You are on page 1of 4

CHƯƠNG 1

1. Thành viên công ty TNHH 2 – 50 thành viên chịu TNHH trong phạm vi góp
vốn.
 ĐÚNG. Vì theo đặc điểm của công ty TNHH 2 thành viên.
2. Công ty TNHH 2 – 50 thành viên không được phát hành trái phiếu, cổ phiếu.
x SAI. Vì được phát hành trái phiếu.
3. Chủ tịch hội đồng thành viên không thể kiêm giám đốc công ty TNHH.
x SAI. Vì theo điều 56 Luật DN 2020 thì chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm
giám đốc công ty TNHH.
4. Thành viên công ty TNHH 2-50 thành viên được quyền tự do chuyển nhượng
vốn mà không có bất cứ ràng buộc nào.
x SAI. Vì phần vốn chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, điều 52 và điều
53 luật DN 2020.
5. Hội đồng quản trị là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty CP.
x SAI. Vì đại hội đồng cổ đông có quyền cao nhất.
6. Công ty CP luôn có ban kiểm soát.
x SAI. Vì công ty CP có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50%
tổng số CP của công ty thì không bắt buộc có ban kiểm soát.
7. Công ty TNHH và công ty CP chỉ có duy nhất một người đại diện theo pháp
luật.
x SAI. Vì có thể có hơn một người đại diện theo pháp luật.
8. Cá nhân đủ 18 tuổi có vốn đều có quyền thành lập DN.
x SAI. Vì theo điều 17, khoản 2, Luật DN 2020, một số cá nhân không có quyền
thành lập và quản lí DN: Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của PL về
cán bộ, công chức, viên chức, …; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người
đang bị truy cứu hình sự; …
9. Tên DN được đặt bằng tiếng Việt và phải gồm 3 thành tố.
x SAI. Theo điều 37 luật DN 2020 gồm 2 thành tố theo thứ tự loại hình DN và tên
riêng.
10. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền cấp giấy đăng ký DN cho DN.
x SAI. Vì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký DN cho DN là Phòng
Đăng ký KD thuộc Sở Kế hoạch và Đầu Tư.
11. Pháp luật quy định DN có thể kinh doanh bất cứ ngành nghề nào mình
thích.
x SAI. Vì có các ngành nghề PL cấm KD: các chất ma tuý; KD mại dâm; mua, bán
người, mô, bộ phận cơ thể ngừơi; …
12. DN sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký KD trong thời hạn 5 ngày nếu có
hồ sơ hợp lệ.
x SAI. Vì thời hạn là 3 ngày.

CHƯƠNG 2
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa luôn được xác lập bằng văn bản.
x SAI. Vì hình thức hợp đồng có thể bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi.
2. Mức phạt vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa do các bên tự thỏa thuận.
x SAI. Vì mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng không vượt
quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
3. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối
với bên đề nghị về việc chấp nhận một phần nội dung của đề nghị.
x SAI. Vì chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị
giao kết hợp đồng đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề
nghị.
4. Căn cứ để áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại chỉ cần có hành vi vi phạm
hợp đồng.
x SAI. Vì áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại cần có các căn cứ: Hành vi vi phạm
hợp đồng; lỗi; có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra; có mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại.
5. Phạt vi phạm được áp dụng khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng.
 ĐÚNG. Vì phạt vi phạm được áp dụng khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng.
Nếu không thỏa thuận thì không được phạt.
6. Hợp đồng giao kết bằng lời nói thường có giá trị chứng cứ thấp.
 ĐÚNG. Vì không có căn cứ xác thực để chứng minh lời nói, lời nói có thể tự ý
thay đổi.
7. Thời điểm bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là
thời điểm hợp đồng được giao kết.
x SAI. Vì thời điểm giao kết hợp đồng là khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp
nhận giao kết hợp đồng.
8. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bằng văn bản.
 ĐÚNG. Vì trường hợp mua bán hàng hóa quốc tế là trường hợp bắt buộc HĐ
MBHH phải bằng văn bản.
9. Hiệu lực của hợp đồng sẽ chấm dứt khi áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện
hợp đồng.
x SAI. Vì hiệu lực của hợp đồng vẫn có hiệu lực khi áp dụng chế tài tạm ngừng HĐ.
10. Khi áp dụng chế tài phạt hợp đồng thì bên bị vi phạm không được yêu cầu
bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại thực tế xảy ra.
x SAI. Vì ngay cả khi áp dụng chế tài phạt hợp đồng thì bên bị vi phạm vẫn có quyền
yêu cầu bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại thực tế xảy ra.
11. Giao dịch dân sự thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối bị coi là vô hiệu không
phụ thuộc vào quyết định của tòa án.
 ĐÚNG. Vì giao dịch dân sự thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối bị coi là vô hiệu
không phụ thuộc vào quyết định của tòa án, nó bị vô hiệu ngay cả khi không có
quyết định của tòa án.
12. Hợp đồng mua bán hàng hóa vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, trái
với đạo đức của xã hội là hợp đồng vô hiệu tương đối.
x SAI. Vì hợp đồng mua bán hàng hóa vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, trái
với đạo đức của xã hội là hợp đồng vô hiệu tuyệt đối.
13. Khi một bên giao kết hợp đồng vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn nội dung hợp
đồng thì hợp đồng sẽ vô hiệu tuyệt đối.
x SAI. Vì giao kết hợp đồng vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn nội dung hợp đồng thì
hợp đồng sẽ vô hiệu tương đối.
14. Khi một bên chủ thể tham gia xác lập giao dịch do bị lừa dối, đe dọa mà xác
lập hợp đồng thì hợp đồng vô hiệu.
 ĐÚNG. Vì khi một bên chủ thể tham gia xác lập giao dịch do bị lừa dối, đe dọa mà
xác lập hợp đồng thì hợp đồng vô hiệu và ở đây là vô hiệu tương đối.
15. Hợp đồng mua bán hàng hoá thuộc trường hợp vô hiệu tương đối thì được
coi là có hiệu lực pháp lý cho đến khi nào bị tuyên bố vô hiệu.
 ĐÚNG. Vì đồng mua bán hàng hóa thuộc trường hợp vô hiệu tương đối thì vẫn
được coi là có hiệu lực pháp lý cho đến khi nào bị tuyên bố vô hiệu.
16. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể giao kết hợp đồng với bên thứ ba
trong khoảng thời gian lời đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực.
x SAI. Vì bên đề nghị giao kết hợp đồng chịu sự ràng buộc bởi lời đề nghị giao kết
hợp đồng nên bên đề nghị giao kết hợp đồng không thể giao kết hợp đồng với
bên thứ ba trong khoảng thời gian lời đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực.
17. Hợp đồng mua bán nhà đất có thể xác lập dưới nhiều hình thức.
x SAI. Vì hợp đồng mua bán nhà đất chỉ có thể xác xác lập dưới hình thức văn bản,
có công chứng.
CHƯƠNG 3
1. Việc thực hiện kết quả thương lượng phụ thuộc vào thiện chí các bên.
 ĐÚNG. Vì thương lượng là phương thức không chịu sự ràng buộc của cơ chế pháp lý
nào, hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên.
2. Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua sự thỏa hiệp giữa các
bên.
x SAI. Vì hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ tham gia của bên thứ
ba làm trung gian hòa giải để thuyết phục, giúp đỡ.
3. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng có thủ tục phức tạp và tốn phí cao.
x SAI. Vì thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản ít phiền hà, ít tốn
kém, không chịu sự ràng buộc của các thủ tục pháp lý.
4. Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính tài phán.
x SAI. Vì hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp không mang tính tài phán.
5. Tính bảo mật thông tin của phương thức hòa giải cao hơn thương lượng.
x SAI. Vì hòa giải có bên thứ ba biết được thông tin của các bên hòa giải lên bảo mật
thông tin thấp hơn so với thương lượng.
6. Việc thực hiện kết quả giải quyết tranh chấp bằng tòa án phụ thuộc vào thiện chí
các bên.
x SAI. Vì phương thức giải quyết bằng tòa án chịu sự ràng buộc bởi các cơ chế pháp lý,
bằng cơ quan thi hành án.
7. Tòa án xét xử công khai.
 ĐÚNG. Vì tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, việc xét xử được tiến hành
công khai.
8. Giải quyết tranh chấp bằng tòa án có thủ tục phức tạp và tốn chi phí cao.
 ĐÚNG. Vì phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án có thủ tục phức tạp (chứng
cứ chứng minh yêu cầu có căn cứ và hợp pháp; thủ tục pháp lý; …) và tốn chi phí cao.
9. Các bên tranh chấp không được kháng cáo phán quyết của tòa án sơ thẩm.
x SAI. Vì các bên tranh chấp có quyền kháng cáo phán quyết của tòa án sơ thẩm nếu
không đồng ý với phán quyết của tòa án sơ thẩm (nộp đơn hàng kháng cáo trong thời
gian 15 ngày kể từ ngày tòa án ra bản án)
10. Kết quả giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại không bị kháng cáo,
kháng nghị.
 ĐÚNG. Vì phán quyết của trọng tài không bị kháng cáo kháng nghị; phán quyết của
trọng tài có giá trị chung thẩm và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế
của nhà nước.
11. Trọng tài xét xử công khai.
x SAI. Nguyên tắc của trọng tài là nguyên tắc giải quyết kín tranh chấp nếu các bên tranh
chấp không có thỏa thuận khác.
12. Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết hiệu quả các tranh chấp mang tính
chuyên môn cao.
 ĐÚNG. Vì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn trọng tài viên, giúp các bên có thể chọn
lựa trọng tài viên có kinh nghiệm, uy tín và kiến thức sau rộng về vấn đề tranh chấp.
13. Tính linh hoạt trong thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại cao
hơn tòa án.
 ĐÚNG. Vì các bên được tự do lựa chọn thủ tục tố tụng.

You might also like