You are on page 1of 12

14. Chủ đề 14: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.

Vận dụng tư tưởng


Hồ Chí Minh trong việc xây dựng con người mới hiện nay ở nước ta và
liên hệ trách nhiệm bản thân?
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những tài sản vô giá mà Bác đã để
lại cho nước ta và cho thế hệ tương lai mai sau, nó bao gồm hệ thống
những quan điểm toàn diện nhất và sâu sắc nhất về những vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam. Trong đó có tư tương Hồ Chí Minh về con
người, Người luôn khẳng định một vai trò nòng cốt của con người. Hồ
Chí Minh khẳng định, con gười là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định
thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, “ vô luận việc gì, đều
do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Tư tưởng
Hồ Chí Minh về con người chiếm một vị trí trung tâm, là chiều sau nhất
trong tư duy lý luận của Người, chứa đựng những giá trị khoa học vô
cừng lớn. Bên cạnh đó, hiện nay bối cảnh quốc tế trải qua nhiều biến đổi,
phát triển mạnh mẽ về khoa học, mở ra một thời đại tri thức và xã hội
thông tin toàn cầu. Vấn đề con người và xây dựng con người, phát triển
con người, phát triển nguồn nhân lực, phát huy nhân tố con người trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội đã trở thành vấn đề bức thiết đối với
mỗi quốc gia. Sự phát triển và xây dựng con người mới đã trở thành tiêu
chí ngày càng quan trọng đối với Việt Nam cũng như trên thế giới. Vì
vậy, em lựa chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng con người mới hiện nay ở
nước ta và liên hệ trách nhiệm bản thân? ”
2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, chúng ta cần phải nghiên cứu và tìm hiểu về quan điểm
của Hồ Chí Minh về con người tìm hiểu thực trạng vận dụng quan điểm
này vào Việt Nam hiện nay trong xây dựng con người và liên hệ trách
nhiệm bản thân, từ đấy có thể đưa ra một số kiến nghị nhằm xây dựng và
phát huy nhân tố con người ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng của Bác
Hồ
I. LÝ LUẬN CHUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI.
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người.
Nhắc đến Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người chúng ta thấy được
rõ các quan niệm về con người được nhìn nhận về các mặt sau:
Thứ nhất, Con người được nhìn nhận như mặt chỉnh thể. Theo Hồ
Chí Minh, con người là một chỉnh thể, thống nhất về trí lực, tâm lực, thể
lực, đa dạng bởi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội (quan hệ gia đình,
dòng tộc, làng xã, quan hệ giai cấp, dân tộc,…) và các mối quan hệ xã hội
(quan hệ chính trị, văn hóa, đạo đức, tôn giáo..) Trong mỗi con người đều
có tính tốt và tính xấu.
Thứ hai, con người được nhìn nhận dựa vào lịch sử - cụ thể. Bác
xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, giai cấp, theo giới tính,
theo lứa tuổi( thanh niên, già, trẻ,…), nghề nghiệp (công nhân, nông dân
trí thức,..), chức vụ, vị trí,…. trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Đó là
con người hiện thực, cụ thể, khách quan.
Thứ ba, con người nhìn nhận qua bản chất con người mang tính xã
hội.Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất. Trong quá trình lao
động, sản xuất, con người dần nhận thức được các hiện tượng, quy luật
của tự nhiên, của xã hội: hiểu về mình và hiểu biết lẫn nhau…, xác lập
các mối quan hệ giữa người với người. Người giải thích “chữ người,
nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bè bạn; nghĩa rộng là đồng bào cả
nước; rộng hơn nữa là cả loài người.” Con người có tính xã hội, là con
người xã hội, thành viên của một cộng đồng xã hội.
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người.
Con người vừa là mục tiêu của cách mạng. Con người là chiến lược
số một trong tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh. Mục tiêu này được
cụ thể hóa trong ba giai đoạn cách mạng (giải phóng dân tộc - xây dựng
chế độ dân chủ nhân dân - tiến dần lên xã hội chủ nghĩa) nhằm giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người. Các giải phóng kết hợp chặt chẽ với nhau, giải phóng dân tộc đã
có một phần giải phóng xã hội và giải phóng con người; đồng thời nối
tiếp nhau, giải phóng dân tộc mở đường cho giải phóng xã hội, giải phóng
giai cấp và giải phóng con người. Sự nghiệp cách mạng là xóa bỏ các áp
bức, bóc lột, xóa bỏ các chế độ cũ đưa xã hội cũ tiến đến xã hội chủ
nghĩa. Mọi người là chủ và làm chủ xã hội, có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, một xã hội văn minh tiến bộ.
Con người là động lực của cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, con
người là vốn quý, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách
mạng. Người nhấn mạnh, “trong bầu trời không quý bằng nhân dân, trong
thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.”, “ việc dễ
mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong”.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Nhân dân là người sáng tạo ra
mọi giá trị vật chất và tinh thần. Nhân dân là yếu tố quyết định thành
công của cách mạng. "Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một
lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi".
1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người.
Ý nghĩa của việc xây dựng con người. Đây là yêu cầu khách quan
của sự nghiệp cách mạng, vừa cấp bách vừa lâu dài, có ý nghĩa chiến
lược. Xây dựng con người là việc trọng tâm, bộ phận hợp thành của chiến
lược phát triển đất nước, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con
người xã hội chủ nghĩa, con người xã hội chủ nghĩa là động lực xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Vì vậy việc xây dựng con người rất quan trọng và cần
quan tâm.
Nội dung xây dựng con người. Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng
con người toàn diện vừa “hồng” vừa “chuyên”. Xây dựng co người toàn
diện với những khía cạnh chủ yếu:
- Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng “mình
vì mọi người, mọi người vì mình”.
- Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ quốc.
-Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng.
- Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ,
nêu gương.
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao đạo đức cách mạng,
quét sạch chủ nghĩa cá nhân; bồi dưỡng về năng lực trí tuệ, trình độ lý
luận chính trị, văn hóa, khoa học- kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại
ngữ, sức khỏe.
Phương pháp xây dựng con người. Mỗi người tự rèn luyện, tu
dưỡng ý thức, kết hợp chặt chẽ với xây dựng cơ chế, tính khoa học của bộ
máy và tạo dựng nền dân chủ. Việc nêu gương, nhất là người đứng đầu,
có ý nghĩa quan trọng. Người nói rằng “lấy gương người tốt, việc tốt hằng
ngày để giáo dục lẫn nhau” là rất cần thiết và bổ ích. Biện pháp giáo dục
có vị trí quan trọng. Người nhắc nhở rằng “hiền, giữ của con người không
phải là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”, các cháu mẫu giáo, tiểu
học như tờ giấy trắng, chúng ta vẽ xanh thì xanh, vẽ đỏ thì đỏ. Ngoài ra
không thể thiếu vai trò của Đảng. Thông qua các phong trào cách mạng
như “Thi đua yêu nước”, “Người tốt việc tốt”.
II. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC XÂY
DỰNG CON NGƯỜI MỚI HIỆN NAY Ở NƯỚC TA.
2.1. Sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng
con người mới hiện nay ở nước ta.
Hiện nay, bối cảnh quốc tế trải qua nhiều biến đổi, phát triển mạnh
mẽ về khoa học, mở ra một thời đại tri thức và xã hội thông tin toàn cầu.
Vấn đề con người và xây dựng con người, phát triển con người, phát
triển nguồn nhân lực, phát huy nhân tố con người trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội đã trở thành vấn đề bức thiết đối với mỗi quốc gia.
Sự phát triển và xây dựng con người mới đã trở thành tiêu chí ngày càng
quan trọng đối với Việt Nam cũng như trên thế giới.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước, đang từng bước hội nhập quốc tế, đi lên xã hội chủ nghĩa. Mà để
thực hiện những điều này thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người.
Con người là chỉnh thể thống nhất về trí lực, tâm lực, đa dạng bởi các
mỗi quan hệ,… là những thứ cần có để đưa đất nước phát triển và hướng
đến một nền văn minh. Cùng với việc phát triển đất nước thì việc xây
dựng con người mới cũng phải thực hiện. Muốn một đất nước phát triển
thì cần những con người có mục đích và lối sống cao đẹp, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, những con người của xã hội chủ nghĩa, có tư tưởng,
tác phong và đạo đức xã hội chủ nghĩa và năng lực làm chủ. Tóm lại,
việc xây dựng con người là điều rất quan trọng và là vấn đề hàng đầu của
mọi thế hệ, mọi giai đoạn lịch sử. . Tư tưởng của Người về con người rất
rõ ràng và là cơ sở để chúng ta quán triệt vận dụng. Chúng ta rõ sự cần
thiết của việc vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng con
người mới ở nước ta hiện nay.
2.2. Thực trạng.
2.2.1. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng
con người mới hiện nay ở nước ta.
Sau 30 năm đổi mới, sự nghiệp “ trồng người” ở Việt Nam đã có
chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả.
Vấn đề giáo dục được đặt vào những mối quan tâm hàng đầu. Mọi
trẻ em đều được cắp sách đến trường, được nhận giáo dục từ thầy cô. Các
thế hệ trẻ được trang bị đầy đủ kiến thức, được nhận sực giáo dục về lối
sống, đạo đức, tri thức,……
Cùng với sự phát triển của đất nước, mỗi công dân nước ta cũng đang rèn
luyện tích cực, cố gắng làm theo những gì Bác dạy, Bác nói, và những gì
Bác đã để lại. Mỗi công dân đang cố gắng trau dồi bản thân, góp một phầ
trog việc phát triển đất nước, đưa đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã quán triệt vận dụng tư tưởng Hồ chí
Minh trong việc xây dựng người mới, đóng góp một phần không nhỏ.
Nhà nước đã quan tâm thực hiện các chính sách xã hội để nâng cao đời
sống cho người dân, thể hiện sâu sắc tính ưu việt của chế độ xã hội chủ
nghĩa. Hệ thống an sinh xã hội nói chung, hệ thống bảo hiểm nói riêng ở
Việt Nam thay đổi theo hướng mở rộng đối tượng, loại hình như bảo
hiểm bắt buộc (bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện).
Nhà nước thực hiện chính sách cấp bảo hiểm y tế hỗ trợ chăm sóc sức
khỏe miễn phí cho trẻ em đến 6 tuổi, hỗ trợ một số đối tượng chính sách,
người nghèo. Các chính sách trợ giúp xã hội được mở rộng về quy mô và
đối tượng, với mức trợ giúp ngày càng tăng…
Việc thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo những năm qua của Việt
Nam được thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Nhà nước đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng cho các vùng nghèo, nâng cấp, làm mới, cải tạo các tuyến
giao thông, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế; đồng thời tiếp tục
quan tâm tạo nguồn lực để dân cư đẩy mạnh sản xuất, phát triển ngành
nghề tăng thu nhập. Tại Đại hội XII, Đảng ta xác định một trong những
mục tiêu quan trọng là: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn
diện phải trở thành mục tiêu của của chiến lược phát triển”.
2.2.2. Thách thức.
Bên cạnh những gì nước ta đã cố gắng đạt được thì nước ta cũng
đối mặt với những thách thức và khó khăn. Cụ thể:
Thứ nhất, suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống. Hiện nay, một bộ
phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả những cán bộ giữ vị trí cấp cao
trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đến thanh thiếu niên và
người dân lao động. Tệ nạn tham nhũng, chạy chức chạy quyền diễn biến
phức tạp, ngày càng tinh vi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng
và sự trong sạch, nghiêm minh của bộ máy công quyền. Đây là một trong
những nguy cơ mà trong nhiều văn kiện, chỉ thị, nghị quyết Đảng ta đã đề
cập, cảnh báo. Ngoài ra tệ nạn xã hội ở tầng lớp thanh niên ngày một gia
tăng do sự buông lỏng quản lý, giáo dục của gia đình,…..
Thứ hai, sự đứt gãy hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa giữa các thế hệ. Đây là
một hạn chế trong công tác chăm lo, phát triển con người mà Đại hội XII
cho rằng một trong những nguyên nhân là “tình trạng nhập khẩu, quảng
bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài đã tác
động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nhất là
lớp trẻ”, “Một số cơ quan truyền thông có biểu hiện thương mại hóa, xa
rời tôn chỉ, mục đích, chưa làm tốt chức năng định hướng dư luận và xây
dựng con người”
Thứ ba, sự trỗi dậy của những thói quen xấu. Đi lên CNXH từ một nước
nông nghiệp lậc hậu, từng là thuộc địa của thực dân, đế quốc, con người
Việt Nam bên cạnh những đức tính, phẩm chất tốt vẫn còn nhiều thói
quen xấu: chủ nghĩa cơ hội, bè phái; hám danh; thiếu ý thức tuân thủ
pháp luật; lãng phí; khả năng làm việc tập thể chưa cao… Con người là
chủ thể sáng tạo ra văn hóa và văn hóa làm cho con người trở nên Người
hơn, nhưng thực tế trong những năm qua, việc tạo dựng môi trường văn
hóa chưa được quan tâm đúng mức khiến cho việc giáo dục, hình thành
những giá trị nhân cách tốt đẹp trong con người chưa hiệu quả. Con
người vẫn phải sống trong những môi trường thiếu lành mạnh, trong sạch,
bị những sản phẩm, hiện tượng phi văn hóa cám dỗ. Điều này đã được
Văn kiện Đại hội XII thẳng thắn nhìn nhận: “Đời sống văn hóa tinh thần
ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách hưởng thụ văn hóa
giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân
dân chậm được rút ngắn. Môi trường văn hóa còn tồn tại những biểu hiện
thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục”
III. LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM BẢN THÂN.
Cũng như những người khác, em cũng là một công dân Việt Nam.
Vì vậy, bản thân em cũng có trách nhiệm trong việc xây dựng con người
mới, xây dựng đất nước. Bản thân cần phải phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng
về đạo đức lối sống theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện tại,
bản thân em đang nổ lực học tập về ý thức, tri thức, trau dồi bản thân làm
gương cho những thế hệ sau này, cũng như cố gắng trở thành một công
dân có ích, góp một phần nhỏ trong việc xây dưng đất nước, đưa đất
nước ta ngày một phát triể mạnh mẽ.
Ngoài ra, về việc phê phán những người có lối sống, đạo đức, tư
tưởng suy thoái. Bản thân phải tuân thủ pháp luật, luôn đặt bản thân
trong tập thể, gần gũi với mọi người, có trách nhiệm học hỏi những tính
tốt của mọi người, cùng với đó cần phải phê phán lên án những biểu hiện
xuất phát từ động cơ vu lợi, gây hại cho xã hội..
Tuyên truyền lối sống lành mạnh, định hướng cho mọi người xung
quanh cần phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chống lối sống thực
dụng; phải thẳng thắn, trung thực, bảo vệ người tốt, bảo vệ quan điểm của
Đảng; chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích;
không bao che khuyết điểm,…
KẾT LUẬN

Hệ thống Tư tưởng Hồ Chí Minh là một tài sản vô cùng quý báu của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho đất nước Việt Nam ta. Trong hệ thống
này, về con người, Bác đã chỉ rõ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của
con người đối với sự nghiệp cách mạng cũng như sự phát triển đất nước
và xã hội trong tương lai. Vì vậy, Người nhấn mạnh việc xây dựng con
người mới. “Trồng người” là công việc trăm năm, không thể nóng vội
“một sớm một chiều”, không thể làm một lúc mà xong, không phải tùy
tiện. Việc xây dựng con người mới là một quá trình lâu dài, vì vậy không
thể coi nhẹ việc giáo dục. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, tư
tưởng đó tiếp tục được Đảng và Nhà nước ta quán triệt vận dụng và phát
huy. Con người Việt Nam đang là trung tâm trong “chiến lược phát triển
toàn diện”, đang là động lực của công cuộc xây dựng xã hội mới với mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên
chủ nghĩa xã hội”.
Từ những tìm hiểu trên, có thể đề xuất một số giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao hiệu quả con người và chiến lược “trồng người” những
năm tới theo Tư tưởng Hồ Chí Minh:
Thứ nhất, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
đối với vấn đề phát triển đào tạo con người mới XHCN.
Thứ hai, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, “chăm lo bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.
Thứ ba, phát huy hiệu quả vai trò của đoàn thanh niên và các đoàn thể xã
hội trong việc hình thành nhân cách con người mới XHCN.
Thứ tư, kết hợp cơ sở đào tạo, nhà trường với doanh nghiệp, các ngành,
các địa phương trong nền giáo dục đào tạo con người mới.
Thứ năm, xây dựng môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, cơ sở vật
chất cho lớp trẻ học tập đấu tranh và tôi luyện thành con người mới
XHCN.
Thứ sáu, chú trọng vấn đề an ninh con người, với những nhiệm vụ cụ thể
như: Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống
các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền
văn hóa, làm tha hóa con người. Có giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi sự
xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt hạn chế của con
người Việt Nam. Đồng thời, phải quan tâm xây dựng môi trường văn hóa
lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập quốc tế.
Thứ bày, cần chú trọng xây dựng về tư tưởng, lối sống, đạo đức, bồi
dưỡng, giáo dục những giá trị nhân văn cho con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://baothanhhoa.vn/thoi-su/quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-con-
nguoi/118914.htm
2. https://lytuong.net/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-con-nguoi/
3. https://123docz.net/document/2592149-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-
xay-dung-con-nguoi-moi-va-su-van-dung-cua-dang-cong-san-viet-nam-
trong-cong-cuoc-doi-moi-o-nuoc-ta-hien-nay.htm
4. https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tu-ban-quan-ly-lang/5864-
van-dung-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-xay-dung-con-nguoi-moi-xa-hoi-
chu-nghia-hien-nay.html
5. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-
minh/ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/tu-tuong-ho-chi-minh-
ve-xay-dung-con-nguoi-phat-trien-giao-duc-nang-cao-dan-tri-1993
6. GS,TS. Đỗ Huy, 2015, Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dưng con
người, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, Báo điện tử Đảng cộng sản
Việt Nam.
7. Giáo trình……………..
8. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà
Nội.

You might also like