You are on page 1of 36

MÔN HỌC

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG

KHOA KINH TẾ– LUẬT

Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Rõ


TÀI LIỆU HỌC TẬP
CHƯƠNG III
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Nội dung bài học
1 Khái niệm, nguyên tắc giao kết hợp đồng

2 Trình tự giao kết hợp đồng

3 Thời điểm giao kết, địa điểm giao kết hợp đồng
1 Khái niệm, nguyên tắc giao kết hợp đồng
1.1. Khái niệm:

 Là việc các bên chủ thể bày tỏ


ý chí với nhau để cùng xác lập
hợp đồng thông qua sự bàn
bạc, trao đổi, thương lượng với
nhau theo các nguyên tắc và
trình tự do luật định nhằm xác
lập, thay đổi, chấm dứt quyền
và nghĩa vụ dân sự.
1.2. Nguyên tắc giao kết (Điều 3 BLDS 2015)
Việc giao kết hợp đồng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
 Tự do giao kết hợp đồng, nhưng không vi phạm điều
cấm, trái đạo đức xã hội

 Biểu hiện cụ thể:


 Chủ thể có quyền tự do giao kết hợp đồng; tự do
không giao kết hợp đồng.

 Tự do lựa chọn loại hợp đồng phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh và yêu cầu của chủ thể mà không bị ràng
buộc vào những loại hợp đồng nhất định nào đó.
 Tự do lựa chọn bất kỳ đối tác nào mà chủ thể cảm
thấy thích hợp, thuận tiện, có lợi cho mình hoặc
thậm chí, bất lợi cho mình.
 Tự do quyết định nội dung cụ thể của hợp đồng, tự do xác
định các quyền và nghĩa vụ của các bên mà không bị sự
cấm đoán nào, trừ trường hợp các quyền lợi của cá nhân,
tổ chức xâm phạm tới quyền lợi công.
 Tự do lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp với thực tế
công việc, hoàn cảnh cụ thể của mỗi chủ thể.
 Hạn chế:
 Không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
 Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung
thực và ngay thẳng
 Tự nguyện: chủ thể tự mình quyết định tham gia, xác lập,
thực hiện hợp đồng đúng với nguyện vọng của chủ thể;

 Bình đẳng: không phân biệt đối xử giữa các chủ thể;

 Thiện chí: làm một việc gì với ý định tốt;


 Ví dụ 1:
A muốn cho đối thủ cạnh tranh C không mua được nhà máy của
B nên trước khi C đưa ra giá chào mua, A đã đưa ra một giá hấp
dẫn hơn để B bán cho A mà không bán cho C nữa. Sau đó A trả
lời không mua mà không có lý do.

Theo anh, chị A có phải chịu trách nhiệm gì với B hay không?

Như vậy, động cơ giao kết hợp đồng của A là không thiện chí,
có dụng ý xấu.

A phải chịu trách nhiệm về việc A đã từ chối giao kết hợp đồng
với B.
 Hợp tác: là thái độ chia sẻ khó khăn mà các bên phải
đương đầu.

 Trung thực: là thông tin đầy đủ, minh bạch, đúng sự thật.

Ví dụ 2:

Bên bán lừa dối bên mua về chất lượng của vật bán

Người mua bảo hiểm dấu diếm thông tin về bệnh tật…
 Ngay tình: là vào thời điểm giao kết hợp đồng; một
bên đã không cố ý, không biết và không thể biết về
những nội dung trái pháp luật dẫn đến sự vô hiệu của
hợp đồng trong tương lai.
Ví dụ 3:
B mượn máy ảnh của A để bán cho C, C không biết máy
ảnh đó là của A (và cũng không thể biết máy ảnh là của A)
nên đã mua máy ảnh.

Theo anh, chị hợp đồng giữa B và C có trái luật không?

Xem điều 167 BLDS 2015


 Ngay thẳng hay ngay tình: là một đòi hỏi quan trọng
của việc giao kết hợp đồng.

Ví dụ 4:

Hợp đồng bảo hiểm theo mẫu có điều khoản không rõ, thì bên
đưa ra mẫu của hợp đồng phải chịu giải thích theo hướng bất
lợi hơn.

Vì, trong trường hợp này. Bên mua bảo hiểm là người yếu thế
hơn về mặt kinh tế và là người ngay tình đối với điều khoản
mẫu mà họ không hề tham gia thương thuyết hay soạn thảo.
2. Trình tự giao kết hợp đồng
2.1. Đề nghị giao kết hợp đồng
2.1.1. Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao
kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên
đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng
(sau đây gọi chung là bên được đề nghị).

Khoản 1 Điều 386 BLDS 2015


Ví dụ 5:

Trong một tiệc rượu, A nói muốn bán một căn nhà giá 100
lượng vàng. B giơ tay xin tuyên bố hứa mua ngôi nhà này.

Ngày hôm sau, B mang tiền, vàng qua giao cho A để lấy căn
nhà, nhưng A không chịu bán có được không?

Tuyên bố của A có phải là lời đề nghị giao kết hợp đồng hay
không?
2.1.2. Yêu cầu đối với đề nghị giao kết hợp đồng
 Một đề nghị coi là hợp lệ cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
Một là, người đề nghị giao kết hợp đồng có tư cách để giao
kết, xác lập hợp đồng.
Hai là, đề nghị giao kết hợp đồng phải có các nội dung cụ thể
rõ ràng.
Ba là, đề nghị giao kết hợp đồng phải được gửi tới bên xác
định hoặc công chúng.
Bốn là, bên đề nghị giao kết hợp đồng phải thực sự có ý muốn
tạo lập hợp đồng.
2.1.3. Các phương thức đề nghị giao kết hợp đồng

Có hai phương thức:

 Đề nghị giao kết trực tiếp (đề nghị với người có mặt)

(Xem khoản 3 Điều 394 BLDS 2015)

 Đề nghị giao kết gián tiếp (đề nghị với người vắng mặt)

(Xem các quy định tại Điều 386, 388, 389, 390, 391,
392 BLDS 2015)
2.1.4. Nghĩa vụ thông tin trong giao kết hợp đồng

 Nghĩa vụ bên có thông tin (Khoản 1


Điều 387 BLDS 2015)

 Nghĩa vụ bên nhận được thông tin


(Khoản 2 Điều 387 BLDS 2015)

 Chế tài do vi phạm nghĩa vụ thông tin, nghĩa vụ bảo mật


thông tin (Khoản3 Điều 387 BLDS 2015)
2.1.5. Sự ràng buộc của lời đề nghị giao kết hợp đồng

 Không được thay đổi, rút lại đề nghị, trừ trường


hợp bên kia chưa nhận được hoặc trong đề nghị
có nêu rõ điều kiện thay đổi hay rút lại mà điều
kiện đó xuất hiện.

 Không được đưa ra cùng lời đề nghị với một người thứ ba,
trong trường hợp đề nghị đó chỉ có thể xác lập được một hợp
đồng duy nhất.

 Phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị


2.1.6. Bắt đầu và chấm dứt HL của lời đề nghị giao kết hợp đồng

 Thời điểm bắt đầu chấm dứt


hiệu lực của đề nghị giao kết
hợp đồng.(Điều 388 BLDS
2015)

 Thời điểm chấm dứt hiệu lực


ràng buộc của đề nghị giao kết
hợp đồng. (Điều 391 BLDS
2015)
2.1.7. Sửa đổi và rút lại của lời đề nghị giao kết hợp đồng (Điều
389 BLDS 2015)

 Sửa đổi lời đề nghị giao kết hợp đồng

 Rút lại đề nghị giao kết hợp đồng

 Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 390 BLDS 2015)

2.1.8. Phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị thương
lượng
2.2. Chấp nhận giao kết hợp đồng
2.2.1. Khái niệm và điều kiện pháp lý của việc trả lời
chấp nhận giao kết hợp đồng
2.2.1.1. Khái niệm

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên
được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề
nghị.

Khoản 1 Điều 393 BLDS 2015


2.2.1.2. Điều kiện:

 Người trả lời chấp nhận phải có NLCT để


tham gia xác lập HĐ.

 Trả lời chấp nhận phải là sự đồng ý toàn bộ ND của đề nghị.


(Điều 392; khoản 1 Điều 393)

 Thông báo trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng phải được
đưa ra trong thời hạn xác định. ( khoản 1 Điều 394)

Nghiên cứu giáo trình trang 179-195


2.2.1.3. Hình thức:
 Trả lời chấp nhận bằng một hành vi cụ thể.
Cụ thể:
Bên được đề nghị sau khi nhận được đề nghị của bên kia thì đã
trả lời bằng một hành động tích cực, như gật đầu hoặc tiến hành
công việc mà bên đề nghị yêu cầu.
Ví dụ:
Người gửi xe mang xe vào bãi và đề nghị được gửi qua đêm.
Người giữ xe gật đầu (theo tập quán giao tiếp của người VN,
gật đầu có nghĩa là đồng ý).
Ví dụ 6:
8 giờ sáng, bên đặt hàng (A) bằng tin nhắn, yêu cầu bên cung ứng
hàng (B – một đại lý bán hàng có quen biết với A), với nội dung:
“Nếu B có 100 bao xi măng Hà Tiên loại 1(PC 40), với giá
72.000 đồng/bao, thì giao ngay cho A tại địa chỉ nhà riêng của A”
Theo thông lệ, B không trả lời ngay bằng điện thoại hoặc tin nhắn,
nhưng đã cho xe đi nhận xi măng ở nhà máy (khởi hành lúc 10 giờ
sáng) và đã chở xi măng đến địa chỉ xác định vào 18 giờ chiều
cùng ngày.
Do không thấy B nói gì, nên A đã mua xi măng của một cửa
hàng gần nhà để sử dụng. Khi B mang xi măng tới, A đã từ chối.
 Im lặng:
Đây không phải là hình thức trả lời chấp nhận, mà chỉ
là quy ước về sự đồng ý và không phản đối.
 Sự im lặng trong giao kết hợp đồng:

 Về nguyên tắc, việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng phải
là một sự tuyên bố ý chí công khai, tức phải được biểu lộ ra
bên ngoài dưới một hình thích khách quan nhất định và được
thông đạt tới bên đề nghị.
 Sự im lặng không thể hiện là có đồng ý hay không, nên không
được xem là một hình thức công bố ý chí thể hiện sự đồng ý
giao kết hợp đồng. (khoản 2 Điều 393 BLDS 2015)
Ví dụ 7:

Khoản 2 Điều 394 có quy định:

Nếu trả lời chấp nhận lẽ ra đã tới đúng hạn, nhưng vì lý do


khách quan mà đã không tới đúng hạn, nhưng bên đề nghị đã
biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì hợp đồng
cũng coi là đã giao kết (chấp nhận giao kết có hiệu lực), trừ
trường hợp ngay lập tức, bên đề nghị tuyên bố từ chối giao
kết hợp đồng.

Xem thêm khoản 1 Điều 492 BLDS 2015


2.2.1.4. Hiệu lực của trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng và
thời điểm có hiệu lực việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
 Hiệu lực của việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

 Thời điểm có hiệu lực của trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
Khoản 1,2 Điều 394 và Điều 400 quy định thì có thể suy
đoán, chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực với bên
được đề nghị vào thời điểm bên đề nghị nhận được thông
báo trả lời chấp nhận.

Xem thêm Điều 390, 395, 396 BLDS 2015


2.2.1.5. Rút lại thông báo trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

Xem khoản 1 Điều 392, khoản 1 Diều 393 BLDS 2015

Theo quy định tại Điều 397 thì “Bên được đề nghị giao kết
hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp
đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc
cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp
nhận giao kết hợp đồng.”
2.2.2. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng, trả lời chấp nhận
đề nghị khi các bên tham gia hợp đồng chết hoặc bị mất năng lực
hành vi dân sự, hoặc mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi
trước thời điểm hợp đồng được giao kết

 Căn cứ và điều kiện áp dụng


Xem Điều 395, 396 BLDS 2015

 Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng

 Hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
3 Thời điểm giao kết, địa điểm giao kết hợp đồng
3.1. Thời điểm giao kết hợp đồng Điều 400 BLDS 2015
 Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp
nhận giao kết.
 Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận
giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp
đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
 Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã
thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
 Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau
cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể
hiện trên văn bản.
 Một số trường hợp đặc thù:

 Khoản 3 và đoạn 2 khoản 4 Điều 400

 Hợp đồng được giao kết bằng phương tiện điện tử thì việc giao
kết còn phải tuân theo các quy định đặc thù của pháp luật về giao
dịch điện tử. (khoản 2 Điều 36 Luật GDĐT 2005)

Xem Điều 18, 19, 20 Luật GDĐT 2005

Xem thêm khoản 2 Điều 11 Nghị định 57/2006/NĐ-CP


Ví dụ 8:

Một bên gửi cho bên kia đề nghị giao kết hợp đồng bằng văn
bản, nhưng bên kia lại trả lời chấp nhận bằng miệng thì hình
thức giao kết là hình thức hỗn hợp, chứ không chỉ bằng văn bản;

Một khách hàng truyền thống gửi fax cho công ty bảo hiểm đề
nghị giao kết hợp đồng bảo biểm, và công ty bảo hiểm vừa gọi
điện thông báo đồng ý giao kết hợp đồng, vừa gửi văn bản.
3.2. Địa điểm giao kết hợp đồng

Điều 399 BLDS 2015

“Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận; nếu
không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư
trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị
giao kết hợp đồng.”
 Ý nghĩa pháp lý của địa điểm giao kết hợp đồng

 Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp
dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp
đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật
áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức
hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng
hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được
công nhận tại Việt Nam.(khoản 7 Điều 683 BLDS 2015)

 Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải
được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
(khoản 3 Điều 404 BLDS 2015)
Nhận định đúng/ sai? Căn cứ pháp lý, vì sao?
1. Khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng đã gửi lời chấp nhận
thì không được thay đổi hoặc rút lại trả lời chấp nhận.
2. Thời điểm giao kết hợp đồng cũng đồng thời là thời điểm có
hiệu lực của hợp đồng.
3. Các bên có thể thỏa thuận thời điểm hợp đồng có hiệu lực ở
bất kỳ thời điểm nào.
4. Sự im lặng trong giao kết hợp đồng là một hình thức trả lời
chấp nhận trong giao kết hợp đồng.
5. Mọi hình thức của hợp đồng phải phù hợp với pháp luật của
nơi giao kết hợp đồng.
Cảm ơn

You might also like