You are on page 1of 13

Chương 4

Giải quyết tranh chấp

Nội dung chương 4

 Khái niệm
 Các hình thức giải quyết tranh chấp
 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

1
Khái niệm

 “Tranh chấp” là sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ


phát sinh giữa các bên liên quan: tranh chấp lao động, tranh chấp
dận sự,…
 Tranh chấp kinh doanh: là tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh
doanh
 Khoản 16 - Điều 4 - Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13: Kinh doanh là
việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi
 Tranh chấp thương mại: là tranh chấp phát sinh trong hoạt động
thương mại
 Khoản 1- điều 4 – Luật thương mại số 36/2005/QH1: Hoạt động thương
mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi khác

Phân loại tranh chấp thương mại


 Theo phạm vi lãnh thổ: Tranh chấp thương mại trong nước và
tranh chấp thương mại quốc tế.
 Tranh chấp hai bên và tranh chấp nhiều bên
 Tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của các
bên:
 Tranh chấp do người mua không thực hiện hay thực hiện không đúng
theo quy định của hợp đồng.
 Tranh chấp do người bán không thực hiện hay thực hiện không đúng
theo quy định hợp đồng.
 Tranh chấp hiện tại và tranh chấp tương lai:
 Tranh chấp hiện tại là tranh chấp đã xảy ra đang cần được giải quyết.
 Tranh chấp tương lai được hiểu là tranh chấp có thể xảy ra và việc giải
quyết được dự liệu trong một điều khoản của hợp đồng.

2
Phân loại tranh chấp thương mại
 Theo nghiệp vụ giao dịch:
 Tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá
 Tranh chấp liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá
 Tranh chấp liên quan đến việc thanh toán
 Theo tính pháp lý của hợp đồng
 Tranh chấp do vi phạm nguyên tắc ký kết hợp đồng, chủ thể ký kết hợp
đồng…
 Tranh chấp liên quan đến các điều khoản của hợp đồng không hợp
pháp;
 Tranh chấp liên quan đến cách thức ký kết hợp đồng;
 Tranh chấp liên quan đến hình thức hợp đồng…

Phân loại tranh chấp thương mại

 Theo tiến trình thực hiện hợp đồng:


 Tranh chấp trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng

 Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng

 Do người bán không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ nghĩa vụ của mình như đã thoả thuận trong hợp đồng
(liên quan đến nghĩa vụ giao hàng, cung cấp chứng từ
hàng hoá, thông quan, kiểm định...).
 Do người mua không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ của mình trong hợp đồng (không mở L/C
đúng hạn, thanh toán chậm hay không thanh toán, không
hoặc trì hoãn việc nhận hàng).

3
Các yêu cầu trong giải quyết tranh chấp

 Nhanh chóng, thuận lợi, không làm hạn chế, cản


trở các hoạt động kinh doanh.
 Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín
nhiệm giữa các bên trong kinh doanh.
 Giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên trên
thương trường.
 Ít tốn kém nhất.

Các hình thức giải quyết tranh chấp

Giải quyết
tranh chấp

Thương
Hòa giải Trọng tài Tòa án
lượng

4
Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
 Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương
mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm
trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định (Nghị
định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại).
 Thoả thuận hòa giải là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết
tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh bằng phương thức hòa
giải
 Hòa giải viên thương mại bao gồm hòa giải viên thương mại vụ việc
và hòa giải viên của tổ chức hòa giải thương mai được các bên lựa
chọn hoặc được tổ chức hòa giải thương mại chỉ định để hỗ trợ các
bên giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
 Kết quả hòa giải thành là thỏa thuận giữa các bên tranh chấp về
việc giải quyết một phần hoặc toàn bộ tranh chấp phát sinh.

Tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại

 Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định


của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có
uy tín, độc lập, vô tư, khách quan;
 Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian
công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm
trở lên;
 Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán
kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan.

10

5
Phân loại hòa giải thương mại
 Hòa giải thương mại quy chế là hình thức giải quyết tranh
chấp tại một tổ chức hòa giải thương mại theo quy định của
pháp luật về hòa giải thương mại và quy tắc hòa giải của tổ
chức đó
 Hòa giải thương mại vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp
do hòa giải viên thương mại vụ việc được các bên lựa chọn
tiến hành theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại
và thỏa thuận của các bên.

11

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng


hòa giải thương mại
 Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại
nếu các bên có thoả thuận hòa giải. Các bên có thể
thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước,
sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm
nào của quá trình giải quyết tranh chấp
 Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình
thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới
hình thức thỏa thuận riêng.
 Thoả thuận hòa giải được xác lập bằng văn bản

12

6
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

 Các bên tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng
về quyền và nghĩa vụ
 Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí
mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc
pháp luật có quy định khác
 Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của
pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh
nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.

13

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng


hòa giải thương mại

 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải


thương mại (có hiệu lực từ 15/4/2017)

14

7
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
 Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức giải
quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên,
với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột
bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh
chấp phải thực hiện.
 Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc
giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc
đã phát sinh
 Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được
Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết
tranh chấp theo quy định của pháp luật.
 Tố tụng trọng tài là trình tự, thủ tục mà pháp luật quy
định để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
15

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài


 Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi Hội đồng
trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự
thỏa thuận lựa chọn của các bên hoặc do Hội
đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có
thỏa thuận.
 Quyết định trọng tài là quyết định của Hội đồng
trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp
 Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng
trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh
chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.

16

8
Phân loại trọng tài thương mại
 Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một
Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật Trọng tài thương
mại và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.
Đặc điểm: Có hình thức tổ chức, có trụ sở ổn định, có danh sách trọng tài
viên và hoạt động theo điều lệ riêng. Trọng tài thường trực (quy chế) có
quy chế tố tụng riêng và được quy định rất chặt chẽ. Về cơ bản, các đương
sự không được phép lựa chọn thủ tục tố tụng
 Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy
định của Luật TTTM và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận
Được lập ra để giải quyết những tranh chấp cụ thể khi có yêu cầu và tự giải
thể khi giải quyết xong tranh chấp đó. Đặc điểm: không có trụ sở, không có
bộ máy giúp việc và không lệ thuộc vào bất cứ một quy tắc xét xử nào. Về
nguyên tắc, các bên đương sự khi yêu cầu trọng tài vụ việc xét xử có quyền
lựa chọn trình tự, thủ tục tiến hành tố tụng

17

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài


 Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thoả thuận
trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi
xảy ra tranh chấp.
 Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản
trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
 Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản và các
hình thức khác được coi là văn bản, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu
lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của
người đó, trừ có thoả thuận khác
 Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải
chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia,
tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có
hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó,
trừ có thoả thuận khác

18

9
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

 Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa
thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
 Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo
quy định của pháp luật.
 Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội
đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình.
 Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không
công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
 Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

19

Điều kiện hủy phán quyết trọng tài


 Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
 Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù
hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật
trọng tài thương mại;
 Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài;
trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm
quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
 Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó
để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc
lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính
khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
 Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam

20

10
Đặc điểm của tố tụng trọng tài
 TTTM là tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hoạt
động theo pháp luật và quy chế trọng tài.
 Kết hợp giữa thỏa thuận và tài phán: thỏa thuận làm tiền đề cho
phán quyết và không thể có phán quyết thoát ly những yếu tố đã
được thỏa thuận.
 Đảm bảo cho đương sự quyền tự định đoạt cao nhất, được lựa chọn
trọng tài viên, địa điểm giải quyết tranh chấp, quy tắc tố tụng….
 Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm và không thể kháng
cáo trước bất cứ cơ quan, tổ chức nào.
 Không xét xử công khai, do đó ngoài nguyên đơn và bị đơn, trọng
tài chỉ triệu tập các đương sự khác khi cần thiết.
 Quy tắc tố tụng trọng tài của các quốc gia rất khác nhau, nhưng nhìn
chung quy tắc lựa chọn trọng tài viên và thủ tục của hầu hết các
trung tâm trọng tài trên thế giới đều theo khuôn mẫu của Quy tắc
trọng tài mẫu UNCITRAL.
21

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng


trọng tài

 Luật trọng tài thương mại số 54/2010/QH12


(có hiệu lực từ 1/1/2011)

22

11
Giải quyết tranh chấp bằng tòa án
 Giải quyết tranh chấp bằng tòa án là hình thức
giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ
quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực
Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có
nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng
chế.
 Tố tụng tòa án là trình tự, thủ tục mà pháp luật
quy định để giải quyết các tranh chấp kinh doanh
bằng tòa án
 Luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 (hiệu lực
từ 1/7/2016)
23

Đặc điểm của tố tụng tòa án


 Ở hầu hết các nước trên thế giới, thủ tục tố tụng tòa án áp dụng cho
các tranh chấp trong kinh doanh được dựa trên nền tảng thủ tục tố
tụng dân sự cùng với một số quy định đặc thù cho phù hợp với hoạt
động kinh doanh
 Tố tụng tòa án là thủ tục giải quyết tranh chấp của Tòa án – một cơ
quan Nhà nước, hoạt động xét xử của nó mang tính quyền lực Nhà
nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và đóng
vai trò là cơ quan bảo vệ pháp luật.
 Phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành và thủ tục giải quyết
của Tòa án rất chặt chẽ, rất phức tạp và không thể thay đổi được.
Phán quyết của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị hoặc có thể
được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
 Trong tố tụng tòa án, các phiên tòa xét xử thường được tổ chức công
khai, bản án được công bố rộng rãi

24

12
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng
tòa án
 Luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 (có hiệu
lực từ 1/7/2016)

25

13

You might also like