You are on page 1of 22

MỐI LIÊN HỆ VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

- Để phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức thì trước tiên ta phải hiểu và phát
biểu được khái niệm về vật chất và ý thức
o Vật chất: Theo LêNin “ Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh
lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
o Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lenin là một phạm trù được quyết định với phạm trù
vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có
sự cải biến và sáng tạo.
- Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:
o Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức
 Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
 Vật chất quyết định nội dung của ý thức
 Vật chất quyết định bản chất của ý thức
 Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
 Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người.
Nhưng khi bộ não con người bị tổn thương thì hoạt động ý thức cũng bị rối loạn.(VD1)
--> Ví dụ sự khác nhau về điều kiện cở sở vật chất và chất lượng giảng dạy của từng vùng trên đất nước sẽ
quyết định đến chất lượng học sinh sinh viên của vùng đó so với các vùng khác nhau.(VD2)
o Thứ hai : Ý thức tác động lại vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn
 sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con
người.
 vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của con người
 xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời đại ngày
nay
 Hiểu được tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở nhiệt độ hơn 10000C, người ta tạo ra các nhà máy
gang thép để sản xuất thép đủ kích cỡ chứ không phải bằng phương pháp thủ công cổ xưa.
-->Từ nhận thức đúng đắn về thực trạng kinh tế đất nước. Từ sau Đại hội lần thứ VI, Đảng ta chuyển nền
kinh tế từ tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường. Sau gần 30 năm kinh tế nước ta ngày càng phát
triển, bộ mặt đất nước đã thay đổi hẳn
- Ý nghĩa nghiên cứu :
o Mọi hoạt động đều phải xuất phát từ quy luật khách quan

VD : Trong tình cảm nếu chỉ có cảm nhận chủ quan là đối phương thích mình mà không có cái
nhìn khách quan về cảm nhận đối phương thì sẽ khiến cuộc tình đó dễ đỗ vỡ
o Phát huy tính năng động, tích cực của ý thức

VD: Khi khai thác gỗ nhờ hoạt động sáng tạo của con người tạo ra máy móc mà khiến hiệu quả
tăng hơn trước gấp nhiều lần

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI


- Theo cách hiểu chung nhất, nguồn lực con người là tổng thể những tiềm năng, những năng lực của mỗi
cá nhân và cộng đồng tạo ra sức mạnh để thúc đẩy xã hội phát triển. Xét về cấu trúc, nguồn lực con
người bao gồm cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.
- Vai trò của nguồn lực con người được đặt ở vị trí trung tâm cùng với các nguồn lực khác như tài
nguyên, vốn vật lực khác. Chúng tác động khơi dậy và phát huy tiềm năng của các nguồn lực khác. Vì
vậy, đối với bất kỳ sự phát triển nào thì nguồn lực con người luôn được coi trọng nhằm thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội.dc
- Thực trạng :
o Thuận lợi : Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động nhiều do dân số đông, cơ cấu dân số trẻ,
có trình độ được đào tạo cơ bản nắm bắt và ứng dụng được các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào
trong công việc.
o Khó khăn Tính chuyên môn hóa trong công việc không cao; văn hóa kỷ luật lao động còn hạn
chế, không tuân thủ chặt chẽ các quy định của tổ chức đề ra; tư tưởng và tâm lý lao động còn
chưa công nghiệp vẫn nặng nề theo phong cách tiểu nông; bảo thủ, độc đoán, trì trệ chưa sáng
tạo trong công việc; bị tác động nhiều bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường nên chạy theo lợi
nhuận chưa bền vững...
- Giải pháp :
o Do vật chất quyêt định ý thức nên để phát triển nguồn lực con người thì phải tạo các điều kiện
về cơ sở vật chất tốt , tạo môi trường tốt để các cá nhân phát triển từ đó ý thức tác động trở lại
vật chất , các cá nhân và tri thức sẽ tạo các giá trị trở lại cho xã hội và phát triển xã hội
o tiếp tục đổi mới quản lý Nhà nước
o bảo đảm nguồn lực tài chính
o chủ động hội nhập

GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP


- “Người ta gọi giai cấp, những tập đoàn người to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong
một hệ sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì các quan hệ
này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao
động xã hội và như vậy khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà
họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của
tập đoàn khác, do chỗ tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định”
- Nguồn gốc
o Nguồn gốc sâu xa: Là sự phát triển của lực lượng sản xuất, năng suất lao động tăng lên, xuất
hiện “của dư”, tạo khả năng khách quan, tiền đề cho tập đoàn người này chiếm đoạt lao động
của người khác.
o Nguồn gốc trực tiếp: Do xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, đặc biệt là những tư
liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.
-->VD : Khi xưa nhờ sự sáng tạo của con người tạo ra công cụ đồ đồng kim loại nên đã gia tăng năng suất lao
động từ đó gia tăng số lượng dư thừa của cải vật chất từ đó chế độ tư hữu ra đời là nguồn gốc trực tiếp .vì thế
nguồn gốc sâu xa của giai cấp là lực lượng sản xuất

- Nội dung:
o Đấu tranh giai cấp là tất yếu, do sự đối lập về lợi ích căn bản không thể điều hòa được giữa các
giai cấp.
 VD : đối lập lợi ích giai cấp vô sản và tư sản, đối lập lợi ích giai cấp nông dân và địa chủ, đối lập
lợi ích giai cấp chủ nô và nô lệ
o Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của các tập đoàn người to lớn có lợi ích căn bản đối lập
nhau trong một phương thức sản xuất xã hội nhất định.
o Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột
chống lại giai cấp áp bức, bóc lột nhằm lật đổ ách thống trị của chúng.
VD : đấu tranh giai cấp của chủ nô và nô lệ . Trong đó nô lệ là giai cấp bị bóc lột , chủ nô là
giai cấp bóc lột .
-->VD : đấu tranh giai cấp của nông dân và địa chủ . trong đó nông dân là giai cấp bị bốc lột, địa
chủ là giai cấp bốc lột
-->VD : đấu tranh giai cấp của tư sản và vô sản . trong đó vô sản là giai cấp bị bốc lột, tư sản là
giai cấp bốc lột
- Thực trạng đấu tranh giai cấp ở VN:
o Đặc điểm giai cấp VN đại diện là giai cấp công nhân:
 lao động bằng phương thức công nghiệp với đặc trưng công cụ lao động là máy móc,
tạo ra năng suất lao động cao, quá trình lao động mang tính chất xã hội hóa.
 giai cấp công nhân là đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản
xuất tiên tiến, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại.
 là một giai cấp cách mạng và có tinh thần cách mạng triệt để.
o Nội dung ĐTGC ở VN:
Nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam hiện nay là thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây
dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
o Thực trạng:
 Thuận lợi:
 Giai cấp công nhân Việt Nam trở thành giai cấp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng và
có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng
 Khó khăn:
 Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây
bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay
đổi chế độ chính trị ở Việt Nam
 Giải Pháp :
 Tăng cường nhận thức của người dân
 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục
 Tăng cường cảnh giác phòng chống các thế lực phản động
o Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này đối với svien:
 sau này ra trường sẽ trở thành giai cấp công nhân: đã đc qua đào tạo, huấn luyện/ có
chuyên môn nghiệp vụ, trình độ=> trình độ clc. Svien muốn xứng đáng với cách gọi như
vậy thì svien phải:
 Học tập chăm chỉ và đạt được kết quả xuất sắc:
 Chấp nhận và hoàn thiện kiến thức nghề nghiệp:
 Tham gia hoạt động xã hội và tự giác trong công việc:
 Phát triển kỹ năng mềm:…

CHỦ ĐỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN – VẬN DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

1 Khái niệm về nguyên lý mối quan hệ phổ biến


- Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn
nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận của một sự
vật, hiện tượng trong thế giới.
+Ví dụ: Mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người hay con
người với xã hội.
- Mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở
nhiều sự vật và hiện tượng của thế giới.

2. Phân tích quan điểm toàn diện


- Cơ sở lý luận: là nguyên lý của mối quan hệ phổ biến
- Yêu cầu: + nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt chính sự vật và trong sự tác động giữa sự
vật đó với sự vật khác
+ biết phân loại từng mối quan hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi bật cái cơ bản nhất của sự
vật hiện tượng
+ từ việc rút ra mới liên hệ bản chất của sự vật, ta lại đặt mối liên hệ bản chất đó trong tổng thể các mối
liên hệ của sự vật xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể
+ cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung, ngụy biện

*lấy ví dụ:
- Vd1: trong học tập thì một cá nhân muốn đạt được thành tích tốt thì cần nhiều yếu tố chủ quan khách quan tác
động không những cần đến nổ lực và trí tuệ của bản thân mà cần học thêm các kiến thức từ sách vở và cuộc sống,
kiến thức cần bồi đắp từ cả lý thuyết và thực tiễn thì mới hoàn thiện một cá nhân không thể hoàn thiện nếu chỉ học
tập tốt mà còn phải lao động tốt và sống tốt
- Vd5: trong việc lựa chọn việc làm trong tương lai không chỉ lựa chọn việc theo đam mê của mình mà cần xem xét
khả năng của mình, triển vọng của công việc, giá trị của bản thân, sự đổi mới của thời đại…

3. Phân tích quan điểm lịch sử - cụ thể


- Yêu cầu: + Phải xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng trong không gian, thời gian cụ thể, trong những điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể, tránh cái nhìn chung chung, trừu tượng.

+ Khi xem xét sự vật, hiện tượng, phải tạo lại được sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng qua
những ngẫu nhiên lịch sử, qua những bước quanh co, qua những điều kiện lịch sử cụ thể.

+ Khi đánh giá một luận điểm khoa học, cần đặt nó trong những điều kiện lịch sử - cụ thể.

- Ý nghĩa của phương pháp luận:

+ Khi xem xét sự vật hiện tượng cần đặt chúng trong những điều kiện cụ thể, tránh rơi vào giáo điều,
tránh chiết trung, ngụy biện.

+ Chống lại thái độ tuyệt đối hóa cái cụ thể, xem nhẹ tiến trình chung, quy luật chung.

*lấy ví dụ:
Vd1: trong công tác chống dịch của nước ta luôn được Đảng và nhà nước chính phủ quan tâm chỉ đạo rất mạnh mẽ do
đó nhà nước cũng đã đưa ra được các chính sách phù hợp linh hoạt theo hướng đổi mới sáng tạo vận dụng qđ lịch sử cụ
thể như kim chỉ nam phù hợp với từng thời điểm diễn ra trong thực tế nhờ đó công tác phòng chống dịch COVID 19 của
nước ta đã đạt những kết quả nhất định.

Vd3: muốn làm một bài thuyết trình thành công thì phải tìm ra cái ưu điểm của vấn đề đó, phải nắm được đối tượng
người nghe như thể nào, họ cần gì qua buổi thuyết trình đó, mục đích của họ đến buổi thuyết trình đó làm gì thì chúng
ta trọng tâm giải quyết vấn đề đó thì mới thành công.

*** Vận dụng vào hoạt động cụ thể (thuận lợi, đánh giá, rút ra nhận thức, thực tiễn)

Theo như quan hệ giữa quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể thì trong việc xử lý và nhận thức trong tình
huống cần xem xét đến đặc thù và tính chất của đối tượng nhận thức. Tình huống trong thực tiễn cần được giải quyết
một cách khác nhau trong thực tiễn.
Cần phải đặt sự vật trong điều kiện thời gian và không gian cũng như trong từng điều kiện lịch sử cụ thể với các mối
quan hệ nhất định. Xem xét cụ thể mối quan hệ tác động từ bên trong và bên ngoài. Mối quan hệ khách quan và chủ
quan, quan hệ gián tiếp và trực tiếp của mỗi sự vật.

- Việc nâng cao năng lực tư duy cho sinh viên là vấn đề quan trọng trong tình hình hiện nay, giúp sinh viên có tư duy
khoa học trong quá trình học tập và làm việc sau này. Cần xác định, hiểu rõ nội dung phương pháp luận biện chứng duy
vật; xác định vấn đề cần giải quyết để chọn đúng phương pháp, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn; là cơ sở quan
trọng để xây dựng năng lực tư duy, nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra một cách đúng đắn.

Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết
định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục theo
hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đối với sinh viên, việc học tập phương pháp luận duy vật
biện chứng ngay từ năm thứ nhất phải được đặc biệt chú trọng.

- Vai trò năng lực tư duy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người nói chung, của sinh viên nói
riêng

Khi khẳng định vai trò của tư duy [ý thức] đối với nhận thức và cải tạo thế giới, V.I.Lênin đã khẳng định: Ý thức con
người không phải chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan. Điều này cho thấy, một mặt,
thông qua hoạt động tư duy, con người có thể nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan; mặt khác, thông qua hoạt
động thực tiễn, con người có thể cải biến hiện thực khách quan theo những lợi ích của mình. Cũng từ đó, có thể khẳng
định tư duy khoa học, năng lực tư duy khoa học có vai trò quan trọng đối với cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động
thực tiễn.

Năng lực tư duy biện chứng sẽ giúp cho sinh viên rất nhiều trong quá trình học tập cũng như công tác sau này:

- Thứ nhất,luôn tiếp nhận tri thức một cách khoa học, sáng tạo. Tư duy biện chứng sẽ giúp sinh viên cái nhìn toàn diện,
phân biệt tri thức đúng, sai; chỉ ra nguyên nhân cái sai, và khẳng định, phát triển tri thức đúng đắn. Sinh viên tự học, tự
nghiên cứu, giải thích thực tiễn biến đổi, đưa ra những giải pháp mà thực tiễn đặt ra

- Thứ hai,có phương pháp học tập, làm việc đúng đắn; sinh viên không còn phải học vẹt, học tủ; mà học hiểu, biết vận
dụng, biết đánh giá và sáng tạo ra tri thức mới.

- Thứ ba,loại bỏ tư duy siêu hình, cứng nhắc, bảo thủ, trì trệ.

CHỦ ĐỀ Ý THỨC
- Kết cấu của ý thức:
+ kết cấu ý thức theo chiều dọc: ý thức bao gồm 3 bộ phận là: vô thức, tiềm thức và tự ý thức.
+ kết cấu ý thức theo chiều ngang: ý thức bao gồm: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí.
+ Theo chiều ngang:
 Tri thức: Tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kỹ năng để ứng dụng nó(hiểu biết
sáng tạo) vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích phát triển kinh tế -xã hội. Tri thức có nhiều lĩnh vực
khác nhau như: tri thức về tự nhiên, xã hội, con người; và có nhiều cấp độ khác nhau như: tri thức
cảm tính và tri thức lý tính; tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận; tri thức tiền khoa học và tri thức
khoa học, v.v..
Vd1: Một người có tri thức sâu về lịch sử thế giới, biết về các sự kiện quan trọng, nhân vật lịch
sử và tác động của chúng lên xã hội.
Vd2: Một nhà khoa học đầu tư thời gian và nỗ lực để nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể và có kiến
thức sâu về chủ đề đó.

 Tình cảm: Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh quan hệ giữa
người với người và quan hệ giữa người với thế giới khách quan.
Vd2: Một người bạn thân luôn lắng nghe và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của bạn.
Vd3: Một người mẹ dành thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng và yêu thương con cái của mình bằng
tình cảm chân thành và quan tâm.

 Niềm tin: Niềm tin là một khía cạnh quan trọng trong triết học, mang ý nghĩa tích cực và tạo
niềm vui trong cuộc sống. Nó đại diện cho niềm tin vào bản thân, vào người khác và vào
tương lai. Niềm tin giúp chúng ta vượt qua khó khăn, giữ được động lực và tạo động lực
trong cuộc sống. Nó là một yếu tố quan trọng để xây dựng một tương lai tốt đẹp và thành
công.
Vd1: Một nhà khởi nghiệp tin rằng ý tưởng của mình có tiềm năng và đủ sức để thành công, và vì
vậy, họ đầu tư tất cả nỗ lực và tài nguyên để xây dựng công ty của mình.
Vd2: Một người tin vào giá trị của việc học tập và liên tục nỗ lực để nâng cao trình độ và phát
triển bản thân.

 Ý chí: Ý chí chính là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng trong mỗi con
người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại, đạt mục đích đề ra.
Vd2: Một người quyết tâm thay đổi cuộc sống của mình và sẵn lòng làm việc chăm chỉ để đạt
được thành công.
Vd3: Một vận động viên quyết tâm rèn luyện và tập luyện hàng ngày để đạt được mục tiêu chiến
thắng trong một cuộc thi thể thao quan trọng.
Trong đó tri thức là quan trọng nhất vì: Theo C. Mác, “Phương thức tồn tại của ý thức và của một cái gì đó đối
với ý thức là tri thức... Cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó”.
** liên hệ thực tiễn
Liên hệ 1. Ngày nay, tri thức vẫn đóng vai trò chủ đạo đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Nó tác
động trực tiếp đến các lĩnh vực của xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục,... Ngày nay, nền kinh tế tri thức
giữ vai trò quan trọng, đây là nền kinh tế trong đó quá trình thu nhận truyền bá, sử dụng, khai thác, sáng tạo
tri thức trở thành thành phần chủ đạo trong quá trình tạo ra của cải, đang hình thành ở nhiều nước phát triển
và sẽ trở thành một xu thế quốc tế lớn. Lao động sản xuất bao giờ cũng phải dựa vào tri thức, nhất là trong
thời đại ngày nay. Tri thức là yếu tố nổi bật nhất trong quá trình sản xuất. Trong văn minh nông nghiệp thì sức
lao động, đất đai và vốn là những yếu tố của sản xuất. Còn trong kinh tế tri thức, yếu tố của sự phát triển kinh
tế - xã hội không chỉ bao gồm vốn tiền tệ, đất đai và dựa trên lao động giản đơn mà chủ yếu dựa trên lạo động
trí tuệ gắn với tri thức. Như vậy, tri thức trở thành yếu tố thứ nhất trong hàm sản xuất thay vì yếu tố sức lao
động, vốn, tiền tệ và đất đai. Đối với chính trị, tri thức cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Một đất nước
rất cần những con người có tri thức để điều hành công việc chính trị. Nó quyết định đến vận mệnh của một
quốc gia. Tri thức góp phần xây dựng đường lối lãnh đạo, chính sách, pháp luật của một đất nước. Chỉ khi có
một hệ thống lý luận đúng đắn, khoa học và cách mạng soi sáng thì đất nước mới có thể phát triển, do đó, tri
thức và đội ngũ tri thức dần trở thành nhân tố quyết định. Tri thức cũng có vai trò rất lớn đến văn hóa – giáo
dục và y tế của một quốc gia. Nó giúp con người có được khả năng tiếp cận, lĩnh hội những kiến thức, ý nghĩa
của con người được nâng cao. Tổng kết lại, ta hoàn toàn có thể đưa ra khẳng định: tri thức giữ vai trò quan
trọng nhất đối với ý thức: Tri thức quyết định tình cảm, niềm tin, ý chí, giúp con người xác định đúng đắn mục
tiêu, giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

*HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT. RÚT RA NHẬN XÉT CỦA BẢN THÂN KHI
NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NÀY
- Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất.
+ Không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính, sự cùng tồn tại, trật tự, kết cấu và sự tác
động lẫn nhau.
+ Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt độ dài diễn biến, sự kế tiếp của các quá
trình.
- Không gian và thời gian gắn bó mật thiết với nhau và gắn liền với vật chất và là hình thức tồn tại của vật chất. Vậy
nên chúng cũng có các tính chất tương tự như vật chất bao gồm:

 Tính khách quan: Không gian và thời gian là thuộc tính của vật chất tồn tại gắn liền với nhau và gắn liền với
vật chất. Vì vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian và thời gian là thuộc tính của nó nên cũng tồn
tại khách quan.
 Tính vĩnh cửu vô tận: Không gian và thời gian không có tận cùng về một phía nào, xét cả về quá
khứ lẫn tương lai, cũng như mọi phương vị.

Ngoài ra không gian còn có tính ba chiều (chiều dài, chiều rộng, chiều cao), còn thời gian có một chiều (từ quá
khứ tới tương lai).

*Rút ra nhận xét khi nghiên cứu vấn đề:

Ăngghen viết: “Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng
hết sức vô lý như tồn tại ngoài không gian”. Như vậy, vật chất, không gian, thời gian không tách rời nhau;
không có vật chất tồn tại ngoài không gian và thời gian; cũng không có không gian, thời gian tồn tại ngoài vật
chất vận động. Do đó có thể thấy trong cuộc sống thường ngày, không gian và thời gian có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Mỗi người trong chúng ta tồn tại trong không gian nào thì chịu sự tác động của không gian đó.
Không gian là phạm trù khách quan với mỗi chúng ta vậy nên ta không thể nào tự ý sáng tạo ra được không
gian. Ví dụ như việc ta sinh sống trong một phòng trọ 15m2, thì ta chỉ có thể cam chịu điều đó mà không thể
sáng tạo cho căn phòng trở thành 16 hay 17 m2 được. Vậy nhưng ta lại có thể thay đổi cách sắp xếp, bố trí các
vật dụng và đồ dùng trong phòng để cho căn phòng trông gọn gàng ngăn nắp và chính điều đó sẽ khiến cho
bản thân chúng ta cảm thấy căn phòng trở nên rộng ra mặc dù thực tế diện tích căn phòng vẫn không thay
đổi.

Không gian và thời gian đều mang tính khách quan, vô cùng, vô tận, vĩnh viễn nên chúng cực kì quý báu. Vì vậy
bản thân mỗi người chúng ta đều cần phải trân trọng, tiết kiệm cả hai nhân tố này đặc biệt là thời gian. Bởi
không ai trong chúng ta có thể sáng tạo ra thời gian vì vậy bản thân ta phải biết tuân thủ, thừa nhận đúng đắn
về không gian và thời gian, thời gian chỉ có một chiều đi từ quá khứ đến tương lai vì vậy bản thân là một sinh
viên đang ngồi trên giảng đường chúng ta phải có sự sắp xếp thời gian một cách hiệu quả. Thời gian không có
chiều ngược lại, mỗi một giây qua đi đều không thể lấy lại được và mỗi người trong chúng ta không ai nắm
cho mình được quyền năng thay đổi thời gian cho nên chúng ta phải biết sử dụng thời gian một cách hiệu quả
hợp lí nhất có thể để không lãng phí.

Vd: mỗi một sinh viên đều phải trải qua quá trình 4 – 5 năm học tại giảng đường đại học mới có thể tốt nghiệp
được. Đó không phải là một quảng thời gian dài trong cuộc đời của mỗi người nhưng lại là khoảng thời gian
gần như quan trọng nhất của một người. Có nhiều người thậm chí không ý thức được tầm quan trọng của
quảng thời gian này là phải chuyên tâm học tập nghiên cứu, đúc kết nhiều kinh nghiệm trải nghiệm, mà lại
dành nhiều thời gian cho các hoạt động vui chơi vô bổ, để thời gian làm thêm lấn át thời gian học tập. Một số
cá nhân khác thì lại quá chuyên tâm vào việc học tập trên trường mà không để ý đến các vấn đề xung quanh,
dành nhiều thời gian cho các hoạt động thể thao, phát triển bản thân và các kỹ năng sống khác, các kĩ năng
khác cũng quan trọng không kém, do đó thật sự là một sự khuyết thiếu nếu không sử dụng hợp lí khoảng thời
gian quan trọng này.
*PHÂN TÍCH NỘI DUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN, VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ NÀY VÀO
GIẢI QUYẾT 1 VẤN ĐỀ CỤ THỂ.
- Phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.
- Cần phải phân biệt phát triển với tiến hóa, tiến bộ và vận động:
 Tiến hóa là một dạng của phát triển, diễn ra từ từ; là sự biến đổi hình tức của tồn tại từ đơn giản
đến phức tạp.
 Tiến bộ là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội từ chỗ chưa hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn.
 Khái niệm vận động có nội hàm rộng hơn phát triển, chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi lên
thì mới là phát triển. Phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của vận động, nó chỉ khái quát xu
hướng chung của vận động là vận động đi lên của sự vật, hiện tượng mới trong quá trình thay thế
sự vât, hiện tượng cũ.
- Tính chất của sự phát triển:
+ Tính khách quan: Tất cả các sự vật hiện tượng luôn vận động, phát triển một cách khách quan, độc lập với ý
thức con người.
+ Tính phổ biến: Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
+ Tính kế thừa: Sự phát triển tạo ra cái mới trên cơ sở chọn lọc, kế thừa giữ lại những gì hợp lí đồng thời cũng
đào thải, loại bỏ những gì tiêu cực, lạc hậu của cái cũ.
+ Tính phong phú đa dạng: Sự phát triển có muôn hình, muôn vẻ biểu hiện ra bên ngoài theo nhiều loại hình
khác nhau.
- Nguyên lí về sự phát triển được cụ thể hóa qua 3 quy luật:

 Quy luật mâu thuẫn: chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
 Quy luật lượng - chất: chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
 Quy luật phủ định: chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.
- Ý nghĩa nghiên cứu:
Khi xem xét các sự vật, hiện tượng ta phải đặt nó trong sự vận động và phát triển. Ta phải biết là sự vật
hiện tượng không mãi là nó bây giờ mà có khuynh hướng phát triển trong tương lai để từ đó ta có
những dự đoán về tương lai để đón đầu xu hướng của nó. Và ta cũng không được dao động trước
những quanh co, phức tạp của sự phát triển trong thực tiễn, ta phải biết rằng các sự vật hiện tượng cũng
phát triển theo một quá trình phức tạp và cần thời gian do đó ta phải công nhận tính quanh co, phức tạp
của sự phát triển như một sự đương nhiên, nên là ta không nên bi quan về sự thụt lùi tương đối mà phải
kiên nhẫn chờ đợi đồng thời chủ động tìm ra những phương pháp thúc đẩy của sự vật hiện tượng.
F Vd1: Nếu nhìn vào một bạn sinh viên đan học kém mà không áp dụng nguyên lí về sự phát triển thì ta
sẽ lập tức phán xét là bạn này sẽ mãi mãi kém như vậy và sau này bạn sẽ trở thành một người lao động
kém, lương thấp. Nhưng nếu ta áp dụng nguyên lí về sự phát triển thì ta có thể nhìn thấy là cái sự học
của bạn này luôn luôn vận động và phát triển, rất có thể bạn này sẽ trở thành sinh viên khá thậm chí là
giỏi.
F Vd2: Có một người đang bị bệnh bình thường, chỉ hơi mệt mệt và ảnh hưởng nhỏ đến sức khỏe hiện
tại. Nếu người đó không áp dụng nguyên lí về sự phát triển, không xem xét nó có sự vận động và phát
triển không ngừng tức là bệnh đó có thể âm ỉ phát triển ngày càng nặng hơn mà họ không nhận ra để
đi khám, đi chữa. Còn nếu áp dụng nguyên lí này thì người này sẽ biết là bệnh này có thể phát triển
nặng hơn và họ sẽ có những biện pháp khám chữa kịp thời.
*Vận dụng vào giải quyết 1 vấn đề cụ thể:
Trong mục tiêu của Đảng được đề ra tại đại hội lần thứ XIII.
Đầu tiên, xem xét sự vật trong xu hướng vận động phát triển không ngừng. Đối với mục tiêu phát triển
đất nước trong những năm tiếp theo đây Đảng ta cũng đặt vấn đề phát triển đất nước trong sự vận động
và biến đổi không ngừng, qua từng giai đoạn khác nhau sẽ có những định hướng phát triển mới chứ
không giữ nguyên những chính sách phát triển cũ. Dựa trên quan điểm phát triển, đất nước ta sẽ ngày
càng vận động, phát triển, nếu vẫn giữ nguyên các chính sách cũ thì các chính sách này sẽ biến thành
những trở ngại, kìm hãm tốc độ phát triển của đất nước, do đó Đảng đã rất thận trọng, xem xét thấu
đáo cả về mặt lý luận và thực tiễn của đất nước, của thế giới để dựa trên cơ sở đó đưa ra những mục
tiêu trong đại hội lần thứ XIII và khẳng định là đúng đắn, khoa học, khách quan, phù hợp với quy luật
phát triển của nước ta và của cả xã hội loài người.
Thứ hai, phải phát hiện ra cái mới, tạo điều kiện cho cái mới ra đời để thay thế cái cũ. Đảng ta cũng đề ra
những chính sách mới thay thế cho những chính sách cũ và tạo điều kiện cho những chính sách mới để
phát huy một cách tối ưu nhất dựa trên nền tảng của cái cũ. Theo tình hình hiện tại của đất nước ta, đến
năm 2025 Đảng đã đặt ra mục tiêu trở thành nước đang phát triển, có công nghệ theo hướng hiện đại,
vượt mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030 mục tiêu là nước phát triển, có công nghiệp hiện đại,
thu nhập trung bình cao. Qua sự phát triển theo hướng đi lên và ngày một hoàn thiện hơn ta có thể thấy
được rằng Đảng đã và đang tạo điều kiện để đất nước ta ngày một phát triển theo hướng tích cực và
theo kịp xu hướng phát triển của thời đại. Đặc biệt đến năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập
cao. Việc dựa vào những chính sách cũ để làm nền cho những chính sách sau có điều kiện phát triển một
cách vượt bậc có thể nói đã bỏ xa cái cũ nhưng vẫn dựa trên nền tảng là cái cũ điều này thể hiện được
sự sáng suốt và đúng đắn của đảng qua từng chính sách để phát triển đất nước.
Thứ ba, phân chia các quá trình phát triển thành các giai đoạn khác nhau nhằm mục đích để có cách
thức, biện pháp, phương tiện tác động phù hợp với từng giai đoạn. Tuy nhiên các chính sách ra đời cũng
được phân thành các giai đoạn khác nhau chứ không tiến hành một cách vội vàng được để phân chia sự
phát triển đất nước thành nhiều giai đoạn khác nhau, như vật ta mới có thể đưa ra các biện pháp,
phương tiện và những tác động phù hợp với từng giai đoạn phát triển như trong văn kiện đại hội toàn
quốc lần thứ XIII Đảng ta đã đưa ra mục tiêu cụ thể phát triển đất nước những năm tiếp theo ở nhiều
giai đoạn khác nhau như giai đoạn 2021-2025 Đảng ta đặt ra mục tiêu cao hơn là trở thành nước đang
phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt mức thu nhập trung bình cao. Giai đoạn 2025-2030
là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. 2030-2045 trở thành nước
phát triển thu nhập cao. Qua mỗi giai đoạn thời gian ta có thể thấy sự phát triển vượt bậc của đất nước
dẫu vậy những sự phát triển này vẫn có mối liên hệ với nhau, giai đoạn trước chính là đòn bẩy để làm
nên giai đoạn sau. Sở dĩ các giai đoạn có sự khác nhau về thời gian là để Đảng có thể nắm bắt tình hình
phát triển của đất nước một cách tường tận và rõ ràng hơn từ đó chia ra từng thời kì khác nhau để áp
dụng những chính sách, đường lối mới hoàn toàn phù hợp cho từng giai đoạn để đất nước có thể phát
triển nhanh chóng và bền vững
Qua quan điểm phát triển ta có thể thấy được rằng Đảng ta đã vận dụng một cách đúng đắn các quan
điểm phát triển nhằm đưa đất nước ngày một đi lên theo hướng tích cực dựa trên nền tảng sẵn có của
cái cũ để tạo điều kiện cho cái mới ra đời phát triển và hoàn thiện hơn cái cũ, đồng thời chia ra từng giai
đoạn để nghiên cứu và tìm ra những hướng phát triển tối ưu nhất nhằm đưa nước ta phát triển ngày
một hoàn thiện hơn.

*MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT. LIÊN HỆ
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CN 4.0 ĐỐI VỚI NGHỀ NGHIỆP HIỆN NAY
- Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản
xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu
nhất định của con người và xã hội.

- Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người trong quá
trình sản xuất vật chất.
- Mối quan hệ biện chứng: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương
thức sản xuất có tác động biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản
xuất, còn quan hệ sản xuất tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất.

- Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất:
+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định sẽ làm cho quan hệ sản
xuất từ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển này. Đòi hỏi tất yếu của nền
sản xuất xã hội là phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời của một kiểu quan hệ sản xuất mới trong lịch
sử, quyết định nội dung và tính chất của quan hệ sản xuất.

- Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:
+ Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính
độc lập tương đối và tác động ngược trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất quy định mục đích, xu hướng
phát triển của nền sản xuất xã hội, hình thành hệ thống động lực thúc đẩy sản xuất phát
triển.
+ Sự tác động của quan hệ sản xuất lên lực lượng sản xuất diễn ra theo hai chiều hướng là
thúc đẩy và kìm hãm. Khi quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất thì nền sản
xuất phát triển theo đúng hướng, quy mô sản xuất được mở rộng. Nếu quan hệ sản xuất
không phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất.

- Ý nghĩa phương pháp luận:


+ Muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trước hết là phát
triển lực lượng lao động và công cụ lao động.
+ Muốn xóa bỏ một quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phải căn cứ từ
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

- Liên hệ sự tác động của công nghệ 4.0 đối với nghề nghiệp hiện nay:

1) Cách mạng công nghiệp 4.0 được hiểu là việc thu tập, phân tích, ứng dụng các thành tựu
của công nghệ số vào quá trình sản xuất, các dịch vụ, các hoạt động xã hội. Điều đó có nghĩa
không chỉ các máy móc thiết bị được kết nối thông minh hơn mà chính con người cũng trở nên
thông minh hơn trong quá trình quản lý và vận hành các quy trình sản xuất. Cách mạng công
nghiệp 4.0 là một cuộc cách mạng vĩ đại. Nó đã ảnh hưởng rất lớn đến chúng ta, thể hiện ở
việc xuất hiện nhiều lực lượng sản xuất mới như mạng Internet, máy tính, robot, mạng xã
hội,… Từ đó làm ảnh hưởng đến lực lượng sản xuất trong mọi lĩnh vực đời sống, đặt biệt là
vấn đề nghề nghiệp hiện nay. Nếu như trước kia, những ngành nghề truyền thống vẫn được
hầu hết các bạn trẻ lựa chọn theo đuổi, thì ngày nay, khi xã hội phát triển cao hơn, máy móc
dần đi sâu vào các quy trình thì xu hướng chọn việc làm của giới trẻ lại thay đổi khá nhiều.
Hiện nay sinh viên có xu hướng lựa chọn những ngành mà nó chịu sự tác động nhiều nhất của
công nghệ 4.0. Ví dụ như ở ngành marketing, thay vì đi theo con đường marketing truyền
thống thì hiện nay, trong thời đại công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh, đa số sinh viên học
ngành này sẽ lựa chọn chuyên ngành digital marketing… Bên cạnh đó, cuộc CMCN 4.0 đã làm
xuất hiện rất nhiều ngành nghề mới như cntt, attt, thương mại điện tử,… Một số ngành nghề
truyền thống không còn phù hợp với xã hội dần dần bị loại bỏ. Đó đều là những minh chứng
điển hình cho thấy rằng nền công nghiệp 4.0 đã tác động không nhỏ đến vấn đề nghề nghiệp
hiện nay.

2) * MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN. VAI TRÒ CỦA VIỆC BẢO
VỆ SỨC KHỎE

- Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện
tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác.
+ VD: 1+1=2, khi gieo đồng xu thì chắc chắn sẽ xuất hiện mặt úp hoặc mặt ngửa...

- Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân, hoàn cảnh bên
ngoài quy định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này hoặc có
thể xuất hiện thế khác.
+ VD2: Khi gieo đồng xu thì xuất hiện mặt úp hay ngửa là điều ngẫu nhiên
+ VD3: Học tập chăm chỉ sẽ đạt được kết quả tốt nhưng khi đến thi thì bị đau bụng làm kết
quả kém đi
- Mối quan hệ biện chứng:
+ Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan trong sự thống nhất hữu cơ. Tất nhiên
bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số ngẫu nhiên, còn ngẫu nhiên là hình
thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên.
+ Tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò nhất định trong quá trình phát triển của sự vật,
hiên tượng; nhưng tất nhiên đóng vai trò chi phối sự phát triển của sự vật còn ngẫu nhiên
có thể làm cho sự vật diễn ra nhanh hay chậm.
+ Tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường xuyên
thay đổi, phát triển và trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa cho
nhau. Khi xem xét trong mối quan hệ này thì sự vật, hiện tượng là cái ngẫu nhiên, nhưng
khi xem xét trong mối quan hệ khác thì sự vật, hiện tượng đó lại là cái tất nhiên.

- Ý nghĩa phương pháp luận:


+ Thứ nhất, tất nhiên nhất định phải xảy ra đúng như thế nên trong hoạt động thực tiễn,
phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không phải cái ngẫu nhiên.
+ Thứ hai, tất nhiên không tồn tại dưới dạng thuần túy nên trong hoạt động nhận thức chỉ
có thẻ chỉ ra tất nhiên bằng cách nghiên cứu những cái ngẫu nhiên mà tất nhiên phải đi
qua.
+Thứ ba, ngẫu nhiên có thẻ ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển, thậm chí có thể làm tiến
trinh phát triển của sự vật, hiện tượng đột ngột biến đổi; do đó không nên bỏ qua ngẫu
nhiên.
+ Thứ tư, tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ mang tính tương đối, chúng có thể chuyển hóa lẫn
nhau. Vì vậy, ta cần tạo ra những điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển
hóa của chúng theo mục đích nhất đinh, phù hợp với mong muốn của chúng ta.

- Vai trò của việc bảo vệ sức khỏe:

1) Sức khoẻ của con người khoẻ hay yếu là tất nhiên, nhưng cái tất nhiên đó là do vô vàn cái
ngẫu nhiên chi phối. Người ăn uống điều độ, khoa học, tập thể dục thể thao thì khoẻ mạnh và
ngược lại. Xét trong mối quan hệ khác, sức khoẻ con người cũng có thể là cái ngẫu nhiên. Ví dụ
như một ai đó siêng năng luyện tập thể thao, ăn uống lành mạnh thì đó là điều tất nhiên để
dẫn đến cái ngẫu nhiên là người đó khoẻ mạnh. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề suy giảm sức khoẻ
cũng khá phổ biến. ây là. Dưới đây là một số nguyên nhân làm cho sức khoẻ người dân bị suy
giảm. Đầu tiên phải kể đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Khi môi trường bị ô nhiễm, những loài
động thực vật và cả con người chính là những kẻ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề
nhất. Cùng với sự phát triển xã hội các nhà máy công nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều,
điều này dẫn đến lượng khí carbon thải ra không khí ngày càng tăng. Các phương tiện máy
móc như ô tô, xe máy cũng tăng cao, việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón... làm tình trạng ô
nhiễm không khí và môi trường sống ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó khói thuốc lá cũng
cũng ảnh hưởng đến sức khỏe bởi chúng chứa rất nhiều chất độc hại,không chỉ hại cho bản
thân mà còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Kế đến là do công việc quá bận rộn. Thời
gian nghỉ ngơi và làm việc chưa hợp lý, áp lực công việc lớn và căng thẳng thường xuyên, thời
gian nghỉ ngơi không đầy đủ, thức ,môi trường làm việc độc hại, stress là một trong những yếu
tố làm suy giảm sức khỏe. Ngồi nhiều cũng là một trong những nguyên gây suy giảm sức đề
kháng. . Có nguyên nhân thì cũng phải có giải pháp. Để cải thiện sức khoẻ, chúng ta có rất
nhiều cách như: Trang bị đầy đủ kiến thức về sức khoẻ, lắng nghe cơ thể, biết cơ thể cần gì và
muốn gì để có những biện pháp bổ sung thêm những chất mà cơ thể cần; xây dựng và kiểm
soát chế độ ăn uống hàng ngày; uống đủ nước, giảm thức ăn chế biến sẵn; thường xuyên tập
thể dục; kiểm tra sức khoẻ định kỳ… Tóm lại, sức khoẻ là một trong những vấn đề hàng đầu
hiện nay. Nâng cao sức khỏe và bảo vệ sức khỏe đều đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu
chung là duy trì dân số khỏe mạnh.

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ:


a) Lý thuyết:
 Khái niệm: Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự
vật với nhau gây ra một hoặc hơn sự biến đổi nhất định. Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác
động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
 Nội dung:
THỨ NHẤT: Nguyên nhân sinh ra kết quả
- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ
xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động. Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp
nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả.
- Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động
riêng lẻ hoặc cùng một lúc.
- Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh
hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác
nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các
tác dụng của nhau.
- Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân loại
nguyên nhân thành:
+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.
+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
THỨ HAI: sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân: Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả, nhưng
sau khi kết quả xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân mà nó có ảnh hưởng tác
động trở lại nguyên nhân sinh ra nó. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân có thể diễn ra theo
hai chiều hướng: hoặc là tác động tích cực thúc đẩy hoạt động của nguyên nhân, hoặc là tác động tiêu cực làm
cản trở hoạt động của nguyên nhân.
THỨ BA: sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả:
- Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một hiện
tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và
ngược lại.
- Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở
thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết
thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầy
hay cuối cùng.

 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả: Phương pháp luận về cặp
phạm trù nguyên nhân và kết quả nhấn mạnh vào việc hiểu mối quan hệ nhân quả và tìm ra
nguyên nhân trong thực tế. Nguyên nhân luôn xuất hiện trước kết quả, yêu cầu chúng ta phải
tìm hiểu sự kiện và mối liên hệ trước đó để giải thích một hiện tượng. Điều này đòi hỏi chúng
ta phải phân loại và xác định nguyên nhân cơ bản, nhận biết nguyên nhân có vai trò quan trọng
hơn trong việc hình thành kết quả. Kết quả cũng có tác động ngược trở lại nguyên nhân. Do
đó, việc áp dụng những kết quả đã đạt được để kích thích hoặc tận dụng nguyên nhân là rất
quan trọng trong quá trình thực hiện. Từ đó, chúng ta có thể thúc đẩy nguyên nhân tích cực và
hạn chế ảnh hưởng của những nguyên nhân tiêu cực. Mô hình này nhấn mạnh vào việc tìm
hiểu cách mà nguyên nhân và kết quả tương tác, từ đó áp dụng biện pháp phù hợp để đạt
được mục tiêu cụ thể.

b) Liên hệ mạng xã hội đối với sinh viên hiện nay:


 Mạng xã hội là gì? : Mạng xã hội là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng
các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch
vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm
thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
 Tác động của mạng xã hội tới sinh viên:
- Tích cực:
+ Chia sẻ thông tin
+ Kết nối bạn bè
+ Tìm hiểu, học hỏi kiến thức, kĩ năng
+ Tạo thu nhập, kinh doanh, sáng tạo nội dung…
- Tiêu cực:
+ Giảm tương tác đời thực giữa người với người
+ Lãng phí thời gian và sao nhãng mục tiêu thực tế
+ Nguy cơ trầm cảm
+ Giết chết sự sáng tạo, phụ thuộc quá nhiều vào các công cụ tìm kiếm trên mạng
+ Lừa đảo và bạo lực ngôn từ trên mạng
 Ví dụ:
- Ví dụ 1: Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng
cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với
những ai đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ trước.
- Ví dụ 2: Các sinh viên hiện nay đang phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội, từ đó sinh ra ý nghĩ
lệ thuộc, lười suy nghĩ. Mạng xã hội là phương tiện hiệu quả nhất để làm tê liệt và giết chết quá
trình sáng tạo. Quá trình lướt các trang mạng xã hội có tác động làm tê liệt não bộ tương tự
như khi xem tivi trong vô thức.
- Ví dụ 3: Vấn nạn bạo lực ngôn từ trên mạng, bên cạnh đó là các hành vi câu like, câu view bẩn.
Rất nhiều sinh viên đã bị ảnh hưởng, quấy rối, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng vì các hành
động nêu trên.
CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. LIÊN HỆ THỰC TRẠNG VỀ VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON
NGƯỜI.
a) Con người: Trong quan niệm của triết học mác - xít, con người là một thực thể trong sự thống nhất
biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo các quy luật tự
nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
b) Bản chất con người:
“Bản chất loài người không phải định nghĩa của một thứ trừu tượng của từng cá nhân riêng biệt. Trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người chính là sự dung hòa của những quan hệ xã hội”. – C.Mác

Bản chất xã hội của con người được phân tích theo quan điểm duy vật biện chứng cần phải được tiếp
cận theo góc độ phân tích và lý giải sự việc hình thành và sự phát triển của những mối quan hệ của nó
trong lịch sử.

Vì vậy, với tư cách là thực thể xã hội, loài người hoạt động thực tiễn, thông qua những hoạt động đó
tác động trực tiếp vào thế giới tự nhiên, làm thay đổi thế giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát
triển của nó, điều đó đồng nghĩa với việc con người cũng sáng tạo ra lịch sử và tiếp tục thực hiện phát
triển lịch sử đó.

Từ những quan niệm khoa học của chủ nghĩa C.mác – Lênin về bản chất con người, ta có thể rút ra
những tổng kết quan trọng dưới đây:
Đầu tiên, để có thể lý giải một cách khoa học những vấn đề về bản chất con người thì không thể chỉ
đơn thuần từ góc độ bản tính tự nhiên mà còn phải phân tích từ phương diện bản tính xã hội của nó,
những mối quan hệ kinh tế – xã hội của nó.

Thứ hai, năng lực sáng tạo lịch sử của con người chính là động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển
của xã hội. Do đó, phát huy năng lực sáng tạo của mỗi người chính là thúc đẩy sự phát triển cả về kinh
tế lẫn xã hội của con người.

Thứ ba, giải phóng những mối quan hệ kinh tế – xã hội chính là thúc đẩy khả năng sáng tạo lịch sử
trong sự nghiệp giải phóng con người.

Tóm lại, theo chủ nghĩa của C.Mác và Lênin, bản chất của con người được liệt kê như sau:

Con người chính là một thực thể thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội

Trong tính hiện thực, bản chất con người là sự dung hòa của những mối quan hệ xã hội

Con người là chủ thể và là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử

c) Liên hệ thực trạng về việc giáo dục đạo đức con người:
 Đạo đức, trong bản chất của nó, là một dạng ý thức xã hội, bao gồm một bộ quy tắc, nguyên tắc và
chuẩn mực xã hội dùng để điều chỉnh và đánh giá cách con người tương tác với nhau và với xã hội.
Chúng được thực hiện thông qua sự tin tưởng cá nhân, kế thừa từ truyền thống và sức mạnh của ý
thức xã hội.
 Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn như tâm lý học,
đạo đức học, xã hội học,v.v., song giải đáp những vấn đề chung nhất về nhân cách, trước hết đó là
nhiệm vụ của triết học.
 Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích của chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục để
hình thành trong họ những yếu tố, tình cảm, niềm tin, lý tưởng và tất cả được thể hiện ở những
hành vi đạo đức. Thông qua việc giáo dục đạo đức, các quy tắc, các chuẩn mực đạo đức được cá
nhân nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ hơn, góp phần điều chỉnh hành vi của con người phù
hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội.
 Thời điểm quan trọng nhất trong việc giáo dục đạo đức của con người là khi còn ngồi trên ghế nhà
trường. Đáng buồn thay, hiện tượng học sinh đánh nhau, sử dụng ngôn ngữ không tốt, hoặc thậm chí
dùng vũ khí làm đau người khác đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Nhiều học sinh thậm chí có
thể tham gia vào các hành vi không tốt, như hút thuốc, trộm cắp, hoặc bỏ học để tham gia vào các
hoạt động không lành mạnh. Điều này là kết quả của môi trường gia đình không ổn định, nơi mà cha
mẹ có thể chia rẽ, hoặc cuộc sống khó khăn và xa cách gia đình. Trong một số trường hợp, phụ huynh
có thể không quan tâm đến việc giáo dục con cái, làm cho các em trở nên dễ bị lôi kéo bởi những tình
huống tiêu cực.
 Trong khi giáo viên đã cố gắng liên hệ với gia đình, thì không phải lúc nào cũng nhận được sự hợp tác
từ phía phụ huynh. Một số gia đình bận rộn với cuộc sống hàng ngày, không sẵn sàng nghe theo lời
khuyên hoặc hỗ trợ từ trường học. Một số phụ huynh thậm chí có thể không hiểu về tình hình của con
cái hoặc không thấy cần thiết phải quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho họ.
* Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn)
Quy luật mâu thuẫn :
Là hạt nhân của phép biện chứng duy vật
Là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển.
Khái niệm

Mặt đối lập là các mặt có những đặc điểm,thuộc tính, khuynh hướng biến đổi trái ngược, tồn tại khách
quan, nhưng là đk, tiền đề tồn tại của nhau

Vd: sự thiện-ác, tham lam-rộng lương bên trong con người; quang hơp-hô hấp ở thực vật; quá trình
bồi tụ - xâm thực trên bề mặt Trái Đất,….

Mâu thuẫn biện chứng (gọi tắt là mâu thuẫn) là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Vd: mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, hai mâu thuẫn đấu tranh với nhau, nhưng lại
tồn tại thống nhất trong xã hội hỗ trợ nhau, cộng đồng phát triển, ổn định sẽ kéo theo việc mọi người
được hưởng phúc lợi xã hội cao hơn.

Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự ràng buộc, phụ thuộc, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho
nhau tồn tại; các mặt đối lập tác động ngang bằng, cân bằng nhau, có sự tương đồng và đông nhất.

Vd: hai điện tích âm và dương đối lập nhau, nhưng chúng bị ràng buộc, nương tựa vào nhau để cùng
tồn tại, tạo nên sự ổn định cho nguyên tử

Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau

Nội dung quy luật:


Mọi đối tượng đều bao gồm những mặt, những khuynh hướng, lực lượng... đối lập nhau tạo thành
những mâu thuẫn trong chính nó; sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân,
động lực bên trong của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời.

Vd: mâu thuẫn giữa gia đình và các mối quan hệ xã hội. Nếu coi trọng hay xem nhẹ một trong hai vấn
đề sẽ dẫn đến việc mất cân bằng , gây ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần. Mâu thuẫn trên là động lực để
mỗi các nhân phải biết cách tự cân bằng các mối quan hệ trong cuộc sống.

Tính chất của mâu thuẫn:


Tính khách quan: là cái vốn có của mọi sv, ht và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con người.
Tính phổ biến: mâu thuẫn có tròn mọi sv, ht, mọi lĩnh vực trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người
Tính phong phú, đa dạng:mâu thuẫn ở mỗi sv, ht , ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ thể hiện khác nhau
(mâu thuẫn bên trong-bên ngoài, cơ bản – không cơ bản, chủ yếu – thứ yếu,…)
Ý nghĩa phương pháp luận:
Phải tôn trọng và thừa nhận mâu thuẫn
Phát hiện ra mẫu thuẫn dể tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn
Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó.
Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều hòa
mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ
Vd: khi phân tích mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái, ta khổng thể nóng vội kết luận hay đổ lỗi cho bất kỳ ai.
Phải xem xét, tìm hiểu nguyên nhân gây nên mâu thuẫn về phương diện tình cảm, tâm lý, đời sống gia đình,..
từ đó tháo gỡ hiểu lầm, hàn gẵn lại mối quan hệ gia đình.
Mâu thuẫn trong việc sinh viên đi làm thêm
Lợi ích
- Độc lập về tài chính, tăng thu nhập cá nhân, trang trãi chi phí sinh hoạt.
- Phát triển kỹ năng mềm: giao tiếp, quản lý, sáng tạo nội dung, quản lý thời gian…..
- Tăng thêm nhiều mối quan hệ xã hội, có cơ hội để phát triển.
- Được trãi nghiệm thực tế, va vất trực tiếp với xã hội.
- Làm thêm đúng chuyên ngành giúp có thêm kinh nghiệm, kiến thức
Bất lợi
- Thời gian dành cho bản ít đi.
- Mất cân bằng trong việc học, ảnh hưởng đến thành tích cá nhân.
- ảnh hưởng đến sức khỏe: thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngũ, kiệt sức
- có thể bị lừa đảo ( gặp phải đa cấp, buôn bán lao động,..), bốc lột sức lao động
Giải pháp:
- Học các sắp xếp, quản lý thời gian hợp lý.
- Ưu tiên chọn việc làm thêm liên quan đến chuyên ngành.
- Lựa chọn những việc không chiếm quá nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc học, tránh đa cấp.

Cơ sở hạn tầng-kiến trức thượng tầng


Khái niệm
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện thực của
chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó. (quan hệ sản xuất thống trị đặc trưng cho cơ sở hạ tầng
của xã hội .)
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với những thiết chế xã hội tương
ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.( Bộ
phận có quyền lực mạnh nhất là nhà nước )
Vd: chính trị, pháp luật, tôn giáo, …..; tòa án, trung tâm nghiên cứu,……
Mối quan hệ biện chứng:
- Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, còn kiến trúc thượng tầng tác động trở lại to lớn, mạnh mẽ
đối với cơ sở hạ tầng
Vd: quan hệ sản xuất phong kiến sẽ quyết định đến thể chế chính trị, pháp luật của xã hội đó. Ngược lại nếu
phương thức thống trị phù hợp sẽ đảm bảo sự ổng định của chế độ phong kiến.
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng:
Cơ sở hạ tầng với tư cách là cơ cấu kinh tế hiện thực của xã hội sẽ quyết định kiểu kiến trúc thượng tầng của xã
hội ấy
Cơ sở hạ tầng quyết định nguồn gốc, cơ cấu, tính chất và sự vận động, phát triển của kiến trúc thượng tầng.
Những biến đổi căn bản của cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng
tầng
Vd: khi chuyển từ cơ sở hạ tầng từ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản thì kiến trúc thượng (nhà nước, thể chế
chính trị, tư tưởng văn hóa,…) cũng thay đổi theo đảm bào lợi ích, quyền lực của chế độ thống trị.
Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
Kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh cơ sở hạ tầng.
Kiến trúc thượng tầng chính là vai trò tích cực, tự giác của ý thức, tư tưởng.
Kiến trúc thượng tầng củng cố, hoàn thiện và bảo vệ cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
kiến trúc thượng tầng có vai trò bảo vệ duy trì, củng cố lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị xã hội, đảm
bảo sự thống trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp giữ địa vị thống trị về kinh tế
VD: khi nhà nước xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật sẽ hạn chế được tệ nạn xã hôi, đời sống cải thiện
dẫn đến sự ổn định của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ý nghĩa
Cơ sở khoa học cho việc nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị
Không tách rời hoặc tuyệt đối hóa 1 yếu tố nào giữa kinh tế và chính trị: Tuyệt đối hóa kinh tế, hạ
thấp,phủ nhận yếu tố chính trị là rơi vào quan điểm duy vật tầm thường; tuyệt đối hóa về chính trị, hạ
thấp hoặc phủ định vai trò của kinh tế sẽ dẫn đến duy tâm.

Chức năng đối ngoại của nhà nước


Đối ngoại là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ các hoạt động và quan hệ giữa các quốc gia với nhau bao
gồm các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phòng, an ninh, và nhiều lĩnh vực khác

Đặc điểm
Tính đa dạng: Hoạt động đối ngoại bao gồm nhiều khía cạnh và lĩnh vực như ngoại giao chính trị, kinh
tế, văn hóa, quân sự tạo ra sự đa dạng trong hoạt động và tương tác quốc tế.
Tính toàn cầu: diễn ra trên phạm vi quốc tế và có tác động đến nhiều quốc gia và khu vực.
Tính liên kết: xây dựng và duy trì mối quan hệ với các quốc gia khác, định hình cách các quốc gia tương
tác và làm việc với nhau .
Mục tiêu quốc tế: bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia, xây dựng hòa bình và an ninh quốc tế, phát
triển thương mại và hợp tác toàn cầu.

Vai trò
- Động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một xã hội mở, dân chủ hơn, và
một nhà nước pháp quyền:
- Mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội:
- Bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và
thúc đẩy tiến bộ xã hội:
- Đẩy mạnh nhận thức và vai trò của các quốc gia trong những vấn đề toàn cầu:
- Tạo điều kiện để các quốc gia nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, cũng như khả năng
duy trì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triển:
Liên hệ đến chức năng đối ngoại của Việt Nam
- Nguyên tắc của V.I.Lenin về chính sách đối ngoại cũng như tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý
nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
- Đảng và Nhà nước ta có chính sách ngoại giao linh hoạt, khéo léo, mềm dẻo,.. nổi bật là chính sách
ngoại giao “cây tre” .
- Theo xu thế lớn của thế giới “hòa bình, hợp tác, phát triển” .
- Xây dựng đất nước từ chiến tranh, vượt qua lệnh bao vây, cấm vận kinh tế Việt Nam đã có quan hệ
ngoại giao với hơn 180 quốc gia.; trở thành thành viên tích cực của ASEAN, tham gia ngày càng sâu
rộng vào các định chế kinh tế, tài chính, thương mại của ASEAN; là thành viên của nhiều tổ chức,
diễn đàn trên thế giới.
- Hoạt động đối ngoại góp phần vào nhiệm vụ giữ vững chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của đất nước.

Quy luật lượng chất. Liên hệ câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Khái niệm:
 Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ
phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ
và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
 Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống
nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà
không phải là sự vật, hiện tượng khác
 Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất với lượng; là giới
hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó sự thay đổi 108 về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về
chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác
 Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của
sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy
 Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do
những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng. Bước nhảy
kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật,
hiện tượng.

Nội dung quy luật:


 Quy luật lượng chất là quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại. Đây là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Triết học Mác – Lênin.
Quy luật này cho biết mọi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất giữa lượng và chất. Sự thay đổi dần
dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ làm cho sự thay đổi chất của sự vật thông qua
bước nhảy, chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới, tạo thành quá trình vận động phát
triển liên tục của sự vật.
Ví dụ 1: Một hòn đá muốn trở thành kim cương thì phải trải qua quá trình hàng triệu năm nung chảy, nén ép
dưới nhiệt độ và áp suất cao. Trong quá trình này, cấu trúc phân tử của hòn đá sẽ thay đổi, từ dạng vô định hình
sang dạng tinh thể, tạo thành kim cương.

Ví dụ 3: Một người muốn trở thành một học sinh giỏi thì phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện lâu dài.
Trong quá trình này, kiến thức, kỹ năng của người đó sẽ được tích lũy và nâng cao, từ đó đạt được chất lượng
cao hơn, trở thành học sinh giỏi.

Ý nghĩa:
 Nhờ có phương pháp luận lượng chất mà chúng ta hiểu rằng bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng đều vận
động và phát triển.
 Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại 2 mặt: lượng và chất. Do đó, khi nhận thức, chúng ta cần nhận
thức về cả 2 mặt để có cái nhìn phong phú hơn về những sự vật, hiện tượng tồn tại quanh chúng ta.
 Cần làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác định giới hạn độ, điểm nút, bước
nhảy.
 Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi lượng (bao gồm cả độ và điểm nút). Ngược lại
nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết kiểm soát lượng trong giới hạn độ.
 Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên bước nhảy phải được thực hiện một cách cẩn thận.
+ Cần tránh 2 khuynh hướng sau:
 Nôn nóng tả khuynh: đây là việc một cá nhân không kiên trì, nỗ lực để có sự thay đổi về lượng
ngược lại nôn nóng muốn có sự thay đổi về chất.
 Bảo thủ hữu khuynh: lượng đã được tích luỹ đến mức điểm nút nhưng không muốn thực hiện
bước nhảy để có sự thay đổi về chất.

Liên hệ bản thân:


1. Là một sinh viên thời đại mới phát triển và tiên tiến, chúng ta phải không ngừng phấn đấu trau dồi
bản thân mình. Lượng đổi đủ thì chất mới đổi. Do đó, phải kiên trì, nhẫn nại, chăm chỉ và không
được nôn nóng đốt cháy giai đoạn. Đối với vấn đề học tập cũng thế. Việc tự học tập, tìm kiếm,
tích cực rèn luyện, trau đồi bản thân là điều hết sức quan trọng và cần thiết.
2. Là một sinh viên đang trên giảng đường thì việc nhận thức và vận dụng quy luật lượng chất vào
bản thân sẽ giúp mỗi người hiểu rõ hơn về bản thân, từ đó có thể tự hoàn thiện bản thân một cách
toàn diện. Luôn học tập, rèn luyện để tăng cường “ lượng “ của bản thân nhưng phải tích lũy
có chọn lọc và cần có sự nỗ lực không ngừng nghỉ để những biến đổi về lượng này sẽ tạo tiền
đề cho những thay đổi về chất của bản thân.
3. Bác Hồ dạy: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời” và chúng ta với tư cách là một học sinh,
sinh viên lại càng phải học theo bác. Ở cái thời đại 4.0 khi mà công nghệ và kiến thức càng ngày
càng nhiều và hiện đại, để bắt kịp với xu thế chúng ta không những cần kiên trì trau dồi kiến thức
của bản thân mà còn phải rèn luyện chăm chỉ để tích lũy lượng đủ thì chất mới đổi nhưng cũng
không vì vậy mà đốt cháy giai đoạn từ đó chúng ta có thể tiến bộ qua thời gian để thực hiện được
những yêu cầu của xã hội và hơn thế là góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.

Liên hệ phân tích câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”:
“Chất” và “lượng” luôn thống nhất hữu cơ với nhau, không tách rời nhau, tác động lẫn nhau một cách biện
chứng. Bất cứ sự thay đổi đủ nào về lượng cũng tất yếu sẽ dẫn tới sự thay đổi nhất định về “chất” của sự vật,
hiện tượng. Câu tục ngữ trên cũng vậy. “Có công mài sắt có ngày nên kim” xét theo nghĩa đen là ta có thể biến
một khối sắt to trở thành một cây kim nhỏ và nhọn nếu ta đủ “công”, nghĩa là chúng ta bỏ ra đủ thời gian và
công sức để mài giũa khối sắt ấy. Xét về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn nói rằng lòng kiên trì sẽ giúp con người
vượt qua mọi thử thách, làm nên thành công. Giải thích theo quy luật lượng chất, ta có thể thấy khi ta chăm chỉ,
cố gắng làm một việc gì - “có công mài sắt”, sẽ có sự thay đổi về lượng, đến một lúc nào đó ta có thể nhận được
thành quả là khi chất thay đổi “có ngày nên kim”. Câu thành ngữ khuyên ta phải kiên trì, nhẫn nại, chăm chỉ và
không được nôn nóng đốt cháy giai đoạn, muốn đạt được kết quả A thì mình phải tích luỹ một lượng tương ứng
vì lượng đổi đủ thì chất mới đổi, chỉ khi đó thì ta mới có thể thành công.

Nguồn gốc hình thành của ý thức


Khái niệm
Khái niệm ý thức: Ý thức là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng cùng những
tình cảm, tâm trạng, truyền thống,…nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn
nhất định.

Nguồn gốc
- Nguồn gốc xã hội gồm ngôn ngữ và lao động.
F Ngôn ngữ: là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Ngôn ngữ xuất hiện trở thành “vỏ vật
chất” của tư duy; là hiện thực trực tiếp của ý thức; là phương thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản
phẩm xã hội - lịch sử.
F Lao động: là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, làm biến đổi giới
tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu tồn tại của con người. Đó là hoạt động chủ động, sáng
tạo và có mục đích.

Vai trò của ngôn ngữ:


 Giúp con người phản ánh một cách khái quát và gián tiếp về đối tượng.
 Là phương tiện giao tiếp và là công cụ của tư duy.
 Là công cụ truyền tin rất hiệu quả (tình cảm, tư tưởng, kinh nghiệm).

Vai trò của lao động:


 Giúp hoàn thiện các giác quan, đặc biệt là giúp bộ não người phát triển. Nhờ lao động, con người
chuyển từ di chuyển bằng 4 chi thành 2 chi; không ăn sống nữa mà chuyển sang ăn chín (phát hiện
ra lửa).
 Giúp sự vật hiện tượng bộc lộ thuộc tính, kết cấu, quy luật vận động (đất này trồng café mà lại trồng
lúa thì không được).
 Giúp con người chế tạo ra công cụ lao động.

Liên hệ với thực tiễn


1. Lao động có yếu tố quan trọng nhất trong quá trình con người tiền hóa và phát triển về cả thể chất và tinh
thần ngoài ra còn là yếu tố giúp phát triển tính xã hội này sang xã hội khác. Qua các thời kì chúng ta đánh
giá con người qua lao động và mỗi thời kì là đặc điểm của lao động là khác nhau mang thể hiện khả năng
thích ứng và tiến hóa của con người cũng như trình độ của xã hội thời kì đó. Maxim Gorki đã từng nói
"Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo". Thật vậy, lao động có vai trò
vô cùng to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người. Lao động đảm bảo cho sự tồn tại của con
người, bởi lao động tạo ra thu nhập cho con người, nuôi sống con người, có lao động thì con người mới
tạo ra nguồn thu nhập. Có thu nhập sẽ giúp con người ổn định cuộc sống, nhiều hơn nữa là giúp con
người trở nên giàu có do có nhiều của cải.Lao động giúp phân công xã hội, tổ chức xã hội được rõ ràng,
chuyên môn hóa: lao động là tiền đề để xã hội được phân công, tổ chức, chuyên môn hóa từng ngành
nghề nhằm đạt hiệu quả, năng suất cao hơn do mỗi cá nhân đều thể hiện giá trị của riêng mình thông qua
lao động. Những giá trị đó được quy đổi ra thành tiền bạc, vật chất phục vụ ngược lại cho con người.. Bên
cạnh đó, chính lao động mới tạo ra được giá trị của con người, và cũng chính lao động sẽ giúp cải thiện
con người và đời sống con người. Ông bà ta có câu: “Nhàn cư vi bất thiện” - có nghĩa là nếu con người ta
ở trong trạng thái nhàn rỗi, không có việc làm sẽ dẫn đến các hành động sai lầm, ảnh hưởng xấu đến xã
hội - tức là giá trị con người nằm ở lao động nếu không lao động, chúng ta sẽ phát triển ngược lại với
thuyết tiến hóa con người sẽ lạc hậu, thụt lùi so với xã hội, không thể phát triển được . Cuối cùng, lao
động mang ý nghĩa lịch sử xã hội: qua mỗi thời kỳ, giai đoạn, lao động mang đặc điểm, dấu vết riêng biệt,
thể hiện rõ trình độ của xã hội tại thời kỳ đó. Ngày nay, khi mà xã hội dần đi lên với nền công nghiệp 4.0,
vai trò của lao động lại càng được nâng lên. Tuy nhiên, đi ngược lại với sự phát triển không ngừng ấy,
một thực trạng đáng buồn là hiện nay hiện tượng thất nghiệp diễn ra rất đông và thường xuyên, một phần
là do dân số thế giới gia tăng nhanh trong khi nhu cầu về nhân sự đã dần mất đi tính tiên quyết bởi máy
móc đã dần thay thế một số quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều người vẫn giữ thái độ lười nhác dẫn
đến tình trạng người lao động kém chất lượng không đáp ứng nhu cầu xã hội. Do đó, muốn kinh tế, xã hội
ngày càng phát triển hơn nữa, bản thân mỗi người phải không ngừng nỗ lực, rèn luyện cho mình tinh thần
chăm chỉ, nhiệt huyết, không ỷ lại hay quá bảo thủ mà phải biết trung hoà giữa bản thân và cái chung để
có thể phát huy cao nhất khả năng của bản thân và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:”Lao động
là vinh quang”.

You might also like