You are on page 1of 3

I.

Khái niệm của giai cấp công nhân


- Giai cấp công nhân là lực lượng lao động mới, ra đời gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp tư bản
chủ nghĩa. Khi đó, bước chuyển từ công trường thủ công sang nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã làm cho hàng loạt
người lao động thủ công, nông dân, tiểu thương, tiểu chủ bị phá sản, phải đi làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản. Từ
đó, hình thành nên giai cấp công nhân hiện đại (giai cấp công nhân công nghiệp).
- Giai cấp công nhân là tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp
hiện đại. Là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến. Họ lao động bằng phương thức công nghiệp hiện đại, gắn
liền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại. Là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội ngày càng cao. Có sứ
mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.

II. Nội dung của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh nhằm thực hiện bước chuyển từ chế độ tư bản lên chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, cụ thể:
+ Về kinh tế : Cải tạo quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất mới – xã hội chủ nghĩa
+ Về chính trị : Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
từng bước xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
+ Về văn hoá – tư tưởng : Xây dựng nền văn hoá mới, trên nền tảng hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân, thay thế
cho hệ tư tưởng chính trị của giai cấp tư sản

III. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, mâu thuẫn càng gay gắt, đòi hỏi
phải giải quyết thông qua cách mạng xã hội
- Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân :
+ Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất của lực lượng sản xuất. Là đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, là lực
lượng quyết định trong việc phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, xây dựng phương thức sản xuất mới cao hơn
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
+ Có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản
- Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân :
+ Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất
+ Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế
+ Giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao
+ Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để

IV. Điều kiện chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là khách quan. Tuy nhiên, quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử đó còn phụ thuộc
vào những điều kiện chủ quan nhất định : Sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự
ra đời và phát triển chính đảng của giai cấp công nhân – đảng cộng sản. Sự liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp
nông dân cùng các tầng lớp lao động khác.
- Trong các điều kiện chủ quan trên thì đảng cộng sản là điều kiện quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

V. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam


- Ra đời vào đầu thế kỷ XX, gắn với cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, trong hoàn cảnh một nước thuộc địa, nửa
phong kiến
- Giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, đoàn kết
- Giai cấp công nhân Việt Nam có nguồn gốc chủ yếu từ nông dân
- Gắn bó mật thiết với tầng lớp nhân dân lao động. Liên minh chặt chẽ với nông dân, trí thức và tầng lớp lao động khác
- Trưởng thành nhanh chóng về ý thức chính trị, thống nhất tư tưởng và tổ chức
- Trong điều kiện lịch sử của Việt Nam, giai cấp công nhân chưa được rèn luyện trong môi trường của nền công nghiệp hiện
đại, trình độ học vấn và tay nghề còn chưa cao. Vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tâm lý và tác phong của người sản xuất nhỏ…

VI. Nội dung của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được thực hiện thông qua các giai đoạn khác nhau :
- Đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ phong kiến, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa
- Cải tạo xã hội cũ, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

VII. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội


a. Tính tất yếu
b. Đặc điểm
c. Thực chất

VIII. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam


a. Tính tất yếu
- Ở Việt Nam, việc bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa để quá độ lên chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn phù hợp với yêu
cầu khách quan của lịch sử và nguyện vọng dân tộc
b. Đặc điểm
- Xuất phát điểm thấp
- Cách mạng khoa học – công nghệ phát triển, toàn cầu hoá mạnh mẽ vừa là cơ hội vừa là thách thức
- Còn nhiều khó khăn, thách thức song vẫn có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội theo đúng quy luật lịch sử
c. Thực chất
- Là quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa

IX. Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội


Chủ nghĩa xã hội giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người
phát triển toàn diện
- Chủ nghĩa xã hội là xã hội do nhân dân làm chủ
- Có nền kinh tế phát triển cao
- Có nền văn hoá phát triển cao
- Đảm bảo bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc
- Có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân

X. Đặc trưng của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam


- Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh
- Do nhân dân làm chủ
- Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp
- Nhân dân ấm lo, hạnh phúc, tự do, có điều kiện phát triển toàn diện
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển
- Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do dân, vì dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

XI. Dân chủ xã hội chủ nghĩa


a. Khái niệm
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ, dân chủ và
pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng, được thực hiện bởi nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản
b. Bản chất
- Mang bản chất của giai cấp công nhân – giai cấp lao động
- Nền dân chủ cho đa số - quần chúng nhân dân
- Có sự thống nhất giữa tính giai cấp, tính nhân dân và tính dân tộc

XII. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam


a. Sự ra đời
- Ở Việt Nam, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa được xác lập ngay sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công. Nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta được hình thành và phát triển qua các thời kỳ cách mạng
b. Bản chất
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Dân chủ gắn liền với kỷ cương, phải được thể chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được thực hiện thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp

XIII. Nhà nước xã hội chủ nghĩa


a. Sự ra đời
- Là kết qủa của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sán
b. Bản chất
- Chính trị : mang bản chất của giai cấp công nhân
- Kinh tế : quan hệ công hữu về tư liệu sản xuất
- Văn hoá – xã hội : dựa trên nền tảng Mac – Lenin và mang bản sắc dân tộc
c. Chức năng
- Dựa vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chia thành chức năng đối nội, đối ngoại
- Dựa vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước, chia thành chức năng kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,…
- Dựa vào tính chất của quyền lực nhà nước, chia thành chức năng giai cấp (trấn áp) và chức năng xã hội (xây dựng)

XIV. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
a. Quan niệm
- Nhà nước pháp quyền là kiểu nhà nước mà ở đó, tất cả mọi công dân đều được giáo dục pháp luật, hiểu biết pháp luật, tuân
thủ pháp luật, pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm minh, trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải có sự kiểm soát
lẫn nhau, tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân
b. Đặc điểm

XV. Gia đình


a. Khái niệm
- Gia đình là cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành và duy trì, củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết
thống, quan hệ nuôi dưỡng và các quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình
b. Vị trí của gia đình trong xã hội
- Gia đình là tế bào của xã hội
- Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên trong gia đình
- Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội
c. Chức năng cơ bản của gia đình
- Chức năng tái sản xuất ra con người
- Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
- Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
- Chức năng thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

XVI. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Về kinh tế - xã hội : sự phát triển của lực lượng sản xuất, tương ứng với trình độ lực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất
mới, xã hội chủ nghĩa
- Về văn hoá : xây dựng giá trị văn hoá mới, xoá bỏ sự lạc hậu dựa trên những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và
sự tiến bộ thế giới
- Về chính trị - xã hội : thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nông dân lao động, nhà nước xã hội chủ
nghĩa. Trong đó nhân dân lao động thực hiện quyền lực của mình không có sự phân biệt nam hay nữ

XVII. Khái niệm dân tộc


- Theo nghĩa hẹp, dân tộc là cộng đồng tộc người có hoạt động chung về kinh tế, văn hoá, ngôn ngữ cùng các nét đặc thù
riêng.
- Theo nghĩa rộng, dân tộc là cộng đồng người ổn định, hợp thành nhân dân của 1 quốc gia, có lãnh thổ chung, quốc ngữ
chung, có nền kinh tế thống nhất, có truyền thống văn hoá, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ
nước

XVIII. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mac-Lenin


- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết. Liên hiệp công nhận tất cả các dân tộc

XIX. Tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Khái niệm : Tôn giáo là hiện tượng xã hội – văn hoá do con người sáng tạo ra, mang thế giới quan duy tâm. Tôn giáo có
những mặt tích cực và tiêu cực nhất định
- Nguồn gốc : nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhận thức, tâm lý
- Tính chất : tính lịch sử, tính chính trị, tính quần chúng
- Nguyên tắc giải quyết tôn giáo : tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tôn giáo và không tôn giáo của nhân dân. Khắc phục
những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH. Phân biệt rõ 2 mặt chính trị và tư tưởng trong vấn
đề tôn giáo có quan điểm lịch sử, cụ thể khi giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo

You might also like