You are on page 1of 8

TÍNH GIAI CẤP CỦA Ý THỨC XÃ HỘI

- Trong xã hội, các giai cấp có những điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau,
những lợi ích khác nhau do địa vị xã hội mỗi giai cấp quy định. Vì vậy ý thức xã
hội của các giai cấp có nội dung và hình thức phát triển khác nhau hoặc đối lập
nhau.
- Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện ở tâm lý xã hội, cũng như (là) ở hệ tư
tưởng xã hội. - Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là tư tưởng
của giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị ở thời đại đó.
- (Theo) chủ nghĩa Mác – Lênin, là hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của giai
cấp công nhân, ngọn cờ giải phóng của quần chúng bị áp bức, bóc lột.
- Hiện nay các thế lực thù địch đang không ngừng tấn công vào chủ nghĩa Mác –
Lênin, muốn phủ nhận, xóa bỏ nó.
(Câu hỏi 1: Vậy, ai cho mình biết chúng ta phải làm gì ạ?)
- Do vậy, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện thế giới ngày
nay là một nhiệm vụ quan trọng của cuộc đấu tranh vì mục tiêu độc lập, dân tộc,
dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng, ý thức của các giai cấp trong xã hội có sự tác
động qua lại với nhau.
- Giai cấp bị trị chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp thống trị. Tuy nhiên (lại) có
tác động ngược trở lại.
< Dẫn: Sau đây là ví dụ: …. >
VD: Ví dụ 1. Trong xã hội phong kiến
+Giai cấp địa chủ là giai cấp thống trị nên có điều kiện vật chất tốt, giàu có,chiếm
đoạt nhiều ruộng đất, có quyền lực, sống sang trọng, ngại lao động chân tay.
+Giai cấp nông dân là giai cấp bị trị, bị mất ruộng đất trở nên nghèo túng, sống
chân chất,làm thuê ruộng của địa chủ , yêu lao động.
>>> Giai cấp nông dân hoàn toàn chịu ảnh hưởng của thế lực thống trị.
Ví dụ 2. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa,giai cấp tư sản và giai cấp vô sản do khác
nhau về vị trí,vai trò trong hệ thống sản xuất xã hội,dẫn đến đối lập nhau về địa vị
trong chế độ kinh tế-xã hội trở thành hai giai cấp thống trị-bị trị.
Ví dụ 3. Trong xã hội TBCN, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản (công nhân) - giai
cấp bị trị và giai cấp tư sản - giai cấp thống trị dâng cao.
Trong hoàn cảnh đó, Mác và Ănghen là những người xuất thân từ tầng lớp trên
nhưng nhờ tư tưởng tiến bộ, hai ông đã hiểu sâu sắc cuộc sống khốn khổ của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động nên hai ông đã quyết định đứng trên lợi ích
của giai cấp công nhân, xây dựng hệ thống lí luận để cung cấp cho giai cấp công
nhân : 1 công cụ sắc bén để nhận thức và cải tạo thế giới đưa họ thoát khỏi sự áp
bức bất công.
- Trong xã hội có phân chia giai cấp thì ý thức cá nhân về bản chất, là biểu hiện
mức độ này hay mức độ khác ý thức giai cấp.
- Tuy nhiên, nếu quá nhấn mạnh điều kiện sinh hoạt của cá nhân, sẽ dẫn tới hiểu
sai bản chất của ý thức cá nhân.
- Trong ý thức xã hội, ngoài tâm lý và hệ tư tưởng của xã hội giai cấp, còn bao
gồm tâm lý dân tộc, tình cảm, ước muốn, tập quán, thói quen, tính cách,… của dân
tộc, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo thành truyền thống dân tộc.
- Tâm lý dân tộc có mối liên hệ hữu cơ với ý thức giai cấp.
- Giai cấp công nhân được vũ trang bằng hệ tư tưởng Mác – Lênin luôn luôn quan
tâm sâu sắc đến việc bảo vệ và phát triển những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện ở mặt nào?
A. Mặt tâm lý xẫ hội và mặt hệ tư tưởng xã hội
B. Mặt tâm lý cá nhân và mặt hệ tư tưởng cá nhân
C. Mặt tâm lý xã hội và mặt hệ tư tưởng cá nhân
D. Mặt tâm lý cá nhân và mặt hệ tư tưởng xã hội
Đáp án A.
Câu 2: Tính giai cấp của ý thức xã hội được xác định bởi yếu tố nào sau đây?
A. Huyết thống, chủng tộc
B. Lợi ích kinh tế.
C. Tài năng cá nhân.
D. Địa vị trong hệ thống sản xuất.
Đáp án B.
Câu 3: Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện ở cả tâm lý xẫ hội và hệ tư tưởng
xã hội có nghĩa là gì?
A. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội đều phản ánh lợi ích, nhu cầu, mong
muốn, quan điểm, lập trường của một giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội nào đó
trong xã hội.
B. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội đều phản ánh lợi ích, nhu cầu, mong
muốn, quan điểm, lập trường của toàn xã hội.
C. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội đều phản ánh lợi ích, nhu cầu, mong
muốn, quan điểm, lập trường của cá nhân, nhóm người nào đó trong xã hội
D. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội đều phản ánh lợi ích, nhu cầu, mong
muốn, quan điểm, lập trường của một nhà nước, tổ chức nào đó trong xã hội
Đáp án A.
Câu 4: Hệ tư tưởng xã hội là gì?
A. Hệ tư tưởng xã hội là hệ thống các quan niệm, lý luận, giá trị, chuẩn mực,
phương pháp, phương tiện, mục tiêu của một cá nhân, nhóm người nào đó.
B. Hệ tư tưởng xã hội là hệ thống các quan niệm, lý luận, giá trị, chuẩn mực,
phương pháp, phương tiện, mục tiêu của toàn xã hội.
C. Hệ tư tưởng xã hội là hệ thống các quan niệm, lý luận, giá trị, chuẩn mực,
phương pháp, phương tiện, mục tiêu của một giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội
nào đó
D. Hệ tư tưởng xã hội là hệ thống các quan niệm, lý luận, giá trị, chuẩn mực,
phương pháp, phương tiện, mục tiêu của một tổ chức, nhà nước nào đó
Đáp án C.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BỔ SUNG THÊM
Câu 1: Tính giai cấp của ý thức xã hội là gì?
A. Là sự phản ánh khách quan của tồn tại xã hội trong ý thức xã hội.
B. Là sự phản ánh đa dạng của các mặt của tồn tại xã hội trong ý thức xã hội.
C. Là sự phản ánh đối lập của các lợi ích và quan điểm của các giai cấp trong ý
thức xã hội.
D. Là sự phản ánh chung của các quan điểm được toàn xã hội thừa nhận trong ý
thức xã hội.
 Đáp án C
Câu 2: Tính giai cấp của ý thức xã hộ có nghĩa là các giai cấp khác nhau có những
quan điểm, tư tưởng, tình cảm khác nhau hoặc đối lập nhau. Điều nay được giải
thích bởi nguyên nhân nào sau đây?
A. Các giai cấp có những điều kiện sống, cơ sở kinh tế khác nhau.
B. Các giai cấp có những lợi ích và địa vị xã hội khác nhau.
C. Các giai cấp có những nhu cầu và nguyện vọng khác nhau
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Đáp án D
Câu 3: Tính giai cấp của ý thức xã hội được xác định bởi điều gì theo quan điểm
Mác Lênin?
A. Sức mạnh quân sự
B. Sự phân chia tư duy tri thức
C. Tầng lớp xã hội
D. Khả năng kinh tế
Đáp án: c. Tầng lớp xã hộ

VÀN DỤNG QUAN ĐIỂM DUY VÀT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI VÀO LỐI SỐNG SINH
VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong những năm gần đây xã hội đang thay đổi từng ngày với một tốc độ chóng
mặt. Xã hội ngày càng phát triển đã nâng cao tư tưởng và lối sống của nhiều người
nhưng bên cạnh đó những luồng tư tưởng và hành vi lạc hậu vẫn tồn tại và đang tác
động xấu đến một bộ phận người dân đặc biệt là thế hệ sinh viên trẻ hiện nay. Nói
đến sinh viên tức là nói đến thế hệ đang nắm trong tay tri thức cùng với những hiểu
biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Con người Việt
Nam mới mà chúng ta đang xây dựng, đặc biệt là những sinh viên đang sống trong
thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phải là con người phát triển toàn diện.
Quá trình xây dựng con người mới đồng thời là quá trình đấu tranh loại bỏ những
gì lạc hậu, phản tiến bộ trong đó hành vi lạc hậu được xem là một rào cản lớn, một
“sợi dây” trói buộc sự vận động, phát triển của xã hội.
3.1. Khái quát về lối sống sinh viên
Việc hình thành lối sống tích cực, nhân văn đóng vai trò hết sức quan trọng thể
hiện mối quan hệ lành mạnh giữa con người với con người, thể hiện tư tưởng đạo
đức tiến bộ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Việt Nam với đầy đủ phẩm
chất tốt đẹp. Trong đó sinh viên là những người trẻ tuổi, năng động, sáng tạo, có
chí tiến thủ, có ước mơ và hoài bão lớn trong học tập và cuộc sống. Chính sinh viên
là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về kinh tế, giáo
dục… Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi
cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. Đã có nhiều sinh viên nhận được
bằng phát minh , sáng chế; và không ít trong số những phát minh ấy được áp dụng,
được biến thành những sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Trong học tập, sinh viên
không ngừng tự đổi mới phương pháp học sao cho lượng kiến thức họ thu được là
tối đa. Không chờ đợi, thụ động dựa vào thầy cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu,
lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn. Phần lớn sinh viên đều có khả năng thích nghi
cao với mọi môi trường sinh sống và học tập. Họ không chỉ học tập trong một
phạm vi hẹp ở trường, lớp; giới trẻ ngày nay luôn phát huy tinh thần học tập ở mọi
nơi, mọi lúc. Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân loại, sinh viên Việt Nam còn tiếp
thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ thuật. Sau
những giờ học tập căng thẳng sinh viên tham gia vào các hoạt động vui chơi giải
trí, thể thao, xem các chương trình bổ ích, tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể
dục thể thao như Sinh Viên tài năng , sáng tạo tuổi trẻ, nghiệp vụ, hội thao. Sự năng
động của sinh viên còn được thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội
như y tế, từ thiện… Ngoài giờ học, sinh viên còn tích cực tham gia công tác phòng
chống dịch Covid-19,các chương trình Mùa Hè Xanh, Tiếp Sức Mùa Thi,... Bằng
sự năng động, sinh viên luôn tự cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình phù
hợp với sự thay đổi và phát triển của xã hội. Rõ ràng, năng động và sáng tạo là
những ưu điểm nổi bật của sinh viên Việt Nam thời đại mới. Phong cách độc lập
trong cuộc sống cũng như trong học tập cũng góp phần xây dựng một hình tượng
đẹp về sinh viên Việt Nam. Không giống như sinh viên các thế hệ trước chỉ biết
sống phụ thuộc vào gia đình, sinh viên ngày nay đã biết tự thân tự lập. Không chỉ
riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác trong cuộc sống đều được sinh viên giải
quyết trong sự chủ động. Ngoài giờ học, họ tìm việc làm kiếm thêm tiền mua sách
vở hay phục vụ cho những chi tiêu thường ngày khác. Nhiều người không chỉ lo
được cho bản thân mà còn có thể giúp đỡ những người bạn khác thiệt thòi hơn
mình, hay giúp đỡ gia đình ngay cả khi họ vẫn còn ngồi trong giảng đường đại học.
Những con người ấy thật đáng khâm phục, xứng đáng trờ thành những gương mặt
tiêu biểu đại diện cho sinh viên Việt Nam thời đại mới. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại
một bộ phận sinh viên có những hành vi, tư tưởng lạc hậu đang gây ra một trở ngại
lớn cho sự phát triển của xã hội. Theo cách hiểu thông thường, lạc hậu là bị tụt lại
phía sau, không theo kịp đà tiến độ, chống lại những tư duy mới, hành động mới
trong mọi lĩnh vực của đời sống văn hoá , chính trị, kinh tế-xã hội…
a) Biểu hiện
Trên thực tế những biểu hiện của hành vi lạc hậu được thể hiện, bộc lộ
dưới rất nhiều dạng, nhiều khía cạnh. Có những biểu hiện chỉ thoáng qua
người ta đã biết, nhưng có những biểu hiện không phải ai cũng dễ nhận ra,
do đó việc nhận diện đúng hành vi lạc hậu để đấu tranh khắc phục là việc
làm cần thiết.
Biểu hiện của hành vi lạc hậu của sinh viên tồn tại cả ở cấp độ tư
tưởng và ở cấp độ hành động. Ở cấp độ tư tưởng, sự lạc hậu của tư tưởng
tư sản đang gây tác động đến một bộ phận sinh viên. Đã xuất hiện tư tưởng
sính ngoại, ca ngợi một chiều, những lối suy nghĩ cũ còn chi phối nhiều
đến cuộc sống sinh viên như lối nghĩ duy cảm, tư tưởng thực dụng, tâm lý
“đám đông”,… dẫn tới trụy lạc trong lối sống, bạc nhược về tư tưởng, vun
vén lợi ích cá nhân và những biểu hiện, đạo đức lối sống khác trong thanh
niên,... Tư tưởng là vấn đề đầu tiên và cũng là vấn đề lớn nhất cần bàn đến.
Tư tưởng của một bộ phận sinh viên còn sai trái, lệch lạc. Dưới sự tác động
ồ ạt của nền kinh tế thị trường, dường như giới trẻ ngày nay luôn nhìn sự
vật dưới con mắt của người tư bản. Đó là cái nhìn thiển cận, lệch lạc đang
gây tác động xấu đến một bộ phận sinh viên.
b) Hành vi
Nét lạc hậu trong hành vi của sinh viên biểu hiện rõ trong việc nhìn
nhận một cách sai lầm về giá trị cuộc sống. Nhiều thanh niên lấy đồng tiền
làm thước đo giá trị trong cuộc sống. Trong xã hội ấy, kẻ có tiền là kẻ mạnh.
Điều này vô hình chung tạo nên một suy nghĩ “chạy theo thành tích” , bằng
mọi giá phải nâng cao thành tích, hiệu số. Chính vì thế, không ít sinh viên
con nhà giàu đã sử dụng đồng tiền gây ra nhiều chuyện sai trái: mua điểm,
chèn ép bạn bè… Lối sống hưởng thụ dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực khác
trong sinh viên. Tệ nạn xã hội, thái độ không đúng đắn đối với lao động xảy
ra nhiều trong sinh viên.Trong khi phần lớn thanh niên đều cố gắng sống và
học tập vì tương lai, ít nhất vì lợi ích của bản thân thì lại có những người chỉ
vì những chuyện nhỏ nhặt không đâu mà không tha thiết gì cuộc sống. Đôi
khi chỉ vì bị thất tình hay không đạt được một điều mong muốn mà họ co
mình lại thờ ơ với cuộc sống xung quanh thậm chí nhiều người ngốc nghếch
còn tìm đến cái chết.
Sự lạc hậu còn thể hiện rõ trong cách ứng xử, trong hành vi xã hội.
Những hành vi lạc hậu, những tập quán cũ còn chi phối nhiều đến cuộc sống
sinh viên như sự lãng phí trong sinh hoạt, ham phô trương, chưa xác định
được giá trị sống, chưa chú trọng việc học, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ,… đã gây tác động lớn đối với sự phát triển xã hội.
Chủ nghĩa cá nhân có xu hướng tăng trong giới trẻ ngày nay. Nhiều
người chỉ quan tâm tới những lợi ích cá nhân trước mắt mà quên mất lợi ích
tập thể, thậm chí chà đạp lên lợi ích của người khác. Vì đồng tiền, vì lợi ích
cá nhân, một số thanh niên còn bất chấp tất cả: luật pháp, gia đình, bạn bè…
Một số sống không động chạm đến ai, nhưng cũng không quan tâm đến ai.
Chỉ cần biết đến mình, còn người khác thì mặc kệ kiểu “đèn nhà ai nấy
rạng”. Điều đó khó mà chấp nhận được trong một xã hội hiện đại ngày nay.
Trong học tập thì nhiều sinh viên không tập trung vào quá trình học tập: làm
việc riêng, nói chuyện, chơi game, ăn uống, có sinh viên ngủ gật trong giờ
học; có sinh viên lao vào kiếm tiền bỏ quên việc học; học một cách hời hợt.
Hiện nay tình trạng sinh viên lười học khiến giảng viên nhiều trường
ngán ngẩm và hậu quả là số sinh viên bị cảnh cáo, buộc thôi học của các
trường năm nào cũng có. Khi mới trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, các tân
sinh viên hứng khởi chăm chỉ học bài, nhưng chỉ sau một thời gian thì đã trở
nên lười biếng, bỏ bê học hành dẫn đến việc thi lại nhiều hơn thi chính.
Thực trạng một bộ phận sinh viên Việt Nam hiện nay không mấy mặn mà gì
với việc “tự học” mà thay vào đó là “tự chơi” nhiều hơn, lười đọc sách, lười
học tập đã không còn xa lạ.
3.2. Nguyên nhân dẫn đến lối sống lạc hậu
Đại văn hào Pháp Victor Hugo (1802- 1885) từng viết “Lao động làm con
người tự do. Tư tưởng làm con người cao quý”. Tư tưáng lạc hậu là cội nguồn sâu
xa nhất của mọi lạc hậu, của mọi tăm tối, thấp hèn.
Thực tế cho thấy tình trạng mang nặng tư tưáng bảo thủ, lạc hậu, không mạnh
dạn dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm á một bộ phận sinh viên đang là lực
cản lớn đối với quá trình phát triển của đất nước ta.Trên thực tế vẫn có rất nhiều
sinh viên đang cố thủ trong các vỏ bao bọc của lề thói cũ, tư duy và chủ nghĩa kinh
nghiệm nên họ đã chậm đổi mới trong cả tư duy và hành động; giáo dục và đào tạo
không bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại.
Nếu sống trong xã hội văn minh, tiến bộ, mọi người vui vẻ hòa đồng thì chắc
hẳn cá nhân trong xã hội cũng “lĩnh hội” được những điều tốt đẹp từ xã hội ấy và
tạo cho bản thân lối sống tốt đẹp. Nhưng hiện nay con người sống với nhau theo xu
hướng coi trọng vật chất, sống vụ lợi, thiếu tình cảm, quan hệ giữa con người với
nhau trở nên lỏng lẻo và lạnh nhạt dần. Quỹ thời gian cho giáo dục ở các gia đình
quá ít, sự bênh vực che chở không đúng cách… làm các thế hệ trẻ ngạo mạn, coi
trời bằng vung. Đời sống kinh tế gia đình quá khó khăn: con cái của những gia đình
ở nông thôn, các tỉnh lẻ lên thành phố để học tập, thiếu sự quản lý của gia đình nên
lao vào kiếm tiền, không có sự tiếp cận với thế giới mới.
Hành vi lạc hậu có nguyên nhân từ bản thân tồn tại xã hội hiện thời. Do ảnh
hưởng của xu hướng toàn cầu hóa và kinh tế thị trường: có sự hội nhập, giao lưu
văn hóa giữa các nước khác nhau, trong đó sinh viên là nhóm người năng động,
ham học hỏi, ham hiểu biết, nhưng tiếp thu lại không chọn lọc nên dẫn đến lối sống
sai lầm, lệch lạc. Sự phát triển của công nghệ thông tin với các trò chơi giải trí
mang tính bạo lực cao, những trang mạng xã hội tạo nên những mối quan hệ xấu,
những phim ảnh ngôn tình, ủy mị làm ảnh hưáng đến tư tưởng, hành vi của sinh
viên. Ngoài ra, sinh viên có hành vi lạc hậu còn là do sự lười biếng. Đối với nhiều
bạn trẻ cánh cửa vào đại học như là một “thiên đường” với một cái gì đó mới mẻ
khiến nhiều sinh viên đắm đuối. Thế hệ trẻ cho rằng đã “căng mình” trong 12 năm
học phổ thông để đỗ đại học, vì vậy thời gian này để thư giãn, để thưởng thức và
chơi. Điều này dẫn đến nhiều bạn sinh viên dần dần mất kiến thức cơ bản và tư
duy, làm mất sự tự tin và quyết tâm. Khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của hành vi lạc
hậu tới xây dựng con người mới hiện nay là trách nhiệm của mỗi sinh viên và toàn
thế hệ trẻ hiện nay. Chỉ có sự đoàn kết, chung tay, thống nhất nhận thức và cùng
hành động thì mới hoàn thành nhiệm vụ khó khăn phức tạp này.
3.3. Hướng khắc phục
Nếu đánh mất định hướng cuộc sống, chính là đã đánh mất đi cơ hội phát
triển và khẳng định bản thân. Sống không chỉ là tồn tại, mà đó là quá trình của định
hướng và tương lai.
Sinh viên hiện nay, hay là thế hệ trẻ vô cùng thông minh và sáng tạo nhưng
mà không ai có thể duy trì một kết quả tốt quá lâu chỉ bằng sự thông minh vốn có
mà không phải sự đầu tư học tập nghiêm túc. Chính vì thế, lối sống lạc hậu, lười
biếng của sinh viên đã làm cho thế hệ này lãng phí rất nhiều tài nguyên bao gồm
sức khỏe, thời gian, tiền bạc, công sức. Bỏ lỡ những buổi học, không có thời gian
đầu tư cho bản thân mà chăm chăm vào những nhu cầu không cần thiết. Ví dụ như,
thay vì chạy deadline hôm nay để mai nộp thì cá nhân lại lựa chọn đi chơi tới 10,
11h và rồi chạy tới sáng sớm hôm sau. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức
khỏe và tinh thần. Không chỉ thế, chất lượng làm việc và học tập cũng giảm sút vì
bản thân mỗi cá nhân làm một cách vội vàng, sơ sài. Lười biếng không bao giờ là
một điều được cổ vũ trong bất cứ việc gì mà tỷ phú Warren Buffett đã từng nói
“Đầu tư cho bản thân là vụ đầu tư có lợi nhuận nhất”.
Chính vì thế, bản thân mỗi cá nhân sinh viên cần có những giải pháp để khắc
phục tình trạng trên.
a) Xây dựng mục tiêu, kế hoạch
Điều quan trọng nhất để bài trừ những suy nghĩ lệch lạc ảnh hưởng đến bản
thân, thì chúng ta phải hướng đến những điều có ảnh hưáng tích cực cho bản thân.
Nhiều sinh viên còn lơ mơ, mơ hồ về cách sống của mình thì nên dành thời
gian để vạch ra những mục tiêu mà bản thân muốn hướng tới, trang bị cho mình
những kế hoạch rõ ràng rồi thực hiện chúng một cách nghiêm túc. Bản thân muốn
gì ở hiện tại, ở tương lai, điều cần làm nhất là gì? Kế hoạch đó có thể bắt đầu từ
những điều nhỏ nhất như học tập, sinh hoạt hằng ngày rồi đến kế hoạch thực hiện
các đam mê, có thể là mua máy ảnh để chụp hay tích tiền để du lịch đến tới định
hướng công việc sau này.
Điều quan trọng là, kế hoạch lập ra không phải để đấy, sinh viên cần nghiêm
túc và có ý thức tự giác để hoàn thành nó. Chỉ có như vậy, bản thân mới có thể thực
hiện được từng phần việc một và hoàn thành mọi việc đúng deadline nếu không
chúng ta sẽ buộc phải từ bỏ một trong hai công việc vì không chịu được áp lực.
b) Xác định rõ đâu là điều quan trọng nhất cần phải ưu tiên
Đương nhiên, việc học luôn phải là ưu tiên số một. Việc làm thêm nhằm
giúp cho việc học được tốt hơn chứ không phải đánh đổi chuyện học hành để đi
làm thêm. Một thái độ tích cực khi học tập là rất cần thiết. Khi bản thân sinh viên
hiểu được tầm quan trọng của việc tự học và nghiên cứu thì mới đạt được hiệu quả
tốt nhất.
c) Tạo dựng mối quan hệ “healthy”, không ngại va chạm
Người ta hay nói, “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Thế nên, những
người bạn năng lượng tốt, giỏi, giỏi không có nghĩa là phải giỏi tất cả mọi thứ sẽ là
những người tiếp động lực cho bản thân. Nếu bản thân đang mơ hồ, mông lung, sẽ
rất may mắn nếu có một nhóm bạn như thế, những suy nghĩ, quan điểm, ý tường
mà những người xung quanh mang tới cũng sẽ thay đổi cái tam quan, suy nghĩ của
chính bản thân, góp phần tìm được lối sống tích cực hơn.
Ngoài ra, việc bước chân ra ngoài xã hội cũng vô cùng hữu ích. Sinh viên có
thể đi làm thêm, làm freelancer, … hoặc là tham gia vào các đội nhóm, clb. Những
điều có thể làm trống thời gian biểu thay vì ngồi không và chơi. Đây cũng là cơ hội
để có thể tìm kiếm những người bạn, người anh hoặc chị chung “tần số” .Bên cạnh
đấy, chúng ta sẽ có những kinh nghiệm, những kiến thức góp ích, bổ trợ cho việc
học của chúng ta, học thì đi đôi với hành.

You might also like