You are on page 1of 6

Bài làm

1. Các loại hợp đồng trong tình huống nói trên gồm: Hợp đồng ủy thác mua bán
hàng hóa, Hợp đồng mua bán hàng hóa.

* Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa giữa chị A và công ty TNHH X.

+ Xét về chủ thể: Căn cứ theo Điều 6. Luật Thương Mại 2005. Thương nhân bao
gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại
một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

=> Trong hợp đồng này không thể là Chị A không phải là thương nhân vì là các nhân
có hoạt động thương mại nhưng không thường xuyên, không đăng ký kinh doanh, còn
công ty TNHH X là một thương nhân vì là một tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký
kinh doanh.

- Căn cứ Điều 155 Luật thương mại 2005 về Uỷ thác mua bán hàng hóa
Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực
hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả
thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.

- Về chủ thể: Chị A là bên ủy thác, Người nhận ủy thác là Công ty TNHH X
- Nhân danh: Trong trường hợp trên công ty TNHH X nhân danh chính mình bán
chân gà sả ớt cho chị A để nhận thù lao
- Về công việc: công ty TNHH bán chân gà cho chị A

=> đây là hợp đồng ủy thác thương mại

-Trong trường hợp trên hợp đồng không thể là hợp đồng Đại lý thương mại, hay
đại diện thương mại vì.

-Căn cứ theo điều 167 Luật Thương Mại 2005

Điều 167. Bên giao đại lý, bên đại lý

1. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua
hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung
ứng dịch vụ.
2. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để
làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.
-Căn cứ theo khoản 1 Điều 141 Luật Thương Mại 2005 Đại diện cho thương nhân
Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại
diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động
thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù
lao về việc đại diện.
=> Nếu là hợp đồng đại lí thương mại, hay đại diện cho thương nhân Chị A phải phải
là thương nhân nhưng trong trường hợp trên chị A không phải thương nhân =>
Không thể là hợp đồng đại lý thương mại hay hợp đồng đại diện cho thương nhân

-Trong trường hợp trên hợp đồng không thể là hợp đồng môi giới thương mại vì:

Căn cứ theo khoản 4 điều Điều 150. Môi giới thương mại và 151 Luật Thương Mại
2005

Điều 150. Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân
làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
(gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá,
dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Khoản 1 điều 151. Nghĩa vụ của bên môi giới thương mại. Không được tham gia thực
hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được
môi giới.

=> Nếu công ty X là môi giới thương mại cho chị A thì công ty X không tham gia vào
thực hiện hợp đồng giữa các bên tuy nhiên trong trường hợp trên công ty X tham gia
vào thực hiện hợp đồng mua bán chân gà = > Không thể là hợp đồng môi giới thương
mại.

- Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty TNHH X và khách sạn Y

Căn cứ theo điều 385 Bộ Luật Dân Sự 2015. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên
về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
=> Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên về việc chuyển quyền
sở hữu hàng hóa của bên bán cho bên mua, và bên mua trả tiền cho bên bán

Trong trường hợp này thiết lập mối quan hệ mua bán và chuyển quyền sở hữu hàng
hóa chân gà sả ớt của công ty TNHH X cho khách sạn Y.

- Về chủ thể của hợp đồng đều hợp pháp: Căn cứ theo điều Điều 6. Luật Thương
Mại 2005 thì cả công ty X và khách sạn Y đều là thương nhân vì đều là một
tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
- Về người đại diện ký hợp đồng: Giám đốc công ty X và chủ khách sạn Y đều là
người đại diện và có thẩm quyền ký kết hợp đồng
- Về đối tượng hợp đồng: Chân gà sả ớt. Đây là loại hàng hóa không phải là hàng
hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện
theo quy định tại điều 25 Luật Thương Mại 2005
- Về hình thức hợp đồng: Hợp pháp theo quy định tại điều 24 Luật Thương Mại
2005.

2. Trả lời

-Công ty TNHH X hoàn toàn không được miễn trách nhiệm đối với khách sạn Y.

Giải thích:

- Căn cứ Điều 155 Luật thương mại 2005 về Uỷ thác mua bán hàng hóa

Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực
hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả
thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.

Căn cứ khoản 1 điều 294 Luật Thương Mại 2005.

=> Công ty X tự nhân danh chính mình bán chân gà cho khách sạn Y, hợp đồng mua
bán chân gà của công ty X và khách sạn Y là mối quan hệ hợp đồng giữa công ty Y và
khách sạn Y không liên quan đến chị A nên công ty X phải chịu trách nhiệm khi vi
phạm hợp đồng với khách sạn Y.

- Công ty X không có hàng giao cho khách sạn Y là vi phạm hợp đồng và không
thuộc một trong những trường hợp miễn miễn trách nhiệm đối với hành vi vi
phạm trong các trường hợp quy định tại Điều 204 Luật Thương Mại 2005:

Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

=> Công ty X không được miễn trách nhiệm đối với hợp đồng với khách sạn Y mà
phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hành vi vi phạm hợp đồng của mình
3. Xác định cụ thể trách nhiệm của các bên trong tình huống:

- Trách nhiệm của chị A:

+ Trường hợp chị A lựa chọn luật thương mại áp dụng vào hợp đồng của công ty X
với mình

Căn cứ theo điều 300 Luật Thương Mại 2005 về Phạt vi phạm

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi
phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách
nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
=> Do chị A vi phạm hợp đồng, không có hàng giao hàng vào 20/7/2017 cho công ty
X → Chị A phải chịu mức phạt vi phạm như trong hợp đồng đã thỏa thuận.
=> Mức phạt vi phạm chị A phải trả cho công ty X là:
7% * 500 * 100.000 = 3.500.000 đồng.
+ Trường hợp chị A lựa chọn hợp đồng áp dụng luật dân sự Trách nhiệm của công ty
TNHH X
Căn cứ khoản 3 điều 418 về Thỏa thuận phạt vi phạm Các bên có thể thỏa thuận về
việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt
hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
 Công ty X phải chịu mức phạt vi phạm là 7 % giá trị hợp đồng bị vi phạm như
đã thỏa thuận tương đương với 3.500.000

- Trách nhiệm của công ty X


Vì công ty X và khách sạn Y là hợp đồng giữa 2 thương nhân → Luật áp dụng là Luật
Thương Mại 2005 vì Căn cứ theo khoản 1 điều 2 Luật Thương Mại 2005 về đối tượng
áp dụng Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật này.

Căn cứ theo điều 300 Luật Thương Mại 2005 về Phạt vi phạm

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi
phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách
nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
Căn cứ Điều 301 Luật Thương Mại 2005 về Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi
phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa
vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
=> Trong trường hợp trên, công ty X không có hàng giao cho khách sạn Y → vi phạm
hợp đồng → Công ty X phải chịu mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa
vụ hợp đồng bị vi phạm
=> Mức phạt công ty X phải trả cho khách sạn Y là:
8 % * 150.000 * 500 = 6.000.000 (đồng)
- Về mức bồi thường thiệt hại công ty X phải trả cho khách sạn Y
Căn cứ điều 302 Luật Thương Mại 2005 về bồi thường thiệt hại
Điều 302. Bồi thường thiệt hại
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi
phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi
phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng
lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm
Trong tình huống, vì công ty X không có hàng giao hàng cho khách sạn Y → Khách
sạn Y phải mua 500 hộp chân gà khác với giá 180.000 đồng để phục vụ khách hàng.
Tuy nhiên, nếu Công ty X có hàng và giao hàng cho khách sạn Y thì khách sạn chỉ
phải mua 500 chân gà phục vụ cho khách với giá 150.000 đồng. Căn cứ theo khoản 2
điều 302 vừa nêu trên, giá trị bồi thường thiệt hại trương trường hợp này sẽ là khoản
lợi trực tiếp mà khách sạn Y đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm của
công ty X
- Tuy nhiên, để được nhận bồi thường thiệt hại, công ty Y có trách nhiệm chứng
minh tổn thất theo quy định tại điều 304 Luật Thương Mại 2005 quy định.
Điều 304. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất. Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải
chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp
mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
→ Khách sạn Y phải chứng minh được khoản tổn thất do chênh lệch về mức giá gây
ra mất khoản lợi đó.
=> Nếu khách sạn Y chứng minh được tổn thất theo quy định tại điều 304 thì. Căn cứ
theo điều Điều 303 Luật Thương Mại 2005. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
=> Hành vi không có hàng giao của công ty X có hành vi vi phạm hợp đồng, gây thiệt
hại thực tế cho khách sạn Y, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây
thiệt hại => Công ty X phải bồi thường thiệt hại cho khách sạn Y
=> Mức bồi thường thiệt hại là về khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ
được hưởng nếu không có hành vi vi phạm:
(180.000-150.000)*500= 15.000.000 (đồng)
Ngoài ra, nếu có thiệt hại khác thì khách sạn Y phải chứng minh được theo điều 304
Luật Thương Mại 2005 để công ty X bồi thường.

You might also like