You are on page 1of 65

CHƯƠNG 1:

CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH


TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
NỘI DUNG CHÍNH

1. KHÁI QUÁT VỀ GDTMQT

2. GIAO DỊCH TRỰC TIẾP

3. GIAO DỊCH QUA TRUNG GIAN

4. MỘT SỐ GIAO DỊCH ĐẶC BIỆT


1. KHÁI QUÁT VỀ GDTMQT
• Khái niệm
Là các giao dịch được tiến hành bởi các chủ thể của thương mại quốc tế nhằm
trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới.

• Đặc điểm
(1): cá nhân (có năng lực pháp luật dân sự) ; (2): tổ chức (doanh nghiệp trong nền KT: ct trách nhiệm hữu hạn, cty cổ phần, cty hợp doanh, DN tư nhân) (tp
- Chủ thể chủ yếu);
(3): nhà nước

- Đối tượng hàng hoá, dịch vụ


- Mục tiêu
- Phương thức
1. KHÁI QUÁT VỀ GDTMQT

• Trở ngại:
- Luật pháp
- Khoảng cách địa lý
- Ngôn ngữ
- Văn hóa
- Rào cản thương mại
2. GIAO DỊCH TRỰC TIẾP
2.1. Khái niệm
ü Phương thức giao dịch trong đó các thương nhân trực
tiếp đàm phán, giao kết hợp đồng
ü Xuất khẩu
ü Nhập khẩu
ÞĐiều 28, Luật Thương mại 2005
2.2. Các bước tiến hành
ü Hỏi hàng
ü Chào hàng
ü Đặt hàng
ü Hoàn giá
ü Chấp nhận
ü Xác nhận
2.2.1. HỎI HÀNG (INQUIRY)

• Xét về mặt pháp lý: Lời thỉnh cầu bước vào giao dịch của bên mua
• Xét về mặt thương mại: Bên mua đề nghị bên bán báo cho mình biết giá
cả của hàng hóa và các điều kiện để mua hàng.
? Nội dung của một hỏi hàng
? Sự ràng buộc pháp lý đối với người đưa ra hỏi hàng
? Có nên hỏi hàng ở nhiều nơi
2.2.2. CHÀO BÁN HÀNG (OFFER)
• Khái niệm: Lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ Bên bán
• Phân loại:
+ Chào hàng tự do (Free offer)
+ Chào hàng cố định (Firm offer)
• Cơ sở pháp lý
+ CISG: Điều 14 à Điều 24
+ BLDS 2015: Điều 386 à Điều 397
• Điều kiện hiệu lực
2.2.3. CHÀO BÁN HÀNG (OFFER)
ĐIỀU KIỆN HIỆU LỰC: 3 ĐIỀU KIỆN

• ĐK1: Có đủ các điều khoản chủ yếu của chào hàng


• ĐK2: Chào hàng đến tay người được chào trong thời
hạn hiệu lực của chào hàng
• ĐK3: Người chào hàng không rút lại (withdraw) hoặc
hủy (revoke) chào hàng.
1
Có đủ các điều khoản chủ yếu

- Việt Nam: Điều 386 BLDS


- CISG 1980: Điều 14
- Anh, Mỹ
ĐIỀU 14 CISG 1980
“1. Một đề nghị giao kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác
định hình thành một chào hàng nếu nó đủ chính xác và chỉ rõ ý chí
của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp
chào hàng đó được chấp nhận. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó
nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng và giá cả một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp hoặc quy định cách xác định số lượng và giá cả.

2. Một đề nghị không gửi cho những người xác định chỉ được coi là
một lời mời đưa ra chào hàng, trừ trường hợp người đề nghị đã chỉ
rõ ràng điều ngược lại.”
Chào hàng đến tay người được
2 chào trong thời hạn hiệu lực
của chào hàng
THỜI HẠN HIỆU LỰC CỦA CHÀO HÀNG

+ CUV 1980: Đ.20

+ BLDS 2015: Đ.388


ĐIỀU 388 BLDS 2015
1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như
sau:
a) Do bên đề nghị ấn định;
b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu
lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật
liên quan có quy định khác.
2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp
đồng:
a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân;
được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề
nghị;
c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua
các phương thức khác.
3
Người chào hàng không rút lại
(withdraw) hoặc hủy (revoke)
chào hàng.
- CISG: Đ15.2, Đ16
- VN: Đ.389, Đ390 BLDS
ĐIỀU 389 BLDS 2015
1. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề
nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi
hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được
đề nghị;
b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường
hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại
đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
ĐIỀU 390 BLDS 2015

Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ đề nghị nếu
đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được đề nghị
nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi
người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng.
2.2.4. ĐẶT HÀNG (ORDER)
• Khái niệm: Lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ bên mua
Ø Nội dung đơn đặt hàng: các nội dung cần thiết của hợp đồng
Ø Đặt hàng (order) có tính chất của chào hàng cố định (mong muốn được
ràng buộc bằng hợp đồng), thường được sử dụng khi các bên có quan
hệ từ trước.
Lưu ý:
• Phân biệt với hỏi hàng
• CISG 1980 không có khái niệm “order”
• Nội dung có nhiều đặc điểm tương tự với chào hàng.
2.2.5. HOÀN GIÁ (COUNTER-OFFER)
• Khái niệm: là bước mặc cả về giá hoặc các điều kiện giao dịch khác.

Ø Có thể có hoặc không có bước hoàn giá


Ø Hoàn giá có thể diễn ra nhiều lần
Ø Hoàn giá làm chào hàng ban đầu hết hiệu lực.
Ø Hoàn giá tạo ra ĐNGKHĐ mới.
2.2.6. HOÀN GIÁ (COUNTER-OFFER)
2.2.7. CHẤP NHẬN (ACCEPTANCE)
• Khái niệm: là bước thể hiện sự đồng tình của bên nhận đề nghị giao
kết hợp đồng do phía kia đưa ra.
• Cơ sở pháp lý:
+ CISG: Điều 14 à Điều 24
+ BLDS 2015: Điều 386 à Điều 397
• Chấp nhận có hiệu lực khi:
+ Được gửi đi (thuyết Tống phát)
+ Được người chào hàng nhận (thuyết Tiếp thu)
• Điều kiện hiệu lực.
2.2.7. CHẤP NHẬN (ACCEPTANCE)
ĐIỀU KIỆN HIỆU LỰC
CỦA CHẤP NHẬN CHÀO HÀNG
ĐK1: Người được chào hàng phải chấp nhận vô điều
kiện toàn bộ/ những nội dung cơ bản của chào hàng
ĐK2: Chấp nhận đến tay người chào hàng trong thời
gian hiệu lực của chào hàng
ĐK3: Người chấp nhận không rút lại chấp nhận chào
hàng
1
Người được chào hàng phải
chấp nhận vô điều kiện toàn bộ/
những nội dung cơ bản của
chào hàng

- VN: Đ392; Đ393 BLDS


- CISG: Đ.19.2; Đ.19.3
Điều 393 BLDS 2015

“Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng


là sự trả lời của bên được đề nghị về
việc chấp nhận toàn bộ nội dung của
đề nghị.”
Đ.19 CISG 1980
• “Tuy nhiên, một trả lời chào hàng có khuynh hướng chấp nhận
chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay
những điều khoản khác nhưng không làm biến đổi một cách cơ
bản nội dung của chào hàng vẫn cấu thành chấp nhận chào
hàng, trừ khi người chào không chậm trễ phản đối bằng miệng
hoặc bằng cách gửi thông báo phản đối những sửa đổi đó. Nếu
người chào hàng không làm như vậy, thì các điều khoản của hợp
đồng sẽ là các điều khoản của chào hàng với những sửa đổi nêu
trong chấp nhận chào hàng.
• Các yếu tố bổ sung, sửa đổi khác liên quan đến các điều kiện
giá cả, thanh toán, chất lượng và số lượng hàng hóa, địa
điểm và thời hạn giao hàng, phạm vi trách nhiệm của các
bên hay đến sự giải quyết tranh chấp được coi là những sửa
đổi làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng.”
2
Chấp nhận đến tay người chào
hàng trong thời gian hiệu lực
của chào hàng

- CISG: Đ.18, Đ.21


- BLDS 2015: Đ394
CÁCH THỨC CHẤP NHẬN
- BẰNG VĂN BẢN
- BẰNG LỜI NÓI
- BẰNG HÀNH VI CỤ THỂ
- IM LẶNG CÓ PHẢI SỰ ĐỒNG Ý?
+ CISG, VIỆT NAM
+ HOA KỲ, HÀN QUỐC
3
Người chấp nhận không rút lại
chấp nhận chào hàng
- VN: Đ397 BLDS
- CISG: Đ22
TÌNH HUỐNG
Công ty Y (Ba Lan) gởi cho công ty X (Việt Nam)
chào hàng có giá trị hiệu lực đến ngày 30/5
- 26/5: X gửi chấp nhận chào hàng, trong đó
chấp nhận các điều khoản khác trừ một điều
khoản về việc trả tiền bằng USD và đề nghị
giảm giá.
- 29/5: X chấp nhận toàn bộ chào hàng ban đầu
- 27/5: Y đã bán lô hàng cho người mua khác.
X khiếu nại đòi bồi thường.
Ai đúng? Ai sai?
2.2.8. XÁC NHẬN (CONFIRMATION)

Khái niệm: Là việc sau khi đã thỏa thuận các điều kiện giao dịch, có thể ghi lại mọi điều đã thỏa
thuận, gửi cho đối tác
Phân loại:
Ø Văn bản do bên bán gửi: giấy xác nhận bán hàng
Ø Văn bản do bên mua gửi: giấy xác nhận mua hàng
Cách thức xác lập:
- Xác nhận được lập thành 1 bản, bên xác nhận ký trước rồi gửi cho bên kia; bên kia ký xong, giữ
lại 1 bản rồi gửi trả 1 bản;
- Xác nhận được lập bằng 01 văn bản có chữ ký của 2 bên, gọi là bản thỏa thuận hay hợp đồng.

Þ Lưu ý: không nhất thiết có bước xác nhận vẫn có thể xác định được hợp đồng đã được giao
kết hay chưa.
3. GIAO DỊCH QUA TRUNG GIAN
- Khái niệm
Là phương thức thiết lập mối quan hệ giữa người bán và người mua thông
qua người thứ ba là trung gian thương mại.
- Phân loại:
+ Thực tiễn kinh doanh: Môi giới – Đại lý
+ Việt Nam: Điều 3.11 LTM 2005

19/01/2021 35
3. GIAO DỊCH QUA TRUNG GIAN
Điều 3.11 LTM 2005:
Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân
để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương
nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân,
môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý
thương mại.

19/01/2021 36
Ø Ưu điểm
• Tránh rủi ro tại những thị trường mới
• Tiết kiệm được chi phí đầu tư trực tiếp
• Tận dụng được các dịch vụ của TGTM, tận dụng được cơ sở vật chất kỹ
thuật
• Tận dụng được kiến thức, kinh nghiệm của TGTM

Ø Nhược điểm
• Mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường
• Lợi nhuận bị chia sẻ.
• Người trung gian không đáng tin cậy

19/01/2021 37
Ø Những trường hợp nên sử dụng TGTM
• Thâm nhập vào thị trường mới.
• Khi giới thiệu và kinh doanh mặt hàng mới.
• Tập quán thị trường đòi hỏi phải qua trung gian.
• Việc thiết lập quan hệ mua bán bị hạn chế bởi các quy định của
Nhà nước, chính trị, ngoại giao…

19/01/2021 38
3.1. Môi giới
Khái niệm
Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân
làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp
đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi
giới.
(Điều 150, Luật Thương mại 2005)
Đặc điểm
ü Mối quan hệ giữa người môi giới và người được môi giới dựa trên sự ủy thác
từng lần.
ü Người môi giới không đại diện cho quyền lợi của bên nào
ü Môi giới không đứng tên trên Hợp đồng
ü Môi giới không tham gia thực hiện Hợp đồng
ü Bên môi giới được hưởng thù lao môi giới (brokerage)
Phạm vi trách nhiệm: Điều 151, LTM 2005
19/01/2021 39
3.2. Đại lý
Khái niệm:
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và
bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán
hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý
cho khách hàng để hưởng thù lao. (Điều 166, Luật Thương mại 2005)
Đặc điểm:
ü Đại lý đứng tên trong Hợp đồng;
ü Mối quan hệ giữa người ủy thác và đại lý là mối quan hệ dài hạn;
ü Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho bên đại
lý (Điều 170, Luật Thương mại 2005).

+ So sánh môi giới thương mại và đại lý thương mại


+ Đọc thêm: Đại diện cho thương nhân, ủy thác mua bán hàng hóa
19/01/2021 40
4. CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH ĐẶC BIỆT
4.1. Mua bán đối lưu
4.2. Kinh doanh tái xuất
4.3. Gia công quốc tế
4.4. Đấu giá quốc tế
4.5. Đấu thầu quốc tế
4.6. Mua bán tại SGDHH
4.7. Nhượng quyền mua bán hàng hóa

19/01/2021 41
4. CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH ĐẶC BIỆT
4.1. Mua bán đối lưu (Counter trade)
Khái niệm
Mua bán đối lưu là phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa trong đó
xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua,
lượng hàng giao đi có trị giá bằng lượng hàng nhận về.
Đặc điểm
ü Xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu
ü Quan tâm tới giá trị sử dụng của hàng hóa trao đổi
ü Đồng tiền làm chức năng tính toán
ü Đảm bảo sự cân bằng
19/01/2021 42
Nguyên nhân tồn tại và phát triển
- Xuất khẩu nhằm thu về một lượng hàng hóa có giá trị tương đương
chứ không phải để thu ngoại tệ về như XK thông thường
- Khắc phục sự thiếu hụt về ngoại tệ để NK các mặt hàng thiết yếu và
nâng cao đời sống
- Đáp ứng nhu cầu nhập khẩu NVL phục vụ các ngành công nghiệp
trong nước
- Giúp các thương nhân hạn chế giao dịch ngoại hối khi chính phủ
kiểm soát chặt chẽ.

19/01/2021 43
CÁC LOẠI HÌNH MUA BÁN ĐỐI LƯU
- Đổi hàng (Barter)
- Bù trừ (Compensation)
- Mua đối lưu (Counter-purchase)
- Chuyển nợ (Switch)
- Giao dịch bồi hoàn (Offset)
- Mua lại sản phẩm (Buy – backs)

19/01/2021 44
4.2. Kinh doanh tái xuất
Khái niệm
Giao dịch tái xuất khẩu là việc bán lại hàng hóa đã nhập khẩu trước đây nhằm
mục đích kiếm lời.
Đặc điểm
ü Hàng hóa chưa qua bất kỳ một khâu gia công, chế biến nào.
ü Mục đích thu về một số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu.
ü Giao dịch luôn có sự tham gia của 3 bên – Giao dịch tam giác
ü Hàng hóa có cung cầu lớn và biến động thường xuyên
ü Hưởng ưu đãi về thuế và hải quan.
Phân loại
Tái xuất đúng nghĩa (Tạm nhập tái xuất) và chuyển khẩu

19/01/2021 45
TẠM NHẬP TÁI XUẤT
Z Khái niệm
ü Hàng hóa được đưa từ nước ngoài/khu vực đặc biệt được coi là KVHQ riêng
vào VN;
ü Làm thủ tục NK vào và XK chính hàng hóa đó ra khỏi VN;
ÞĐiều 29, Luật Thương mại 2005.
HÀNG TIỀN
HÓA TỆ
NƯỚC TÁI XUẤT
(Làm thủ tục NK vào và XK )

NƯỚC NƯỚC
NHẬP KHẨU XUẤT KHẨU
TẠM NHẬP TÁI XUẤT
Z Đặc điểm
ü Hai hợp đồng riêng biệt
ü Hàng hóa phải tiến hành thủ tục XK, NK và chịu giám sát hải quan trong
thời gian lưu giữ ở VN;
ü Hàng hóa không được lưu giữ tại VN nhiều hơn 60 ngày; thương nhân
có thể đề nghị kéo dài;
ü Quá thời hạn lưu giữ, hàng hóa bị buộc tái xuất/tiêu hủy hoặc chuyển
tiêu thụ nội địa;
ü Phải nộp thuế khi TN và được hoàn lại khi TX;
ü Phải tái xuất tại cửa khẩu
CHUYỂN KHẨU
Z Khái niệm
ü Là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước,
vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ VN;
ü Không làm thủ tục NK vào, không làm thủ tục XK ra khỏi VN.
Z Phân loại
ü Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước XK đến nước NK;
ü Hàng hóa được vận chuyển qua cửa khẩu VN (không làm thủ tục NK,
XK);
ü Hàng hóa được vận chuyển qua cửa khẩu VN, đưa vào khu vực trung
chuyển hàng hóa/kho ngoại quan (không làm thủ tục NK, XK).
Þ Điều 30, Luật Thương mại 2005
CHUYỂN KHẨU
Z Đặc điểm
ü Hai hợp đồng riêng biệt
ü Thủ tục hải quan đối với các trường hợp
ü Không tính thuế, nộp thuế
ÞĐảm bảo thực hiện giao dịch
ü Phạt
BÊN XUẤT KHẨU BÊN NHẬP KHẨU
ü Đặt cọc
ü L/C giáp lưng L/C L/C
giáp gốc
lưng

BÊN TÁI XUẤT


4.3. Gia công quốc tế
Khái niệm
Đ178 - Luật Thương mại 2005:
- Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên
nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu
của bên giao gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong
quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên giao gia công để hưởng thù
lao.
- Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một hoạt động thương mại trong đó một bên (gọi
là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm của
một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành
phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia
công).

19/01/2021 50
GIA CÔNG QUỐC TẾ
Z Đặc điểm
ü Bên giao và bên nhận gia công ở các nước/KVHQ khác nhau;
ü NVL và thành phẩm có sự di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia/biên giới
hải quan;
ü Thù lao gia công tương đương với lượng lao động hao phí để làm ra
thành phẩm;
ü Quyền sở hữu về nguyên vật liệu, bán thành phẩm giao để gia công
thường vẫn thuộc về bên giao gia công;
ü Hưởng ưu đãi về thuế và hải quan.

Þ Phân biệt với tạm nhập, tái xuất?


GIA CÔNG QUỐC TẾ
Z Phân loại
Giao NVL, nhận SP
Căn cứ vào QSH NVL
Mua NVL, bán SP

Khoán

Căn cứ vào chi phí gia công


Thực chi thực thanh

Gia công giản đơn

Căn cứ vào số bên tham gia


Gia công chuyển tiếp
4.4. Đấu giá quốc tế
Khái niệm: Đ185 LTM VN 2005
Đấu giá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc
thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn
người mua trả giá cao nhất.
Đặc điểm:
ü Tổ chức công khai ở một nơi nhất định, thời điểm xác định;
ü Người mua được xem hàng trước và tự do cạnh tranh;
ü Thị trường thuộc về người bán;
ü Hàng hóa: Khó tiêu chuẩn hóa và/hoặc hàng hóa quý hiếm, độc đáo có giá
trị lớn. Người tổ chức đấu giá có thể là người bán hàng hóa, hoặc là người
kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hóa.

19/01/2021 53
Auction in the NL
Phân loại
ü Căn cứ vào mục đích: thương nghiệp, phi thương nghiệp;
ü Căn cứ vào cách đặt giá khởi điểm: trả giá lên, trả giá xuống;
Cách thức tiến hành đấu giá
Bước 1: Chuẩn bị đấu giá
- Ký HĐ tổ chức
- Chuẩn bị hàng hoá
- Xây dựng thể lệ đấu giá
- Thông báo, niêm yết thông tin
Bước 2: Trưng bày hàng hóa
Bước 3: Tiến hành đấu giá
Bước 4: Lập văn bản bán đấu giá và giao hàng hóa

19/01/2021 56
4.5. Đấu thầu quốc tế
Khái niệm: Đ214 Luật TM 2005
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên
mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm
lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự
thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra
và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng
thầu).
Khái niệm Đấu thầu quốc tế
Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu
của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà
thầu trong nước.
ÞĐiều 4, Luật Đấu thầu 2013
ÞPhân biệt với đấu giá?

19/01/2021 57
ĐẤU THẦU QUỐC TẾ
Z Đặc điểm
ü Hàng hóa/dịch vụ khối lượng lớn, trị giá cao;
ü Thị trường thuộc về người mua;
ü Bị ràng buộc bởi các điều kiện vay và sử dụng vốn.
Z Phân loại
ü Căn cứ vào đối tượng đấu thầu: hàng hóa, dịch vụ;
ü Căn cứ vào số lượng nhà thầu: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định
thầu (Điều 20-22, Luật Đấu thầu 2013);
ü Căn cứ vào phương thức đấu thầu: một giai đoạn, hai giai đoạn (Điều 28,29
Luật Đấu thầu 2013);
ü Căn cứ vào hình thức hợp đồng: trọn gói, theo đơn giá, theo thời gian (Điều
62, Luật Đấu thầu 2013).
ĐẤU THẦU QUỐC TẾ
Z Các bước tiến hành
ü Bước 1: Chua- n bị đa3 u tha5 u
ü Bước 2: Sơ tuye- n
ü Bước 3: Chı̉ da> n, giả i đá p thaB c maB c cho nhà tha5 u
ü Bước 4: Thu nhậ n và quả n lý ho5 sơ dự tha5 u
ü Bước 5: Mở tha5 u
ü Bước 6: So sá nh và đá nh giá ho5 sơ dự tha5 u
ü Bước 7: Xe3 p hạ ng và lựa chọ n nhà tha5 u
ü Bước 8: Thô ng bá o ke3 t quả và ký ke3 t Hợp đo5 ng
ü Bước 9: Bê n trú ng tha5 u đặ t cọ c, ký quỹ hoặ c nộ p bả o lã nh thực hiệ n hợp
đo5 ng.
Þ VN có khuyến khích đấu thầu quốc tế? (Điều 15, Luật Đấu thầu 2013)
ĐẤU THẦU QUỐC TẾ
Điều 15. Đấu thầu quốc tế
1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi
đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất
được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất
lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào
bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà
nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.
2. Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất,
trừ trường hợp hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
4.6. Sở giao dịch hàng hóa
Khái niệm
Sở giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt tại đó thông qua những
người môi giới do Sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán các loại hàng
hóa có khối lượng lớn,có tính chất đồng loại,có phẩm chất có thể thay thế
được cho nhau.
Đặc điểm:
ü Hàng hóa đồng loại, tiêu chuẩn hóa cao, khối lượng lớn;
ü Giao dịch qua người môi giới do SGD chỉ định;
ü Giao dịch tuân theo những quy định, tiêu chuẩn của SGD;
ü Sở GD hàng hóa tập trung cung và cầu về một mặt hàng ở một thời điểm
nhất định, thể hiện sự biến động của giá cả;
ü Chủ yếu là giao dịch khống.

19/01/2021 61
SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA
• London, New York: Kim loại màu.
• London, New York, Rotterdam, Amsterdam: Cà phê.
• Bombay, Chicago, New York: bông.
• Rotterdam, Milan, New York:Lúa mì
Các loại hình giao dịch tại SGDHH:

ü Giao dịch giao ngay (Spot transaction);


ü Giao dịch kỳ hạn (Forward transaction);
ü Nghiệp vụ tự bảo hiểm (Hedging);
ü Hợp đồng quyền chọn (Options)

19/01/2021 64
4.7. Nhượng quyền mua bán hàng hóa
Là phương thức giao dịch đặc biệt trong đó một bên được bên
nhượng quyền (franchisor) cho phép và yêu cầu bên nhận
quyền (franchisee) tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa
cung ứng dịch vụ theo các điều kiện đã thống nhất và thanh
toán phí nhượng quyền

Ưu điểm:
bên nhượng quyền tiết kiệm xd chi phí, nâng cao thương hiệu thành hình ảnh toàn cầu, thu lợi ích từ việc lan toả thương hiệu (thông qua ngkhac làm việc),

bên nhận quyền: nhận được sự trung thành nhờ thương hiệu, giảm rủi ro khi thâm nhập thị trường, kh phải xd thương hiệu từ đầu, cơ hội học tập bài học kinh doanh

19/01/2021 65

You might also like