You are on page 1of 68

Add Your Company Slogan

CHƯƠNG 4:
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VỀ KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
• Bộ luật tố tụng dân sự 2015

• Luật trọng tài thương mại 2010

• Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 về hòa


giải thương mại
NỘI DUNG CHÍNH
I. Khái quát về tranh chấp kinh doanh, thương mại và giải
quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

II. Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng

III. Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải

IV. Giải quyết tranh chấp thương mại tại Trọng tài thương mại

V. Giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại tại Tòa án
1. Khái quát về tranh chấp về kinh
doanh, thương mại
1.1. Định nghĩa

Tranh chấp về kinh doanh, thương mại là những


mâu thuẫn hay xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích
hợp pháp giữa các bên trong quá trình thực hiện các
hoạt động kinh doanh, thương mại.
1. Khái quát về tranh chấp về kinh
doanh, thương mại
1.2. Đặc điểm

• Chủ thể chủ yếu thường xuyên của tranh chấp là các chủ
thể kinh doanh

• Tranh chấp trong kinh doanh phát sinh từ hoạt động kinh
doanh hoặc liên quan mật thiết hoạt động kinh doanh

• Phản ánh xung đột về lợi ích kinh tế giữa các bên chủ thể
trong một mối quan hệ cụ thể
1. Khái quát về tranh chấp về kinh
doanh, thương mại
1.3. Phân loại

a/ Căn cứ vào hình thức pháp lý của chủ thể tranh chấp

• Tranh chấp giữa DN với DN

• Tranh chấp giữa DN với cá nhân, tổ chức khác

• Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân

• Tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể khác


1. Khái quát về tranh chấp về kinh doanh,
thương mại
1.3. Phân loại
b/ Căn cứ nội dung tranh chấp:
• 1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá
nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi
nhuận.
• 2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá
nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
• 3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao
dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
• 4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên, với người quản lý trong
công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc
thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài
sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
• 5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại.
2. Khái quát về giải quyết tranh chấp về
kinh doanh, thương mại
2.1. Định nghĩa
Giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại
là việc sử dụng các biện pháp cần thiết nhằm chấm dứt
xung đột, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên tranh chấp, đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể
kinh doanh, góp phần thiết lập sự công bằng, bảo vệ
trật tự kỷ cương xã hội.
Nhanh chóng, dứt
điểm

Tiết kiệm chi phí


Các yêu
cầu đặt ra
Phán quyết chính xác
có tính khả thi cao

Giữ mối quan hệ làm


ăn, uy tín, bí mật KD
2. Khái quát về giải quyết tranh chấp về
kinh doanh, thương mại

2.3. Ý nghĩa của việc giải quyết TCKD

• Bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; thiết
lập sự công bằng, giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội;

• Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh;

• Góp phần hoàn thiện pháp luật về kinh doanh, tạo hành
lang pháp lý cho hoạt động kinh tế phát triển.
2. Khái quát về giải quyết tranh chấp về
kinh doanh, thương mại

2.4. Các phương thức giải quyết tranh chấp

• Thương lượng

• Hòa giải

• Trọng tài thương mại

• Tòa án
II – GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ
KINH DOANH THƯƠNG MẠI BẰNG
THƯƠNG LƯỢNG
1. Định nghĩa

2. Đặc điểm

3. Các hình thức thương lượng

4. Ưu điểm và nhược điểm của thương lượng


1. Định nghĩa

Thương lượng là phương thức


giải quyết tranh chấp thông qua việc các
bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự
dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát
sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần
có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ
bên thứ ba nào.
2. Đặc điểm

• Các bên tự giải quyết mà ko cần sự tham gia của bên


thứ ba;
• Thủ tục, trình tự do các bên tự quyết định, pháp luật
không quy định.
• Việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ
thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên mà không có bất
kỳ sự bảo đảm nào về mặt pháp lý
3. Các hình thức thương lượng

• Thương lượng trực tiếp: Là cách thức mà các bên tranh


chấp trực tiếp gặp nhau bàn bạc, trao đổi và đề xuất ý
kiến của mỗi bên nhằm tìm kiếm giải pháp loại trừ tranh
chấp.
• Thương lượng gián tiếp: Là các thức các bên tranh chấp
gửi cho nhau tài liệu giao dịch thể hiện quan điểm và yêu
cầu của mình nhằm tìm kiếm giải pháp loại trừ tranh
chấp.
III – GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH
DOANH THƯƠNG MẠI BẰNG PHƯƠNG
THỨC HÒA GIẢI

1. Định nghĩa

2. Đặc điểm

3. Ưu điểm và nhược điểm của hòa giải


1. Định nghĩa
Hòa giải là phương thức
giải quyết tranh chấp với sự tham
gia của bên thứ 3 độc lập là trung
gian để hỗ trợ cho các bên tìm kiếm
những giải pháp chấm dứt tranh
chấp giữa các bên..
2.1.Hòa giải thông thường
Đặc trưng:
 Luôn có sự hiện diện của bên thứ ba để hỗ trợ các
bên tìm ra phương án hiệu quả nhất để giải quyết
tranh chấp

 Quy trình hòa giải không bị chi phối bởi các quy
định của pháp luật
 Việc thực thi kết quả hòa giải phụ thuộc hoàn toàn
vào sự tự nguyện của các bên mà không bị bắt buộc
bởi các quy định của pháp luật
2.2. Hòa giải thương mại
• Hòa giải thương mại là phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa
thuận và được hòa giải viên thương mại làm
trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh
chấp theo quy định của pháp luật.
• Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 về
hòa giải thương mại
IV – GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH
DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TTTM
• 1. Trọng tài thương mại và thẩm quyền của Trọng tài thương mại
• 1.1. Khái niệm Trọng tài thương mại
• 1.2. Thành lập Trung tâm trọng tài ở Việt Nam
• 1.3. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại
• 2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại tại Trọng tài thương
mại
• 3. Thủ tục giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại tại Trọng tài thương mại
• 3.1. Trình tự giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại tại Trọng tài thương mại
• 3.2. Thi hành phán quyết Trọng tài
• 3.3. Hủy phán quyết trọng tài
• 3.4. Xác định tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài và Cơ quan thi hành án
có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời của Hội đồng trọng tài
• 3.4.1. Thẩm quyền của Tòa án
• 3.4.2. Thẩm quyền của Cơ quan thi hành án
1. Trọng tài thương mại và thẩm quyền
của Trọng tài thương mại
1.1. Khái niệm trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết


tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành
theo quy định của Luật trọng tài thương mại.

(Khoản 1 Điều 3 Luật TTTM 2010)


1.1. Khái niệm trọng tài thương mại

* Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo
quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả
thuận. (Khoản 7 Điều 3 Luật TTTM)
* Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại
một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật TTTM 2010
và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó. (K6, Điều 3,
LTTTM 2010)
1.2. Thành lập Trung tâm trọng tài ở Việt Nam

• Điều kiện thành lập


Trọng tài viên là công dân Việt Nam phải đáp ứng được điều kiện :
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
+ Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác ngành đã học từ 5 năm
trở lên;
+ Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và
có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu trên
cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
Ngoài ra những người có đủ điều kiện trên vẫn không được làm Trọng
tài viên nếu thuộc các trường hợp sau:
+ Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành
viên, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ
quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
+ Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc
đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
• Thủ tục thành lậpTrung tâm trọng tài
- Đề nghị thành lập: Muốn thành lập Trung tâm trọng tài, các
sáng lập viên phải nộp hồ sơ gửi đến Bộ tư pháp, hồ sơ đề nghị
thành lập Trung tâm trọng tài gồm:
+ Đơn đề nghị thành lập;
+ Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do
Bộ tư pháp ban hành;
+ Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo
chứng minh những người này có đủ điều kiện là Trọng tài viên
theo quy định tại điều 20 Luật Trọng tài thương mại.
-Ra quyết định cấp phép thành lập
-Đăng ký hoạt động
- Công khai hóa việc thành lập Trung tâm trọng tài
“1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động
thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất
một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định
được giải quyết bằng Trọng tài”.
(Điều 2, Luật TTTM 2010)
Thỏa thuận trọng tài
• “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về
việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát
sinh hoặc đã phát sinh”.
(K2 điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010)

www.themegallery.com Company Logo


Hình thức của thỏa thuận trọng tài (Điều 16)
• 1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập
dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp
đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
• 2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới
dạng văn bản.
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu
- Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm
quyền của Trọng tài:
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật:
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi
dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự
- Hình thức trọng tài không phù hợp với quy địnnh của Luật.
- Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình
xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài
đó là vô hiệu.
- Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.

www.themegallery.com Company Logo


• Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài: (Điều
19)
Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp
đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng,
hợp đồng vô hiệu hoặc không thực hiện được
không làm mất hiệu lực của thỏa thuận trọng
tài.
2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp về
KDTM tại TTTM (Điều 4 LTTTM)

• Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó
ko vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
• Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của
pháp luật.
• Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. HĐTT có trách
nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
• Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai,
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
• Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
3. Thủ tục giải quyết tranh chấp về kinh
doanh, thương mại tại TTTM

3.1.Trình tự giải quyết tranh chấp về kinh


doanh, thương mại tại TTTM

2.3.1.Trình tự giải quyết tranh chấp về kinh


doanh, thương mại tại Trọng tài thương mại
2.3.1.2. Trình tự giải quyết tranh chấp tại Trọng
tài vụ việc
Bước 1: Khởi kiện – Thụ lý (Đ30 –
Đ37)
Trọng tài Quy chế Trọng tài vụ việc
Nguyên đơn phải làm đơn khởi Nguyên đơn phải làm đơn
kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. khởi kiện và gửi cho bị
đơn

«Thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ
thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm» (Đ33
LTTTM)

www.themegallery.com Company Logo


Bước 2: Bị đơn gửi bản tự bảo vệ hoặc
đơn khởi kiện lại (Đ35 – Đ36)

Trọng tài Quy chế Trọng tài vụ việc


Trong thời hạn 30 ngày, kể từ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày nhận được đơn khởi kiện và ngày nhận được đơn khởi
các tài liệu kèm theo, bị đơn phải kiện của nguyên đơn và các
gửi cho Trung tâm trọng tài bản tài liệu kèm theo, bị đơn phải
tự bảo vệ gửi cho nguyên đơn và Trọng
tài viên bản tự bảo vệ, tên và
địa chỉ của người mà mình
chọn làm Trọng tài viên.

www.themegallery.com Company Logo


Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài

TTV do nguyên đơn


lựa chọn
(trong đơn khởi
15 ngày
kiện)
Hội đồng
trọng tài Quy TTV - Chủ
TTV do bị đơn lựa chế tịch HĐTT
chọn
(sau 30 ngày từ khi
nhận đơn khởi kiện) 7 ngày
TTV do Chủ tịch TTTT chỉ
định
Thành lập hội đồng trọng tài

TTV do nguyên đơn


lựa chọn
(trong đơn khởi 15 ngày
kiện)
Hội đồng
trọng tài vụ TTV - Chủ
việc tịch HĐTT
TTV do bị đơn lựa
chọn
(sau 30 ngày từ khi
nhận đơn khởi kiện)
Tòa án chỉ định
Hội đồng trọng tài
- Xem xét thỏa thuận trọng tài (Đ43)
- Xác minh sự việc, thu thập chứng cứ (Đ45-
Đ46)
- Triệu tập người làm chứng(Đ47)
- Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (Đ48
– Đ53)
- Thương lượng, hòa giải (Đ58)
- Đình chỉ việc giải quyết (Đ59)
www.themegallery.com Company Logo
Bước 4: Chuẩn bị giải quyết
• Nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc
• Thu thập chứng cứ
Bước 5: Hòa giải
• “Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền
tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải
quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài
hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải
quyết tranh chấp”.
(Điều 9 Luật TTTM 2010)
Bước 6: Phiên họp giải quyết tranh chấp (Đ54-Đ59)

- Thời gian, địa điểm  do các bên thỏa thuận,


nếu các bên không thỏa thuận thì do HĐTT
quyết định.
- Nguyên tắc tiến hành cuộc họp không công
khai
- Thành phần tham dự.
- Trình tự, thủ tục giải quyết

www.themegallery.com Company Logo


Bước 7: Phán quyết trọng tài (Đ60 – Đ64)

- Nguyên tắc ra phán quyết: biểu quyết theo đa


số (Điều 60)
- Nội dung, hình thức, hiệu lực của phán quyết
(Đ61)
- Đăng ký phán quyết

www.themegallery.com Company Logo


3.2. Thi hành phán quyết trọng tài
(Đ65 – Đ67)
- Tự nguyện thi hành (Đ65)
- Quyền yêu cầu thi hành: (Đ66)
- Thẩm quyền thi hành: Đ67, K2 Đ35 Luật
THADS

www.themegallery.com Company Logo


3.3. Hủy phán quyết trọng tài (Đ68-Đ72)

Căn cứ hủy phán quyết trọng tài: (Đ68)


Thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài (Đ69)
Thủ tục hủy phán quyết trọng tài (Đ71)

www.themegallery.com Company Logo


V – GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH
DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN
1. Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết
TCKDTM.

2. Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết TCKDTM tại


Tòa án

3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng,


người tham gia tố tụng.

4. Thủ tục giải quyết TCKDTM Tòa án


1. Thẩm quyền của Tòa án
1.1. Thẩm quyền theo vụ việc

1.2. Thẩm quyền theo cấp

1.3. Thẩm quyền của tòa chuyên trách

1.4. Thẩm quyền theo lãnh thổ

1.5. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn


1.1. Thẩm quyền theo vụ việc (Điều 30)
• Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá
nhân, tổ chức có ĐKKD với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
• Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân,
tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
• Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch
về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, TV công ty
• Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa
công ty với người quản lý trong công ty TNHH hoặc thành viên Hội đồng
quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành
viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể,
sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi
hình thức tổ chức của công ty.
• Các tranh chấp khác về KD, TM trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải
quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
1.2. Thẩm quyền theo cấp Tòa án
(Điều 35, 37 BLTTDS+ Luật tổ chức TAND 2014)
Thẩm quyền của TAND (BLTTDS 2015, LTCTA 2015)

www.themegallery.com
1.3. Thẩm quyền của tòa chuyên trách
(Điều 36, 38)
• Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền
của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
• Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có
trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc
thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

Cụ thể là:

Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức
có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Lưu ý:
Theo khoản 3 Điều 35 LTTDS 2015 những tranh
chấp tại khoản 1 và 2 điều này sẽ không thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp
huyện nếu có các điều kiện sau:
- Đương sự ở nước ngoài
- Tài sản ở nước ngoài
- Ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài,
cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
1.3. Thẩm quyền của tòa chuyên trách
(Điều 36, 38)
• Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp,
yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh
b) Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà
bản án, quyết định kinh doanh, thương mại chưa có hiệu lực
pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng
nghị theo quy định của Bộ luật này.
Thẩm quyền của TAND Cấp cao
- Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi
thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng
cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
- Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ
bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
(Điều 29 Luật tổ chức TAND 2014)

www.themegallery.com Company Logo


Thẩm quyền của TAND Tối cao

- TAND tối cao không còn xét xử sơ thẩm, phúc


thẩm
- Có thẩm quyền xét lại các bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật: Giám đốc thẩm, tái
thẩm.

www.themegallery.com Company Logo


1.4. Thẩm quyền theo lãnh thổ
(Khoản 1 Điều 39)
• Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị
đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải
quyết theo thủ tục sơ thẩm
• Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu
cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là
cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ
quan, tổ chức
• Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động
sản có thẩm quyền giải quyết.
1.5. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của
nguyên đơn (Khoản 1 Điều 40)
• Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải
quyết;
• Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể
yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
• Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp
việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có
trụ sở giải quyết;
• Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án
nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
• Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có
thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
• Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì
nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
2. Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết
tranh chấp kinh doanh tại Tòa án
(Sinh viên tự nghiên cứu từ Điều 3-25)

• Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5)

• Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS (Điều 6)

• Hòa giải trong tố tụng dân sự (Điều 10)

• Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử VADS (Điều 11)

• Tòa án xét xử kịp thời công bằng, công khai (Điều 15)

• Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm (Điều 17)


3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng và người tham gia tố tụng
• Cơ quan tiến hành tố tụng : Toà án và VKS
• Người tiến hành tố tụng: Chánh án Toà án
ND,Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra
viên, Thư ký Toà án, Viện trưởng VKDND, Kiểm
tra viên, KSV…
• Người tham gia tố tụng: Đương sự trong vụ án
dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan, người làm chứng, người phiên dịch,
người giám định…
4. Thủ tục giải quyết các tranh chấp về
KD, TM tại TAND
4.1. Thủ tục sơ thẩm

4.2. Thủ tục phúc thẩm

4.3. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của Tòa án
4.1. Thủ tục sơ thẩm

a/ Khởi kiện và thụ lý vụ án

b/ Thủ tục Hòa giải và chuẩn bị xét xử

c/ Phiên tòa sơ thẩm


a/ Khởi kiện và thụ lý vụ án
• Quyền khởi kiện (Điều 186)

• Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án (Điều 190)

• Thủ tục nhận và xử lý đơn kiện (Điều 191)

Chánh án phân công Thẩm phán trong thời hạn 03 ngày,


Thẩm phán xem xét và quyết định trong thời hạn 05 ngày:
1. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
2. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án
3. Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho
người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
4. Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
a/ Khởi kiện và thụ lý vụ án
• Thụ lý vụ án (Điều 195)
• Phân công thẩm phán giải quyết vụ án (Điều
197)
b/ Hòa giải và chuẩn bị xét xử

• Thời hạn chẩu bị xét xử (Điều 203)

• Tiến hành hòa giải (Điều 205  213)

• Tạm đình chỉ giải quyết vụ án (Điều 214, 215, 219)

• Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự (Điều 216, 219)

• Đình chỉ giải quyết vụ án (Điều 217, 218, 219)

• Đưa vụ án ra xét xử (Điều 220)


c/ Phiên tòa sơ thẩm
• Quy định chung đối với phiên tòa sơ thẩm (Điều 222  238)

• Thủ tục bắt đầu phiên tòa (Điều 239  246)

• Tranh tụng tại phiên tòa (Điều 247  263)

• Thủ tục nghị án và tuyên án (Điều 264  269)


4.2. Thủ tục phúc thẩm
• Xét xử phúc thẩm là việc TA cấp trên trực tiếp xét xử lại
vụ án mà BA, QĐ của TA cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực
PL bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

• Chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị (Điều 271, 278)

• Thời hạn kháng cáo, kháng nghị (Điều 273, 280)

• Hậu quả của kháng cáo, kháng nghị (Điều 282)


4.2. Thủ tục phúc thẩm
• Chuẩn bị xét xử phúc thẩm (Điều 285  292)

• Thủ tục xét xử phúc thẩm:


1. Thủ tục bắt đầu phiên toàn phúc thẩm (Điều 293  300)

2. Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm (Điều 301  315)

3. Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm (Điều 308)
4.3. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Tòa án
a/ Thủ tục giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ sau:
• Kết luận trong BA, QĐ không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ
án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
• Có VP nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được
quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ
không được bảo vệ theo đúng quy định của PL;
• Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định
không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm
phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của người thứ ba. (Khoản 1 Điều 326)
a/ Thủ tục giám đốc thẩm (tiếp)

• Người có thẩm quyền kháng nghị (Điều 331)

• Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 334)

• Thẩm quyền giám đốc thẩm (Điều 337)

• Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm (Điều 338)

• Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm (Điều 341)

• Phạm vi giám đốc thẩm (Điều 342)

• Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm (Điều 343)
b/ Thủ tục tái thẩm
• Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị
kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản
nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết
được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. (Điều 351)
• Căn cứ kháng nghị tái thẩm (Điều 352)
• Người có quyền kháng nghị tái thẩm (Điều 354)
• Thời hạn kháng nghị tái thẩm (Điều 355)
• Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm (Điều 356)

You might also like