You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Câu 1: Điều kiện khách quan, chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân. Liên hệ Việt Nam.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là tất yếu khách quan, chịu tác
động của những điều kiện khách quan
 Địa vị KT-XH
- Giai cấp công nhân là con đẻ của nền sản xuất công nghiệp
- Chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại, do đó đại diện
cho phương thức sản xuất tiên tiến. Là lực lượng chính tạo ra của
cải vật chất cho xã hội
- Là lực lượng phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa giành
chính quyền về tay mình
Là lực lượng duy nhất đủ điều kiện để tổ chức lãnh đạo xã hội,
xây dựng xã hội mới – XHCN
 Địa vị CT-XH
- Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất -> đại diện cho
phương thức sản xuất tiên tiến, trực tiếp vận hành các thiết bị
công nghiệp.
- Là giai cấp cách mạng triệt để nhất -> vì không có tư liệu sản xuất,
không có tư hữu.
 Bị áp bức, bóc lột đã vùng lên đấu tranh.
Nhân tố chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân
- Bản thân giai cấp công nhân trưởng thành về mặt số lượng, chất
lượng và lập trường
- Đảng cộng sản là nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân thực
hiện sứ mệnh lịch sử của mình

1
- Có sự liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp nhân dân lao
động
Liên hệ Việt Nam
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản trong
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
- Giai cấp công nhân Việt Nam sinh ra trong lòng dân tộc có truyền
thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và trưởng thành trong không
khí sôi sục của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
- Phong trào công nhân thế giới phát triển, cuộc CMT10 Nga thắng
lợi, ảnh hưởng mạnh mẽ đến giai cấp công nhân Việt Nam.
- Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân từ nông dân, là điều kiện
thuận lợi để xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.

Câu 2: Đặc điểm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Liên hệ Việt
Nam.
Đặc điểm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Kinh tế:
+ Tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần
 Kinh tế nhà nước
 Kinh tế tập thể
 Kinh tế vốn đầu tư nước ngoài
 Kinh tế tư nhân
+ Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần phải sắp xếp lại lực
lượng sản xuất hiện có của xã hội, cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng

2
quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền
kinh tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân
- Chính trị: Tồn tại nhà nước chuyên chính vô sản
+ Thực hiện quyền dân chủ với nhân dân
+ Thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản
+ Tổ chức xây dựng và bảo vệ chế độ mới
+ Tiếp tục đấu tranh giai cấp vô sản với giai cấp tư sản
- Tư tưởng văn hóa xã hội:
+ Tồn tại nhiều tư tưởng văn hóa khác nhau
+ Khắc phục tệ nạn do xã hội cũ để lại
+ Từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền,
các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm tạo một xã hội công bằng, bình
đẳng.
+ Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo mục tiêu lí
tưởng là tự do của người này là tiền đề, điều kiện cho sự tự do của
người khác.
Liên hệ Việt Nam
- Kinh tế: Tham gia nhiều diễn đàn nhiều tổ chức đặc biệt là tổ chức
thương mại thế giới WTO đã đem cho Việt Nam cơ hội tốt để hội nhập
sâu với khu vực và thế giới. Khuyến khích kinh tế tư nhân.
- Chính trị: liên kết và tạo quan hệ tốt với nhiều nước trên thế giới
nhằm tạo ra một môi trường giao lưu hợp tác trong toàn cầu.
- Văn hóa: Kế thừa phát huy bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại

3
Câu 3: Bản chất của dân chủ là gì? So sánh DCTS với DCXHCN.
Bản chất của dân chủ là:
 Khái niệm dân chủ xuất hiện từ thế kỉ VII – VI (TCN).
 Dân chủ được hiểu là quyền lực của nhân dân hay quyền lực
thuộc về nhân dân.
 Bản chất của nền dân chủ:
- Bản chất chính trị:
+ Dưới sự lãnh đạo duy nhất của một Đảng của giai cấp công
nhân.
+ Vừa có bản chất của giai cấp công nhân, vừa có tính nhân
dân rộng rãi, vừa có tính dân tộc sâu sắc.
- Bản chất kinh tế:
+ Dựa trên chế độ công hữu về những TLSX chủ yếu của XH.
+ Đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của LLSX dựa trên cơ
sở KH – CN hiện đại -> Thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần
của toàn thể nhân dân lao động.
- Bản chất TT – VH – XH:
+ Lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin – hệ tư tưởng của giai cấp công
nhân làm nền tảng cho đời sống tinh thần XH.
+ Kết hợp hài hòa về lợi ích cá nhân, tập thể và lợi ích của
toàn XH.
DCXHCN DCTS
+ Dưới sự lãnh đạo của một + Đa nguyên chính trị,
Về Đảng duy nhất, mang bản đa Đảng, mang bản
chính chất của giai cấp công nhân. chất của giai cấp tư
trị sản.
+ Đảm bảo lợi ích của nhân
dân lao động (lợi ích đa số). + Đảm bảo lợi ích của
giai cấp cầm quyền –
giai cấp tư sản (lợi ích

4
của thiểu số).

+ Chế độ tư hữu về tư liệu + Chế độ tư hữu về sản


Về sản xuất và phân phối lợi ích xuất.
kinh theo kết quả lao động là chủ
tế yếu.

+ Mang hệ tư tưởng Mac- + Nhiều đảng cùng tồn


Về tư Lenin, hệ tư tưởng của giai tại, nhiều tư tưởng
tưởng cấp công nhân. khác nhau
– văn
hóa – + Kế thừa và phát huy + Kế thừa và phát huy
XH truyền thống dân tộc, tiếp truyền thống dân tộc,
thu tư tưởng văn hóa văn tiếp thu tư tưởng văn
minh tiến bộ. hóa văn minh tiến bộ.

+ Nhân dân làm chủ các giá


trị văn hóa tinh thần.

Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam:


- Ở nước ta vẫn chịu sự chống phá của những thế lực thù
địch, phản động nhằm chia rẽ, phá vỡ Đảng, có những luận
điểm xuyên tạc nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc.
Nhưng với sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng –
ĐCSVN, nước ta luôn giữ vững được khối đại đoàn kết dân
tộc, phá vỡ những âm mưu của các thế lực thù địch.

Câu 4: Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc
 Hai xu hướng phát triển của dân tộc trong chủ nghĩa tư bản

5
Khi nghiên cứu về dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa tư
bản, V.I. Lênin đã phân tích và chỉ ra hai xu hướng phát triển có tính
khách quan của nó:
+ Xu hướng thứ nhất:
Do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sống của
mình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia
dân tộc độc lập. Thực tế này đã diễn ra ở những quốc gia, khu vực nơi
có nhiều cộng đồng dân cư với nguồn gốc tộc người khác nhau trong
chủ nghĩa tư bản. Xu hướng này biểu hiện thành phong trào đấu tranh
chống áp bức dân tộc để tiến tới thành lập các quốc gia dân tộc độc lập
và có tác động nổi bật trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. Trong
xu hướng đó, nhiều cộng đồng dân cư đã ý thức được rằng chỉ trong
cộng đồng dân tộc độc lập, họ mới có quyền quyết định con đường
phát triển của dân tộc mình.
+ Xu hướng thứ hai:
Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn
liên hiệp lại với nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của giao lưu
kinh tế, văn hóa trong chủ nghĩa tư bản đã tạo nên mối liên hệ quốc gia
và quốc tế mở rộng giữa các dân tộc, xóa bỏ sự biệt lập, khép kín, thúc
đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.

Câu 5: Nguồn gốc, bản chất của tôn giáo. So sánh tín ngưỡng với mê
tín dị đoan
a. Nguồn gốc của tôn giáo
- Nguồn gốc tự nhiên, KT-XH: Trong xã hội công xã nguyên thủy, llsx
chưa phát triển, thiên nhiên tác động và chi phối con người, con người
gán cho thiên nhiên sức mạnh, quyền lực thần bí

6
- Nguồn gốc nhận thức: Chính là sự tuyệt đối hóa, sự cường điệu mặt
chủ thể của nhận thức con người, biến cái khách quan thành cái siêu
nhiên, thần thánh
- Nguồn gốc tâm lý: Do tâm lí sợ hãi trước hiện tượng tự nhiên, xã hội,
hay những lúc ốm đau bệnh tật... Là nguyên nhân để con người tìm đến
với tôn giáo nhằm tự cảm thấy bình yên

Tiêu chí Tín ngưỡng Mê tín dị đoan


Giống nhau + Đều là niềm tin của con người gửi gắm vào
các đối tượng siêu hình
+ Đều giúp điều chỉnh hành vi, ứng xử giữa
con người với con người và con giữa người
với cộng đồng
Khác nhau Là niềm tin của con Là niềm tin vào những
người vào cái gì đó bí điều mang tính chất
ẩn, vô hình mê muội, cực đoan,
kỳ dị, trái với lẽ tự
nhiên, và mang lại
hậu quả, tác động xấu

Câu 6: Chức năng của gia đình


 Có 4 chức năng cơ bản của gia đình
- Chức năng tái sản xuất ra con người
+ Đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý tự nhiên của con người, nhu
cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ, nhu cầu về sức
lao động và duy trì sự trường tồn của xã hội
 Chức năng này liên quan chặt chẽ đến mọi mặt của đời
sống xã hội
- Chức năng nuôi dưỡng giáo dục

7
+ Gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục
+ Chức năng này thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm
của cha mẹ với con cái, đồng thời thể hiện trách nhiệm của
gia đình với xã hội
+ Gia đình có trách nhiệm quan trọng đối với sự hình thành
nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi con người
 Góp phần to lớn vào việc đào tạo thế hệ tương lai, nâng
cao chất lượng nguồn lao động để duy trì sự trường tồn
của xã hội.
- Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
+ Gia đình là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất
và tái sản xuất ra sức lao động cho xã hội
+ Là đơn vị tiêu dùng trong xã hội => duy trì đời sống gia
đình về lao động sản xuất cũng như sinh hoạt.
+ Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh
sống, đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần đồng thời
đóng góp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải, sự
giàu có của xã hội.
- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tình cảm, văn hóa, tinh thần
của xã hội
+ Bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm, văn hóa, tinh
thần, cho các thành viên, đảm bảo cân bằng tâm lý, sức khỏe
cho người ốm, người già và trẻ em
+ Gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân => có ý
nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã hội.

You might also like