You are on page 1of 10

I.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI


1.1. Khái niệm và các đặc điểm pháp lý cơ bản của đại lý thương mại.
1.1.1. Khái niệm đại lý thương mại
Khái niệm ĐLTM được được xem xét đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau. Dưới
góc độ ngôn ngữ, từ điển từ ngữ Hán – Việt của tác giả Nguyễn Lân có giải thích
“đại lý” có nguồn gốc từ chữ hán, theo đó “đại” có nghĩa là thay thế, “lý” có nghĩa
là quản lý, thu xếp, xử lý. Dưới góc độ kinh tế, “đại lý” là phương thức kinh doanh,
một cách thức tổ chức mạng lưới kinh doanh, mạng lưới phân phối (tiêu thụ) hàng
hóa, dịch vụ của các cơ sở kinh doanh. Dưới góc độ pháp lý, tại Điều 166 Luật
thương mại 2005, khái niệm đại lý thương mại được định nghĩa như sau: “Đại lý
thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa
thuận việc bên bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao
đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù
lao”. Đây được xem là khái niệm chung về hoạt động ĐLTM. Theo quy đinh này,
hoạt động đại lý không chỉ được hiểu là một hình thức trung gian, một mắt xích
trong kinh doanh mà còn khái quát được bản chất và phạm vi của hoạt động
ĐLTM.
Hoạt đoạt động ĐLTM tồn tại hai nhóm quan hệ: Quan hệ giữa bên giao đại lý và
bên đại lý; Quan hệ giữa bên đại lý với bên thứ ba bất kì. Giữa bên giao đại lý và
bên thứ ba bất kì không trực tiếp giao dịch với nhau mà thông qua đại lý, bên đại lý
sẽ nhân danh chính mình trong quan hệ mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý
hoặc cung ứng dịch vụ của bên đại lý với bên thứ ba. Việc bên đại lý nhân danh
chính mình trong quan hệ với bên thứ ba đã khẳng định, bên đại lý sẽ tự chịu trách
nhiệm với bên thứ ba trong việc mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ với bên
thứ ba. Đây cũng chính là điểm đặc trưng để phân biệt
hoạt động ĐLTM với hoạt động đại diện cho thương nhân; trong hoạt động đại
diện cho thương nhân, bên đại diện cho thương nhân (bên trung gian ) thực hiện
các hoạt động thương mại với bên thứ ba trong phạm vi đại diện theo danh nghĩa
của thương nhân giao đại diện chứ không nhân danh chính mình .
Từ những phân tích nêu trên, đại lý thương mại được hiểu: “Đại lý thương
mại là hoạt động trung gian thương mại được thực hiện trong hoạt động mua
bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Trong đó, bên giao đại lý và bên đại lý thỏa
thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình dùng tiền của bên giao đại lý để
mua, bán hàng hóa của bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại
lý cho khách hàng để hưởng thù lao”
1.1.2. Đặc điểm pháp lý cơ bản của đại lý thương mại
Đại lý thương mại có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
Môt là, đại lý thương mại là hoạt động trung gian thương mại.
Theo đó, chúng ta có thể hiểu hoạt động ĐLTM là hoạt động thương mại
do một chủ thể trung gian thực hiện vì lợi ích của bên ủy nhiệm để hưởng thù
lao. Trong hoạt động này có sự tham gia của ba bên: (i) bên trung gian (bên đại
lý) là bên cung ứng dịch vụ;(ii) bên sử dụng dịch vụ và trả thù lao là bên giao
đại lý; và (iii) bên thứ ba.
Hai là, trong quan đại lý thương mại bên giao đại lý và bên đại lý đều phải
là thương nhân.
Theo Điều 167 LTM 2005 quy định: “Bên giao đại lý là thương nhân giao
hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương
nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ; Bên đại lý là
thương nhân nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại
lý mua hàng hoặc bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ”.
Như vậy, trong quan hệ ĐLTM, bên đại lý và bên giao đại lý đều phải là
thương nhân, đây là một điểm khác biệt so với quan hệ môi giới thương mại và
ủy thác mua bán hàng hóa.
Ba là, trong hoạt động đại lý thương mại, bên đại lý nhân danh chính mình
xác lập giao dịch với bên thứ ba vì lợi ích của bên giao đại lý để hưởng thù lao.
Trong quan hệ hợp đồng được xác lập giữa bên đại lý và bên thứ ba, các
bên ràng buộc trách nhiệm pháp lý với nhau mà không liên quan đến bên giao
đại lý. Trừ một số trường hợp về trách nhiệm chất lượng hàng hóa hay chất
lượng dịch vụ quy định tại Khoản 2 Điều 173 LTM 2005 hoặc quy định trách
nhiệm liên đới với bên đại lý trong trường hợp bên đại lý vi phạm pháp luật mà
có phần lỗi của bên giao đại lý tại Khoản 5 Điều 173 LTM 2005.
Bốn là, hoạt động đại lý thương mại có sự tham gia của ba bên chủ thể và
song song tồn tại hai nhóm quan hệ.
Trong quan hệ ĐLTM có sự tham gia của ba chủ thể là bên giao đại lý, bên
đại lý và bên thứ ba bất kì và song song tồn tại hai nhóm quan hệ: (i) quan hệ đại
lý thương mại giữa bên giao đại lý và bên đại lý; (ii) quan hệ mua, bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ giữa bên đại lý và bên thứ ba. Các quan hệ này phát sinh trên
quan hệ hợp đồng.
Năm là, quan hệ đại lý thương mại có tính chất ổn định và gắn bó lâu dài
giữa các chủ thể.
Với mong muốn mở rộng mạng lưới kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu
thụ, đưa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tới đông đảo người tiêu dùng, đồng thời
tăng sức cạnh tranh để cạnh tranh với các đối thủ khác trong nền kinh tế, các
thương nhân đã lựa chọn ĐLTM như là một phương án tối ưu để biến những
mong muốn đó thành sự thật. Tuy nhiên, để đạt được những điều đó, quan hệ đại
lý không thể chỉ tồn tại ngày một ngày hai mà phải ổn định và lâu dài đủ để
hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất có mặt trên thị trường và được đông đảo
người tiêu dùng trên thị trường biết đến, bên đại lý có thời gian đầu tư trang thiết
bị để thực hiện công việc đã thỏa thuận.
Sáu là, trong quan hệ đại lý thương mại, bên giao đại lý là chủ sở hữu của
hàng hóa đã giao cho bên đại lý để bán cho khách hàng hoặc số tiền đã giao
cho bên đại lý mua hàng.
Trong quan hệ này, bên đại lý chỉ đóng vai trò là người trung gian, không
phải là bên bán, bên mua hàng hóa hay bên cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý
mà chỉ đơn thuần là người thực hiện dịch vụ trung gian nhận tiền của bên giao
đại lý để mua hàng từ người thứ ba cho bên giao đại lý, nhận hàng của bên giao
đại lý để bán cho người thứ ba.
1.2. Phân loại đại lý thương mại.
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động ĐLTM được chia làm hai loại: Đại lý mua
bán hàng hóa và đại lý cung ứng dịch vụ.
Hoạt động đại lý mua bán hàng hóa gồm hai nhóm quan hệ: quan hệ giữa
bên giao đại lý và bên đại lý; quan hệ giữa bên đại lý và bên thứ ba, trong quan
hệ đại lý giữa bên giao đại lý và bên đại lý được xác lập trên cơ sở hợp đồng,
các bên thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc bên đại lý thực hiện việc mua
hoặc bán hàng hóa cho bên giao đại lý, bên giao đại lý phải trả thù lao cho bên
đại lý.
Cùng với việc mở rộng phạm vi về đối tượng trong hoạt động đại lý mua
bán hàng hóa, LTM 2005 còn mở rộng phạm vi hoạt động ĐLTM nói chung. Từ
việc chỉ quy định về hoạt động đại lý mua bán hàng hóa, nay ĐLTM đã bao gồm
cả các hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ.Theo đó, Đại lý cung ứng dịch
vụ được hiểu là hoạt động thương mại, trong đó bên bên giao đại lý và bên đại lý
thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình cung ứng dịch vụ của bên giao
đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Căn cứ vào hình thức bên giao đại lý trả thù lao cho bên đại lý ĐLTM được
chia làm hai loại: Đại lý hưởng theo hoa hồng và đại lý hưởng theo chênh lệch
giá
Đại lý hưởng theo hoa hồng: là hình thức đại lý mà trong đó, giá mua, giá
bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng do bên giao đại lý ấn định
và bên đại lý được hưởng thù lao từ việc bên giao đại lý trích tỉ lệ phần trăm trên
giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ đó; tỉ lệ phần trăm này do
các bên thỏa thuận. Thông thường loại đại lý này có thể dễ dàng nhận thấy nhất
ở hình thức đại lý độc quyền.
Đại lý hưởng theo chênh lệch giá: là hình thức đại lý mà trong đó bên giao
đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho
khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý và bên đại lý được hưởng mức chênh
lệch giá giữa giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách
hàng so với giá bên giao đại lý giao cho đại lý. Hình thức này thường được các
bên thỏa thuận và sử dụng trong đại lý bao tiêu.
Trên thực tế, hoạt động thương mại diễn ra rất phong phú và đa dạng, trong
khi đó hiểu biết pháp luật của đại bộ phận cộng đồng còn chưa cao nên thường
dẫn đến tình trạng nhầm lẫn giữa các loại hình hoạt động thương mại. Tác giả
cũng đã phân tích, so sánh ĐLTM với một số loại hoạt động như: hoạt động bán
hàng đa cấp, nhượng quyền thương mại và hoạt động bán buôn bán lẻ hàng hóa
để thấy được những đặc điểm cơ bản khác biệt giữa chúng.
1.3. Phân biệt hoạt động đại lý thương mại với các hoạt động trung gian
thương mại khác quy định trong luật thương mại 2005
1.3.1. Phân biệt hoạt động đại lý thương mại với đại diện cho thương
nhân
Hoạt động đại diện cho thương nhân và ĐLTM đều có liên quan tới ba chủ
thể: bên chủ ủy (bên giao đại diện, bên giao đại lý), bên được ủy nhiệm (bên đại
diện, bên đại lý) và bên thứ ba.Về phương diện chủ thể các bên tham gia quan hệ
đều phải là thương nhân.
Phạm vi hoạt động: Bên đại lý sẽ theo thỏa thuận, thực hiện bán hàng cho
bên giao đại lý hoặc mua hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ
giao đại lý cho khách hàng; bên đại diện chịu trách nhiệm về thực hiện các biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Từ đó ta thấy phạm vi thực hiện của
đại lý thương mại là hẹp hơn, giới hạn vào việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng
dịch vụ
Đại diện cho thương nhân chi trả thù lao do các bên thỏa thuận về mức thù
lao, trong trường hợp không có thỏa thuận thì tính theo giá dịch vụ còn đại lý
thương mại trả thù lao theo Điều 171 Luật thương mại 2005, trừ trường hợp có
thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng
hoặc chênh lệch giá .
1.3.2. Phân biệt hoạt động đại lý thương mại với môi giới thương mại
Về phương diện chủ thể bên môi giới phải là thương nhân có đăng kí kinh
doanh để thực hiện dịch vụ cho bên được môi giới để hưởng thù lao, nhưng
không nhất thiết phải có ngành nghề kinh doanh trùng với ngành nghề kinh
doanh của các bên được môi giới, bên được môi giới có thể là thương nhân hoặc
không phải là thương nhân. Bên đại lý bắt buộc phải là thương nhân
Về phạm vi hoạt động, LTM 2005 đã mở rộng so với LTM 1997 ở chỗ
không chỉ bó hẹp các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa mà còn gồm cả
dịch vụ thương mại. Nội dung hoạt động của môi giới thương mại có phần rộng
hơn đại lý thương mại.
Hợp đồng môi giới thương mại không nhất thiết phải lập thành văn bản mà
nó còn có thể được xác lập bằng lời nói, hành vi cụ thể còn hợp đồng đại lý phải
được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
theo Điều 168 LTM 2005.
1.3.3. Phân biệt hoạt động đại lý thương mại với ủy thác mua bán hàng
hóa
Theo Điều 155 LTM 2005, ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương
mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa
của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù
lao ủy thác.
Xét về bản chất, ĐLTM và ủy thác mua bán hàng hóa đều là loại hợp đồng
dịch vụ, vì vậy đối tượng hướng đến giữa các bên khi giao kết là thực hiện một
công việc.Vì vậy, cho dù có sự xuất hiện của hàng hóa thì ở đây nó cũng không
phải là đối tượng của hợp đồng mà chỉ là đối tượng trong hợp đồng mua bán
giữa bên nhận giao kết và bên thứ ba.
Về mặt hình thức hợp đồng, cả ủy thác mua bán hàng hóa lẫn ĐLTM đều
phải được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương
đương.
Về phạm vi hoạt động, ĐLTM có phạm vi hoạt động rộng hơn, bao gồm
các hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trong khi ủy thác mua bán
hàng hóa giới hạn ở hoạt động mua hoặc bán hàng hóa.
Về chủ thể tham gia quan hệ, bên nhận ủy thác là thương nhân kinh doanh
mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác, bên ủy thác là thương nhân hoặc
không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng
hoá theo yêu cầu của mình. Trong khi đó bên đại lý là thương nhân họ nhận hàng
hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ
quyền cung ứng dịch vụ, bên giao đại lý cũng là thương nhân giao hàng hoá cho
đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền
thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ...
1.4. Vai trò của đại lý thương mại trong nền kinh tế
Đại lý thương mại được coi là phương thức kinh doanh truyền thống, phổ
biến và được các thương nhân sử dụng khá sớm trong lịch sử phát triển thương
mại và ngày nay vẫn được ưa chuộng. Việc sử dụng dịch vụ ĐLTM có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển kinh doanh của thương nhân cũng như nền kinh tế quốc
dân, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá, bởi những vài trò sau:
Thứ nhất, hoạt ĐLTM mang lại hiệu quả lớn cho các thương nhân trong
quá trình tổ chức mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ ở trong nước
cũng như ở ngoài nước.
Thứ hai, hoạt động ĐLTM góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá
và từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.
Đại lý thương mại đóng vai trò như một mắt xích, một cầu nối, nối các chủ
thể kinh tế lại với nhâu, tạo nên một mạng lưới kinh doanh mang lại hiệu quả
kinh tế cao không chỉ cho chính các chủ thể mà còn thúc đẩy sự phất triển của
nền kinh tế. Đại lý thương mại không chỉ tạo cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ
phân phối sản phẩm trong nước, mà nó còn góp phần mở rộng thị trường ra nền
kinh tế thế giới, thu hút đầu tư, thúc đẩy quá trình sản xuất nâng cao chất lượng
sản phẩm, chất lượng dịch vụ, lưu thông hàng hóa. Qua đó, ĐLTM tạo điều kiện
thuận lợi cho giao lưu kinh tế trong và ngoài nước.
1.5. Nội dung pháp luật về đại lý thương mại
Luật thương mại 2005 đã đưa ra định nghĩa chung về các hoạt động trung
gian thương mại bên cạnh các định nghĩa về từng loại hoạt động trung gian,
đồng thời quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ
trung gian thương mại trong đó có hoạt động ĐLTM.
Bên cạnh BLDS quy định các vấn đề chung về đại lý thương mại, LTM
2005 được xây dựng điều chỉnh những vấn đề chuyên biệt của hoạt động thương
mại, trong đó có ĐLTM. Đây được coi là nguồn trực tiếp, quan trọng điều chỉnh
các hoạt động thương mại nói chung và hoạt động ĐLTM nói riêng. Ngoài ra,
pháp luật điều chỉnh hoạt động ĐLTM ở Việt Nam còn được đề cập trong nhiều
bộ luật, luật và các văn bản dưới luật khác. Do vậy, nội dung chủ yếu pháp luật
về ĐLTM bao gồm:
- Nhóm quy phạm pháp luật quy định về các hình thức ĐLTM
- Nhóm quy phạm pháp luật quy định về hợp đồng ĐLTM
- Nhóm quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia quan hệ đại lý thương mại
Kết luận chương
Hoạt động trung gian thương mại được hình thành khá sớm và là
kết quả tất yếu trong quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động xã
hội trong lĩnh vực phân phối hàng hóa sản phẩm và dịch vụ tới người tiêu
dùng. Hoạt động trung gian thương mại nói chung và ĐLTM nói riêng là
hoạt động mang lại lợi ích kinh tế cao cho các chủ thể trong nền kinh tế thị
trường. Vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể sử dụng dịch vụ
này và để đồng thời đảm bảo cho công tác quản lý đạt hiệu quả, nhà nước đã
ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động ĐLTM. Để có thể
hiểu rõ hơn các quy phạm này trước hết chúng ta cần hiểu một số vấn đề lý
luận về ĐLTM và pháp luật về ĐLTM.
Trong phạm vi chương này, bài tiểu luận đã tiến hành tìm hiểu khái niệm và
đặc điểm pháp lý về ĐLTM, nêu và phân tích một số vấn đề lý luận về ĐLTM,
từ phân tích các các góc độ đánh giá về ĐLTM, tác giả đã đưa ra khái niệm
ĐLTM; phân tích, so sánh ĐLTM với một số loại hình hoạt động thương mại
nằm và không nằm trong hoạt động trung gian thương mại, cũng như vai trò và
tầm quan trọng của đại lý thương mại trong nền kinh tế thị trường.

You might also like