You are on page 1of 2

BẢN ÁN 886/2019/LĐ-PT NGÀY 09/10/2019 VỀ TRANH CHẤP ĐƠN PHƯƠNG

CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG


Tóm tắt bản án:
- Nguyên đơn: Ông Trần Viết H, sinh năm 1972; Cư trú tại: E47 khu dân cư Công
ty H, Khu phố D, phường T, Quận G, Thành phố Hồ Chí Minh;
- Bị đơn: Công ty N; Trụ sở tại: 86 Đường số Y, phường P, Quận G, Thành phố
Hồ Chí Minh;
- Nội dung vụ án:
Công ty N ký hợp đồng thử việc với ông H, thời gian thử việc 02 tháng. Sau
khi hết thời gian thử việc, công ty ban hành Hợp đồng lao động - là hợp đồng xác
định thời hạn, nội dung về cơ bản tương tự hợp đồng thử việc chỉ khác địa điểm
làm việc. Tuy nhiên, bị đơn không muốn tiếp tục ký hợp đồng lao động với
nguyên đơn, nên đã gửi cho nguyên đơn văn bản yêu cầu chấm dứt hợp đồng lao
động. Sau đó, giữa bị đơn và nguyên đơn đã có 3 lần ấn định về thời hạn trả lời
chấp nhận giao kết hợp đồng.
- Hướng giải quyết của Toà: Sau khi chấm dứt hợp đồng thử việc, giữa ông Trần
Viết H và Công ty N không thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động do ông H
không trả lời chấp nhận giao kết trong thời hạn ấn định, cần xác định ông H không
chấp nhận giao kết hợp đồng lao động với Công ty N. Công ty N không đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với ông Trần Viết H.
Câu 1: Đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng?
Trong Mục 2.4 phần Nhận định của Toà án có đoạn cho thấy Tòa án đã áp dụng
quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: “...Căn cứ quy định tại khoản 1
Điều 394 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp
đồng” thì “1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận
chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp
đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề
nghị mới của bên chậm trả lời…”. Với các tình tiết nói trên, giữa người lao động
và người sử dụng lao động đã 3 lần ấn định thời hạn trả lời về việc trả lời chấp
nhận giao kết hợp đồng lao động hay không. Do ông H không trả lời chấp nhận
giao kết trong thời hạn ấn định, cần xác định ông H không chấp nhận giao kết hợp
đồng lao động với Công ty N. Việc Công ty N có Văn bản số 03/2017/CV-KNE
ngày 03/11/2017 gửi đến ông H yêu cầu ông H không có mặt tại Công ty kể từ sau
12 giờ 00 phút ngày 04/11/2017 là phù hợp.”
Câu 2: Việc Tòa án áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho
phép hiểu rằng đã có đề nghị giao kết hợp đồng. Theo anh/chị, thông tin nào trong
Bản án có thể được coi là đề nghị giao kết hợp đồng? Vì sao?
- Thông tin trong bản án có thể được coi là đề nghị giao kết hợp đồng, tại đoạn:
“Tại cuộc họp ngày 26/10/2017, Công ty đề nghị ông H ký kết hợp đồng lao động,
Công ty có ý kiến “Công ty sẵn sàng ký hợp đồng, và nếu trong hợp đồng có vấn
đề gì thì anh H có phản hồi sớm thay đổi hợp đồng”, ông H có ý kiến là “ngày
31/10/2017 sẽ trả lời trước 04 giờ 00 phút vì cần cân nhắc”. Công ty đã gửi cho
ông H bản dự thảo hợp đồng lao động.”
- Theo khoản 1 Điều 386 của BLDS 2015 thì “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc
thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên
đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng”.
- Một đề nghị giao kết hợp đồng được coi là hợp lệ khi đáp ứng đủ điều kiện:
Một là, người được đề nghị giao kết hợp đồng có tư cách để giao kết, xác
lập hợp đồng.
Hai là, đề nghị giao kết hợp đồng phải có các nội dung cụ thể và rõ ràng.
Ba là, đề nghị giao kết hợp đồng phải được gửi tới bên xác định hoặc công
chúng.
Bốn là, bên đề nghị giao kết hợp đồng phải thực sự có ý muốn tạo lập hợp
đồng.1
- Thông tin trên đã thỏa điều kiện khi thể hiện bên đề nghị (Công ty N) có hành vi
biểu lộ ý chí của mình rất rõ ràng muốn cùng bên được xác định là ông H ký hợp
đồng lao động. Vì lẽ đó, thông tin trên trong Bản án được coi là đề nghị giao kết
hợp đồng.
Câu 3: Hướng áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của Tòa
án như trên có thuyết phục không? Vì sao?
Hướng áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của Tòa án như
trên là thuyết phục. Vì trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng phải thỏa mãn các yêu cầu:
 Người trả lời chấp nhận phải có năng lực chủ thể để tham gia xác lập hợp
đồng.
 Trả lời chấp nhận phải là sự đồng ý toàn bộ nội dung của đề nghị.
 Thông báo trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng phải được đưa ra trong thời hạn
xác định.2
Trường hợp này, đề nghị giao kết hợp đồng của Bản án có nêu rõ thời hạn trả lời
thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời gian đó. Nếu trả
lời chấp nhận đến sau khi hết thời hạn trả lời, thì việc chấp nhận đề nghị không có giá trị
làm cho hợp đồng được giao kết, mà sự trả lời đó sẽ trở thành lời đề nghị mới đối với bên
đã đưa ra đề nghị trước đó. Do ông H không trả lời chấp nhận trong thời hạn ấn định nên
Tòa án xác định ông H không chấp nhận giao kết hợp đồng lao động với Công ty N căn
cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 394 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) là hoàn
toàn hợp lý.

1
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tái bản lần 1,
Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 2, tr.160,161,162,165.
2
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tái bản lần 1,
Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 2, tr.180, 181,183.

You might also like