You are on page 1of 6

NHÓM 5: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Chủ đề 36.1: Vai trò của trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất
nước?

1. Hoàn cảnh

a, Thế giới

+ Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục có bước phát triển nhảy vọt. Tri thức và sở
hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng.

+ Toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia
ngày càng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hoá và bảo vệ môi trường, phòng chống tội
phạm, thiên tai và các đại dịch…

b, Trong nước

Tình hình đất nước ta sau 15 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo
thế và lực để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu

c, Khái niệm công nghiệp hóa- hiện đại hóa

- “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi một cách căn bản và toàn
diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng
lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với
phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và
khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.

2 .Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lân thứ IX đã nêu rõ “Động lực chủ
yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nông
trí thức do Đảng lãnh đạo..”

a. Luận điểm của chủ đề 36


Trí thức trong luận điểm “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn
dân trên cơ sở liên minh công nông trí thức do Đảng lãnh đạo..” của đại hội IX.

* Trí thức trong liên minh Công nhân, nông dâm và trí thức

Liên minh công - nông - trí thức là sự đoàn kết, hợp lực, hợp tác nhằm thực hiện nhu
cầu, mục đích của mỗi lực lượng và của cả khối liên minh, đồng thời góp phần thực hiện
lợi ích chung của dân tộc, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

=> Quan hệ giữa công nhân, nông dân và trí thức là yếu tố nội tại trong kết cấu xã hội -
giai cấp của CNXH. Xu hướng hợp tác giữa các giai cấp và tầng lớp đó dựa trên những
cơ sở khách quan khác, cụ thể:

- Thứ nhất, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức là điều kiện đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, là điều kiện
quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và công cuộc cải tạo
và xây dựng xã hội mới.

- Thứ hai, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đọi ngũ trí
thức là mối liên hệ tự nhiên gắn bó và sự thống nhất lợi ích cơ bản của tất cả các
giai cấp, tầng lớp.

- Thứ ba, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức là do sự gắn bó thống nhất giữa sản xuất công nghiệp, nông nghiệp với khoa
học kỹ thuật. Nếu không có sự liên minh chặt chẽ của cả 3 lực lượng này thì các
ngành kinh tế sẽ khó phát triển.

b. Trí thức và vai trò

* Đặc điểm của trí thức:

- Trí thức là một đội ngũ bao gồm những người trẻ, khỏe, lao động trí óc phức tạp,
có trình độ học vấn và chuyên môn cao, có khả năng sáng tạo tri thức khoa học
mới, đồng thời truyền bá và ứng dụng tri thức này vào thực tiễn, góp phần to lớn
vào sự phát triển và trình độ văn minh của nhân loại.
- Trí thức Việt Nam được hình thành từ nhiều thành phần khác nhau. Từ khi tiến
hành công cuộc đổi mới đất nước, đội ngũ trí thức ngày càng được bổ sung phong
phú từ nhiều giai tầng trong xã hội
- Trí thức Việt Nam trong mọi thời đại luôn có lòng yêu nước, gắn bó mật thiết với
các giai tầng khác trong xã hội, sẵn sàng cống hiến hết mình vì độc lập, tự do và
sự phát triển bền vững của quốc gia - dân tộc..

* Vai trò của trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước

Trí thức đóng vai trò không thể thiếu trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước Việt Nam.

- Đổi mới công nghệ: Trí thức đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, phát triển
và áp dụng công nghệ mới vào các ngành công nghiệp. Những người có trí thức chuyên
môn và kỹ năng cao có thể tạo ra những công nghệ tiên tiến, từ đó cải thiện hiệu suất sản
xuất, nâng cao chất lượng và tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong
quá trình công nghiệp hóa.
- Đào tạo và giáo dục: Trí thức đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục
nhân lực cho ngành công nghiệp. Các trường đại học, trung tâm đào tạo và tổ chức
nghiên cứu giúp chuẩn bị cho sinh viên và công nhân kiến thức chuyên môn sâu rộng, kỹ
năng cần thiết và tư duy sáng tạo để làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại.
- Nghiên cứu và phân tích: Trí thức đóng góp vào quá trình nghiên cứu và phân tích về
thị trường, xu hướng và cơ hội phát triển trong ngành công nghiệp. Nhờ kiến thức và kỹ
năng phân tích, trí thức giúp nhìn nhận đúng xu hướng phát triển công nghiệp và cung
cấp thông tin cần thiết để ra quyết định chiến lược và phát triển bền vững.
- Quản lý và chính sách: Trí thức là nhóm người có vai trò quan trọng trong quản lý và
định hướng phát triển của ngành công nghiệp. Với hiểu biết sâu rộng về kinh tế và quản
lý, những người có trí thức giúp xây dựng chính sách công nghiệp hóa, xác định các ưu
tiên và đưa ra các biện pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam.
- Giao lưu và hợp tác quốc tế: Trí thức là nguồn lực quan trọng trong quá trình giao lưu
và hợp tác quốc tế để học hỏi từ các quốc gia phát triển và áp dụng những kinh nghiệm
tiên tiến vào quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trí thức cũng đóng vai
trò trong việc xây dựng quan hệ đối tác, tạo cầu nối và kết nối với cộng đồng quốc tế để
nắm bắt các xu hướng và cập nhật kiến thức mới nhất.

Tóm lại, vai trò của trí thức là không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước Việt Nam. Trí thức đóng góp qua việc đổi mới công nghệ, đào tạo và
giáo dục, nghiên cứu và phân tích, quản lý và chính sách, cũng như giao lưu và hợp tác
quốc tế. Sự hợp tác và phát triển trí thức sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Việt
Nam trở thành một quốc gia công nghiệp hóa và hiện đại hóa vững mạnh.

* Làm gì để phát huy vai trò của trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại
hoá đất nước ?
- Về nhận thức:
+ Cần nhận thức sâu sắc, toàn diện, mạnh mẽ hơn về vai trò của đội ngũ trí thức Việt
Nam trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
+ Tập trung hướng đến xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giàu lòng yêu nước, vững
về chính trị, giỏi về chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp, có khát vọng đóng góp để
phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
- Về cơ chế, chính sách:
Cần có chính sách đột phá đủ mạnh để khuyến khích, thu hút nhân tài khoa học và
công nghệ, thực hiện việc thu hút trí thức trên ba mặt chính yếu sau:
+ Một là, về chế độ đãi ngộ, thu nhập:
Cần trọng dụng, đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân tài, các nhà khoa học công nghệ
Việt Nam có trình độ chuyên môn cao ở trong nước và nước ngoài.
Thật sự tôn trọng, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, phản biện của
chuyên gia, đội ngũ trí thức
+ Hai là, về điều kiện, môi trường làm việc,cống hiến của đội ngũ trí thức
Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động khoa học, có cơ chế thực hành dân chủ,
phát huy tự do sáng tạo và đề cao đạo đức, trách nhiệm cá nhân trong nghiên cứu khoa
học, công bố kết quả nghiên cứu phải theo đúng quy định.
Cần cải thiện môi trường làm việc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cạnh tranh
lành mạnh, tạo cơ hội cho việc phát triển nghiên cứu, đổi mới sáng tạo của trí thức; giải
phóng mọi tiềm năng, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển đội ngũ trí thức.
+ Ba là, về tôn vinh trí thức:
Đảng và Nhà nước cần thực sự tôn trọng hơn nữa trí thức, tôn vinh trí thức, các nhà
khoa học đầu ngành, các chuyên gia khoa học và công nghệ.
Đảng cần có chính sách đột phá về nhân tài, chính sách vượt trội đối với đội ngũ trí
thức; đầu tư cho nhân tài là đầu tư sinh lợi lớn nhất, nên cần có chiến lược phát hiện,
thu hút, trọng dụng nhân tài.
Để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, ngoài các cơ chế chính sách, nhà nước cần
huy động các nguồn lực xã hội đầu tư vào nghiên cứu và phát triển khoa học công
nghệ: Đầu tư phát triển các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao kết quả nghiên
cứu.
Ngoài ra, trình độ của đội ngũ trí thức được xem là điều kiện đầu tiên, điều kiện cần
có để sử dụng và phát huy sự đóng góp tích cực của đội ngũ trí thức vào sự phát triển
của mỗi quốc gia. Do vậy muốn phát huy tốt vai trò đội ngũ trí thức, điều đầu tiên cần
có chính sách quan tâm đến đào tạo, phát triển đội ngũ trí thức có năng lực, trình độ
sánh ngang với các quốc gia khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, trình độ mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để trở
thành trí thức, nên cần đào tạo giáo dục về ý thức trách nhiệm, về đạo đức của người
trí thức. Vai trò của người tri thức mới thực sự được phát huy tác dụng cao nhất khi họ
ý thức được lao động vì sự phát triển đất nước, vì hạnh phúc của chính họ và người
dân.

c. Trách nhiệm của sinh viên trong sự nghiệp CNH-HDH đất nước

Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tạo tiền đề về mọi mặt (kinh tế – xã hội – con người)
để thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Trong
quá trình này, sinh viên đóng vai trò rất quan trọng.

- Đầu tiên, sinh viên có trách nhiệm học tập chăm chỉ và rèn luyện kiến thức chuyên
môn cần thiết. Bằng việc nắm vững kiến thức và kỹ năng, sinh viên có thể đáp ứng yêu
cầu của công việc trong ngành công nghiệp. Sinh viên nên cập nhật thông tin về công
nghệ mới và tiến bộ khoa học để không bị lạc hậu trong môi trường làm việc ngày càng
cạnh tranh. Sinh viên cần phải đẩy mạnh học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng
đạo đức, tư tưởng chính trị; rèn luyện sức khoẻ và các kĩ năng, phát triển năng lực.

- Thứ hai là ta có thể góp phần nâng cao cơ sở vật chất cho nhà trường,hoặc tổ chức các
buổi đi bảo tang phù hợp với ngành học,nhằm nâng cao nhận thức chính trị, học tập chủ
nghĩa Mác – Lênin, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,
tránh nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị.

- Cuối cùng, sinh viên cũng nên tham gia vào các hoạt động xã hội và góp phần vào việc
xây dựng cộng đồng và đất nước. Họ có thể tham gia vào các hoạt động tình nguyện, các
tổ chức xã hội và các dự án cộng đồng để đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất
nước.

You might also like