You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI GIẢNG MÔN HỌC:


LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
CHƯƠNG 3: MÔ TẢ SẢN PHẨM- DỊCH VỤ

3.1 XÁC ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN Ý TƯỞNG KINH DOANH


3.1.1 Ý tưởng kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh là suy nghĩ, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng về sản
phẩm/dịch vụ cụ thể mà bản thân có thể cung cấp cho thị trường. Một
doanh nghiệp mới nếu chỉ biết sản xuất những sản phẩm/dịch vụ hiên tại
và bán chúng ở những thị trường hiện tại thì đó chưa hẳn là một ý tưởng
kinh doanh tốt. Nếu doanh nghiệp biết tạo ra những cái mới, cái khác
biệt về sản phẩm của mình thì sẽ tạo ra những cơ hội thành công cho
mình khi gia nhập thị trường.

Ý tưởng kinh doanh phải tạo được lợi thế cạnh tranh bởi không những nó lấp đầy
được nhu cầu mới mà nó còn mang lại giá trị hoặc dịch vụ tốt hơn cho khách
hàng. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra từ việc hình thành sản phẩm/dịch vụ mới;
hoặc sử dụng công nghệ mới tạo ra sản phẩm/dịch vụ hoặc từ một thị trường mới;
từ một tổ chức mới
 Thứ nhất, sản phẩm/dịch vụ mới có thể được hình thành từ những phát
minh mới hoặc bắt đầu từ sự cải tiến.

Ý tưởng kinh doanh xuất phát từ sự cải


Ý tưởng kinh doanh xuất phát từ những tiến hay đổi mới sản phẩm/dịch vụ có
phát minh mới thường không dễ dàng phần dễ dàng hơn cho khởi đầu kinh
khi bắt đầu một công việc kinh doanh. doanh. Cải tiến hay đổi mới sản phẩm
Khi bắt đầu kinh doanh từ những phát là việc cải thiện những sản phẩm hiện
minh mới, cần phải có bằng sáng chế tại, đôi khi cải tiến cũng cần phải có
cũng như thử nghiệm nó, để đạt được bằng sáng chế hay thử nghiệm, tuy
điều này cần rất nhiều công sức, tiền nhiên nó không phức tạp như đối với
bạc cũng như thời gian phá minh mới.
 Thứ hai, có thể phát minh ra công nghệ mới hay vật liệu mới tạo ra sản
phẩm trong quá trình sản xuất. Điều này giúp doanh nghiệp tạo được
lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm hiện tại.
 Thứ ba, việc tìm ra một thị trường mới hoặc một khu vực thị trường
mà ở đó nhu cầu vượt cung cũng là một cơ hội tốt khi khởi sự lập
doanh nghiệp.
 Thứ tư, có thể tạo ra một tổ chức mới trong quá trình sản xuất cũng
như phân phối
Như vậy, một ý tưởng KD là một ý tưởng phải tạo ra được lợi thế cạnh
tranh. Để khởi sự KD, cần phải có ý tưởng KD tốt.
Nhượng quyền KD có nghĩa là một doanh nghiệp bán cho một doanh
nghiệp khác quyền KD sản phẩm/dịch vụ của mình. Khi đó người bán
quyền kinh doanh sẽ đảm bảo và giúp đõ người mua trong việc tìm kiếm
vị trí phù hợp hay cung cấp sản phẩm/dịch vụ cũng như có thể có hỗ trợ
kỹ thuật khác cho người mua quyền KD của họ. Làm cách này thì người
mua quyền KD phải chia sẻ lợi nhuận.
3.1.2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐI ĐẾN LƯỢT KÊ
CÁC Ý TƯỞNG KINH DOANH
Khi suy nghĩ về các khả năng kinh doanh, hãy luôn nhớ rằng không phải bạn sẽ gắn cả đời
mình với công việc đó. Để lý giải bước đầu vì sao đưa ra các ý tưởng kinh doanh của mình,
bạn hãy tiến hành các công việc hoặc trả lời thật cụ thể các câu hỏi sau:
1. Hãy đánh thức giác quan kinh doanh của bạn, chú ý tìm xem có những cơ hội nào chưa
được lấp đầy. Nghiên cứu thị trường bằng cách: Đọc các báo và tạp chí, xem tivi, trò chuyện
với mọi người, đến các trung tâm buôn bán
2. Bạn muốn có những sản phẩm hoặc dịch vụ nào mà bạn chưa thể tìm được trên thị trường?
3. Có việc gì mà mọi người đều không thích làm mà bạn có thể làm?
4. Có sản phẩm hay dịch vụ nào có thể làm cho cuộc sống của những người bạn quen biết trở
nên dễ dàng hơn không?
5. Những xu hướng kinh doanh nào đang diễn ra mà bạn có thể tham gia vào và sẽ thực sự
nhóm lên sự nghiệp kinh doanh của bạn?
6. Có những khoảng trống trên thị trường mà bạn có thể lấp đầy với tài năng của mình không?
Chúng là gì? (Ví dụ: xu hướng thu hẹp quy mô công ty đã mở ra thị trường cho các dịch vụ
như tư vấn, kỹ thuật chế biến bản điện tử, thiết kế đồ họa, dịch vụ nhân sự và bảo trì máy tính).
7. Cuối cùng, hãy viết ra một số ý tưởng kinh doanh tiềm năng (viết thật cụ thể)
3.1.3. ĐÁNH GIÁ Ý TƯỞNG KINH DOANH

A-Đánh giá bước đầu


Khi đã tìm kiếm được các ý tưởng kinh doanh, bạn có thể đánh giá bước
đầu các ý tưởng kinh doanh đó ở ba góc độ sau đây:
Thứ nhất, đánh giá mức độ tốt/xấu các ý tưởng

T Ý tưởng Phân Your


T loại ID
1 Sản phẩm mới, tổ chức mới 10 - Từ 9 ÷ 10 điểm: Ý
2 Sản phẩm mới 8 tưởng tuyệt vời
3 Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản 6 - Từ 7 ÷ 8 điểm: Ý
phẩm, tổ chức mới tưởng hay
4 Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản 4 - Từ 5 ÷ 6 điểm: Ý
phẩm tưởng trung bình
5 Sản phẩm hiện tại, tổ chức 2 - Dưới 5 điểm: Ý
mới tưởng tồi
6 Sản phẩm hiện tại 0
A- ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU

Thứ hai, đánh giá tính chất rủi ro của ý tưởng


Cao

Xác
suất
xảy ra
rủi ro

Thấp
Mức tác động của rủi ro Cao
A- ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU
Thứ ba, đánh giá tính phù hợp với các qui định pháp luật
 Cách làm như sau:

 Tìm kiếm các thông tin có liên quan đến các qui định hiện hành hoặc dự đoán
các qui định sẽ ban hành ở nơi bạn kinh doanh; tốt nhất nếu có tư vấn chuyên
môn.
 Xác định các qui định từ không hoặc rất ít khi ngăn cản hoạt động kinh doanh.
Các qui định không hoặc ít ngăn cản là các quy định mà bạn có thể đối mặt với
chúng khi tiến hành kinh doanh. Chẳng hạn như qui định phải có bằng lái xe khi
lái xe mà bản thân chưa có, cũng có thể dễ dàng học và thi lấy bằng. Ngược lại,
qui định ngăn cản là qui định tạo ra một rào cản mà bản thân khó hoặc không
thể vượt qua. Chẳng hạn, để kinh doanh ở một ngành kinh doanh xác định đòi
hỏi phải có bằng cấp, nếu không có coi như người khởi sự phải từ bỏ ý định
kinh doanh ngành này, Ví dụ như muốn mở một cửa hàng thuốc cần có bằng
dược sĩ, muốn mở phòng khám hay bệnh viện cần có bằng bác sĩ,...
 Vẽ ma trận và định vị ý tưởng kinh doanh. Từ nghiên cứu các qui định sẽ vẽ và
xác đinh vị trí trên ma trận.
Cấm Hạn chế
Được phép
 B- Đánh giá cụ thể
 Bước 1, liệt kê các ý tưởng kinh doanh đã chấp nhận ở bước trên
 Bước 2, đánh giá các ý tưởng kinh doanh
 Các tiêu thức cụ thể như sau: Hiểu biết về ngành kinh doanh; Kinh
nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh; Kỹ năng của bản thân; Khả năng
thâm nhập thị trường; Tính độc đáo của ý tưởng
 Bước 3, lựa chọn ý tưởng kinh doanh
 3.1.4 Mô tả ý tưởng kinh doanh
 Khi đã đánh giá và chấp nhận một ý tưởng kinh doanh, cần mô tả ý
tưởng kinh doanh đó. Một ý tưởng kinh doanh tốt phải là ý tưởng mô
tả ở dạng rất đơn giản. Ý tưởng kinh doanh chỉ nên chứa đựng từ 10
đến 15 từ, không quá dài. Ý tưởng kinh doanh mà không thể mô tả
bằng một câu từ đơn giản thường là một ý tưởng chưa hoàn thiện hoặt
ý tưởng kinh doanh tồi.
3.2 MÔ TẢ CÔNG TY

 Doanh nghiệp bạn thuộc loại hình kinh doanh nào? sản xuất, dịch vụ, bán
buôn hay bán lẻ?
 Doanh nghiệp bạn được thành lập khi nào? là doanh nghiệp mới hay đã
được thành lập từ trước. Câu chuyện liên quan đến sự sáng lập doanh
nghiệp như thế nào?
 Hình thức pháp lí của doanh nghiệp bạn: kinh doanh theo nghị định
66/HĐBT, doanh nghiệp tư nhân, công ty tránh nhiệm hữu hạn, công ty
hợp danh hay công ty cổ phần?...
 Những người đúng đầu doanh nghiệp là ai và họ có những kinh nghiệm
phù hợp nào?
 Bạn sẽ hướng đến thị trường nào? Bạn sẽ bán cho ai? Hàng hóa hay dịch
vụ của bạn sẽ được bán như thế nào?
 Hệ thống hỗ trợ nào sẽ được bạn tận dụng? Dịch vụ khách hàng, quảng
cáo hay xúc tiến kinh doanh?...
3.3 MÔ TẢ SẢN PHẨM
 Sản phẩm là bất kỳ thứ gì có thể được cung ứng trên thị trường nhằm
thỏa mãn những nhu cầu trên thị trường, bao gồm: sản phẩm hữu hình,
dịch vụ, sự trải nghiệm, sự kiện, nơi chốn, tài sản, doanh nghiệp, thông
tin và ý tưởng.
 Sản phẩm của doanh nghiệp khác với các công ty đối thủ như thế
nào
 Có nhiều dạng trong cùng một loại sản phẩm không
 Chu kỳ sống của sản phẩm kéo dài bao lâu
 Mô tả lợi ích của SP- DV
 - Sức hấp dẫn củaSP-DV đối với thị trường
 - Đánh giá giá trị thực của sản phẩm hoặc giá trị được nhận thức bởi
người tiêu dùng
 - Lý do chọn mua hàng của DN mà không phải đối thủ
3.4 KHÁC BIỆT HÓA VÀ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU

 Định vị trên thị trường là việc đưa những ấn tượng tốt, đặc sắc khó
quên về sản phẩm – dv vào tâm trí của khách hàng bằng các chiến lược
marketing thích hợp
 Quá trình định vị
 + Xác định lợi thế cạnh tranh khác biệt
 + Chọn lựa lợi thế cạnh tranh phù hợp
 + Tuyên bố định vị và truyền thông đến khách hàng
KHÁC BIỆT HÓA VÀ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU

 Bạn hãy khẳng định vị trí của mình bằng cách trả lời ngắn gọn hoặc trực tiếp các
câu hỏi sau:
 Sản phẩm hay dịch vụ của bạn có gì đặc sắc?
 Sản phẩm của bạn có thể thỏa mãn những yêu cầu nào của khách hàng?
 Bạn muốn mọi người nhìn nhận về sản phẩm/dịch vụ của bạn như thế nào?
 Những đối thủ cạnh tranh của bạn định vị trên thị trường ra sao?
 Khi định vị trên thị trường bạn cần chú ý:
 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh bằng cách đi mua hàng ở cửa hàng của họ hoặc gọi
điện cho họ để biết xem họ chào mặt hàng gì và giá bao nhiêu.
 Lập một danh sách về tất cả các điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ, chú ý đến
những vấn đề như cách phân phối, giá cả, giá trị, dịch vụ và sự đúng hẹn.
 Nếu cần, nên tìm hiểu đối thủ cạnh tranh qua các tạp chí thương mại để hiểu được
thế mạnh và điểm yếu của họ.
 Để tạo lập vị trí của mình trên thị trường, bạn sẽ cần phải hiểu những quy chuẩn như
giá cả, hóa đơn và phân phối.
3.5 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIẾN SẢN PHẨM MỚI

Phát sinh ý Sàng lọc ý Đánh giá ý


tưởng tưởng tưởng

Thương Thử trên thị


mại hóa Phát triển SP
trường

You might also like