You are on page 1of 10

Đề bài: 1.

Phân tích ngắn gọn, súc tích về sự hiểu biết của nhóm về các quy định của pháp luật liên quan
đến các hoạt động: Đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại; Đại lý thương mại, Ủy thác mua bán
hàng hóa?(Gồm khái niệm, đặc điểm, Quyền và nghĩa vụ của các bên, hình thức của hợp đồng, lĩnh vực
thường sử dụng dịch vụ trung gian đó…).
* Theo điều 141 luật Thương mại 2005.
Đại diện cho thương nhân.
Là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện)
để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao
về việc đại diện.
Trong trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho mình thì áp dụng quy định của Bộ luật
dân sự.
Vậy đại diện cho thương nhân được chia làm 2 trường hợp là hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại và là
trường hợp cá nhân đại diện cho tổ chức là thương nhân. Tuy nhiên trường hợp thứ 2 không xét phân tích đặc điểm.
Đặc điểm:
+ Đặc điểm thứ nhất: Quan hệ đại diện cho thương nhân là quan hệ giữa bên đại diên và bên giao đại diện. Cụ
thể: Bên giao đại diện có quyền thực hiện những hoạt động thương mại nhất định (như mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ thương mại) nhưng lại muốn trao quyền đó cho thương nhân khác thay mình thực hiện hoạt động
thương mại. Trong quan hệ đại diện cho thương nhân, giữa bên đại diện và bên giao đại diện có sự ràng buộc
khá chặt chẽ.
+ Đặc điểm thứ hai: Nội dung của hoạt động đại diện cho thương nhân do các bên tham gia quan hệ thỏa thuận.
Cụ thể: Các bên có thể thỏa thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động
thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện. Bên đại diện có thể tiến hành hoạt động đại diện cho
thương nhân cho nhiều thương nhân khác nhau nhưng không được nhân danh bên được đại diện để xác lập giao
dịch với chính mình hoặc với bên thứ ba.
+ Đặc điểm thứ ba: Quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện cho thương nhân.
Cụ thể: Hợp đồng đại diện cho thương nhân là một dạng riêng của hợp đồng ủy quyền được quy định trong Bộ
luật dân sự 2015 nhưng đồng thời, nó cũng là hợp đồng dịch vụ.
-Nghĩa vụ của bên đại diện:
+Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện;
+Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được uỷ quyền;
+Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật;
+Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại
diện;
+Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại
diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện;
+Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện.
-Nghĩa vụ của bên giao đại diện:
+ Thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng
mà bên đại diện đã giao kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại
diện thực hiện;
+ Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện;
+Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện;
+Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi
đại diện.
Quyền hưởng thù lao đại diện:
+Bên đại diện được hưởng thù lao đối với hợp đồng được giao kết trong phạm vi đại diện. Quyền được hưởng
thù lao phát sinh từ thời điểm do các bên thoả thuận trong hợp đồng đại diện.
+Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao cho bên đại diện được xác định theo quy định tại Điều 86 của
Luật Thương mại 2005.
- Hình thức của hợp đồng: Theo Điều 142 Luật thương mại 2005, Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải
được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
-Phạm vi đại diện: Các bên có thể tự thỏa thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ
hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.
Môi giới thương mại.
Điều 150 Luật Thương mại 2019 quy định về môi giới thương mại như sau: "Môi giới thương mại là hoạt động thương mạ
theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên đượ
môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới".
Chủ thể: bao gồm bên môi giới, bên được môi giới trong đó bên môi giới phải là thương nhân có đăng kí hoạt động m
giới bên được môi giới không nhất thiết phải là thương nhân.
Vai trò bên trung gian:
- Bên môi giới hỗ trợ cho bên được môi giới trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa; bên môi giới đóng
vai trò là cầu nối để người mua và người bán gặp gỡ nhau.
- Bên môi giới không tham gia vào việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có ủy quyền của
bên được môi giới.
- Bên môi giới không đại diện cho quyền lợi của bên nào.
Khi sử dụng dịch vụ môi giới thương mại, bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới và làm
nhiệm vụ giới thiệu các bên đc môi giới với nhau.
Nội dung: bao gồm tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các
hoạt động giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ cần môi giới, thu xếp để các bên đc môi giới tiếp xúc với nhau, giúp đỡ các bên
được môi giới soạn thảo văn bản hợp đồng khi họ yêu cầu.
Mục đích: mục đích của bên môi giới là tìm kiếm lợi nhuận, mục đích bên được môi giới là kí kết được hợp đồng.
Phạm vi: rất rộng bao gồm tất cả các hoạt động có thể kiếm lời như môi giới mua bán hàng hóa, môi giới chứng
khoán, môi giới bảo hiểm, môi giới bất động sản…
Quan hệ môi giới đc thực hiện trên cơ sở: Hợp đồng môi giới
+ Hợp đồng được giao kết giữa bên môi giới và bên được môi giới.
+ Đối tượng của hợp đồng là công việc môi giới nhằm chắp nối quan hệ giữa các bên được môi giới với nhau.
Hình thức hợp đồng: Hợp đồng môi giới thương mại không nhất thiết phải lập thành văn bản.
Nội dung: pháp luật không quy định, các bên có thể thỏa thuận về những điều khoản về nội dung cụ thể của việc môi
giới, mức thù lao, thời hạn thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên, giải quyết tranh chấp phát
sinh.
Bên môi giới được kí hợp đồng với bên thứ ba trừ trường hợp nó là đại diện.
Ủy thác mua bán hàng hóa.
Khái niệm: Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng
hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác (Điều 155
LTM).
Chủ thể:
+ Bên nhận ủy thác: Thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác.
+ Bên ủy thác: Thương nhân hoặc không phải là thương nhân.
Vai trò:
Bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa cho bên ủy thác.
Bên nhân danh:
Bên nhận ủy thác hoạt động với danh nghĩa của chính mình, đại diện cho quyền lợi của bên ủy thác.
Trách nhiệm pháp lý:
Bên nhận ủy thác có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân
của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
Hình thức hợp đồng:
Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương
đương.
Đại lý thương mại.
Khái niệm: Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận
việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên
giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao (Điều 166 LTM).
Chủ thể:
+ Bên giao đại lý: Thương nhân (giao hàng hóa, tiền, ủy quyền cung ứng dịch vụ).
+ Bên đại lý: Thương nhân
Vai trò:
Bên đại lý là người trung gian trong việc mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ
của bên giao đại lý cho khách hàng.
Bên nhân danh:
Bên đại lý hoạt động với danh nghĩa của chính mình; đứng tên trên hợp đồng, là chủ thể của hợp đồng
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Quyền:
Đại lý bao tiêu có quyền quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
Mối quan hệ:
Quan hệ giữa bên đại lý và bên giao đại lý là quan hệ hợp đồng dài hạn.
Hình thức hợp đồng:
Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
2. Mỗi nhóm lựa chọn một trong 4 hoạt động trung gian thương mại nói
trên, soạn thảo một hợp đồng với các điều khoản cụ thể về hoạt động
trung gian đó?

You might also like