You are on page 1of 14

1.

Giới thiệu
Truyền thông đóng một vai trò không thể phủ nhận trong việc biểu thị và truyền
đạt văn hóa búi tóc của người dân tộc Thái đen tại Việt Nam. Búi tóc không chỉ là một
phần của trang phục truyền thống mà còn là biểu tượng đậm chất văn hóa, ghi chép lịch
sử, truyền thống và sự kỳ diệu của người phụ nữ Thái đen trong hôn nhân gia đình. Trong
một xã hội ngày càng toàn cầu hóa, truyền thông đại chúng là nguồn lực quan trọng giúp
tạo ra một cầu nối giữa những giá trị văn hóa truyền thống và thế giới đương đại. Búi tóc
không chỉ là một phần của trang phục mà còn là biểu tượng của sự tự hào về văn hóa,
giúp xác định độc nhất và cá nhân của người mặc. Truyền thông có thể giúp biểu thị vẻ
đẹp và độ phong cách của búi tóc Thái đen thông qua hình ảnh chân thực, video, và bài
viết tả chi tiết về cách mà những sợi tóc được xếp gọn một cách tinh tế, tạo nên những
kiểu dáng độc đáo và đẹp mắt.
Ngoài ra, truyền thông đại chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn
và phát triển văn hóa búi tóc. Các chương trình truyền hình văn hóa, video tài liệu, và các
dự án nghệ thuật có thể được tạo ra để tái hiện và lưu giữ những bí quyết truyền thống về
cách làm búi tóc. Những câu chuyện, hình ảnh, và kỹ thuật truyền đạt qua truyền thông
có thể trở thành một nguồn lực quý giá cho thế hệ sau, giúp họ hiểu rõ hơn về văn hóa
của tổ tiên. Đặc biệt, truyền thông có thể thúc đẩy sự giao thoa văn hóa và tạo ra một diễn
đàn cho sự đối thoại giữa các cộng đồng. Các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, và các sự
kiện văn hóa có thể kết nối người dân tộc Thái với thế giới, cho phép họ chia sẻ văn hóa
của mình và đồng thời tiếp cận những xu hướng và ý kiến từ các cộng đồng khác nhau.
Hiện nay tại Việt Nam, văn hoá búi tóc của phụ nữ dân tộc Thái đen vẫn chưa
được đông đảo người dân biết tới, đối với người nước ngoài thì lại càng khó tiếp cận. Lý
do văn hoá búi tóc của phụ nữ dân tộc Thái đen không còn quá phổ biến vì xu hướng
chuẩn mực xã hội Việt Nam đang thay đổi và phát triển theo sự phát triển của thế giới,
việc giữ gìn “tẳng cảu” của phụ nữ Thái là điều không hề dễ (Văn Hoa, 2021). Phụ nữ
dân tộc Thái có thể tự do lựa chọn việc búi tóc hoặc không búi tóc khi có chồng, mặc dù
tục búi tóc được cho là mang ý nghĩa linh thiêng và tâm linh. Bài nghiên cứu này nhằm
mục đích truyền đạt việc tái trình hiện văn hóa búi tóc thông qua truyền thông không chỉ
là việc giữ gìn và phát triển văn hóa mà còn mang lại nhiều lợi ích. Nó là cầu nối giữa
quá khứ và tương lai, giúp người nước ngoài và cả thế hệ trẻ Việt Nam biết tới và hiểu
thêm về giá trị của búi tóc không chỉ là một phần của trang phục, mà còn là biểu hiện
lòng thủy chung son sắt vĩnh viễn không thay đổi trong lối sống, đạo đức hôn nhân trong
cộng đồng người dân tộc Thái đen.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý thuyết về truyền thông và tái trình hiện văn hoá
2.1.1. Truyền thông và truyền thông đại chúng
Littlejohn và Foss định nghĩa truyền thông đại chúng là “quá trình trong đó các tổ
chức truyền thông sản xuất và truyền tải thông điệp tới đông đảo công chúng và quá trình
mà những thông điệp đó được khán giả tìm kiếm, sử dụng, hiểu và chịu ảnh
hưởng”. McQuail tuyên bố rằng truyền thông đại chúng “chỉ là một trong những quá trình
truyền thông hoạt động ở cấp độ toàn xã hội, dễ dàng được xác định bởi các đặc điểm thể
chế của nó”. Nói một cách đơn giản, truyền thông đại chúng là việc truyền tải công khai
các thông điệp thông qua các kênh truyền thông hoặc công nghệ đến một số lượng lớn
người nhận từ một thực thể, thường liên quan đến một số loại chi phí hoặc phí (quảng
cáo) cho người dùng. “Người gửi thường là người trong một tổ chức truyền thông lớn nào
đó, tin nhắn được công khai và lượng khán giả có xu hướng lớn và đa dạng.” (Adam
Volle, 2023).
Truyền thông đại chúng có các chức năng cơ bản như thông báo, giáo dục, giải trí
và thuyết phục. Ngoài ra, nó còn giúp truyền tải văn hoá. Phổ biến thông tin chính là
chức năng chính của truyền thông, nó cung cấp những tin tức từ khắp nơi trên thế giới và
giúp mọi người nắm bắt thông tin. Mọi hoạt động truyền thông đều để lại sự tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp đến một cá nhân. Thông qua các cá nhân truyền thông trở thành
một phần của trải nghiệm tập thể của các nhóm, khán giả. Truyền thông đại chúng đóng
vai trò quan trọng trong việc truyền tải văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác (James
Potter, 2013).
2.1.2. Tái trình hiện văn hoá (culture representation)
Theo Hall (2005), “representation” là khả năng mô tả hoặc tưởng tượng. Sự thể
hiện rất quan trọng vì văn hóa luôn được hình thành thông qua ý nghĩa và ngôn ngữ,
trong trường hợp này, ngôn ngữ là một hình thức biểu tượng hoặc một hình thức thể
hiện. Bản thân ý nghĩa của văn hóa luôn được trung gian bằng ngôn ngữ để chia sẻ với
mỗi thành viên trong nền văn hóa. Từ đó, Hall chỉ ra tầm quan trọng của việc thể hiện
như một phương tiện giao tiếp và tương tác xã hội, trên thực tế, ông khẳng định sự thể
hiện là nhu cầu giao tiếp cơ bản mà con người không thể tương tác nếu không có nó.
“Representation” có mối quan hệ gần gũi với “culture”. Cụ thể khi một sự vật, hiện
tượng được truyền thông khắc hoạ, chúng thường mang ba cấp độ nghĩa khác nhau. Ở
những trường hợp này, sự vật, hiện tượng được tái trình hiện đó phải đặt dưới một lăng
kính, một hoàn cảnh văn hoá – xã hội nhất định để người xem có thể hiểu.
Tái trình hiện văn hoá đề cập đến sự miêu tả, biểu đạt hoặc mô tả một nền văn hóa
cụ thể thông qua các hình thức truyền thông, giao tiếp và biểu đạt nghệ thuật khác nhau.
Nó liên quan đến việc trình bày niềm tin, phong tục, truyền thống, giá trị và tập quán của
một nhóm văn hóa cụ thể theo cách truyền đạt bản chất và sự đa dạng của nó tới nhiều
đối tượng hơn. Tái trình hiện văn hóa có thể có nhiều hình thức khác nhau, bao gồm
nghệ thuật thị giác, văn học, âm nhạc, phim ảnh, chương trình truyền hình và các phương
tiện truyền thông khác. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức,
ảnh hưởng đến sự hiểu biết và thúc đẩy ý thức về bản sắc và sự công nhận đối với các
nhóm văn hóa khác nhau.
Trong lĩnh vực truyền thông và nghệ thuật, tái trình hiện văn hóa thường được
thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông như phim ảnh, truyền hình, âm nhạc,
nghệ thuật hình sự, và các hình thức truyền thông khác. Nó có thể bao gồm cả việc sáng
tạo lại, đổi mới, hoặc tái sáng tạo các phong tục, truyền thống, và biểu tượng văn hóa.
Tái trình hiện văn hóa thường xuất hiện trong bối cảnh các cộng đồng đang trải qua sự
đổi mới, toàn cầu hóa, hoặc sự thay đổi trong giá trị văn hóa. Nó có thể là một phản ứng
đối với sự mất mát văn hóa, một cách để duy trì và giữ gìn bản sắc độc đáo, hoặc là một
hình thức sáng tạo để thích ứng với sự thay đổi xã hội.
2.1.3. Vai trò của truyền thông đại chúng trong tái trình hiện văn hoá
Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong
suốt quá trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, văn hóa Việt Nam đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi to
lớn, nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức, khó khăn không nhỏ: vừa giữ gìn
bản sắc dân tộc, vừa mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa
văn hóa nhân loại, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại (Nguyễn Chí Bền,
2010).
Truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng và mạnh mẽ trong việc tái trình
hiện và bảo tồn văn hóa, đó là một công cụ ảnh hưởng mạnh mẽ có khả năng kết nối và
tác động lớn đến ý thức cộng đồng. Vai trò của truyền thông trong tái trình hiện văn hóa
không chỉ giới hạn trong việc truyền đạt thông tin mà còn mở ra những cơ hội để tạo ra
sự đa dạng, hiểu biết và tôn trọng đối với các giá trị văn hóa truyền thống. Một trong
những vai trò quan trọng nhất của truyền thông đại chúng là khả năng truyền đạt thông
tin và hình ảnh về văn hóa một cách nhanh chóng và toàn diện. Thông qua các phương
tiện như truyền hình, radio, báo chí, và mạng xã hội, truyền thông đại chúng có thể đưa
văn hóa đến mọi ngóc ngách của xã hội, tạo cơ hội cho mọi người hiểu rõ và đánh giá cao
những giá trị truyền thống (Bùi Thị Hồng, 2019).
Ngoài ra, truyền thông còn có khả năng tạo ra nền tảng cho sự giao lưu văn hóa và
sự đa dạng. Việc tái trình hiện văn hóa không chỉ đơn thuần là sự duy trì mà còn là sự
phát triển và tạo mới. Truyền thông giúp kết nối những cộng đồng có văn hóa khác nhau,
khuyến khích sự trao đổi ý kiến, và tạo ra không khí thoải mái cho sự hiểu biết đa chiều.
Tác động của truyền thông đại chúng không chỉ giới hạn ở mức độ thông tin mà còn liên
quan đến xây dựng và hình thành ý thức cộng đồng. Sự xuất hiện của văn hóa trong các
chương trình giải trí, quảng cáo, và các hình thức nghệ thuật khác tạo ra ảnh hưởng mạnh
mẽ đối với quan điểm và giáo lý của người xem. Truyền thông có khả năng tạo ra xu
hướng và thay đổi ý thức cộng đồng theo hướng tích cực (Bùi Thị Hồng, 2019).
Hơn nữa, truyền thông đại chúng là một công cụ quan trọng để khơi nguồn sáng
tạo và kích thích sự tham gia cộng đồng. Những chương trình, sự kiện và dự án văn hóa
được quảng bá qua truyền thông không chỉ tạo ra cơ hội cho nghệ sĩ và những người sáng
tạo mà còn mở ra không gian cho sự đóng góp và tham gia của cộng đồng. Tóm lại, vai
trò của truyền thông đại chúng trong tái trình hiện văn hóa là không thể phủ nhận. Qua
khả năng truyền tải thông tin, giao lưu văn hóa, hình thành ý thức, và tạo ra không gian
sáng tạo, truyền thông đóng góp quan trọng vào việc duy trì, phát triển và tôn vinh giá trị
văn hóa truyền thống trong xã hội đương đại (Bùi Thị Hồng, 2019).
2.2. Cơ sở thực tiễn của việc tái trình hiện văn hoá búi tóc của phụ nữ dân tộc
Thái đen thông qua phương tiện truyền thông đại chúng
2.2.1. Nguồn gốc và bối cảnh văn hoá búi tóc của phụ nữ dân tộc Thái đen tại
Việt Nam hiện nay
Người Thái có cội nguồn ở vùng Đông Nam Á lục địa, tổ tiên xa xưa của người
Thái có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Người Thái ở Việt Nam được nhìn nhận là một cộng
đồng tộc người với nhiều nhóm địa phương. Nguồn gốc cũng như sự có mặt của họ ở
Việt Nam không hoàn toàn giống nhau. Theo các nhà dân tộc học, người Thái ở Việt
Nam có hai nhóm chính: Thái Trắng và Thái Đen. Các nhóm người Thái như Thái Đen,
Thái Trắng đều có nhiều điểm chung trong trang phục hằng ngày nhưng trong đó, vẫn nổi
bật bản sắc riêng để phân biệt. Đối với riêng phụ nữ Thái Trắng mặc áo cánh ngắn màu
sáng, trắng, cài cúc bạc tạo hình bướm hoặc ong; váy màu đen không trang trí hoa văn.
Khăn đội đầu bằng vải chàm dài khoảng hai mét... Ngược lại với phụ nữ Thái trắng thì
phụ nữ Thái Đen lại trưng diện với trang phục áo cánh ngắn màu tối (chàm hoặc đen).
Các thiếu nữ chưa lập gia đình sẽ không búi tóc mà đội khăn được thêu rất tỉ mỉ gọi là
khăn piêu. Người phụ nữ Thái khi đã lập gia đình sẽ búi tóc lên đỉnh đầu gọi là "tằng
cẩu", khi chồng chết có thể búi tóc thấp xuống sau gáy. Phụ nữ Thái đeo nhiều đồ trang
sức như vòng cổ, vòng tay, hoa tai, trâm cài tóc trên đầu, xà tích... (Nhân dân, 2022).
Tẳng cẩu – Tục búi tóc của người Thái đen (Nguồn: Thư viện tỉnh Hoà Bình)
Khi kết hôn, sau thời gian ở rể có thể chỉ 3 tháng hoặc kéo dài cho đến khi chàng
rể được nhà cô gái chấp nhận. Để đôi uyên ương được ngủ chung với nhau thì hai gia
đình phải tiến hành làm lễ "tăng cẩu" (búi tóc), chính thức công nhận họ là vợ chồng. Búi
tóc của người phụ nữ Thái đen từ thời điểm này được coi như là một dấu hiệu thông tin
cho mọi người biết họ đã có chồng. Để làm lễ này, nhà trai lại phải mang tới nhà gái một
số lễ vật. Theo tục lệ, lễ "Tăng cẩu" được thực hiện ở gian gần bếp, người ta chuẩn bị một
chậu nước lá thơm. Đại diện phía nhà trai gội đầu, chải tóc và búi tóc cho cô dâu. Tóc
được búi lên, cuộn lại bằng một dây xà tích bằng bạc và cài một chiếc trâm bạc giữ cho
tóc không bị xổ ra. Trong lúc búi tóc cho cô gái, đại diện hai nhà cùng uống rượu và hát
đối đáp "khắp toóc". Nội dung của các bài khắp nói lên hoàn cảnh của mỗi nhà và những
lời dặn dò đôi trai gái. Sau lễ tăng cẩu, chàng trai và cô gái được ngủ chung với nhau,
cũng từ đó cô gái phải luôn búi tóc vừa để làm đẹp vừa như là một dấu hiệu thông báo
cho các chàng trai khác biết họ đã có chồng. Về nguyên tắc, lễ cưới có thể được tổ chức
bất kỳ lúc nào mà hai gia đình muốn, sau lễ "tăng cẩu" (Thư viện tỉnh Hoà Bình, 2019)
Theo quan niệm của người Thái đen, tẳng cảu là dấu hiệu khẳng định người phụ
nữ đã có chồng. Khi đã về làm dâu, mái tóc ấy vĩnh viễn không bao giờ được buông, bởi
lời thề trọn một lòng thủy chung son sắt, chỉ khi chồng chết mới được thả búi tóc xuống
và búi đằng sau thành bà goá. Đây chính là nét đẹp văn hoá truyền thống và là khuôn
phép, lối sống đạo đức để bảo vệ hạnh phúc, hôn nhân gia đình của người Thái. Theo báo
Lao động đưa tin vào năm 2023 thì “Xã Thôm Mòn có gần 99% là đồng bào dân tộc Thái
sinh sống, người dân nơi đây luôn giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hoá, phong tục “Tẳng
cẩu” của người phụ nữ Thái”.
Tuy nhiên ở các địa bàn khác, với nhịp sống hiện đại, trước yêu cầu trong thực
tiễn cuộc sống và công việc, tẳng cảu hay không đang là bài toán khó với người phụ nữ
Thái. Với công nhân, làm sao để mặc đồ bảo hộ lao động khi làm việc trong các khu công
nghiệp; với phụ nữ công sở, làm sao phối đồ hiện đại với tẳng cảu; khi tẳng cảu khó đội
mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông… Để thích nghi với cuộc sống mới, nhiều phụ nữ
Thái đã xin phép tổ tiên, bố mẹ và chồng để thả tóc tạm thời trong quá trình làm việc, sau
đó họ tẳng cảu lại, hoặc khi mới về nhà chồng có thể xin phép không tẳng cảu từ đầu.
Những người phụ nữ thả tóc không có nghĩa là họ quên đi phong tục ngàn đời, mà đơn
giản để thích ứng với cuộc sống hiện đại. Việc sản xuất ra chiếc mũ bảo hiểm có chóp, đã
giải được bài toán khó cho những phụ nữ vẫn muốn tẳng cảu khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, ngoài xã hội vẫn có 1 số ít phụ nữ Thái bỏ tẳng cảu xuống (khi hôn nhân
không hạnh phúc, chạy theo văn hóa khác, do đặc trưng công việc…) còn những phụ nữ
Thái biết lễ nghĩa, thì sau khi lấy chồng muốn bỏ tẳng cảu xuống thì phải làm lễ xin tổ
tiên (những người đã khuất), xin phép các cụ bề trên và chồng, khi nhất trí thì mới được
bỏ tẳng cảu (Văn Hoa, 2021).
Có thể thấy rằng, cùng với thời gian, việc giữ gìn tẳng cảu của phụ nữ Thái đang
có những thay đổi phù hợp với xã hội hiện đại. Dần có nhiều phụ nữ trẻ của dân tộc Thái
đen có thể tự do lựa chọn những trang phục và kiểu tóc mình mong muốn. Phong tục búi
tóc cũng dần trở nên phai nhạt dần. Nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này rằng trong bối
cảnh Việt Nam hiện nay, khi phụ nữ không chỉ tham gia vào vai trò tái sản xuất và nuôi
dưỡng mà còn được tạo quyền và tạo điều kiện tham gia trong vai trò sản xuất và tạo ra
thu nhập. Nhiều phụ nữ Thái đen cho rằng do công việc bất rộn và nhiều công việc mang
tính chất không phù hợp trong việc búi tóc nên cũng ít người dành được thời gian để búi
tóc. Ngoài ra thì phụ nữ Thái đen còn có quan niệm chỉ cưới chồng cùng dân tộc Thái đen
thì mới phải búi tóc, còn cưới người dân tộc Thái trắng hoặc dân tộc khác thì không cần
thiết phải búi tóc. Chính vì lẽ như vậy, hiện nay mặc dù phụ nữ Thái đen vẫn có người
vẫn giữ truyền thống văn hoá tẳng cẩu nhưng số lượng đó lại rơi vào phần lớn những
người phụ nữ lớn tuổi trong làng. Do đó, cùng với sự phát triển đi lên của cuộc sống, do
ảnh hưởng của văn minh đô thị, phong tục búi tóc của người Thái đang dần biến hóa, đơn
giản hoá đi tuy không hẳn là biến mất nhưng nó đã thay đổi để phù hợp với cuộc sống
mới (Văn Hoa, 2021).
2.2.2. Việc cần thiết quảng bá văn hoá búi tóc của phụ nữ dân tộc Thái tại
Việt Nam thông qua việc tái trình hiện trên phương tiện truyền thông đại chúng
Hiện nay, văn hoá tẳng cẩu không mấy phổ biến tại Việt Nam và đối với các bạn
bè quốc tế. Trong xã hội hiện đại, ngày càng có nhiều người phụ nữ Thái thoát ly cuộc
sống nơi bản làng, nỗ lực học tập và xây dựng sự nghiệp riêng. Do đặc thù công việc và
để thích nghi với nhịp sống hiện đại, bận rộn, không có nhiều thời gian để búi tóc cầu kỳ,
cũng có không ít phụ nữ Thái lựa chọn không “Tẳng cẩu” khi cưới. Thế nhưng, dù không
“Tẳng cẩu” nhưng nếp sống truyền thống và những nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc thì
vẫn luôn được gia đình nhắc nhau gìn giữ như một thói quen hàng ngày. Đến Tây Bắc, ai
cũng sẽ có ấn tượng đặc biệt với hình ảnh các bà, các cô, các chị dân tộc Thái mặc áo
cóm “Tẳng cẩu”. Đó là một hình ảnh đẹp về những người phụ nữ giữ nét truyền thống
giữa cuộc sống hiện đại với muôn vàn đổi thay. Với đồng bào dân tộc Thái, “Tẳng cẩu”
thời nay dù có thể khác về cách thức hay thời điểm, nhưng vẫn luôn trọn vẹn ý nghĩa về
đạo lý vợ chồng và giá trị văn hóa của dân tộc (Sơn La, 2022).
Và quảng bá văn hóa búi tóc của phụ nữ dân tộc Thái tại Việt Nam thông qua việc
tái trình hiện trên phương tiện truyền thông đại chúng là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng,
mang đến nhiều lợi ích cho cả cộng đồng và xã hội. Việc này không chỉ là một hành động
tôn vinh di sản văn hóa, mà còn là một cơ hội để kích thích sự đoàn kết trong cộng đồng
và tạo ra một không khí giao lưu đa dạng văn hóa. Hiện nay cũng có các chương trình
phục dựng lại văn hoá Tẳng cẩu trên đài truyền hình và báo chí. Chương trình quảng bá
văn hóa búi tóc của phụ nữ dân tộc Thái tại Việt Nam là một sự kết hợp hài hòa giữa
truyền thống và hiện đại, nhằm tôn vinh và duy trì giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng
này. Thông qua việc tái trình hiện trên phương tiện truyền thông đại chúng, chúng ta
không chỉ mở ra cánh cửa của quá khứ mà còn kết nối mạnh mẽ với hiện đại, tạo nên một
hành trình văn hóa sôi động và phong phú (Sơn La, 2022).
Phục dựng phong tục Tẳng cẩu (Nguồn: Báo Sơn La)
Không những vậy còn có rất nhiều hướng đi trong việc quảng bá văn hoá Tẳng cẩu
của người dân tộc Thái đen. Những cách đơn giản có thể quảng bá như video tài liệu,
chương trình truyền hình đặc sắc và các bức ảnh nghệ thuật không chỉ chia sẻ với khán
giả về cách làm búi tóc mà còn kể lên câu chuyện đằng sau mỗi kiểu tóc, từ những câu
chuyện gia đình đến những biểu tượng văn hóa. Mạng xã hội trở thành nền tảng tương tác
chính cho cộng đồng. Các hashtag đặc biệt không chỉ tập trung sự chú ý mà còn tạo ra
một không khí trực tuyến sôi động, nơi mà những người yêu thích văn hóa búi tóc có thể
chia sẻ, thảo luận và tìm hiểu thêm về nhau.
Ngoài ra, tổ chức các sự kiện trực tiếp là cách tốt để đưa văn hóa búi tóc Thái gần
gũi với cộng đồng. Triển lãm nghệ thuật, workshop làm tóc truyền thống và cuộc thi
trang điểm đều là những sự kiện hấp dẫn, nơi mà mọi người có thể không chỉ học hỏi mà
còn tận hưởng không khí sôi động của văn hóa. Hợp tác với nghệ sĩ và người nổi tiếng là
một cách mạnh mẽ để lan tỏa thông điệp. Họ không chỉ là những đại diện nổi bật mà còn
là những người sáng tạo, góp phần làm nổi bật và tôn vinh văn hóa búi tóc trong cộng
đồng và xa hơn nữa.
Việc quảng bá này rất cần thiết do có thể thúc đẩy sự giao lưu văn hóa và đa dạng
trong xã hội. Truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong việc kết nối cộng đồng,
làm cho mọi người có thể chia sẻ những câu chuyện, hình ảnh, và kinh nghiệm về búi tóc
truyền thống. Sự tương tác này tạo ra một không khí hòa mình trong đa dạng văn hóa của
Việt Nam, góp phần vào sự đa nguyên và đa văn hóa. Quảng bá búi tóc Thái thông qua
phương tiện truyền thông cũng mang lại lợi ích kinh tế và xã hội. Việc thúc đẩy sản xuất
và bán các sản phẩm liên quan đến búi tóc truyền thống có thể tạo ra cơ hội kinh doanh
cho người dân địa phương, đồng thời tăng cường nền kinh tế cộng đồng. Những sự kiện,
hội thảo, và cuộc thi liên quan đến búi tóc không chỉ làm phong phú thêm cuộc sống văn
hóa mà còn làm tăng cơ hội việc làm và thu nhập cho cộng đồng (Hoàng Nhung, 2023).
Đặc biệt, việc này còn hỗ trợ du lịch văn hóa, tạo ra một điểm đến hấp dẫn cho du
khách muốn khám phá và trải nghiệm văn hóa dân dụ. Điều này không chỉ giúp tăng
cường thu nhập cho cộng đồng mà còn mở ra cơ hội để chia sẻ văn hóa truyền thống với
thế giới bên ngoài, xây dựng mối quan hệ văn hóa và tăng cường hình ảnh quốc gia. Một
trong những lợi ích quan trọng của việc này là khả năng bảo tồn và tôn vinh giá trị văn
hóa. Búi tóc không chỉ là một phần của trang phục truyền thống mà còn mang theo đó
những giá trị, tâm linh, và tập tục lâu dài của dân tộc Thái. Qua việc tái trình hiện trên
các phương tiện truyền thông, chúng ta không chỉ giúp truyền đạt ý nghĩa của búi tóc mà
còn tạo cơ hội cho cộng đồng hiện đại hiểu rõ hơn về nguồn gốc và giá trị của nó (Hoàng
Nhung, 2023).
2.3. Tái trình hiện văn hoá búi tóc của phụ nữ dân tộc Thái tại Việt Nam dựa trên
mô hình SMCR

Mô hình truyền thông SMCR của Berlo (Nguồn: Communication theory)


Mô hình giao tiếp SMCR của Berlo là một khung khái niệm đơn giản và được sử
dụng rộng rãi nhằm phác thảo các yếu tố cơ bản của quá trình giao tiếp. Được phát triển
bởi David Berlo vào những năm 1960, mô hình này chia giao tiếp thành bốn thành phần
chính: Nguồn, Tin nhắn, Kênh và Người nhận (SMCR). Mỗi thành phần đóng một vai trò
riêng biệt trong quá trình truyền thông tin từ người này (hoặc thực thể) sang người khác.
Mô hình SMCR của Berlo cung cấp cách trình bày đơn giản hóa quá trình giao tiếp và
không tính đến tất cả sự phức tạp và động lực có thể xảy ra trong các tương tác trong đời
thực (Communication theory, 2010).
- Người Gửi Thông Điệp (S - Source):
Trong trường hợp này, người gửi thông điệp có thể là các nghệ sĩ, nhà làm phim, nhà
nghiên cứu văn hóa, hoặc thậm chí là cộng đồng phụ nữ Thái chính mình. Họ là những
người có trách nhiệm định hình và truyền tải thông điệp về văn hóa búi tóc.
- Thông Điệp (M - Message):
Thông điệp ở đây bao gồm những yếu tố quan trọng về văn hóa búi tóc của phụ nữ dân
tộc Thái, bao gồm cách thức làm tóc, ý nghĩa văn hóa, và các giá trị được kế thừa qua
thời gian. Thông điệp này phản ánh sự đa dạng và độc đáo của văn hóa búi tóc.
- Kênh Truyền Thông (C - Channel):
Kênh truyền thông có thể là các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình,
radio, sách, báo chí, mạng xã hội, hoặc thậm chí là các sự kiện cộng đồng, triển lãm nghệ
thuật. Các kênh này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông điệp về văn
hóa búi tóc.
- Người Nhận Thông Điệp (R - Receiver):
Người nhận thông điệp là cộng đồng người xem bao gồm người Việt Nam và cả bạn bè
quốc tế, hoặc những người có quan tâm đặc biệt đến văn hóa búi tóc của phụ nữ dân tộc
Thái. Họ là những người có khả năng tác động và định hình ý kiến và thái độ của cộng
đồng đối với văn hóa này.
Quá trình tái trình hiện văn hóa búi tóc sẽ diễn ra qua việc người gửi thông điệp
chọn lựa thông điệp, sử dụng các kênh truyền thông phù hợp để truyền đạt thông điệp đó
đến cộng đồng người nhận, và cuối cùng là người nhận thông điệp đưa ra phản ứng, ý
kiến, và có thể thậm chí tham gia vào quá trình tái trình hiện văn hóa này thông qua việc
duy trì, phát triển và thậm chí sáng tạo thêm vào văn hóa búi tóc của họ.
3. Kết luận
Có thể nhận thấy sự quan trọng của việc tái trình hiện văn hóa trong bối cảnh ngày
nay, đặc biệt là thông qua phương tiện truyền thông đại chúng. Qua quá trình nghiên cứu
và phân tích, chúng ta đã thấy rõ sức mạnh của truyền thông trong việc giữ gìn, tôn vinh,
và kết nối với văn hóa búi tóc của phụ nữ dân tộc Thái Đen. Văn hoá búi tóc của phụ nữ
dân tộc Thái đen vẫn còn tồn tại và được duy trì ở một số cộng đồng dân tộc Thái ở Việt
Nam. Tuy nhiên, như nhiều yếu tố khác, văn hóa búi tóc có thể trải qua sự biến đổi và
giảm phổ biến dần theo thời gian.
Các yếu tố như tác động từ văn hóa đô thị, ảnh hưởng từ truyền thông đại chúng,
và sự biến đổi trong lối sống có thể góp phần đến việc thay đổi trong cách mà người phụ
nữ Thái đen giữ gìn và thể hiện văn hóa thông qua búi tóc. Sự đa dạng và phong phú
trong văn hóa dân tộc Việt Nam cũng tạo ra sự chuyển động và sự thay đổi trong các thực
hành truyền thống. Đối với một số cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng ở các vùng có
giữ nguyên văn hóa dân tộc mạnh mẽ, văn hoá búi tóc có thể vẫn được giữ gìn và truyền
đạt qua các thế hệ. Tuy nhiên, ở những vùng đô thị hoặc nơi có sự đa dạng văn hóa lớn,
sự ảnh hưởng của văn hóa đô thị có thể làm thay đổi cách nhìn nhận và thực hành văn
hoá truyền thống.
Phương tiện truyền thông đại chúng, từ truyền hình đến mạng xã hội, đóng vai trò
quan trọng làm cầu nối giữa truyền thống và hiện đại. Việc tái trình hiện văn hóa búi tóc
không chỉ là một hành động duy trì di sản mà còn là một biểu tượng của sự đa dạng và sự
giàu có văn hóa của Việt Nam. Qua các chương trình, video, hình ảnh và câu chuyện,
chúng ta đã được chứng kiến sự hòa mình của văn hóa truyền thống vào thế giới hiện đại.
Ngoài ra, không chỉ là nguồn cảm hứng và niềm tự hào, việc tái trình hiện văn hóa búi tóc
còn mang lại cơ hội kinh tế và xã hội cho cộng đồng. Những nghệ nhân và người làm
nghệ thuật truyền thống không chỉ được đánh giá cao mà còn là những người đóng góp
quan trọng vào sự phát triển bền vững của cộng đồng.
Tuy nhiên, để thành công trong việc tái trình hiện văn hóa, chúng ta cần sự hỗ trợ
từ cộng đồng và chính phủ, cũng như sự chủ động và sáng tạo từ những người nghệ sĩ và
người làm truyền thông. Chúng ta cần duy trì sự cân bằng giữa bảo tồn truyền thống và
khám phá những khía cạnh mới, tạo nên một không gian cho sự đổi mới và sáng tạo. Tóm
lại, thông qua việc tái trình hiện văn hóa búi tóc của phụ nữ dân tộc Thái Đen trên
phương tiện truyền thông đại chúng, chúng ta đã chứng kiến một hành động quan trọng,
góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của Việt Nam. Sự đa dạng và sự quý
báu của văn hóa này đang được chúng ta bảo tồn và chia sẻ với thế giới, tạo ra một cầu
nối vững chắc giữa quá khứ và tương lai.
4. Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Chí Bền. (2010). Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Thư viện tỉnh Hoà Bình. (27/10/2019). Văn hoá hoà bình phần 14 văn hoá dân tộc
Thái. Khai thác từ https://thuvienhoabinh.vn/Dia-chi-Hoa-Binh/Nghien-cuu-van-hoa-
tinh-Hoa-Binh/222-VAN-HOA-HOA-BINH-PHAN-14-VAN-HOA-DAN-TOC-THAI.
3. Bùi Thị Hồng. (2019). Vai trò của truyền thông đại chúng trong phát triển văn
hóa, giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội. Số 5, 53-59.
4. Văn Hoa. (30/06/2021). “Tẳng cảu” của người phụ nữ Thái trong cuộc sống hiện
đại. Khai thác từ https://baodantoc.vn/tang-cau-cua-nguoi-phu-nu-thai-trong-cuoc-song-
hien-dai-1624958957151.htm.
5. Nhân dân. (24/10/2022). Dân tộc Thái. Khai thác từ https://nhandan.vn/dan-toc-
thai-post723932.html.
6. Sơn La. (29/04/2022). “Tẳng cẩu” - văn hóa truyền thống trong đời sống hiện
đại. Khai thác từ https://baosonla.org.vn/vi/bai-viet/tang-cau--van-hoa-truyen-thong-
trong-doi-song-hien-dai-49759.
7. Minh Thành. (09/11/2023). Nghi thức “Tẳng cẩu” của người phụ nữ Thái vùng
cao Sơn La. Khai thác từ https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/nghi-thuc-tang-cau-cua-
nguoi-phu-nu-thai-vung-cao-son-la-1264841.ldo.
8. Hoàng Nhung. (13/12/2023). Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của người
Thái. Khai thác từ https://tapchimattran.vn/dai-doan-ket/bao-ton-va-phat-huy-van-hoa-
truyen-thong-cua-nguoi-thai-55818.html.
Tài liệu nước ngoài
1. Stuart, H. (1997). Representation: Cultural Representations and Signifying
Practices. London: Sage Publications.
2. Stuart, H. (1997). Representation and The Media. Media Education Foundation:
Northampton.
3. Stuart, H. (2005). Culture, Media, Language. CCCS: Birmingham.
4. Storey, John. 2006. Cultural Studies and Pop Culture Studies. Yogyakarta:
Jalasutra.
5. Potter, W. J. (2022). Analysis of definitions of media literacy. Journal of Media
Literacy Education, 14(2), 27-43.
6. Potter, W. J. (2013). Synthesizing a working definition of “mass” media. Review
of Communication Research, 1, 1-30.
7. Volle. A. (17/02/2023). Mass communication. Download at
https://www.britannica.com/topic/mass-communication.
8. Communication theory. (23/01/2010). Berlo's SMCR Model of communication.
Download at https://www.communicationtheory.org/berlos-smcr-model-of-
communication/

You might also like