You are on page 1of 10

MUA BÁN HÀNG HÓA

1. Hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại chỉ được điều chỉnh bởi Luật thương mại.
Sai. Hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại còn được điều chỉnh bởi LDS. Vì có nhiều quy định
của hoạt động mua bán hàng hóa trong TM mà Luật thương mại không điều chỉnh, khi đó LDS sẽ được
dung để điều chỉnh. Như: vấn đề hiệu lực của hợp đồng, giao kết hợp đồng, hợp đồng vô hiệu, các biện
pháp đảm bảo thưc hiện nghĩa vụ hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Hơn nữa, đối tượng điều
chỉnh của LDS quan hệ tài sản giữa các tổ chức cá nhân, mà quan hệ mua bán hàng hóa chính là một
dạng của quan hệ tài sản, vì hàng hóa chính là một dạng của tài sản, mà chủ thể của LDS là mọi tổ chức
cá nhân, và thương nhân cũng là một trong những tổ chức cá nhân đó. Do đó, hoạt động mua bán hàng
hóa trong thương mại cũng có thể được điều chỉnh bởi luật dân sự. Đ4 Luật thương mại
2. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng đặc biệt của hợp đồng mua bán tài
sản.
Đúng. Vì: đ/n hợp đồng MBTS; hợp đồng MBHH
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, l=> Sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay
đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa.
+ Luật thương mại 05 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa song có thể xác định bản
chất pháp lý của Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại trên cơ sở quy định của BLDS (điều 428)
về hợp đồng MBTS.
4. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là hợp đồng có ít nhất một bên chủ thể là thương
nhân.
Sai. trường hợp có 1 bên chủ thể là thương nhân thì chỉ là Hợp đồng mua bán hàng hóa khi bên không là
thương nhân lựa chọn AD luật thương mại (theo khoản 3 điều 1 Luật thương mại)
4.Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là hợp đồng có ít nhất một bên chủ thể là thương
nhân.
Đúng. Vì chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa bắt buộc phải có một bên là thương nhân. Điều này có
nghĩa là một bên chủ thể là thương nhân, bên còn lại có thể là thương nhân cũng có thể không phải là
thương nhân.
5. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có hiệu lực pháp luật khi bên cuối cùng ký vào
văn bản hợp đồng.
=> Nhận định này Sai. Điều 405 BLDS quy định…=> Có nhiều trường hợp thời điểm giao kết Hợp đồng
mua bán hàng hóa không trùng với thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, VD như hợp đồng kí bằng miệng
có hiệu lực khi hai bên thỏa thuận được nội dung chính của hợp đồng. Hoặc hợp đồng được kí bằng văn
bản nhưng hai bên thỏa thuận hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp luật sau 10 ngày kể từ ngày bên sau cùng kí
vào hợp đồng.
6. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là người thực hiện việc ký kết hợp
đồng.
=> Nhận định này Sai. Bởi lẽ chủ thể kí kết hợp đồng có thể người đại diện cho một thương nhân khác kí
kết hợp đồng chứ không nhất thiết là người thực hiện hợp đồng.
7. Quyền sở hữu đối với hàng hóa trong quan hệ mua bán trong thương mại luôn được chuyển giao
cùng một thời điểm với rủi ro đối với hàng hóa đó.
=> Nhận định này Sai. Thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa được quy định như sau :
+ Thứ nhất, chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: rủi ro về mất mát hoặc hư
hỏng được hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa được giao cho bên mua. Đ 57 Luật thương
mại
+ Thứ hai, chuyển rủi ro trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định : rủi ro về mất mát hoặc hư
hỏng được hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu
tiên. Đ5. Đ 58 Luật thương mại
+ Thứ ba, chuyển rủi ro trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận
chuyển : được chuyển cho bên mua khi bên mua nhận chứng từ sở hữu hàng hóa hoặc người nhận hàng
để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua. Đ59
+ Thứ tư, chuyển rủi ro trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát,
hư hỏng tài sản được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Đ 60
+ Ngoài ra trong các trường hợp khác, rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên
mua kể từ khi hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không
nhận hàng. Đ61.
8. Thời điểm chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương
mại chính là thời điểm bên bán giao hàng cho bên mua.
=> Nhận định này Sai. Nt
DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI
Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện những điều đã thỏa thuận trong hợp đồng. Sai=> (K2Đ
523 LDS), K1 Đ 78 Luật thương mại
TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI:
* ĐẠI DIỆN:
1. hợp đồng đại diện cho thương nhân là một dạng đặc biệt của hợp đồng uỷ quyền.
k/n hợp đồng ủy quyền: Đ 581 BLDS
Vì: Quan hệ đại diện phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện. Quan hệ đại diện cho thương nhân là một
dạng riêng của quan hệ đại diện theo uỷ quyền theo quy định trong BLDS.
Thương nhân giao đại diện phải có quyền thực hiện hợp đồngộng thương mại mà mình uỷ quyền, thương
nhân nhận đại diện phải có đăng kí kinh doanh dịch vụ đại diện.
hợp đồng đại diện cho thương nhân là một dạng riêng của hợp đồng uỷ quyền nhưng cũng đồng thời là
hợp đồng dịch vụ nên đối tượng của hợp đồng đại diện cho thương nhân là những công việc mà bên đại
diện phải tiến hành trên danh nghĩa và theo sự chỉ dẫn của bên giao đại diện.
4. Bên đại diện có thể làm đại diện cho nhiều thương nhân.
=> Đúng vì: Luật thương mại không có quy định cấm bên đại diện đại diện cho nhiều thương nhân. Luật
chỉ quy định bên đại diện không được thực hiên các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc
của người thứ 3 trong phạm vi đại diện. Nghĩa vụ này không có nghĩa là bên đại diện không được phép
đại diện cho hai hoặc nhiều thương nhân cùng một lúc nếu trong hợp đồng không có hạn chế như vậy.
5. Trong quan hệ đại diện cho thương nhân, bên dại diện không được uỷ quyền cho người thứ ba để
thực hiện công việc đại diện.
=>Sai. Vì Luật thương mại không có quy định cụ thể về có cho phép được uỷ quyền lại không. Tuy
nhiên, với việc quan hệ đại diện cho thương nhân là một dạng riêng của quan hệ uỷ quyền theo quy định
của LDS nên quan hệ đại diện cho thương nhân còn sự điều chỉnh của luật dân sự. Mà theo quy định của
luật dân sự 2005, điều 583 cho phép bên được uỷ quyền được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được
bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
6. Trong mọi trường hợp, bên đại diện đều phải tuân thủ sự chỉ dẫn của bên giao đại diện.
=>Sai. Vì: KHoản 3 điều 145 Luật thương mại quy định bên đại diện phải tuân thủ chỉ đẫn của bên giao
đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật. Như vậy, bên đại diện có quyền từ chối
tuân theo sự chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó vi phạm các quy định của pháp luật hoặc không
phù hợp với hợp đồng đại diện.
7. Bên đại diện thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa của bên giao đại diện nên bên giao
đại diện phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ các hợp đồng mà bên đại diện
đã nhân danh bên giao đại diện để kí kết với khách hàng.
=>Sai. Vì. Theo điều 146 BLDS giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi
đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực
hiện vượt quá phạm vi đại diện.
8. Người đại diện vẫn có quyền hưởng thù lao đối với những hợp đồng được giao kết giữa bên giao
đại diện với bên thứ 3 trước v=> Sau khi hợp đồng đại diện chấm dứt nếu những hợp đồng đó được
giao kết là kết quả của những giao dịch do bên đại diện đem lại và việc chấm dứt hợp đồng là do ý chí
đơn phương của bên giao đại diện (khoản 3 điều 144 Luật thương mại)
9. Cả 2 bên chủ thể của quan hệ đại diện cho thương nhân đều phải có tư cách pháp nhân =>Sai.
phải có tư cách thương nhân, có tư cách pháp nhân chưa chắc có tư cách thương nhân (doanh nghiệp tư
nhân) Đ 141 LTM
10. Bên đại diện có thể trở thành bên mua của hợp đồng mua bán hàng hóa mà bên bán là thương
nhân mà mình đang làm đại diện.
=>Sai. Vì theo khoản 4 điều 145 Luật thương mại và khoản 5 điều 144 LDS.
11.. Bên đại diện có thể làm đại diện cho bên mua và bên bán trong cùng một quan hệ mua bán
hàng hóa thương mại
=>Sai. Vì trùng phạm vi đại diện theo khoản 5 điều 144 LDS
12. Bên đại diện không được nhân danh mình khi thực hiện các hoạt động thương mại.
=> Nhận định này Sai. được tự mình, nhân danh chính mình khi kí hợp đồng đại diện
13. Bên đại diện phải có đăng ký kinh doanh phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung
ứng dịch vụ thương mại mà bên giao đại diện yêu cầu bên đại diện ký kết. => được, vì người đại diện
chỉ nhân danh người được đại diện khi kí hợp đồng à không cần thiết cần phải có giấy CNĐKKD về lĩnh
vực này
Việc Giám đốc, người đại diện đương nhiên của công ty TNHH A cử Phó Giám đốc của công ty đó đi ký
kết hợp đồng thương mại giữa 2 bên chủ thể: công ty TNHH A và công ty cổ phần B là hành vi đại diện
kí hợp đồng
MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI
1. Các bên tham gia hợp đồng môi giới thương mại phải là thương nhân và kí kết hợp đồng môi
giới thương mại nhằm mục đích kinh doanh.
=>Sai. Vì: Pháp luật hiện hành không quy định bên được môi giới có nhất định phải là thương nhân hay
ko. Và mục đích của hoạt động môi giới là các bên được môi giới giao kết hợp đồng với nhau. Trong đó
mục đích của bên môi giới khi kí hợp đồng môi giới là nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
3. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận cụ thể về thù lao môi giới, thù lao môi giới
thương mại chỉ được trả cho bên môi giới khi các bên được môi giới ký kết hợp đồng với nhau.
=>Đúng. Trong hoạt động MGTM, bên môi giới được hưởng thù lao khi đã hoàn tất việc môi giới, tức là
khi các bên được môi giới đã giao kết hợp đồng với nhau. Trong trường hợp các bên được môi giới không
giao kết được hợp đồng với nhau, bên môi giới không được hưởng thù lao nhưng có quyền yêu cầu bên
được môi giới thanh toán các chi phí hợp lý liên quan đến việc môi giới. (khoản 1 điều 153 Luật thương
mại) (cô Yến bảo sai)
4. A và B có tư cách thương nhân, vì vậy, hợp đồng đại diện ký giữa A và B là hợp đồng đại diện
cho thương nhân theo quy định của Luật thương mại. => Sai phải l=> Đại diện nhằm mục đích thực
hiện các hành vi thương mại, và A và B kí với nhau với tư cách là thương nhân hay cá nhân với nhau
5. Người môi giới phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới=>
Sai, Vì theo khoản 3 điều 151 Luật thương mại bên môi giới chỉ chịu trách nhiệm về tư cách pháp lí của
các bên được môi giới chứ không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán giữa họ. Hơn nữa căn cứ vào
bản chất của hoạt động môi giới, bên môi giới không tham gia vào quá trình thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa hay cung ứng dịch vụ thương mại được giao kết giữa các bên mà chỉ nhân danh chính mình để
quan hệ với các bên được môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với nhau. Do đó
không chịu bất cứ trách nhiệm nào trước sự vi phạm hợp đồng của các bên được môi giới với nhau.
7.Trong mọi trường hợp, người môi giới không được tham gia thực hiện hợp đồng với các bên được
môi giới. =>Sai. Theo khoản 4 điều 151 Luật thương mại bên môi giới vẫn có thể tham gia thực hiện hợp
đồng giữa các bên được môi giới nếu có sự uỷ quyền của bên được môi giới, trong trường hợp này bên
môi giới hành động với tư cách của bên đại diện.
7. Người môi giới không được ký hợp đồng môi giới với cả người mua và người bán trong cùng một
quan hệ mua bán hàng hóa. =>Sai. Đây là 2 hợp đồng độc lập.
UỶ THÁC MBHH
1. Ủy thác thương mại khác với đại lý thương mại ở chỗ, bên đại lý nhân danh chính mình trong
quan hệ với người thứ ba, trong khi bên nhận ủy thác nhân danh bên ủy thác.
=> Sai. bên nhận uỷ thác không nhân danh bên uỷ thác
Ủy thác thương mại chính là một ví dụ của đại diện cho thương nhân ->Sai. Vì đại diện nhân danh
bên giao đại diện còn uỷ thác nhân danh chính mình
3. Hàng hóa l=> Đối tượng của hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hóa.
=>Sai. Vì Theo điều 518 BLDS hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng dịch vụ, do đó
đối tượng của hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hóa là công việc mua bán hàng hóa do bên nhận uỷ thác
tiến hành theo sự uỷ quyền của bên uỷ thác. Hàng hóa được mua bán theo yêu cầu của bên uỷ thác l=>
Đối tượng của hợp đồng mua bán giao kết giữa bên nhận uỷ thác với bên thứ 3 chứ không phải đối tượng
của hợp đồng uỷ thác.
4. Trong hoạt động uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu bên uỷ thác có thể uỷ thác cho bên
nhận uỷ thác mua bán tất cả các hàng hóa lưu thông hợp pháp tại Việt Nam.
=>Sai. Vì theo điều 17 NĐ 12/2006/NĐ-CP thì thương nhân được uỷ thác cho thương nhân khác xuất
nhập khẩu các loại hàng hóa trừ các hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu hoặc
hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. VD như: Hàng điện tử, điện lạnh đã qua
sử dụng là hàng hóa được phép lưu thông ở Việt Nam. Nhưng nó thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập
khẩu ban hành theo NĐ 12/2006/NĐ_CP nên bên uỷ thác không thể uỷ thác cho bên nhận uỷ thác mua
bán loại hàng hóa này được
ĐẠI LÍ:
1. Đại lý thương mại là một hoạt động thương mại trong đó, bên đại lý nhân danh chính mình, bán
hàng hóa, cung ứng các dịch vụ cho bên thứ ba và chịu mọi trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng với
bên thứ ba. Sai. vì trách nhiệm được phân chia theo hợp đồng hoặc theo quy định của PL tuỳ theo lỗi của
bên gây ra thiệt hại. Theo khoản 5 điều 175 Luật thương mại bên đại lí chỉ phải liên đới chịu trách nhiệm
về chất lượng hàng hóa của đại lí mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lí cung ứng dịch vụ trong
trường hợp có lỗi của mình gây ra.
2. Hàng hóa l=> Đối tượng của hợp đồng đại lí mua bán hàng hóa.
=> Nhận định này Sai. Vì hợp đồng đại lí mua bán hàng hóa cũng là một hợp đồng dịch vụ theo quy định
tại điểu 518 BLDS nên đối tượng của hợp đồng đại lí là công việc mua bán hàng hóa hoặc công việc cung
ứng dịch vụ của bên đại lí cho bên giao đại lí. Khi thực hiện hoạt động đại lí, bên đại lí không phải là
người mua hàng hóa của bên giao đại lí mà chỉ là người nhận hàng để rồi tiếp tục bán cho bên thứ 3.
3. Trong hợp đồng đại lí mua bán hàng hóa, các bên có thể thỏa thuận quyền sở hữu hàng hóa có
thể được chuyển giao cho bên đại lí kể từ thời điểm bên giao đại lí giao hàng cho bên đại lí.
=>Sai. Vì: Theo điều 170 Luật thương mại. Hàng hóa giao cho bên đại lí thuộc sở hữu của bên giao đại lí,
Khi thực hiện hoạt động đại lí, bên đại lí không phải là người mua hàng hóa của bên giao đại lí mà chỉ là
người nhận hàng để rồi tiếp tục bán cho bên thứ 3. Chỉ khi hàng hóa được bán, quyền sở hữu hàng hóa
mới chuyển từ bên giao đại lí cho bên thứ 3.
4. Trong quan hệ đại lí thương mại, các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lí.
=>Đúng. Vì theo điều 177Luật thương mại thì các bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lí và
chỉ cần thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lí trong thời hạn quy định.
Điều 525 BLDS cũng quy ddingj các bên tham gia hợp đồng đại lí cs quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng đại lí trong những trường hợp…
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Xúc tiến thương mại là một loại dịch vụ trong thương mại. => Sai, vì nếu hoạt động xúc tiến thương
mại cho thương nhân tự mình thực hiện thì không phải là dịch vụ thương mại.
* KHUYẾN MẠI:
5. Hoạt động khuyến mại của thương nhân chỉ thuộc sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005 =>
Nhận định này Sai. Khoản 9 điều 100 Luật thương mại quy định thương nhân không được khuyến mại
nhằm cạnh tranh không lành mạnh . Việc khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh lại được quy
định cụ thể trong luật cạnh tranh. DO đó hoạt động khuyến mại của thương nhân còn thuộc sự điều chỉnh
của Luật cạnh tranh
* QUẢNG CÁO:
1. Việc có các quy định hạn chế về thời lượng, dung lượng…quảng cáo trên các phương tiện thông
tin không phải l=> Sự hạn chế quyền tự do kinh doanh thương mại của thương nhân, Vì:
+ Các phương tiện thông tin có nhiệm vụ thông tin toàn diện về chính trị, văn hóa, xã hội phục vụ nhu
cầu thông tin mọi mặt của người dân…nên quy định hạn chế là hợp lý.
+ Các quy định hạn chế thương tự không áp dụng dối với quảng cáo trên cac báo, phương tiện quảng cáo
chuyên dụng như băng, biển, pa-nô, áp-phích…
2.Quảng cáo thương mại là một hoạt động thương mại mà khi thực hiện, các thương nhân bắt buộc
phải ký kết hợp đồng quảng cáo thương mại.
=> Sai, t/h thương nhân tự thực hiện quảng cáo không cần thông qua hợp đồng
3.Tất cả các hoạt động quảng cáo thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ không thuộc phạm vi
các đối tượng bị cấm kinh doanh đều được coi là hợp pháp
=> Nhận định này Sai. Có những sản phẩm được phép kinh doanh nhưng không được quảng cáo (sữa cho
trẻ dưới 12 tháng, rượu dưới 30 độ)
4.Bên phát hành quảng cáo phải chịu mọi trách nhiệm liên quan đến tính hợp pháp của sản phẩm
quảng cáo.
=> Nhận định này Sai. Bên có sản phẩm quảng cáo, chủ thể thiết kế ra sản phẩm quảng cáo…cũng phải
chịu trách nhiệm
5. Thương nhân không được không được thực hiện hoạt động quảng cáo bằng việc so sánh trực
tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.
=> Nhận định này Sai. Vì Điều 22 NĐ 37/2006 Thương nhân có quyền so sánh HH của mình với hàng
giả, hàng vi phạm quyền SHTT trong sản phẩm QCTM sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền về việc sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT để so sánh.
6. Thương nhân được phép quảng cáo rượu có nồng độ cồn dưới 30 độ trên báo in, báo điện tử, Đài
phát thanh, Đài truyền hình.
=> Nhận định này Đúng. Vì Luật thương mại chỉ cấm quảng cáo rượu có độ cồn trên 30 độ.
7. Các bên trong quan hệ hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại có quyền tự do thỏa thuận mức
phạt vi phạm hợp đồng, không bị giới hạn mức phạt tối đa” => Nhận định này Sai. Vì:
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại l=> Sự thỏa thuận giữa các bên ký kết, theo đó bên làm dịch vụ
thực hiện quảng cáo thương mại cho bên thuê quảng cáo, bên thuê quảng cáo trả tiền công cho bên làm
dịch vụ. Hợp đồng quảng cáo chính là một loại hợp đồng dịch vụ, do đó nó có những đặc điểm của hợp
đồng dịch vụ và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng dịch vụ. Trong đó có quy định về
thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng.
Tuy nhiên nhằm tránh việc các bên thỏa thuận mức phạt quá cao sẽ ảnh hưởng tới lợi ích hoạch toán của
bên vi phạm, Luật thương mại quy định “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức
phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần
nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” – Điều 301.
Như vậy, theo quy định của Luật thương mại thì hai bên có quyền thỏa thuận về mức phạt vi phạm, tuy
nhiên mức thỏa thuận này không được quá giới hạn tối đa cho phép. Do đó khẳng định trên l=> Nhận
định này Sai.
* ĐẤU GIÁ:
1. Trong trường hợp người trả giá cao nhất từ chối mua hàng hóa, người trả giá cao thứ hai sẽ là
người mua được hàng hóa bán đấu giá. à Vì cuộc đấu giá tiếp tục diễn ra v=> Sẽ bắt đầu từ mức giá
mà người trả giá cao thứ 2.
2. Người trả giá cao nhất trong một cuộc bán đấu giá là người mua được hàng hóa bán đấu giá à Vì
trong bán đấu giá có 1 yếu tố rất quan trọng là giá đó phải lớn giá khởi điểm.
3. Mọi hàng hóa được phép lưu thông, dịch vụ thương mại được phép cung ứng đều có thể được
bán thông qua phương thức bán đầu giá.
=> Nhận định này Sai. Vì Theo điều 185, thương nhân chỉ bán đấu giá hàng hóa chứ không đấu giá dịch
vụ thương mại.
4. Mọi tổ chức cá nhân đều có thể tham gia đấu giá hàng hóa trong thương mại.
=> Sai, Vì, điều 198 Luật thương mại quy định có những chủ thể không được tham gia đấu giá, như…
5. Để bán hàng hóa qua hình thức đấu giá, người bán hàng phải kí kết hợp đồng dịch vụ tổ chức
bán đấu giá với thương nhân kinh doanh dịch vụ đấu giá.
=> Nhận định này Sai. Vì theo điều 185 Luật thương mại người bán hàng có thể tự mình hoặc thuê người
tổ chức đấu giá thực hiện việc đấu giá. Trong trường hợp người bán hàng tự mình thực hiện hoạ động đấu
giá thì không cần kí kết hợp đồng dịch vụ tổ chức bán đầu giá với thương nhân kinh doanh dịch vụ đấu
giá.
* LOGISTIC
1. Thương nhân có Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ngành nghề vận tải đồng thời được kinh
doanh dịch vụ logistic. à Logistic là một ngành nghề độc lập.
2. Việc phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại đối với những vi phạm hợp đồng logistic cũng giống
như đối với hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại.
à BTTH trong logistic không vượt quá giá trị của hàng hóa mà nó giao nhận.
* GIÁM ĐỊNH.
2. Giám định viên phải là người có chứng chỉ hành nghê do Bộ công thương cấp.
=> Nhận định này Sai. Vì theo điều 259 Luật thương mại v=> Điều 6 NĐ 20/2006/NĐ-CP thi Giám định
viên chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 điều 259 và Giám đốc doanh nghiệp KD dịch vụ
giám định sẽ công nhận giám định viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
* Nếu 1 bên trong các bên tanh chấp không tuân thủ phán quyết của trọng tài thì có thể bị cưỡng
chế thi hành.
=> Nhận định này Đúng. Vì:
Theo khoản 1 điều 57 PLTT thì …
Như vậy, Quyết định trọng tài có thể cưỡng chế thi hành nếu quyết định này là hợp pháp. Tính hợp pháp
của qđ trong tài được thừa nhận khi không có đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài hoặc đơn yêu cầu huỷ
quyết định trọng tài bị bác thông qua quyết định không huỷ quyết định trọng tài của toà án.
* “Tranh chấp chỉ được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài trước khi xảy
ra tranh chấp”
=> Nhận định này Sai. Vì:
Theo quy định tại khoản 1 điều 3 pháp lệnh trọng tài thương mại, Điều 2 Nghị định số 25/2004/NĐ-CP
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại đều quy định “Tranh
chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu trước hoặc sau khi sảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng
tài”
Theo nghị quyết số 05/2003/NQ- hợp đồngTP của hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành
một số quy định của pháp lệnh trọng tài thương mại, mục 1.1 quy định “Theo quy định lại Điều 1, Điều 3
v=> Điều 5 Pháp lệnh thì Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh
trong hoạt động thương mại nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài.
Như vậy Thỏa thuận trọng tài có thể l=> Điều khoản về giải quyết tranh chấp đã được ghi trong hợp đồng
hoặc thỏa thuận riêng, có thể là một Phụ lục đính kèm tại thời điểm ký Hợp đồng hoặc được các bên ký
kết sau khi phát sinh tranh chấp.
* TTTM có thẩm quyền thụ lý để giải quyết một vụ tranh chấp nếu như tranh chấp đó là tranh
chấp thương mại và các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài.
=> Nhận định này Sai. Vì : Theo điểm 1.2 NQ 05/2003/ NQ- hợp đồngTP thì những tranh chấp thương
mại sau đây mặc dù các bên có thỏa thuận trọng tài nhưng vẫn thuộc thẩm quyền của toà án:
+ thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo quy định tại điều 10 PL.
+ Có quyết định huỷ qđ trọng tài của toà án nếu các bên không có thỏa thuận khác.
+ Nguyên đơn cho biết sẽ khởi kiện ra toà mà bị đơn không phản đối => Được cho là các bên có thỏa
thuận mới thay cho thỏa thuận trọng tài.
* Trong mọi trường hợp, nếu các bên tranh chấp không lựa chọn được TTV, bên thứ 3 hỗ trợ các
bên lựa chọn TTV sẽ là Chủ tịch TTTT mà các bên chỉ định.
=> Nhận định này Sai. Vì:
 Trong nhiều t/h trọng tài viên do Toà án chỉ định (điểm 2.1 NQ 05/2003/NQ- hợp đồngTP)
 Khoản 3 điều 25 PL, trọng tài viên thứ 3 có thể do hai trọng tài viên được các bên lựa chọn hoặc
được Chủ tịch TTTT chỉ định
* Thỏa thuận: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết tại TTTTTM” là một
thỏa thuận có hiệu lực pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Vì: + Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có thể không là tranh chấp phát sinh trong
hoạt động thương mại quy định tại khoản 3 điều 2 PL.
+ TTTTTM à không xác định rõ TTTTTM này là trung tâm nào à thỏa thuận TT vô hiệu
* Trong mọi trường hợp, trong quá trình tố tụng TT, nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến 2 lần
mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì hợp đồngTT ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh
chấp.
=> Nhận định này Sai. Vì, theo điều 40PLTT Nếu nguyên đơn đã được triệu tập tham dự phiên họp giải
quyết vụ tranh chấp mà có lí do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được hội đồng trọng tài đồng ý
thì được coi l=> Đã rút đơn kiện. Tuy nhiên, hợp đồng trọng tài có thể vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp
nếu bị đơn yêu cầu hoặc có đơn kiện lại theo quy định tại điều 29 của pháp lệnh trọng tài TM, tức là hợp
đồng trọng tài không giải quyết theo yêu cầu của nguyên đơn nữa mà giải quyết theo yêu cầu của bị đơn
hay có thể gọi là “nguyên đơn mới”.
* Tòa án sẽ dựa trên nội dung của vụ tranh chấp để đưa ra quyết định Hủy Quyết định TTTM.
=> Sai vì. Theo điểm c điều 5 NQ 05/03/NQ- hợp đồngTP v=> Điều 53 khoản 4 PLTTTM thì khi xét đơn
yêu cầu huỷ quyết định trọng tài toà án không xem xét lại nội dung vụ tranh chấp mà chỉ kiểm tra các
giấy tờ theo quy định tại điều 54 của pháp lệnh để ra quyết định.
a) Mọi hoạt động vận chuyển hàng hóa của thương nhân cho khách hàng để hưởng thù lao đều gọi là hoạt
động dịch vụ Logictics
b) Trong mọi trường hợp, nếu không có thỏa thuận chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương
mại thì không được đòi phạt khi có vi phạm hợp đồng đó.
c) Bên đại lý không được tự mình quyết định giá bán hàng hóa mà mình làm đại lý.
d) Chỉ có thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại mới được quyền tổ
chức hội chợ, triển lãm thương mai.
a/ Mọi rủi ro đối với hàng hóa sẽ thuộc về bên bán nếu bên mua chưa nhận được hàng hóa đó.
b/ Hợp đồng mua hàng hóa sẽ không có hiệu lực, nếu các bên trong quan hệ mua bán đó không có chức
năng kinh doanh đối với hàng hóa l=> Đối tượng của hợp đồng.
c/ Mua bán hàng hóa giữa các thương nhân Việt Nam với nhau là mua bán hàng hóa trong nước.
d/ Hợp đồng trong hoạt động thương mại, có hiệu lực từ thời điểm được giao kết giữa các bên.
e/ Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, điều khoản về chất lượng l=> Điều khoản bắt buộc trong hợp đồng.
f/ Mọi thiệt hại phát sinh trong hợp đồng mua bán hàng hóa, sau thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với
hàng hóa giữa bên bán với bên mua, được chuyển giao cho bên mua.
g/ Tài sản được mua bán, chuyển nhượng trên thị trường là hàng hóa.
h/ Hợp đồng thương mại được xác lập trái quy định pháp luật sẽ bị vô hiệu tại thời điểm xác lâp.
c. Mọi hàng hóa không bị pháp luật cấm kinh doanh đều có thể được khuyến mại hoặc được sử dụng để
khuyến mại.
d. Quyền sở hữu hàng hóa được chuyển cho bên đại lý kể từ khi bên giao đại lý giao hàng hóa cho bên
đại lý.

You might also like