chung…), từ của tiếng việt còn có những đặc trưng riêng.
Những đặc trưng riêng của từ tiếng việt là:
+ hình thức ngữ âm của từ luôn cố định
+ bất biến ở mọi vị trí, mọi quan hệ và chức năng trong câu
+ không biểu hiện trong nội bộ từ mà biểu hiện chủ yếu ở ngoài từ, trong tương
quan với các từ khác trong câu
Bài 2:
Theo tôi, khi dạy HSTH giáo viên nên sử dụng thuật ngữ “ tiếng” vì thuật ngữ
“tiếng’ được coi là dễ nhận biết, dễ tiếp thu đối với HSTH. Bên cạnh đó, có giá trị
thực hành cao. Tuy nhiên, nếu dùng thuật ngữ này phải hiểu nội dung của thuật ngữ
và quan niệm của tác giả đã đề xuất ra nó.
Bài 3:
+ Từ đơn: Hồ, về, thu, nước, trăng, rọi, vào,các, thuyền, ra, khỏi, bờ, thì, gió, sóng,
vỗ, một, lát, gần, một, bây, giờ, sen, trên, đã, gần, hàn, nhưng, vẫn, còn, mấy, đoá,
nở, muộn, hoa, muì, hương, đưa, theo, chiều
+ Từ ghép: trong vắt, toả sáng, gợn sóng, đông nam, đám sen
+ Từ láy: mênh mông, lăn tăn, hây hẩy, rập rình, lơ thơ, ngào ngạt
Bài 4:
+ Từ ghép phân nghĩa: nông trường, mái ngói, nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy
nghiền cói, nụ cười
+ Từ ghép hợp nghĩa: đó đây, tươi đỏ
Bài 5:
2 từ khác nhau ở chỗ:
+ về nghĩa: một từ có nghĩa khái quát, chỉ loại lớn; một từ có nghĩa cụ thể, chỉ loại
nhỏ
+ về cấu tạo: một từ là từ ghép phân nghĩa, một từ là từ ghép hợp nghĩa
Bài 6:
Các từ này là từ ghép hợp nghĩa vì hai hình vị trong mỗi từ đều có nghĩa từ vựng
Bài 7:
a. Nghĩa của từ ghép “ nhà cửa”: không hoàn toàn trùng với nghĩa của 2 từ đơn
“nhà”, “cửa” cộng lại. Nghĩa của từ ghép “ nhà cửa” có “tính chất mới”, tính chất
khái quát, tổng hợp. Từ này không chỉ riêng “ cái nhà”, “ cái cửa” mà chỉ chung
“nhà ở”
b. “Anh em” trong “ anh em như chân với tay” là từ ghép
“Anh em” trong câu còn lại là 2 từ đơn.
Căn cứ vào ngữ, vào tình huống giao tiếp, hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ mà ta biết
được như vậy
c. – Đối với nhóm thứ nhất ta có:
+ Từ ghép phân loại: học đòi, học gạo, học lỏm, học vẹt,
+ Từ ghép tổng hợp: học tập, học hành, học hỏi,
- Đối với nhóm thứ hai ta có:
+ Từ ghép phân loại: anh cả, anh trai, anh rể
+ Từ ghép tổng hợp: anh em, anh chị, anh nuôi, anh ruột, anh họ
- Đối với nhóm thứ ba ta có:
+ Từ ghép tổng hợp: bạn học, bạn đường, bạn đọc, bạn vàng, bạn hữu
+ Từ ghép phân loại: bạn đời, bạn bè, bạn hàng, bạn vong niên
Bài 8:
a. Phân biệt nghĩa:
- vàng xuộm: vàng đậm và đều khắp
- vàng hoe: vàng nhạt nhưng tươi và ánh lên
- vàng ối: vàng đậm, tươi
- vàng tươi: vàng một cách tươi tắn
- vàng giòn: vàng khô, già nắng
- vàng mượt: vàng một cách mượt mà
b. Những từ chỉ màu vàng:
- vàng úa, vàng chanh, vàng nhạt, vàng đậm, vàng nuột, vàng xọng,…
Bài 9:
a. - Các từ láy trong đoạn thơ: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm
ầm
- Giá trị biểu hiện, biểu cảm của các từ láy trên: góp phần khắc hoạ, thể hiện nỗi
buồn nhớ da diết và tâm trạng lo lắng, vô vọng của Thuý Kiều
b. – Các từ láy trong đoạn thơ trên: tà tà, thơ thẫn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ,
sè sè, rầu rầu
- Giá trị biểu hiện: góp phần tạo nên một khung cảnh u buồn, quạnh hiu
Bài 10:
-Phân biệt nghĩa:
+ nho nhỏ: nhỏ với mức độ ít
+ nhỏ nhắn: nhỏ về tầm vóc, trông cân đối dễ thương
+ nhỏ nhoi: bé, ít ỏi, gây ấn tượng mỏng manh, yếu tố
+ nhỏ nhẻ: ( nói năng, ăn uống) thong thả, chậm rãi với vẻ từ tốn
+ nhỏ nhen: tỏ ra hẹp hòi, để ý đến cả những điều rất nhỏ về quyền lợi trong quan
hệ đối xử
-Đặt câu: anh ấy rất nhỏ nhen trong mối quan hệ với bạn bè
Bài 11:
- Điểm giống nhau của các từ láy này là:
+ về cấu tạo: mô hình cấu tạo của các từ láy này là: X “ ấp”- Xy ( X là phụ âm đầu,
“ấp” là vần của tiếng đứng trước, y là vần của tiếng đứng sau)
+ Về nghĩa: diễn tả trạng thái ẩn- hiện, có- không, lên- xuống, sáng- tối một cách
đều đặn của sự vật hiện tượng.
- Tìm thêm từ: gệp ghềnh, nhấp nhô, nhấp nhổm, bập bềnh,…
Bài 12:
Có láy. Vì láy ở mỗi vị trí đầu của mỗi âm tiết, tồn tại một phụ âm tắc- thanh hầu
nhưng phụ âm đó không được biểu hiện trên chữ viết
Bài 13:
Có láy. Vì láy ở mỗi vị trí đầu của mỗi âm tiết, tồn tại một phụ âm tắc- thanh hầu
nhưng phụ âm đó không được biểu hiện trên chữ viết
Bài 14:
a. Phân biệt nghĩa 2 từ trong từng cặp từ:
-nhỏ/ nhỏ nhắn
+ nhỏ: có kích thước, số lượng, quy mô không đáng kể, trái với lớn
+ nhỏ nhắn: tầm vóc nhỏ và trông cân đối, dễ thương
- lạnh/ lạnh lùng:
+ lạnh: cảm giác của con người khi nhiệt độ xuống thấp
+ lạnh lùng: là một trạng thái, tính cách của con người, tỏ ra thiếu hẳn tình cảm
trong quan hệ tiếp xúc với người với việc
- run/ run rẩy:
+ run: sợ một cái gì đó, hoặc run vì lạnh
+ run rẩy: run nhiều, tỏ vẻ sợ sệt
Bài 16:
a. – Nghĩa biểu vật là loại sự vật được từ gọi tên, biểu thị; là phạm vi sự vật mà từ
đó được sử dụng
- Nghĩa biểu niệm của từ là những hiểu biết của con người về những thuộc tính bản
chất của sv, ht trong thực tế khách quan được phản ánh vào ngôn ngữ
b.
- Từ ‘xuân” trong ngữ cảnh 1:
+ Nghĩa biểu vật: chỉ mùa xuân
+ Nghĩa biểu niệm: mùa đầu tiên trong một năm ( từ tháng giêng đến tháng 3)
- Từ “ xuân” trong ngữ cảnh 2:
+ Nghĩa biểu vật: chỉ sự trẻ trung
+ Nghĩa biểu niệm:
- Từ “ xuân” trong ngữ cảnh 3:
+ Nghĩa biểu vật: chỉ những cô gái trẻ
Bài 18:
Từ “đầu” có các nghĩa biểu vật cơ bản sau:
1. bộ phận trên cùng, trước hết của người, động vật, trong chứa não: đầu người, đầu

2. bộ phận ở vị trí trên cùng của sự vật
3. bộ phận ở vị trí trước hết của sv
4. bộ phận ở vị trí ngoài cùng, tận cùng của sự vật
5. trí tuệ, ý chí
6. vai trò điều khiển lãnh đạo
7. đơn vị tính toán
Bài 22.
Nghĩa thứ nhất (a) là nghĩa gốc.
Hai nghĩa sau (b), (c) là những nghĩa chuyển. Nghĩa (b) là nghĩa ẩn dụ, nghĩa (c) là
nghĩa hoán dụ
Bài 23:
a. Dựa vào quan niệm về từ đồng nghĩa phải có ít nhất một nét nghĩa chung.
A,B,C: chỉ kích thước bề rộng rộng lớn; D: không chỉ kích thước bề rộng mà là
kích thước hình khối
b. Dựa vào hiện tượng chuyển nghĩa từ.
Nhà nghĩa (2) có nghĩa gốc, chỉ công trình xây dựng, đùng để ở, không có nghĩa là
gia đình ( những người ruột thịt với nhau) nên không thay thế được
Nhà nghĩa(1) có nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ: dựa trên quan hệ giữa vật
chứa và vật bị chứa. Ở đây “ nahf” chỉ những người ruột thịt, đồng nghĩa với gia
đình
Bài 24:
Mỗi thành ngữ từng nhóm biểu thị một khía cạnh, một dạng thức, một trạng thái
khác nhau của sự vật ( nhóm 2) và sự vật ( nhóm 1)
Cần chỉ ra dạng thức, trạng thái cụ thể được biểu hiện trong từng thành ngữ ở mỗi
nhóm là dạng thức, trạng thái gì. Đó chính là sắc thái ngữ nghĩa của từng thành
ngữ. Qua các thành ngữ này, hiện thực khách quan( sự vật hoạt động) hiện lên với
tất cả sự phong phú, đa dạng, nhiều màu vẻ
Bài 28:
a. Bạn nối khố: bạn rất thân, đồng cam cộng khổ từ hồi còn nhỏ
Đặt câu: “ hồi nhỏ, bố và chú ngạn là hai người bạn nối khố với nhau đấy” ( Đỗ
Chu)
- Bạn con thấy cắn đôi: Bạn rất thân thiết
Đặt câu: “ tôi với ông Khoáng bên kia là đôi bạn con chấy cắn đôi có nhau”
( Lý Biên Cương)
b. – Các thành ngữ, quán ngữ đó ít nhiều khác nhau về sắc thái nghĩa
+ Quê cha đất tổ: nơi tổ tiên, ông cha đã cư trú
+ Quê hương bản quán: là nơi nguyên quán, là quê quán gốc gác của một người
+ Nơi chôn rau cắt rốn: lầ nơi mình sinh trưởng, cha mẹ đã chôn nắm rau và cắt
cuống rốn khi mình mới chào đời
- Đặt câu:
+ “ quê cha đất tổ một lúc đứt ruột bỏ đi, làm gì mà không đau xót hả bác”
( Kim Lân)
+ “ Hằng trăm hàng ngàn gia đình dưới xuôi sắp lên Điện Biên xây dựng nơi này
thành một cái quê hương bản quán thứ hai của mình” ( Nguyễn Tuân)
+ “ Cái thành phố đáng yêu này tuy không phải là nơi chôn rau cắt rốn, nhưng
Thăng vẫn thấy nặng tình với nó” ( Phạm Hổ)
c.- Phân biệt nghĩa:
+ Cày sâu cuốc bẫm: Làm ăn cần cù, chăm chỉ ( trong nghề nông)
+ Chân lấm tay b ùn: Lao động vất vả, khổ cực liên tục cả ngày từ sớm mai đến tối
- Đặt câu:
+ Vợ chồng nhà ấy cày sâu cuốc bẫm quanh năm mà cuộc sống vẫn gian an, thiếu
thốn
+ “ Quanh năm họ làm ăn vất vả, chân lấm tay bùn, đổi bát mồ hôi lấy bát cơm”
( Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp)
+ “ Chúng tôi có túng đói mới phải đem cái thân đi làm thuê một nắng hai
sương..”( Nguyên Hồng)

You might also like