You are on page 1of 4

Nghệ thuật trong tục ngữ

a. Tục ngữ có mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung và hình thức

Trong một câu tục ngữ hình thức và nội dung luôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau tạo thành một câu
hoàn chỉnh thống nhất cả về hình thức và nội dung. Điều này thể hiện tính bền vững cho câu tục ngữ.

Tục ngữ có nhiều nghĩa. Một câu bao giờ cũng có nghĩa đen và nghĩa bóng.

Ví dụ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

+Nghĩa đen: Mực có màu đen, đèn thường dùng để thắp sáng. Ý câu này là nếu để mực rây ra tay sẽ bị
dính màu đen của mực còn ngồi gần đèn thì được ánh sáng từ đèn chiếu rõ.

+ Nghĩa bóng: “mực” ở đây là chỉ những người xấu xa, những điều không hay trong cuộc sống, còn “đèn”
đại diện cho những thứ tốt đẹp, những con người tốt trong cuộc sống. Qua hình ảnh của “mực” và
“đèn” ông cha ta muốn nhắn nhủ với lớp trẻ rằng môi trường sống rất quan trọng, ảnh hưởng đến nhận
thức và lối sống của mỗi chúng ta một cách sâu sắc. Gần những điều xấu xa sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực
thậm chí là bị tha hóa còn gần những điều tốt đẹp sẽ giúp ta trở nên trong sáng và lành mạnh hơn.

b. Tính hình tượng trong tục ngữ

Tính hình tượng trong tục ngữ thể hiện qua những phép so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Ông cha ta muốn
thông qua những hình tượng hóa để thể hiện tư tưởng, quan niệm đúc kết lại kinh nghiệm, chân lý,
phương châm sáng tạo nhưng cũng rất sâu sắc. Tính hình tượng hóa này giúp chúng ta dễ hiểu và có liên
tưởng, suy ngẫm.

Ví dụ: “Người sống đống vàng” – Đống vàng thể hiện của cải vật chất giàu sang

“Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn” – Biển đông thể hiện những chông gai, thử thách to lớn
trong cuộc sống. Biển đông còn là những sóng gió, gập ghềnh rộng lớn như chính tên gọi của biển cả bao
la.
c.Tục ngữ có vần điệu và sự hòa đối

– Tục ngữ có hình thức lưu truyền bằng miệng nên đa số nó đều có vần điệu để dễ thuộc, dễ nhớ.
Thường thì tục ngữ có vần liền và vần cách.

Ví dụ: “Ăn không lo của kho cũng hết”; “Ăn cây nào, rào cây nấy”…

– Trong các câu tục ngữ bao giờ cũng thể hiện rõ yếu tố nhịp điệu, cách ngắt nhịp linh hoạt như ngắt
trên yếu tố vần, trên cơ sở đổi ý hay theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca.

Ví dụ: “Cái răng cái tóc là góc con người”; “Cần cù bù thông minh”…

Tục ngữ có tính hòa hợp và cân đối tạo sự nhịp nhàng, vững chắc trong câu. Có các hình thức đối là đối
thanh và đối ý.

Ví dụ: “Được làm vua, thua làm giặc”; “Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”…

d. Hình thức ngữ pháp trong tục ngữ

Các câu tục ngữ thường chia ra các vế, mỗi vế là các phán đoán, có thể là sự khẳng định hoặc cũng có
thể là những phán đoán trái ngược trong 2 vế.

Ví dụ: “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”; “Dục tốc bất đạt”…

e. Các kiểu suy luận trong tục ngữ

Sử dụng các quan hệ từ trong câu để thể những liên hệ sau đây:
Liên hệ tương đồng: các vế có ý nghĩa ngang nhau, thường sử dụng các từ “như, như thế, cũng là…”

Liên hệ không tương đồng: các vế không tương đương nhau, thường sử dụng “hơn, sao bằng,”…

Liên hệ tương phản, đối lập: các vế có ý nghĩa đối lập nhau “nhưng, mà, trái lại…”

Liên hệ nhân quả: Thể hiện nguyên nhân và kết quả của sự việc “tất phải, tất yếu, đương nhiên…”

Phân biệt tục ngữ với các hình thức dân gian khác

– Phân biệt tục ngữ với ca dao: ca dao và tục ngữ thường rất khó phân biệt. Chúng ta phân biệt chủ yếu
dựa trên nội dung:

+ Ca dao thường có xu hướng thể hiện tình cảm, tâm tư, tâm tình của chủ thể.

+ Tục ngữ lại thiên về đúc kết kinh nghiệm, những răn dạy mang tính lý trí, khách quan.

– Phân biệt tục ngữ với thành ngữ: trước đây người ta cho rằng tục ngữ và thành ngữ luôn có mối quan
hệ rất chặt chẽ nên thường sẽ không phân chia thể loại. Tuy nhiên ngày nay người ta phân biệt 2 loại
như sau:

+ Thành ngữ là những cụm từ cố định, sẵn có quen thói để dùng.

+ Tục ngữ phải đúc kết kinh nghiệm hay lời khuyên răn, dạy bảo của người đi trước.

– Phân biệt tục ngữ với ngạn ngữ: 2 loại này khác nhau ở chỗ ngạn ngữ là những câu nói lưu hành từ xưa
thể hiện những lời hay ý đẹp được ca tụng.

Ví dụ tục ngữ và phân tích

– Tục ngữ có câu “Uống nước nhớ nguồn”, vậy hiểu câu này như thế nào?
Đây là câu tục ngữ nổi tiếng trong khối kho tàng văn học đồ sộ của dân gian thể hiện truyền thống tốt
đẹp của nhân dân ta. “Nước” và “nguồn” là hay danh từ chỉ sự vật bao quát nhau. “Nước” chảy từ
“nguồn”, “nguồn” là nơi sản sinh ra “nước”. “Uống” và “nhớ” chỉ hành động của con người, ý muốn nói
khi chúng ta uống “nước” hãy nhớ về nơi nước được tạo nên đó chính là đầu nguồn. Chỉ với 4 chữ ngắn
gọn, súc tích ông cha ta muốn khuyên răn con cháu khi hưởng thụ thành quả hãy trân trọng và biết ơn
những người đã sản sinh ra nó.

– Câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Trong câu này, “gỗ” chỉ chất liệu, “nước sơn” là muốn nói rằng màu
sắc bên ngoài sau khi hoàn thành sản phẩm. Bằng hình ảnh ẩn dụ “gỗ” không đơn giản chỉ là chất liệu
làm nên đồ vật mà ẩn dụ cho cái bên trong, bản chất của sự việc, còn “nước sơn” chỉ cái bên ngoài, hình
thức ông cha ta muốn nhắn nhủ rằng quan trọng nhất vẫn là bản chất bên trong, bản chất của sự vật, sự
việc còn những thứ bên ngoài chỉ là phù du, dễ tan biến.

Trên đây là một số kiến thức cung cấp cho các bạn hiểu rõ hơn về tục ngữ là gì cũng như nội dung, nghệ
thuật của tục ngữ. Vốn ngôn ngữ dân gian của dân tộc rất đa dạng, phong phú và giàu hình ảnh, mỗi
chúng ta cần tìm hiểu để biết rõ hơn và sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp. Đó cũng là cách giữ gìn và
bảo vệ nguồn văn học dân gian mãi mãi bất tận và lưu truyền ngàn đời cho các thế hệ mai sau.

You might also like