You are on page 1of 25

VĂN HÓA TRUYỀN

THÔNG
Trần Duy
Các khái niệm căn bản

◦ Truyền thông
◦ Truyền thông đại chúng
◦ Văn hóa
◦ Văn hóa thượng lưu
◦ Văn hóa bình dân
◦ Văn hóa đại chúng

03/06/2023
Truyền thông

◦ Truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người
khác, và làm cho người khác hiểu được chúng ta. Truyền thông là một
quá trình liên tục trao đổi, chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm
tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đối trong hành vi và nhận
thức. Truyền thông ra đời và phát triển do nhu cầu khách quan của xã
hội về thông tin giao tiếp của loài người, do trình độ và điều kiện kinh
tế - xã hội cũng như sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

03/06/2023
Truyền thông đại chúng

◦ Truyền thông đại chúng là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng. Truyền thông đại chúng ra đời và
phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người và bị chi phối
trực tiếp bởi 2 yếu tố là nhu cầu thông tin, giao tiếp và kỹ thuật, công
nghệ thông tin. Để thực hiện được hoạt động truyền thông trên phạm vi
và quy mô rộng lớn, cần có các phương tiện kỹ thuật tương ứng. Do đó,
truyền thông đại chúng chỉ phát triển và thực hiện được khi loài người
phát minh ra các phương tiện in ấn, kỹ thuật truyền sóng, tín hiệu máy thu
thanh, thu hình máy tính, điện tử, cáp quang, vệ tinh nhân tạo.
◦ (Tạ Ngọc Tấn)
03/06/2023
Văn hóa

◦ Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp
của những đặc trưng về tâm hồn vật chất, tri thức và
xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong
xã hội. Và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ
thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ
thống giá trị truyền thống, đức tin.

03/06/2023
Văn hóa thượng lưu (Elite Culture)

◦ Văn hóa thượng lưu là thuật ngữ trước đây dùng để chỉ văn hóa của
tầng lớp có tiền của và có quyền lực trong xã hội. Đôi khi nó còn được
gọi là văn hóa cao cấp ở Châu Âu. Thời Trung cổ, văn hóa thượng lưu
được hiểu là văn hóa dành cho giới quý tộc. Nó dùng để phân biệt với
văn hóa dân gian- văn hóa của những người nông dân.

03/06/2023
Văn hóa dân gian (Folk Culture)

◦ Văn hóa dân gian bao gồm các loại hình như lễ hội truyện cổ, các làn
điệu dân ca, tập tục trong sinh hoạt cộng đồng địa phương. Với cách
phân loại nói trên thì những người thuộc văn hóa thượng lưu có thể
thâm nhập và thấu hiểu văn hóa dân gian, còn chiều ngược lại hầu như
không xảy ra.

03/06/2023
Văn hóa bình dân (Pop Culture)

◦ Văn hóa bình dân được hiểu là văn hóa của mọi thành viên sống trong
một xã hội. Một cách trực quan: nó thể hiện ra như thái độ, thói quen,
hành vi. Nó lý giải việc chúng ta hành động như thế nào và vì sao lại
hành động như vậy. Chúng ta ăn gì, mặc gì, kiến thiết nhà cửa, xây
dựng đường xá, nghỉ ngơi, giải trí, tạo dựng các thể chế chính trị, lựa
chọn và theo các tín ngữơng tôn giáo theo đuổi các đức tin ra sao?
Tóm lại, văn hóa bình dân bao gồm những chuẩn giá trị chung, quy
định hành vi ứng xử thế giới quan và lối sống của một xã hội cụ thể.

03/06/2023
Bối cảnh ra đời Văn hóa đại chúng

◦ Kể từ thế kỷ 19, cùng với tiến bộ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là
sự phát triển của truyền thông mà đi kèm với nó là sự bùng nổ của nền
chính trị dân chủ -tất cả những điều kiện đó đã làm cho sự phát tán văn
hóa ngày càng trở nên mạnh mẽ. Hệ quả là các miền văn hóa như Elite
và Folk trở nên giao thoa với nhau ngày càng mạnh mẽ. Và đường biên
giữa chúng ngày càng mờ dần. Khái niệm Popular Culture cũng vì thế
mà thay thế dần khái niệm Folk Culture.

03/06/2023
Bối cảnh ra đời Văn hóa đại chúng

◦ Khái niệm văn hóa đại chúng nổi lên từ những năm 1960. Các nhà xã hội
học chủ yếu nhấn mạnh phương thức sản xuất của văn hóa này theo sơ
đồ sản xuất công nghiệp đại chúng, đặc biệt là sự phổ biến các phương
tiện thông tin đại chúng dẫn đến sự đồng nhất văn hóa. Tuy nhiên, sự
khác biệt giữa văn hóa bình dân và văn hóa đại chúng là ở chỗ, thuật ngữ
bình dân không hàm nghĩa là mọi xã hội. Trên thực tế, mỗi xã hội cụ thể
đều có thứ văn hóa bình dân đặc trưng của nó. Khi công nghệ truyền
thông bắt đầu bùng nổ và văn hóa được thị trường hóa, văn hóa bình
dân của mỗi xã hội đã có cơ hội tiến triển lên một bước mới thành văn
hóa đại chúng. 03/06/2023
Bối cảnh ra đời Văn hóa đại chúng

◦ Đạt tới cấp độ đại chúng, có nghĩa là những giá trị cơ bản của văn hóa ấy
đã trở nên phổ biến, tới độ chúng được mô phỏng bắt chước cũng như
sao chép ở hàng loạt các xã hội khác nhau. Theo đó, có thể coi văn hóa
đại chúng là văn hóa xuyên biên giới hoặc văn hóa xuyên quốc gia.
◦ Điều kiện ra đời Mass Culture:
-Tồn tại hệ thống truyền thông đại chúng cho phép chia sẻ thông tin với
số đông, vượt qua khoảng cách xa xôi về mặt địa lý;
-Tồn tại thị trường của các sản phẩm truyền thông và văn hóa.
03/06/2023
EPS của James Wilson và Stan Le Roy
Wilson

Elitist Popular Specialized

03/06/2023
Văn hóa đại chúng

◦ Văn hóa đại chúng là nền văn hóa có các sản phẩm được sản xuất hàng loạt
bằng kỹ thuật công nghiệp và được đưa ra thị trường vì quyền lợi của quảng
đại người tiêu dùng. (Strinati, 1995).Văn hóa đại chúng theo cách hiểu của
các nhà nghiên cứu Phương Tây là nền văn hóa của một xã hội đại chúng xã
hội được hình thành vào cuối thế kỷ 19 dưới tác động của quá trình công
nghiệp hóa, kéo theo sự gia tăng về số lượng người lao động, sự phát triển
mạnh mẽ của hoạt động sản xuất hàng hoá hàng loạt và tiêu thụ theo cơ
chế thị trường, sự mở rộng về không gian nhờ tiến bộ về giao thông và
thông tin, quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư tại các đô thị, đồng thời
với sự hình thành đời sống chính trị dân chủ. (Đặng Thị Thu Hương, 2013).
03/06/2023
3 đặc tính của văn hóa đại chúng

◦ Thứ nhất, các phương tiện truyền thông đại chúng là một hiện tượng
văn hóa.
◦ Thứ 2, các phương tiện truyền thông là công cụ để truyền bá văn hóa.
◦ Thứ 3, văn hóa truyền thông đại chúng là giá trị sản phẩm do phương
tiện truyền thông đại chúng mang lại cho công chúng của mình.

03/06/2023
3 đặc tính của văn hóa đại chúng

◦ Thứ nhất, các phương tiện truyền thông đại chúng là một hiện tượng
văn hóa.
◦ Thứ 2, các phương tiện truyền thông là công cụ để truyền bá văn hóa.
◦ Thứ 3, văn hóa truyền thông đại chúng là giá trị sản phẩm do phương
tiện truyền thông đại chúng mang lại cho công chúng của mình.

03/06/2023
Đặc điểm của văn hóa đại chúng (khía cạnh
văn hóa học)

Các phương tiện thông tin đại chúng đang góp phần quảng bá cho một
xã hội tiện nghi và một cuộc sống coi trọng tiện nghi. Hiện tượng tiện
nghi đại chúng, chủ nghĩa tiêu dùng đã và đang định hướng “tư tưởng
hoá” cho một bộ phận lớn trong xã hội, và sự biến đổi “tiện nghi đại
chúng” được coi là một chiến tích của nền văn minh công nghiệp và kỹ
thuật, trở thành phương tiện quan trọng để hòa nhập cá nhân vào đời
sống chung của cả cộng đồng.

03/06/2023
Đặc điểm của văn hóa đại chúng (khía cạnh
kinh tế chính trị)

Theo góc nhìn kinh tế tư bản chủ nghĩa phương tây, việc sản xuất văn
hóa do quy luật thị trường quyết định. Nhưng thực tế vẫn phải có sự
điều chỉnh nhất định từ nhà nước về văn hóa. Chẳng hạn, nhà nước điều
phối hay can thiệp ở mức độ hợp lý để đảm bảo có đa dạng các kênh
truyền hình được phát sóng hay ngăn chặn những hiện tượng được cho
là nguy hại, ví dụ như quảng cáo thuốc lá hay phim ảnh, đồi trụy.

03/06/2023
Đặc điểm của văn hóa đại chúng (khía cạnh
báo chí truyền thông)
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã làm mất đi mối liên hệ giữa
người với người vốn tồn tại trong những cộng đồng truyền thống tiền
công nghiệp. Điều này dẫn đến hậu quả là hình thành nên một thứ xã hội
đại chúng, trong đó các cá nhân sống rời rạc nhau mà không còn một
chỗ dựa đáng tin cậy của cộng đồng cũ nữa. Trong tình trạng mất
phương hướng đó, chỗ dựa duy nhất của họ là các phương tiện thông tin
đại chúng.
-Lý thuyết mũi kim tiêm
-Sức mạnh mềm (soft power)
-Thiết lập chương trình nghị sự. 03/06/2023
Tác động của TTĐC với văn hóa đại chúng

Trước tiên, truyền thông đại chúng định hình văn hóa đại chúng. Truyền
thông đại chúng là một quá trình phức hợp, bao gồm các công đoạn chủ
yếu: 1/Những nhà truyền thông chuyên nghiệp thu thập, xử lý thông tin,
định dạng các thông điệp; 2/Sau đó truyền phát các thông điệp vượt qua
khoảng cách địa lý bằng cách sử dụng các thiết bị kỹ thuật; 3/Nhằm gây
ảnh hưởng đến tập hợp đông đảo người nhận.
Thứ 2, truyền thông đại chúng tác động đến văn hóa đại chúng thông
qua hệ thống các chức năng, mà trực tiếp nhất và tiêu biểu nhất là chức
năng liên kết, chức năng chuyển giao giá trị, chức năng giải trí và chức
năng định hình, nhận thức và niềm tin thông qua khuôn mẫu hình ảnh.
03/06/2023
Chức năng liên kết

Truyền thông đại chúng có khả năng kết nối các kênh giao
tiếp liên cá nhân của những người sống phân tán về địa lý
nhưng cùng có chung lợi ích hoặc mối quan tâm. Việc kết nối
qua các phương tiện thông tin đại chúng có thể tạo ra hiệu
ứng rộng lớn đến mức khó tin. Tuy nhiên, chức năng này của
truyền thông đại chúng cũng có hiệu ứng tiêu cực khi tạo ra
cơ hội để những phần tử chống đối xã hội hoặc cực đoan liên
kết được với nhau.
03/06/2023
Chức năng chuyển giao giá trị

Đây là một chức năng rất tinh tế, khó nhận diện một cách trực tiếp
nhưng lại không kém phần quan trọng của truyền thông đại chúng. Các
nhà nghiên cứu còn gọi chức năng này với một cái tên khác là chức năng
xã hội hóa của truyền thông đại chúng. Qua các phương tiện thông tin
đại chúng, các cá nhân hiểu được đâu là những giá trị cốt lõi và những
hành vi nào được xã hội chấp nhận. Một mặt, các giá trị chuẩn của một
xã hội được truyền phát qua hệ thống truyền thông đại chúng và hình
thành nên các thể chế dựa trên các giá trị này. Mặt khác, việc các chuẩn
giá trị và hành vi của xã hội được truyền thông đại chúng lựa chọn để
quảng bá sẽ tạo nên nền tảng củng cố những chuẩn giá trị và hành vi ấy
trong thực tiễn xã hội. 03/06/2023
Chức năng giải trí

Trong lịch sử, khi các phương tiện truyền thông đại chúng
chưa phát triển, chức năng trình diễn và giải trí thường do giao
tiếp liên cá nhân đảm nhiệm (chẳng hạn như việc tồn tại các
gánh hát rong, những người làm nghề ảo thuật, người kể
chuyện, các sân khấu lưu động…..)Ngày nay, trình diễn đã trở
thành một ngành công nghiệp khổng lồ nhờ mạng lưới truyền
thông đại chúng.

03/06/2023
Chức năng định hình nhận thức và niềm tin
thông qua khuôn mẫu hình ảnh
Các phương tiện thông tin đại chúng mà đặc biệt là truyền
hình có khả năng định hình mạnh mẽ đối với quá trình tạo ra
khuôn mẫu, hình ảnh. Đồng thời, nếu truyền thông đại chúng
có thể tạo ra khuôn mẫu thì nó cũng có năng lực làm thay đổi
những khuôn mẫu đã có trước đó.

03/06/2023
Đặc điểm của văn hóa truyền thông

◦ Tính văn hóa chính trị


◦ Tính thương mại
◦ Tính hiện đại và công nghiệp hóa.
◦ Tính mất cân bằng
◦ Tính hình mẫu

03/06/2023
Title Lorem Ipsum Dolor

Lorem ipsum dolor sit amet Lorem ipsum dolor sit amet

2017 2018 2019

Lorem ipsum dolor sit amet

You might also like