You are on page 1of 5

ĐỀ BÀI

Câu 1: Phân tích giá trị pháp lý trong việc hình thành hợp đồng của chào hàng và hoàn giá.

Câu 2: So sánh môi giới và đại lý.

Câu 3: So sánh tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu.

Câu 4: Viết thư hỏi hàng, hoàn giá, chấp nhận trong giao dịch mua bán gạo giữa thương nhân
VN và Nam Phi.

Bài làm
Câu 1:
1. Chào hàng (offer)
- Là đề nghị giao dịch xuất phát từ phía người bán (pháp lý)
- Là việc người bán cung cấp thông tin giao dịch của hàng và gửi tới người mua (thương
mại)
-Phân loại:
+ Chào hàng chủ động: Chủ động tìm đối tác mua tiềm năng
+ Chào hàng bị động: Phúc đáp lại các thư hỏi hàng
Hoặc dựa vào tính chất ràng buộc nghĩa vụ cung cấp hàng của người chào hàng

+ Chào hàng tự do (free): Đề nghị giao dịch của người bán, không có giá trị pháp lý
cung ứng hàng của người bán
+ Chào hàng cố định (firm): Là chào bán 1 lô hàng xác định theo những đk gd định
sẵn cho 1 hoặc 1 số người mua xác định.
CHÀO HÀNG CỐ ĐỊNH CÓ HIỆU LỰC + CHẤP NHẬN CÓ HIỆU LỰC = HỢP
ĐỒNG MUA BÁN
=>> về mặt nội dung hđ tương đối giống chào hàng cố định.
* Đặc định lô hàng bằng những đk giao dịch
* Xác định người nhận:
Người bán xác định người mua là ai và gửi rõ cho người đó, số lượng người nhận
chào cố định phải hạn chế vì ràng buộc nghĩa vụ phải cung cấp hàng của người chào
hàng.
Hỏi: Chào hàng cố định có cần nêu thời hạn hiệu lực hay k?
Hoàn giá (Couter offer/ order)
Sau khi giao dịch, thường người nhận giao dịch sẽ trải qua bước mặc cả
=>> Hoàn giá là việc mặc cả về các điều kiện giao dịch. Cả 2 bên đều có thể là người
hoàn giá. Mỗi 1 lần trả giá là (BID)
- Đặc điểm:
+ Làm mất hiệu lực của lời đề nghị cố định liền kề phía trước
+ Được coi là lời đề nghị giao dịch mới
- Trên thực tế không có thư thương mại nào tên là hoàn giá mà thực tế nó nằm dưới hình thức
thư chấp nhận có sửa đổi lời đề nghị ban đầu.
Câu 2.

 Môi giới thương mại


- Là thương nhân làm trung gian trong việc đàm phán và giao kết hđ mua bán
- Cơ sở pháp lý: Hợp đồng trung gian và hợp đồng mua bán
- Đặc điểm:
+ Lý thuyết môi giới không đàm phán trực tiếp vs các bên nhưng thực tế vẫn có
+ Gắn kết người bán và người mua
+ Xúc tiến quá trình đàm phán
+ Hợp đồng ngắn hạn, ủy thác từng lần
+ Người môi giới không đại diện cho quyên lợi của bên nào, không ký kết hợp và thực hiện
hoạt động mua bán
 Đại lý thương mại
- Là hoạt động thương mại theo đó thông qua hđ đại lý thì bên giao và bên đại lý thì
sẽ thỏa thuận bên đại lý nhân danh chính mình mua bán cung ứng dịch vụ và nhận
thù lao. Bên đại lý có quyền đứng ra ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán vs bên
cuối cùng.
Nước ngoài
Đại lý thụ ủy: Không được ký hợp đồng, chi phí phụ thuộc hoàn toàn vào bên giao
+ Đại lý hoa hồng: Chi phí do bên giao cung cấp và đc ký kết hợp đồng
+ Đại lý kinh tiêu: Hoạt động vs danh nghĩa và chi phí của chính mình
Câu 3:

1. Tạm nhập tái xuất:


Là xuất khẩu chính hàng hóa đã nhập khẩu trong tình trạng chưa qua gia công chế
biến ( nguyên trạng như ban đầu khi nhập khẩu)
+ Đặc điểm: Chưa thay đổi trạng thái hàng hóa, giữ nguyên
+ Thường là những hàng hóa có cung và cầu lớn trên thế giới và giá
thường xuyên biến động. Lựa chọn vì hàng có cung lớn: Dễ nhập khẩu
giá ưu đãi
Cầu lớn: Dễ xuất khẩu và giá cao
=>> Mặt hàng có cả cung lớn và cầu lớn ở cùng 1 thị trường rất ít. Cầu lớn thì chính phủ sẽ
thắt cung lại.
=>> Đây là những hàng hóa mang tính thiết yếu như điện nước muối.
=>> Cả cung cả cầu lớn ở 2 thị trường khác nhau: Cung ở 1 thị trường, cầu ở 1 thị trường
Quy trình:

Tạm nhập tái xuất (tái xuất đúng nghĩa)


Hàng hóa đc nước tái xuất nhập từ nước xuất khẩu về có lưu ở nc tái xuất. Cần phải
làm thủ tục hải quan nhập khẩu sau đó xuất khẩu sang nước nhập khẩu thì phải làm
thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa đó ra khỏi tái xuất.
1 Kinh doanh chuyển khẩu:
Hàng dù có đi về nước tái xuất hay không thì cũng đều không làm thủ tục hải quan ở nước
tái xuất
Quy trình 1: Hàng k đi qua tái xuất mà đi thẳng từ đi từ nước xuất khẩu sang nước
nhập khẩu, đây là chuyển khẩu công khai, chỉ có 1 vận đơn
Quy trình 2: Hàng vẫn về nước tái xuất, nhưng hàng vẫn k làm thủ hải quan xnk =>>
hàng phải đưa vào nhưng khu vực đặc biệt: Cửa khẩu trung chuyển, cảng trung
chuyển ( đơn thuần chỉ làm chuyển tải) hoặc đưa hàng về kho ngoại quan (của doanh
nghiệp kinh doanh kho bãi, là nơi chứa hàng hóa chỉ làm thủ tục xuất nhập kho), có 2
vận đơn (khi nộp chứng từ thì nộp bộ chứng từ thứ 2 từ nc tái xuất đến nước nhập
khẩu, nên là chuyển khẩu bí mật vì nc nhập khẩu kb hàng nhập từ đâu (thực tế thì kp,
chỉ là tên gọi)
- Hợp đồng tái xuất

Nước trung gian:


Bên tái xuất
Nước xuất khẩu:
Bên xuất khẩu
Nước nhập khẩu
Ký 2 hợp đồng: Nếu đứng ở góc độ bên tái xuất thì phải ký hợp đồng xuất khẩu và
hợp đồng nhập khẩu, ký cái nào trước cũng đc, tùy vào năng lực của người kinh doanh
tái xuất
Mối quan hệ 2 hợp đồng:
- Đối tượng mua bán: Hàng hóa giống nhau về mọi phương diện, mã HS phải y nguyên
- Số lượng, khối lượng: Nếu xuất khẩu k đủ thì phần còn lại thì phải làm thủ tục nhập
khẩu như hàng nhập khẩu bình thường =>> có thể k giống nhau
- Giá trị: Hợp đồng xuất khẩu có giá trị cao hơn hợp đồng nhập khẩu nếu khối lượng
bằng nhau, chênh lệch này là lợi nhuận.
- Thời hạn giao hàng: Nếu là chuyển khẩu công khai: giống nhau vì chỉ có 1 lần giao hàng
Nếu là chuyển khẩu bí mật: Thông thường hợp đồng nhập khẩu phải giao trước
Câu 4.
Thư chào hàng:
Thưa các ngài
Chúng tôi là tổng đại lý thương mại gạo ở Nam Phi. Chúng tôi đã thấy tên loại gạo
ST25 của các bạn trong danh mục những loại gạo ngon nhất thế giới và mong
muốn biết thêm một vài thông tin về loại gạo này.
Bạn có thể gửi chúng tôi thêm thông tin về bảng giá mới nhất cho loại gạo ST25
được không. Chúng tôi sẽ rất vui lòng nếu bạn gửi mẫu thử để chúng tôi kiểm tra
chất lượng sản phẩm.
Chúng tôi định đặt hàng với số lương lớn và muốn biết mức chiết khấu thương mại
cho trường hợp này. Thông thường, chúng tôi sẽ đàm phán mức chiết khấu thương
mại 10% với đơn đặt hàng số lượng trên 1000 tấn.
Nếu các điều kiện sản phẩm được đáp ứng, chúng tôi rất vui lòng đặt nhiều đơn
hàng hơn trong tương lai. Chúng tôi rất mong chờ câu trả lời của bạn.
Kính thư
Thư hoàn giá
Kính gửi: \
Cảm ơn quý công ty đã gửi cho chúng tôi mẫu và trích mẫu sản phẩm. Chúng tôi đang quan
tâm đến sản phẩm gạo ST25.
Chúng tôi thấy rằng đây là sản phẩm công ty đang cần, nhưng giá không cạnh tranh với
những nhà cung cấp khác. Chúng tôi mong muốn có mức chiết khấu 5%. Nếu quý công ty
đồng ý với mức chiết khấu này, chúng tôi sẽ đặt những đơn hàng số lượng lớn hơn trong
tương lai.
Quý công ty xem xét đề nghị của chúng tôi và có phản hồi sớm nhất.
Trân trọng
Thư chấp nhận
Kính gửi:
Sau khi xem xét các điều kiện đơn hàng đã được trao đổi từ trước, chúng tôi xin vui lòng chấp
nhận đơn hàng với những điều khoản sau:
1. Tên hàng:
Gạo ST25
2. Số lượng:
10.000 tấn
3. Chất lượng:
Đáp ứng tiêu chuẩn gạo xuất khẩu
4. Kiểm tra chất lượng:
Kiểm tra chất lương do VINACOLTROL. VIETNAM thực hiện. giấy chứng
nhận chất lượng do VINACOLTROL có giá trị cuối cùng đối với cả 2 bên.
5. Bao bì:
Bao bì phù hợp với việc chuyên chở hàng hóa bằng Container.
6. Giá cả:
Đơn giá: 375USD/ton FOB Hai Phong
Giá trên được hiểu là bao gồm cả chi phí bao bì , ký mã hiệu.
7. Giao hàng:
Thời gian giao hàng Quý VI/2020
Thông báo giao hàng: số lượng hàng đã giao, số lượng container,
ngày dự kiến hàng đến nơi đến.
8. Thanh toán:
Tiền hàng sẽ được thanh toán theo phương thức Tín dụng chứng từ, bằng đồng
USD, chuyến tiền bằng T/TR.
Trước khi đến hạn giao hàng 45 ngày, Người mua mở một L/C tại Ngân hàng
Nam Phi qua ngân hàng VIETCOMBANK HANOI cho người bán hưởng lợi
với trị giá 100% trị giá hóa đơn, L/C có hiệu lực 70 ngày kể từ ngày mở. Tiền
hàng sẽ được thanh toán trên cơ sở xuất trình Bộ chứng từ:
+ Hối phiếu trả tiền ngay 1 bản
+ Hóa đơn thương mại 3 bản
+ Vận tải đơn liên hợp 3 bản
+ Bảo hiểm đơn 3 bản
+ Giấy chứng nhận chất lượng 3 bản
+ Giấy chứng nhận trọng lượng 3 bản
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật 3 bản
+ Giấy chứng nhận xuất xứ 3 bản
9. Luật áp dụng: Những vấn đề ko đề cập đến trong thư chào hàng này sẽ được
giải thích theo luật thương mại Việt Nam 2005
Xin trân trọng cảm ơn quý ngài.

You might also like