You are on page 1of 7

-ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP

CẤU TRÚC ĐỀ:


Câu 1 lý thuyết: chép lại nội dung (2-3đ)
Câu 2: Xác định tranh chấp là tranh chấp thương mại và lí do, nhận định đúng sai giải thích.
Căn cứ k1Đ3 LTM 2005 “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm
mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác”
 tranh chấp thương mại bản chất phải là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên
trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
Về mặt chủ thể: Tranh chấp xãy ra giữa hai bên đều là thương nhân.
Mục đích kinh doanh của hai bên đều là sinh lời.
Đối tượng tranh chấp

ĐÚNG SAI
1. Các tranh chấp thương mại ngoài lãnh thổ Việt Nam không thuộc thẩm quyền giải quyết
của trọng tài thương mại Việt Nam.
-> Sai. Vì căn cứ vào có thoả thuận trọng tài, có lựa chọn trọng tài, có thẩm quyền, không vô hiệu,
không thuộc trường hợp không thực hiện được.
2. Nguyên đơn rời khỏi phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài
chấp thuận thì bị coi là rút đơn khởi kiện, Hội đồng trọng tài không có cơ sở để tiếp tục giải
quyết tranh chấp.
-> Sai, vì Hội đồng vẫn có thể tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu bị đơn yêu cầu hoặc nguyên đơn
khởi kiện lại (Căn cứ vào Khoản 1 Điều 56 Luật Trọng tài thương mại).
3. Mua bán hàng hoá quốc tế luôn là giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài.
-> Sai, vì mua bán hàng hoá giữa doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa không phải giao
dịch thương mại có yếu tố nước ngoài (Căn cứ vào Điều 663 Bộ luật dân sự 2015).
4. Người muốn trở thành hoà giải viên thương mại phải thực hiện thủ tục đăng ký tại Sở Tư
pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương nơi người đó thường trú.
-> Sai, vì thủ tục đăng ký chỉ áp dụng với hoà giải viên vụ việc (Căn cứ vào Điều 8 nghị định
22/2017)

TÌNH HUỐNG
Bài tập 1: Ngày 5/3/2019 Công ty A và Công ty TNHH B ký kết với nhau hợp đồng mua bán số
15/HDKT-2019. Công ty A bán một lô hàng trang thiết bị điện tử cho Công ty B, giá trị hợp
đồng là 480.890.000 đồng, thời gian giao hàng trong vòng 2 tháng kể từ ngày ký hợp đồng.
Công ty B có nghĩa vụ thanh toán cho Công ty A toàn bộ giá trị hợp đồng trước khi nhận
hàng. Nếu bên mua chậm thanh toán trong vòng 02 tuần lễ đầu thì bên mua phải chịu mức
phạt 1% trên tổng số tiền chậm thanh toán cho mỗi tuần. Từ tuần lễ thứ 3 chậm thanh toán
trở đi thì bên mua phải chịu mức phạt 3% trên tổng số tiền chậm thanh toán cho mỗi tuần.
Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng sẽ được giải quyết bởi Trọng tài thương mại hoặc Toà án.
Công ty A đã giao hàng cho Công ty B theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, Công
ty B không thanh toán đầy đủ tiền hàng cho Công ty A. Ngày 10/12/2020 Công ty B thanh toán
cho Công ty A 160.890.000 đồng.
Ngày 10/12/2021, Công ty A đã làm đơn khởi kiện đến Toà án nhân dân Quận Hoàng Mai,
Thành phố Hà Nội nơi có trụ sở chính của Công ty B giải quyết.
a. Vụ việc có thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân Quận Hoàng Mai không, giải
thích tại sao?
b. Yêu cầu của Công ty B đưa ra: Buộc Công ty B trả tiền nợ gốc mua hàng, tiền lãi do chậm
thanh toán đến ngày khởi kiện với mức lãi suất 7%/năm, và chịu tiền phạt vi phạm hợp đồng
theo thoả thuận hợp đồng. Hãy cho biết các yêu cầu trên có hợp pháp không, giải thích tại
sao?
c. Tổng số tiền nợ gốc mua hàng, tiền lãi do chậm thanh toán, tiền phạt vi phạm hợp đồng mà
Công ty B phải thanh toán cho Công ty A là bao nhiêu?
d. Công ty A có phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm không? Tính mức tạm ứng án phí sơ
thẩm mà Công ty A phải nộp?
Bài làm:
a. Toà án: dựa vào 3-4 căn cứ: dựa vào thẩm quyền theo vụ việc (có phải là tranh chấp thương mại
hay không, tại sao), theo lãnh thổ, theo các toà án, theo sự lựa chọn nguyên đơn.
- Căn cứ thẩm quyền theo vụ việc (Khoản 1 Điều 30): thì tranh chấp giữa các bên là tranh chấp
thương mại vì:
+ Chủ thể: hai công ty đều là thương nhân (có đăng kí kinh doanh).
+ Hoạt động thương mại: giao dịch mua bán hàng hoá.
+ Nội dung tranh chấp: Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng thương mại.
+ Mục đích: sinh lợi.
=> Do đó tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
- Căn cứ thẩm quyền theo các toà án (Điểm b Khoản 1 Điều 35): Toà án nhân dân Quận Hoàng Mai
là toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
- Căn cứ thẩm quyền theo lãnh thổ (Điểm a Khoản 1 Điều 39): Toà án nhân dân Quận Hoàng Mai là
toà án nhân dân nơi bị đơn có trụ sở chính.
=> Vậy vụ việc nêu trên thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân Quận Hoàng Mai.
b. Yêu cầu thứ nhất buộc Công ty B trả tiền nợ gốc mua hàng là hợp pháp vì căn cứ vào các điều
khoản mà các bên đã kí kết trong hợp đồng mua bán số 15/HDKT-2019 được kí kết ngày 5/3/2019
thì Công ty B có nghĩa vụ thanh toán cho Công ty A toàn bộ giá trị hợp đồng/lô hàng trước khi nhận
hàng tuy nhiên Công ty B mới chỉ thanh toán cho Công ty A 160.890.000 đồng như vậy công ty B
có nghĩa vụ phải thanh toán số tiền chô Công ty A (mua hàng trả tiền).
Yêu cầu thứ hai yêu cầu Công ty B trả tiền lãi chậm thanh toán là hợp pháp vì công ty B đã chậm
thanh toán nên phải chịu tiền lãi do chậm thanh toán căn cứ Điều 306 Luật Thương mại 2015.
Với mức lãi suất 7%/năm là mức lãi suất thấp hơn lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường Căn
cứ pháp lý vào Điều 11 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP (Mức lãi suất trung bình là 12%).
Điều 11. Xác định lãi suất trung bình quy định tại Điều 306 của Luật Thương mại năm 2005
Trường hợp hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 306 của Luật Thương mại năm 2005 thì
khi xác định lãi suất chậm trả đối với số tiền chậm trả, Tòa án căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn
trung bình trên thị trường của ít nhất 03 (ba) ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,...) có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh
toán (thời điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Yêu cầu thứ ba buộc Công ty B chịu tiền phạt vi phạm hợp đồng theo thoả thuận hợp đồng theo
thoả thuận hợp đồng là không hợp pháp vì các bên có quyền thoả thuận về mức phạt hợp đồng
nhưng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm căn cứ vào Điều 300 và Điều
301 Luật Thương mại 2005.
Điều 300. Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp
đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294
của Luật này.
Điều 301. Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên
thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ
trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
c. Tổng số tiền nợ gốc mà Công ty B phải thanh toán cho Công ty A là:
480.890.000 – 160.890.000 = 320.000.000
Tiền lãi nợ thanh toán mà Công ty B phải thanh toán cho Công ty A là:
(mức lãi suất * thời gian chậm thanh toán * số tiền chậm thanh toán)
7% * 320.000.000 = 22.400.000.
Tiền phạt vi phạm hợp đồng mà Công ty B phải thanh toán cho Công ty A là:
8% * 320.000.000 = 25.600.000
Tổng cộng là 368.000.000
d. Cơ sở pháp lí Khoản 1 Điều 25 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14: nguyên đơn có nghĩa vụ nộp
tạm ứng án phí nên Công ty A có nghĩa vụ
Án phí là 100, tạm ứng án phí là 50
Cách tính mức án phí: mức tiền tạm ứng án phí = 50% * 5% * 368.000.000 = 9.200.000 (Căn cứ vào
Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14).
Điều 7. Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án
1. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hình sự bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc
thẩm.
2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân
sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch
bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh
chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm
trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại


1.4  
có giá ngạch

a Từ 60.000.000 đồng trở xuống 3.000.000 đồng

b Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% của giá trị tranh chấp


Bài tập 2: Ngày 6/9/2020 Công ty cổ phần X và Công ty TNHH Y (sau đây gọi tắt là Công ty
Y) có giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, Công ty Y bán cho Công ty X lô hàng bánh kẹo,
sữa trái cây, xuất xứ: Anh, Đức. Thời gian giao hàng 07 ngày kể từ ngày nhận tiền đặt cọc.
Tổng giá trị của hợp đồng là: 68.000 USD. Nếu bên bán không giao hàng đúng thoả thuận thì
chịu phạt 30% giá trị hợp đồng. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng được giải quyết bởi Trọng
tài thương mại hoặc Toà án.
Công ty Y đã gửi hàng mẫu để Công ty X kiểm tra nhưng chỉ giao sản phẩm không có nguồn
gốc. Công ty X yêu cầu Công ty Y giao lại hàng mẫu để kiểm tra nhưng Công ty Y từ chối.
Công ty X yêu cầu Công ty Y tiếp tục thực hiện hợp đồng nhưng Công ty Y không cung ứng
hàng hoá và không trả lại số tiền cọc.
a. Tranh chấp giữa Công ty X và Công ty Y có phải tranh chấp thương mại không, giải thích
tại sao?
b. Công ty X đã nộp khởi kiện đến Toà án nhân dân giải quyết. Sau đó, Công ty Y nộp đơn
khởi kiện đến Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam giải quyết dựa trên thoả thuận trọng tài
trong hợp đồng. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này, giải thích tại
sao?
c. Nhận xét đối với nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hoá? Hãy tư vấn cho Công ty X đưa
ra các yêu cầu khởi kiện?
d. Nếu vụ án được giải quyết tại Toà án nhân dân thì bên nào phải chịu án phí sơ thẩm, giải
thích tại sao? Tính mức án phí sơ thẩm trong trường hợp này?
Bài làm:
a. Tranh chấp giữa các bên là tranh chấp thương mại vì:
+ Chủ thể: hai công ty đều là thương nhân (có đăng kí kinh doanh).
+ Hoạt động thương mại: giao dịch mua bán hàng hoá.
+ Nội dung tranh chấp: tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh từ hợp đồng thương
mại.
+ Mục đích: sinh lợi.
Căn cứ: Điều 6 Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 / Điều 30 Bộ Luật tố tụng dân sự.
b. Cơ sở pháp lí: điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP. Trường hợp Toà án thụ lý
các bên nộp đơn đến trọng tài sau khi Toà án thụ lý thì Toà án giải quyết.
c. Nhận xét:
Giá trị hợp đồng được kí kết bằng tiền USD đã vi phạm điều cấm của pháp luật về ngoại khối và các
bên không thuộc trường hợp được giao dịch ngoại khối trên lãnh thổ Điều 30. Cơ sở pháp lí: Điều 3,
Điều 4 Thông tư 32/2023 và Điều 22 pháp lý ngoại khối năm 2005 (được sửa đổi bổ sung bởi pháp
lệ 2013).
Các bên được thoả thuận mức vi phạm hợp đồng nhưng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ
hợp đồng bị vi phạm căn cứ vào Điều 300 và Điều 301 Luật Thương mại 2005, phần vượt quá 8%
sẽ không có hiệu lực.
Tư vấn: ( Căn cứ: Điều 123 và Điều 131 của Bộ Luật Dân Sự)
- Tuyên hợp đồng vô hiệu.
- Buộc công ty Y phải trả lại số tiền đặt cọc.
d. (Ai thua kiện thì chịu án phí)
Công ty Y phải chịu án phí sơ thẩm vì căn cứ vào điểm b Khoản 3 Điều 27 Nghị quyết 326/2016.
Tính mức án phí: 5% * 6 ngàn USD (ví dụ tiền đặt cọc) * tỷ giá hối đoái = 300 USD.
.
BẢN ÁN CÁC NHÓM
1. Bản án số 24/2020/KDTM-PT- V/v Tranh chấp về tên miền
2. BẢN ÁN 10/2021/KDTM-PT NGÀY 21/07/2021 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THUÊ
LẠI ĐẤT
Thẩn quyền xét xử
Thẩm quyền của tòa án: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp giữa Công ty Phát triển và khai thác hạ tầng K (tên viết tắt Công ty Đ) và Công Ty cổ phần
Đầu tư T (tên cũ là Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất Xây dựng và Thương mại K).
Vụ án này được xem là vụ án kinh doanh thương mại căn cứ những lí do sau:
Thứ nhất, Tranh chấp phát sinh từ những mâu thuẫn, bất đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng
thuê lại đất của 2 công ty : Công ty Phát triển và khai thác hạ tầng K(tên viết tắt Công ty Đ và Công
Ty Cổ phần Đầu tư T(tên cũ là Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất Xây dựng và Thương mại K)
Thứ hai, Tranh chấp này phát sinh giữa 2 thương nhân là Công ty Phát triển và khai thác hạ tầng
K(tên viết tắt Công ty Đ và Công Ty Cổ phần Đầu tư T(tên cũ là Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản
xuất Xây dựng và Thương mại K)
Thứ ba, thiệt hại đến lợi ích của bên còn lại
Thứ tư, tranh chấp phát sinh từ mục đích kinh doanh nhằm mục đích sinh lời
3. VỤ ÁN TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA
 Cách tính lãi suất của nhóm:
- Đối với Công ty DN số tiền mua bán từ ngày 31/03/2015 đến 07/6/2017 là:
752.738.280 x 10%/12 x 27 tháng 2 ngày = 170.620.677 đ (chênh 1 tháng 5 ngày)
- Đối với Công ty PD số tiền mua bán từ ngày 31/03/2016 đến 07/6/2017 là:
1.086.345.512 x 10%/12 x 15 tháng 2 ngày = 137.603.765 đ (chênh 1 tháng 5 ngày)
-> Tổng số tiền Công ty DN phải trả cho Công ty Nông dược 2 là:
752.738.280 + 170.620.677 = 923.358.957 đ
-> Tổng số tiền Công ty PD phải trả cho Công ty Nông dược 2 là:
1.086.345.512 + 137.603.765 = 1.223.949.277 đ
4. bản án số 27/2017/KDTM-PT ngày 21/07/2017 về tranh chấp hợp đồng đầu tư và hợp đồng kinh
tế
Tòa án cấp sơ thẩm đã có sai phạm trong việc tuyên thời gian và điều kiện thi hành án
trong khi cả 2 công ty VLA và LRIL không có thỏa thuận về vấn đề chi trả, cụ thể:
Phía VLA đã đề ra phương án chi trả 255 744 000 000 cho LRIL nhưng không xác
định thời gian thanh toán cụ thể mà chỉ xác định ưu tiên trả cho LRIL nếu dự án được đền
bù xong. Phía LRIL yêu cầu VLA phải nêu rõ thời gian thanh toán cụ thể nhưng vẫn
không nhận được câu trả lời thỏa đán của VLA
Việc Tòa án sơ thẩm tuyên như trên là trái với ý kiến của VLIR vì không có thỏa
thuận cụ thể.
Theo quy định tại điều 6 Luật thi hành hành án dân sự 2008 sđbs 2014, thì hai công ty
có quyền thỏa thuận thi hành án và quyền yêu cầu thi hành án
=> TA không có quyền tuyên thời gian và điều kiện thi hành án khi 2 bên chưa có thỏa
thuận

You might also like