You are on page 1of 15

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

MỤC LỤC

I. Chương 2: Sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân (GCCN)


1. Giai cấp công nhân là gì?
2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
3. Điều kiện khách quan, chủ quan của sứ mệnh lịch sử giai cấp công
nhân
II. Chương 3: Chủ nghĩa xã hội
1. Đặc trưmg của chủ nghĩa xã hội (CNXH)
2. So sánh CNXH chung với CNXH ở Việt Nam

III. Chương 4: Dân chủ xã hội chủ nghĩa


1. Dân chủ xã hội chung
2. So sánh dân chủ XHCN Việt Nam và dân chủ tư bản
IV. Chương 6:
1. Dân tộc
2. Xu hướng khách quan của dân tộc
3. Khái niệm, bản chất tôn giáo
4. So sánh tôn giáo và tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan. Ví dụ
minh họa
V. Chương 7: Vấn đề về gia đình
1. Khái niệm
2. Vị trí của gia đình
3. Chức năng của gia đình

1
I. Chương 2: Sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân (GCCN)
1. Giai cấp công nhân là gì?
Giai cấp công nhân là 1 tập đoàn hình thành và phát triển cùng với
quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại. Là giai cấp đại diện
cho lực lượng sản xuất tiên tiến. Là lực lượng chủ yếu của tiến trình
lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ở các nước tư
bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về
cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản là
bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư. Ở các nước xã hội chủ
nghĩa, GCCN cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất
chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã
hội trong đó có lợi ích chính đáng của mình
2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất phát từ những tiền đề
kinh tế - xã hội của sản xuất mang tính xã hội hóa cao với 2 đặc
điểm nổi bật :
● Thứ nhất xã hội hóa sản xuất làm xuất hiện những tiền đề vật
chất, thúc đẩy sự phát triển của xã hội , thúc đẩy sự vận động
của mâu thuẫn cơ bản trong lòng PTSX tư bản chủ nghĩa. Sự
xung đột giữa tính chất xã hội của LLSX với tính chất chiếm
hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và nội dung kinh tế vật
chất của mâu thuẫn cơ bản trong chủ nghĩa cơ bản
● Thứ hai quá trình sản xuất mang tính xã hội hóa cao đã sản sinh
ra giai cấp công nhân và rèn luyện nó thành chủ thể thực hiện
sứ mệnh lịch sử. Do mâu thuẫn về lợi ích cơ bản không thể điều
hòa giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản nên mâu thuẫn này
trở thành động lực chính cho cuộc đấu tranh giai cấp trong xã
hội hiện đại
- Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là sự nghiệp
cách mạng của bản thân giai cấp công nhân cùng với đông đảo
quần chúng,và mang lại lợi ích cho đa số
- Sứ mệnh lich sử của GCCN không phải thay thế chế độ sở hữu tư
nhân bằng một chế độ sở hữu tư nhân khác mà là xóa bỏ triệt để
chế độ tư hữu về TLSX.

2
- Việc giai cấp công nhân giành lấy quyền lực thống trị xã hội là tiền
đề cải tạo toàn diện, sâu sắc triệt để xã hội cũ và xây dựng thành
công xã hội mới,với mục tiêu cao nhất là giải phóng con người.
3. Điều kiện khách quan, chủ quan của sứ mệnh lịch sử giai cấp công
nhân
a. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN
- Thứ nhất: do dịa vị kinh tế của GCCN quy định: điều kiện khách
quan này là nhân tố kinh tế quy định GCCN là lực lượng phá vỡ
quan hệ sx TBCN, giành chính quyền về tay mình chuyển về giai
cấp tự nó thành giai cấp vì nó.
- Thứ 2, do địa vị chính trị xã hội của GCCN quy định: là con đẻ của
nền sx đại công nghiệp GCCN có được những phẩm chất của một
giai cấp tiên tiến,giai cấp cách mạng: tính tổ chức và kỉ luật,tự giác
và đoàn kết trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình và giải phóng
xã hội
b. Điều kiện chủ quan để giai cấp hoàn thành sứ mệnh
- Sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân cả về sô lượng và
chất lượng đặc biệt về chất lượng,thì giai cấp công nhân mới có thể
thực hiện được sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình.
- ĐCS là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để GCCN thực hiện
thắng lợi của mình: ĐCS-đội tiên phong của GCCN ra đời và đảm
nhiệm vai trò lãnh đạo của cách mạng là dấu hiệu của sự trưởng
thành vượt bậc của GCCN với tư cách là giai cấp cách mạng.Đây
là một đièu kiện quan trọng không thể thiếu để thực hiện sứ mệnh
lịch sử của GCCN.
II. Chương 3: Chủ nghĩa xã hội
1. Đặc trưmg của chủ nghĩa xã hội (CNXH)
- Một là, CNXH giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng
xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển
toàn diện
- Hai là, CNXH là xã hội do nhân dân lao động làm chủ
- Ba là, CNXH có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
- Bốn là, CNXH có nhà nước kiểu mới mang bản chất GCCN, đại
biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động
3
- Năm là, CNXH có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy
những giá trị văn hóa dân tộc và tính văn hóa nhân loại.
- Sáu là, CNXH đảm bảo bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có
quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
2. So sánh CNXH chung với CNXH Việt Nam
a. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Được xét trên các phương diện:
- Xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh
- Chính trị: Nhân dân làm chủ
- Kinh tế: Phát triển cao, lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ xã hội
phù hợp
- Văn hóa: Hội nhập quốc tế tiên tiến nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân
tộc
- Con người: Tự do- ấm no, hạnh phúc, phát triển toàn diện
- Dân tộc: Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau
- Nhà nước: Pháp quyền CNXH, của dân, do dân, vì dân và do Đảng
lãnh đạo
- Đối ngoại: Hợp tác hữu nghị với nhân dân các nước
b. So sánh CNXH chung với CNXH Ở Việt Nam

- Con người: tạo điều kiện để con người phát triển


- Kinh tế: nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX
hiện đại
Giống nhau - Đối ngoại:quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân các
nước trên thế giới
- Dân tộc: đảm bảo bình đẳng, đoàn kêt giữa các dân
tộc

CNXH chung CNXH ở VN

CNXH giải phóng giai cấp, Dân giàu, nước mạnh, xã


Khác nhau giải phóng dân tộc, giải hội dân chủ, công bằng
Xã hội
phóng xã hội, giải phóng văn minh
con người

4
CNXH do nhân dân lao CNXH do nhân dân làm
Chính trị động làm chủ (đối tượng cụ chủ (đối tượng rộng hơn)
thể)

Chế độ công hữu về tư liệu Quan hệ xã hội phù hợp


Kinh tế
sản xuất chủ yếu

Có nhà nước kiểu mới mang Nhà nước pháp quyền


bản chất giai cấp công nhân. CNXH. Là nhà nước của
Nhà nước Đại biểu cho lợi ích, quyền dân, do dân và vì dân
lực và ý chí của nhân dân
lao động

Nền văn hóa phát triển cao. Nền văn hóa tiên tiến và
Kế thừa và phát huy những đậm đà bản sắc dân tộc
Văn hóa
giá trị văn hóa dân tộc và
tinh hoa văn hóa nhân loại

Các dân tộc tương trợ,


Dân tộc giúp đỡ nhau vượt qua
khó khăn

Con người Việt Nam có


Con người một cuộc sống tự do, ấm
lo và hạnh phúc

VI. Chương 4: Dân chủ xã hội chủ nghĩa


1. Dân chủ xã hội chung

a. Quan niệm dân chủ


Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin dân chủ có một số nội dung cơ bản:
● phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là
chủ nhân của nhà nước
● phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ là một hình
thức hay hình thái nhà nước

5
● phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một nguyên tắc – nguyên
tắc dân chủ.
Với Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển dân chủ theo hướng
● Dân chủ trước hết là một giá trị nhân loại chung. Dân chủ là dân là chủ và
dân làm chủ.
● Dân chủ là một thể chế chính trị, một chế độ xã hội.
Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người;
là một phạm trù chính trị gắn với quá trình ra đời, phát triển của lịch sử xã hội nhân
loại. 
b. Sự ra đời và phát triển dân chủ

2. So sánh dân chủ XHCN Việt Nam và dân chủ tư bản

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất do với nền dân chủ
tư sản, là nền sh mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm
chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện
bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản. 
a. Bản chất dân chủ XHCN

6
● Bản chất chính trị: là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua
đảng của nó đối với toàn xã hội, thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể
nhân dân trong đó có giai cấp công nhân. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa do
Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đảng Cộng sản là đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc. Chế độ dân chủ xã
hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa do đó về thực chất là của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân.. 
● Bản chất kinh tế: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về
những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày
càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học – công nghệ hiện
đại nhằm thỏa mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của
toàn thể nhân dân lao động. bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện
chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu
● Bản chất tư tưởng – văn hóa – xã hội: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ
tư tưởng Mác-Lênin – hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, làm chủ đạo đối
với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới kết hợp với văn hóa
truyền thống dân tộc. dân chủ là một thành tựu văn hóa, một quá trình sáng
tạo văn hóa, thể hiện khát vọng tự do được sáng tạo và phát triển của con
người. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hòa về lợi ích giữa cá
nhân, tập thể và lợi ích của toàn xã hội.
Dân chủ XHCN là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ tư sản, là nền
dân chủ mà ở đó mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ, dân
chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng, được thực hiện bằng nhà
nước pháp quyền XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
b. Nhà nước XHCN
Nhà nước XHCN là nhà nước mà ở đó sự thống trị chính trị thuộc về giai cấp
công nhân, do cách mạng XHCN sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công
CNXH, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên các mặt của đời sống xã hội
phát triển cao – xã hội XHCN.
Bản chất nhà nước XHCN:
● Chính trị: mang bản chất của giai cấp công nhân
● Kinh tế: là chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, không còn tồn tại quan
hệ sản xuất bóc lột.

7
● Văn hóa – xã hội: được xây dưng trên lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và
giá trị văn hóa tiến bộ của nhân loại, mang bản sắc dân tộc. Thu hẹp khoảng
cách giữa các tầng lớp, giai cấp, hình thành xã hội bình đẳng.
Mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN:
● Dân chủ XHCN là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà
nước XHCN
● Ra đời trên cơ sở nền dân chủ XHCN, nhà nước XHCN trở thành công cụ
quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ của nhười dân
c. Dân chủ XHCN ở Việt Nam
Bản chất của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam: cũng như bản chất của nền dân
chủ XHCN nói chung, Dan chủ XHCN ở Việt Nam là dựa vào nhà nước XHCN và
có sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân. Dân chủ gắn liền với kỷ cương và thể chế hóa
bằng pháp luật, được pháp luật đảm bảo.
Thông qua 2 hình thức dân chủ: 
● Dân chủ trực tiếp: nhân dân thông qua hành động trực tiếp của mình làm chủ
nhà nước và xã hội, đúng theeo chủ trương “dân biết, dân làm, dân bàn, dân
kiểm tra”.
● Dân chủ gián tiếp: là hình thức dân chủ đại diện được thực hiện do nhân dân
ủy quyền, giao quyền lực của mình cho tổ chức mà nhân dân trực tiếp bầu ra
(Quốc hội).
d. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Chủ trương của Đảng ta: “xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân,
do dân, vì dân”: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi cơ quan, tổ chức, cá
nhân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Đặc điểm:
● Xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của dân, do
dân, vì dân
● Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở Hiến pháp
● Quyền lực nhà nước là thống  nhất, có sự phân công, cơ chế phù hợp giữa
các cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp
● Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải do Đảng Cộng sản Việt nam
Lãnh đạo
8
● Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tôn trọng con người, coi con người
là chủ thể, trung tâm của sự phát triển.
● Tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
có sự phân công, phối hợp, kiểm soát nhưng đảm bảo quyền lực thống nhất
của Trung Ương.

VII. Chương 6:
1. Dân tộc
Dân tộc được hiểu theo hai nghĩa cơ bản:
Thứ nhất: Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị
- xã hội có những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế
- Có lãnh thổ chung ổn định không bị chia cắt, là địa bàn sinh tồn và
phát tri của cộng đồng dân tộc.
- Có sự quản lý của một nhà nước, nhà nước - dân tộc độc lập.
- Có ngôn ngữ chung của quốc gia làm công cụ giao tiếp trong xã hội
và trong cộng đồng (bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết). 115
- Có nét tâm lý biểu hiện qua nền văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc
riêng của nền văn hóa dân tộc.
Thứ hai: Dân tộc – tộc người (ethnies). Ví dụ dân tộc Tày, Thái, E
Đê... ở Việt Nam hiện nay. Theo nghĩa này, dân tộc là cộng đồng
người được hình thành lâu dài trong lịch sử và có ba đặc trưng cơ bản
sau:
- Cộng đồng về ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, hoặc
chỉ riêng ngôn ngữ nói). Đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt các tộc
người khác nhau và là vấn đề luôn được các dân tộc coi trọng giữ gìn.
- Cộng đồng về văn hóa. Văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và phi vật
thể ở môi tộc người phản ánh truyền thống, lối sống, phong tục, tập
quán, tín ngưỡng, tôn giáo của tộc người đó. Lịch sử phát triển của
các tộc người gắn liền với truyền thống văn hóa của họ.

- Ý thức tự giác tộc người. Đây là tiêu chí quan trọng nhất để phân định
một tộc người và có vị trí quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của
mỗi tộc người. Đặc trưng nổi bật là là các tộc người luôn tự ý thức về

9
nguồn gốc, tộc danh của dân tộc đó còn là ý thức tự khẳng định sự tồn tại
và phát triển của mỗi tộc người dù cho lưu kinh tế, văn hóa...

2. Xu hướng khách quan của dân tộc


- Xu hướng thứ nhất, cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành
cộng đồng dân tộc độc lập. Nguyên nhân là do sự thức tỉnh, sự trưởng
thành về ý thức dân tộc, ý thức về quyền sống của mình, các cộng
đồng dân cư đó muốn tách ra để thành lập các dân tộc độc lập.
- Xu hướng thứ hai, các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân
tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau.

3. Khái niệm, bản chất tôn giáo


a. Khái niệm
- Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm
dựa trên cơ sở niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình,
mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác
động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trần thế
cũng như ở thế giới bên kia.
- Bất cứ tôn giáo nào, với hình thức phát triển đầy đủ của nó cũng
bao gồm:
+ Ý thức tôn giáo
+ Hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động mang tính
chất nghi thức tín ngưỡng của nó
b. Bản chất tôn giáo
- Thứ nhất, Tôn giáo là sản phẩm của con người gắn với điều kiện
tự nhiên và lịch sử cụ thể, xác định
+ Con người sáng tạo ra tôn giáo. Trong những điều kiện cụ thể là
thế giới con người,là nhà nước là xã hội chứ không phải là con
người trừu tượng,ẩn nấu đâu đó ngoài thế giới
- Thứ hai, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội.
Nó luôn phản ánh tồn tại xã hội. Tuy nhiên, sự phản ánh của tôn
giáo là sự phản ánh đặc thù, đó là sự phản ánh hư ảo, hoang đường
thế giới khách quan
- Thứ ba, tôn giáo có tính hai mặt,vừa là biểu hiện của thế giới
đương thời vừa là phản kháng chống lại thế giới đó

10
+ Biểu hiện ở mặt xã hội, tôn giáo có sự tác động,ảnh hưởng đến
đời sống xã hội
Trên cả phương diện tích cực và tiêu cực
+ Mặt tích cực đc thể hiện ở chỗ tôn giáo ngoài sự phản ánh hoàn
cảnh xã hội còn là sự phản kháng sự hạn chế của hoàn cảnh đó
Theo C.Mác: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự
nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn
hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là
trái tim của thế giới không có trái tim … tôn giáo là thuốc phiện
của nhân dân”.
4. So sánh tôn giáo và tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan. Ví dụ
minh họa
a. Tôn giáo và tín ngưỡng
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua
những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để
mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng
* Giống: - Cả tín ngưỡng và tôn giáo đều là những niềm tin của
con người gửi gắm vào các đối tượng siêu hình
* Khác nhau

Tôn giáo Tín ngưỡng

11
Phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: Không cấu thành từ một yếu tố bắt buộc nào
giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ. cả.

- Được hình thành, tồn tại trên cơ sở -Được hình thành và tồn tại dựa trên cơ sở
lý luận chặt chẽ và có tính hệ thống lý luận chưa chặt chẽ, thiếu tính hệ thống.
cao. Nghi lễ được thực hiện mang Cho nên tín ngưỡng phần lớn mang tính dân
tính bắt buộc đối với tín đồ, được gian, gần gũi với đời thường và phần nghi lễ
duy trì thường xuyên, cùng với được thể hiện đơn giản, không bắt buộc đối
những quy định khác. với người theo.

-Niềm tin được đặc biệt đề cao, có - Niềm tin không trở thành đức tin mà niềm
thể đó là đức tin, nó đòi hỏi có cách tin ấy mang tính huyễn hoặc, mờ ảo, không
lý giải mang tính lôgic, hệ thống và rõ ràng mà dựa vào sự cảm nhận của chủ
được xây dựng trên cơ sở thế giới thể tín ngưỡng.
quan, nhân sinh quan, ý thức, tình
cảm…
- Một người có thể đồng thời sinh hoạt ở
- Trong một thời điểm cụ thể, một
nhiều tín ngưỡng khác nhau.
người chỉ có thể có một tôn giáo.
- Các loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài
- Các tôn giáo có hệ thống kinh điển
văn tế (đối với tín ngưỡng thờ Thành
đầy đủ, đồ sộ (như các bộ kinh của
hoàng), bài khấn (đối với tín ngưỡng thờ tổ
Phật giáo, Kinh Thánh của Thiên
tiên và thờ Mẫu).
chúa giáo,...)
- Không có ai làm việc này một cách
- Có các giáo sĩ hành đạo chuyên
chuyên nghiệp cả.
nghiệp và theo nghề suốt đời.

Ví dụ như: Tôn giáo Cao Đài, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,....
b. Tôn giáo và mê tín dị đoan

12
Mê tín dị đoan là tin một cách mù quáng mê muội vào những điều
mơ hồ dẫn đến những hành vi gây hậu quả tiêu cực đến sức khỏe,
thời gian, tính mạng cho cá nhân, xã hội và cộng đồng
Giống: - Cả mê tín dị đoan và tôn giáo đều là những niềm tin của
con người gửi gắm vào các đối tượng siêu hình

Tôn giáo Mê tín dị đoan

-Tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu -Hoạt động tự do, không có một bộ phận
thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, cấu thành nào cả.
giáo luật và tín đồ.

- Trong một thời điểm cụ thể, một


-Một người có thể đi xem bói ở nhiều nơi
người chỉ có thể có một tôn giáo.
khác nhau.
- Có các giáo sĩ hành đạo chuyên
- Có thể chuyên nghiệp nhưng không thể
nghiệp và theo nghề suốt đời.
theo nghề suốt đời và mục đích chính cũng
chỉ là trục lợi không trong sáng.

- Sinh hoạt sẽ có cơ sở thờ tự riêng - Thường phải lợi dụng một không gian nào
(đình, chùa, từ đường, miếu, đó của những cơ sở thờ tự để hành nghề
phủ…). hoặc hành nghề tại tư gia.

- Được pháp luật bảo vệ, được xã - Bị xã hội lên án, bài trừ.
hội thừa nhận.

- Những người có sinh hoạt tôn


-Hoạt động không định kỳ, vì người ta chỉ
giáo thường sinh hoạt định kỳ tại
đi xem bói khi trong nhà có việc bất thường
cơ sở thờ tự (ngày sóc, ngày vọng,
xảy ra.
ngày giỗ, lễ, tết…).
- Không có một hệ thống nào cả.
- Các tôn giáo có hệ thống kinh
điển đầy đủ, đồ sộ (như các bộ
kinh của Phật giáo, Kinh Thánh
của Thiên chúa giáo,...).

13
- Có mục đích là thể hiện nhu cầu -Lợi dụng những người cả tin, mê muội
của đời sống tinh thần, đời sống nhằm mục đích kiếm tiền, đem lại thu nhập
tâm linh. cho gia đình và bản thân chính họ.

Ví dụ: mê tín dị đoan: niềm tin có ma,


VIII. Chương 7: Vấn đề về gia đình
1. Khái niệm
Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn
nhân (vợ và chồng) và quan hệ huyết thống (cha mẹ và con cái...).
Những mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc
và phụ thuộc lẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trao nhiệm của
mỗi người, được quy định bằng pháp lý hoặc đạo lý.
⇨ Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được tư
duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ
huyết thống và quan hệ, nuôi dưỡng, cùng với những quy định
về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
2. Vị trí của gia đình
Gia đình chính là tế bào của xã hội, có vai trò quyết định đối với sự
tồn tại, vận động và phát triển của xã hội
Ph.Ăng-ghen:" Theo quan điểm duy vật thì nhân tố quyết định
trong lịch sử, quy cho đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời
sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự tái sản xuất đó lại có 2 loại. Một
mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và
những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là
sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những
trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử
nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản
xuất quyết định, một mặt là do trình độ phát triển của lao động và
mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình"
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói:" … nhiều gia đình cộng lại
mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã
hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội chính là gia đình". Vì thế quan
tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh
phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa.

14
- Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong
đời sống cá nhân của mỗi thành viên
- Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
3. Vai trò- Chức năng của gia đình
a. Vai trò

- Là tế bào của xã hội. Tế bào gia đình khỏe mạnh, xã hội sẽ lành
mạnh, mọi người đều có cơ hội phát triển và hưởng hạnh phúc. Tế bào gia đình
lỏng nẻo, không đảm đương tốt các vai trò và chức năng của mình, xã hội có nguy
cơ xáo động ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành
viên trong xã hội.)
- Là nơi nuôi dưỡng mỗi con người, có ý nghĩa quan trọng trong việc
hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người
b. Chức năng:
- Chức năng sinh sản, tái sản xuất con người:
- Chức năng thỏa mãn  các nhu cầu tâm – sinh lý, tình cảm:
Thỏa mãn tình cảm giữa cha mẹ và con cái (sống vì nhau), tình cảm giữa
anh chị em trong gia đình (thương yêu, đùm bọc lẫn nhau), giữa vợ chồng, ông
cháu, bà cháu ,…

- Chức năng giáo dục (xã hội hóa)

Nội dung của giáo dục gia đình bao gồm cả tri thức, kinh nghiệm, đạo
đức, lối sống, nhân cách, thẩm mỹ … phương pháp giáo dục gia đình cũng đa
dạng, song chủ yếu bằng phương pháp nêu gương, thuyết phục về lối sống, gia
phong của gia đình truyền thống.

Chủ thể giáo dục gia đình chủ yếu là cha mẹ, ông bà đối với con cháu, cho
nên giáo dục gia dình con bao hàm cả tự giáo dục.

Giáo dục gia đình là một bộ phận và sự quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho giáo
dục nhà và xã hội, trong đó giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng được coi là
thành tố của nền giáo dục xã hội nói chung

-  Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình: bao gồm hoạt động
sx kinh doanh và hoạt động tiêu dùng để thõa mãn các yêu cầu của mỗi thành viên
của gia đình.

15

You might also like