You are on page 1of 6

Chủ đề 6: Phân tích vai trò của đội ngũ tri thức Việt

Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.


Liên hệ thực tiễn bản thân sinh viên.
Phần 1: Khái niệm và đặc điểm của tầng lớp trí thức
I. Khái niệm
*Đội ngũ trí thức là lực lượng sáng tạo, bảo vệ, trao quyền, lan tỏa các
sản phẩm và giá trị văn hóa
“C. Mác và Ph. Ăng-ghen từng khẳng định: Mỗi thế hệ một mặt tiếp
tục cái hoạt động được truyền lại, trong những hoàn cảnh đã hoàn
toàn thay đổi, và mặt khác, lại biến đổi những hoàn cảnh cũ bằng một
hoạt động hoàn toàn thay đổi”
Đội ngũ trí thức luôn đóng vai trò là người sáng tạo ra các giá trị
văn hóa về vật chất và tinh thần, trong từng giai đoạn khác nhau,
những giá trị văn hóa ấy tạo nên sự phong phú trong nền văn hóa Việt.
*Đội ngũ trí thức là đối tượng thụ hưởng, tiêu dùng và thẩm định các
giá trị văn hóa.
Tạo động lực cho việc sáng tạo giá trị văn hóa mới
Chủ thể có khả năng đánh giá, thẩm định sản phẩm văn hóa để từ đó
khẳng định hoặc phê phán
Tạo ra những trào lưu xã hội trong việc tiêu dùng các sản phẩm văn
hóa
Lực lượng có khả năng tiếp biến, sáng tạo ra những giá trị văn hóa
mới
II. Đặc điểm của tầng lớp trí thức.

Đội ngũ trí thức là một lực lượng quan trọng trong xã hội, đóng góp
vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ. Dưới đây
là một số đặc điểm của đội ngũ trí thức:

Về trình độ chuyên môn:


 Có trình độ học vấn cao, chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực
mình nghiên cứu, giảng dạy hoặc công tác.
 Nắm vững kiến thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến và có khả năng
áp dụng vào thực tế.
 Có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo và giải quyết vấn đề.

Về phẩm chất đạo đức:

 Có lòng yêu nước, yêu nghề, tâm huyết với công việc.
 Có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và ý thức tổ chức
kỷ luật.
 Có lối sống lành mạnh, gương mẫu.

Về vai trò xã hội:

 Là lực lượng đi đầu trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng công
nghệ, phát triển kinh tế và xã hội.
 Là người truyền bá tri thức, giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
 Là nhà tư vấn, tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc
hoạch định chính sách, chiến lược phát triển đất nước.

Về sự phát triển:

 Đội ngũ trí thức ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng.
 Cấu trúc đội ngũ trí thức ngày càng đa dạng, bao gồm nhiều
thành phần xã hội khác nhau.
 Vai trò của đội ngũ trí thức ngày càng được khẳng định trong xã
hội.

Ngoài ra, đội ngũ trí thức còn có một số đặc điểm khác như:

 Có khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin hiệu quả.


 Có khả năng làm việc độc lập và nhóm.
 Có khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội.

Lưu ý:
 Đặc điểm của đội ngũ trí thức có thể thay đổi theo thời gian và
điều kiện cụ thể của từng quốc gia, khu vực.
 Cần phân biệt đội ngũ trí thức với những người có trình độ học
vấn cao nhưng không hoạt động trong lĩnh vực trí thức.

Ví dụ về vai trò của đội ngũ trí thức

 Các nhà khoa học nghiên cứu, phát triển các giống cây trồng,
vật nuôi mới, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm nông nghiệp.
 Các nhà giáo dục, giảng viên đào tạo nguồn nhân lực cho đất
nước.
 Các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ sáng tác các tác phẩm văn học,
nghệ thuật góp phần nâng cao đời sống tinh thần của con người.
 Các nhà quản lý, lãnh đạo điều hành các cơ quan, doanh nghiệp
góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

=> Tóm lại, đội ngũ trí thức là một lực lượng quan trọng trong xã
hội, đóng góp vào sự phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực

Phần 2: Vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong việc
xây dựng đất nước hiện nay
- Đội ngũ trí thức là những cá nhân giàu lòng yêu nước, mang trong
mình đạo đức và lý tưởng cách mạng. Sự gắn bó mạnh mẽ với Đảng,
Nhà nước và dân tộc giúp họ trở thành lực lượng có vai trò quan trọng
trong liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, dưới sự
lãnh đạo chiến lược của Đảng.
 Trên lĩnh vực chính trị: Đội ngũ trí thức nước ta là lực lượng
tiên phong trong việc nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn
để cung cấp những luận cứ khoa học khách quan, đề xuất hệ
thống lý luận khoa học sát thực, tham mưu định hướng chiến
lược cho Đảng, Nhà nước trong hoạch định con đường phát triển
đất nước ở tầm vĩ mô cũng như ở từng lĩnh vực cụ thể; đồng
thời, trực tiếp tham gia phản biện, đóng góp ý kiến về từng chủ
trương, đường lối, chính sách, chương trình, dự án, đề án phát
triển đất nước.
 Trên lĩnh vực kinh tế: Đội ngũ trí thức là bộ phận cơ bản của
nguồn nhân lực chất lượng cao, là lực lượng sản xuất trực tiếp
quyết định khả năng nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng
và phát triển kinh tế.
 Trên lĩnh vực văn hóa: Đội ngũ trí thức là lực lượng có vai trò
chủ đạo trong việc sáng tạo ra các công trình, tác phẩm văn hóa,
nghệ thuật có giá trị cao, đồng thời, thông qua các hoạt động
giao lưu, hợp tác quốc tế , góp phần làm cho nền văn hóa nước
nhà ngày càng hiện đại, cũng như quảng bá các giá trị văn hóa
Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
 Trong lĩnh vực xã hội: Trí thức là lực lượng cơ bản trong thực
hiện giáo dục-đào tạo. Điều này làm cho lực lượng lao động Việt
Nam ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn, kiến
thức, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của quá trình đổi mới, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Phần 3: Thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay và
giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ trí thức hiện nay.
I. Thực trạng
*Ưu điểm
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Lực lượng chủ chốt của cách
mạng là công nhân và nông dân...Nhưng cách mạng cũng cần có lực
lượng trí thức”=>Khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức
trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay
 Đội ngũ trí thức tăng đáng kể về chất lượng và số lượng
 Đội ngũ trí thức có vai trò quan trọng và tích cực trong việc
cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
 Từng bước nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của đất
nước, vươn lên tiếp cận với trình độ của khu vực và thế giới
 Động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
*Nhược điểm:
 Đội ngũ trí thức còn những hạn chế như: Nhân tố tinh hoa và
hiền tài chưa nhiều
 Tuy đông đảo về số lượng nhưng một số ngành trọng yếu còn
thiếu chuyên gia đầu ngành
 Đội ngũ kế cận chưa thực sự được quan tâm, vun đắp, bồi
dưỡng, chưa có nhiều cá nhân và tập thể khoa học mạnh, có uy
tín ở khu vực và trên thế giới
 Năng lực sáng tạo và thực hành, ứng dụng còn hạn chế
II. Giải pháp
 Đội ngũ trí thức không ngừng tích lũy tri thức, kinh nghiệm , đổi
mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu trong điều kiện mới,
không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp mà còn ở các
lĩnh vực tri thức khác-> tạo nền tảng tiếp tục sáng tạo tri thức
mới, cống hiến nhiều hơn cho đất nước trong thời gian tới
 Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là yếu tố quyết định đến
nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển đất nước. Trong hệ
động lực thúc đẩy phát triển đất nước, nguồn nhân lực chất
lượng cao là động lực cơ bản, chủ yếu, quyết định nhất.
 Sự cống hiến trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội của đội ngũ trí
thức là động lực trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân
tộc trong thời đại mới.
 Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là động lực thúc đẩy đổi
mới, sáng tạo trong phát triển đất nước

Phần 5: Liên liên hệ thực tiễn bản thân sinh viên


 Là sinh viên để phát triển trong sự nghiệp xây dựng đất nước,
chúng ta phải nỗ lực, học tập, tích lũy, phải nhận thức đầy đủ,
đúng đắn kiến thức khoa học cơ bản, biết vận dụng linh hoạt
sáng tạo kiến thức vào giải quyết vấn đề hiệu quả trong học tập,
cuộc sống
 Trung thành với Tổ quốc, tích cực tham gia các hoạt động an
ninh quốc phòng ở địa phương, tham gia các hoạt động đền ơn
đáp nghĩa
 Trách nhiệm là một sinh viên, tầng lớp trí thức, năng động, sáng
tạo, không ngừng trau dồi những kiến thức khoa học nhân loại,
mỗi sinh viên cần được hỗ trợ và định hướng của Đảng, Nhà
nước, nhà trường và của toàn xã hội, do đó mỗi sinh viên không
những chấp hành đúng quy định Nhà trường về đảm bảo an ninh
trật tự mà còn phải tham gia tích cực vào các phong trào bảo vệ
an ninh
 Tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, sẵn sàng
lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

You might also like