You are on page 1of 4

CHƯƠNG IV: HOẠT ĐỘNG

TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI


Ủy thác mua bán hàng hóa
-Điều 155 Luật Thương Mại 2005: “Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại,
theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo
những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác”.
-Thương nhận không được quyền ủy thác mua bán tất cả các mặt hàng  Tìm trong luật
đầu tư.
-Một thương nhân sẽ phải kí 2 hợp đồng: hợp đồng ủy thác + hợp đồng mua bán hàng
hóa.
-Bên ủy thác không nhất thiết phải là thương nhân.
-Hợp đồng ủy thác có tính chất ràng buộc, phải được dưới dạng văn bản
*Bên nhận ủy thác không được ủy thác lại cho bên thứ 3?  Có thể đúng hoặc sai ?
*Quảng cáo cho web cá cược có được không?  Nếu vẫn muốn thực hiện thì thành lập
một công ty ở nước khác không cấm cá cược để tư vấn để tránh mất tiền.
*Thù lao môi giới với thù lao ủy thác cái nào cao hơn?  thường thì các trường hợp môi
giới bên mua sẽ không biết bên bán còn các trường hợp ủy thác thì bên mua thường sẽ
biết bên bán.
Đặc điểm ủy thác mua bán hàng hóa
-Là hoạt động thương mại theo sự ủy nhiệm và vì lợi ích của người khác để được hưởng
thù lao.
-Bên được ủy thác nhân danh chính mình trong hoạt động thương mại
-Là hành vi thương mại trung gian nhưng bên nhận ủy thác trực tiếp ký hợp đồng và thực
hiện hợp đồng.
Chủ thể hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
-Bên ủy thác mua bán hàng hóa (Điều 157 Luật Thương Mại 2005 ) là thương nhân hoặc
không phải là thương nhân giao cho bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa
theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao ủy thác.
-Bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa (Điều 156 Luật Thương Mại 2005) là thương nhân
kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực hiện vịêc mua bán hàng
hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác.
Hình thức hợp đồng
-Quy định tại Điều 159 Luật Thương Mại 2005
Quyền và nghĩa vụ của các bên
-Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác (Điều 162, Điều 163 Luật Thương Mại 2005)
-Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác (Điều 164, Điều 165 Luật Thương Mại 2005)
Nghĩa vụ của bên ủy thác
-Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác;
-Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;
-Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà
nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.
LƯU Ý:
-Đối với quan hệ ủy thác xuất khẩu, ủy thấc nhập khẩu hàng hóa: Nghị định
187/2013/NĐ – CP ngày 20/11/2013
Đại lý thương mại
-Là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại
lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ
của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
-Cả bên giao đại lý và bên đại lý đều là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để thực hiện
việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ là đối tượng của hoạt động đại lý.
Đại lý
-Để bán hàng, nhà sản xuất (hoặc cũng có thể là doanh nghiệp thương mại) thường ký
hợp đồng đại lý với các nhà phân phối.
-Nếu xét về vấn đề quyền sở hữu hàng hóa: Hợp đồng đại lý mua đứt bán đoạn: bên giao
đại lý bán hàng cho bên nhận đại lý theo giá sỉ, và bên nhận đại lý tiếp tục bán hàng cho
khách hàng của mình theo giá bán lẻ.
-Một trong các hình thức đại lý phổ biến nhất là đại lý ký gửi.
Các hình thức đại lý (Điều 169, 170 Luật Thương Mại 2005)
-Đại lý bao tiêu: Bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoặc
cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.
-Đại lý độc quyền: Tại một khu vực địa lý nhất định, bên giao đại lý chỉ giao cho 1 đại lý
mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một số loại dịch vụ nhất định.
-Tổng đại lý mua bán hàng hóa: Bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực
hiện việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.
-Ngoài ra các bên cũng có thể thỏa thuận các hình thức đại lý khác.
Hợp đồng đại lý thương mại
-Hợp đồng đại lý là sự thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý về việc bên đại lý
nhân danh mình mua hoặc bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho
khách hàng để hưởng thù lao.
Chủ thể hợp đồng đại lý
-Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng
cho đại lý mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ đại lý cung ứng dịch vụ.
-Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hóa để làm hàng hóa để làm đại lý bán hoặc nhận
tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ.
Quyền và nghĩa vụ của các bên
-Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý (Điều 172, điều 173 Luật Thương Mại 2005)
-Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý (Điều 174 Luật Thương Mại 2005)
Thù lao đại lý
-Hình thức hoa hồng: áp dụng trong trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán
hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
-Hình thức chênh lệch giá: áp dụng trong trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá
mua, giá bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại
lý cho bên đại lý.
Thời hạn đại lý (Khoản 1, 2 Điều 177 Luật Thương Mại 2005)
-Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp
lý nhưng không sớm hơn 60 ngày, kể từ ngày một trong 2 bên thông báo = văn bản cho
kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.
Nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng
-Bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà
mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó.
-Giá trị của khoản bồi thường là 1 tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại
lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian
đại lý dưới dạng một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý
trung bình trong thời gian nhận đại lý.
Phân biệt
-Hợp đồng đại diện thương mại, hợp đồng ủy quyền và hợp đồng ủy thác mua bán hàng
hóa.
-Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa và hợp đồng đại lý thương mại.

You might also like