You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ


HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ

MÔN: HỢP ĐỒNG DS VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG


THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
Buổi thảo luận thứ hai: Vấn đề chung của hợp đồng
Nhóm 7:

STT Họ và tên MSSV


1 Vũ Thị Bích Ngọc 1953401010099
2 Phan Thị Thúy Kiều 1953401010065
3 Trần Thị Yến Nhi 1953401010108
4 Tống Khánh Nhi 1953401010106
5 Nguyễn Hương Cẩm Linh 1953401010072
6 Lê Phạm Yến Nhi 1953401010105
7 Dương Hiển Hoàng Long 1953401010081
8 Nguyễn Tuấn Khoa 1953401010062
9 Huỳnh Hoàng Nam 1953401010090
10 Nguyễn Yến Ngọc 1953401010098
11 Nguyễn Châu Ngọc 1953401010097
Vấn đề 1: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Nghiên cứu:
- Điều 394, Điều 400 BLDS 2015 và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Tình huống:
Tháng 1 năm 2018, A (pháp nhân), B (cá nhân) và C (cá nhân) gửi cho D một đề nghị giao kết
hợp đồng (là điều khoản về phương thức giải quyết tranh chấp, bằng văn bản và có chữ ký của cả
3 chủ thể). Tháng 1 năm 2020 và tháng 2 năm 2020, D đã gửi cho A và B chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng của mình nhưng D không chứng minh được đã gửi chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng cho C (C không thừa nhận đã nhận được chấp nhận đề nghị giao kết của D).
Sau đó, các bên có tranh chấp về sự tồn tại của Hợp đồng (thỏa thuận về giải quyết tranh chấp)
và Tòa án đã xét rằng: (1) bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo
quy định của Điều 400 BLDS 2015; (2) chấp nhận chưa được thực hiện trong thời hạn hợp lý
theo quy định của Điều 394 BLDS 2015 và (3) chấp nhận trên của D là đề nghị giao kết mới.

Và cho biết: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án đối với 3 vấn đề trên.
Theo nhóm em:
Hướng giải quyết của Tòa án đối với 3 vấn đề trên dựa theo các Điều 394, 400
BLDS 2015 là hợp lý.
Đầu tiên, Tòa xét bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
vì C không thừa nhận đã nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng của D và D cũng không
chứng minh được mình đã gửi bản chấp nhận cho C và các bên cũng không có thỏa thuận
về việc chấp nhận giao kết thông qua sự im lặng theo khoản 2 Điều 393 BLDS 2015 
Và theo Điều 400 BLDS2015 thì hợp đồng vẫn chưa được xác lập, tức hợp đồng
chưa có tồn tại.
Từ tháng 1/2018 bên đề nghị giao kết hợp đồng (A, B, C) đã gửi cho D (bên được đề
nghị) một đề nghị giao kết hợp đồng bằng văn bản và có chữ ký của cả 3 chủ thể. Nhưng
tới tháng 1, tháng 2/2020 D mới gửi lại cho A, B chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
của mình, xét thấy thời hạn thực hiện chấp nhận đề nghị của D không hợp lý vì đã hơn 2
năm (2) nên theo khoản 1 Điều 394 BLDS 2015 thì  chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
của D là đề nghị giao kết mới (3). Như vậy, việc D chấp nhận đã không còn xem là sự
chấp nhận lời đề nghị giao kết với A,B,C mà lời này được xem là D đang đề nghị giao kết
với A,B.

Vấn đề 2: Sự ưng thuận trong quá trình giao kết hợp đồng
Nghiên cứu: 
 Điều 393, Điều 396 BLDS 2015 (Điều 404 BLDS 2005) và các quy định liên
quan khác (nếu có);
 Án lệ số 04/2016/AL ngày 06/4/2016 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao;
 Tình huống: Năm 2001, bà Chu và ông Bùi chuyển nhượng quyền sử dụng đất
của hộ (gồm 7 nhân khẩu) cho ông Văn. Năm 2004, ông Văn đã xây dựng
chuồng trại trên đất chuyển nhượng, các bên làm thủ tục chuyển nhượng để
ông Văn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gia đình bà Chu, ông
Bùi không ai có ý kiến gì. Tuy nhiên, nay các con bà Chu và ông Bùi yêu cầu
Tòa án tuyên bố giao dịch chuyển nhượng vô hiệu vì chưa có sự đồng ý của họ
và Tòa án đã áp dụng Án lệ số 04/2016/AL.

Và cho biết:
- Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp
đồng?
- Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình
huống trên có thuyết phục không? Vì sao?
Theo nhóm em:
- Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp
đồng là:
+ BLDS 2015 đã bổ sung chế định về im lặng trong giao kết hợp đồng. Tại Khoản 2 Điều
393 BLDS 2015: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa
các bên.” So với Khoản 2 Điều 404 BLDS 2005 “Hợp đồng dân sự cũng xem như được
giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận
im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.”
 Thì ở BLDS 2015 đã sửa đổi rằng im lặng không được xem chấp nhận đề nghị
mà ở BLDS 2005 thì chưa làm rõ được việc này và BLDS 2015 cũng đã mở
rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh, phù hợp với thói quen, tập quán giao kết
hợp đồng, mua bán hàng hóa.
- Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong
tình huống trên có thuyết phục không? Vì sao?
+ Khái quát nội dung của án lệ:
Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp
đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người còn lại không ký tên trong hợp
đồng; nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận,
người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên
nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai; người
không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là
người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất.
+ Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL trong tình huống trên là không thuyết phục. Vì Án
lệ số 04/2016/AL có nói đến “trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một
người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người còn lại không
ký tên trong hợp đồng.” Ở tình huống trên mảnh đất được xem là tài sản chung của ông Bùi và
bà Chu thì hai người đều đã đồng ý chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất nên Tòa áp dụng Án
lệ số 04/2016/AL này là không hợp lý.

Vấn đề 3: Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được
Nghiên cứu: 
 Điều 408 BLDS 2015 (Điều 411 BLDS 2005) và các quy định liên quan (nếu có);
 Tình huống: Ông A thế chấp quyền sử dụng đất của mình cho Ngân hàng. Hợp đồng thế
chấp đã được xác lập phù hợp với quy định về hình thức, đăng ký nhưng trên đất có căn
nhà thuộc sở hữu của người khác (không thuộc tài sản thế chấp). Khi có tranh chấp, Toà
án cấp sơ thẩm tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện
được.
Và cho biết:
 Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và
BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu;
 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không thể thực
hiện được được xác định như thế nào? Vì sao?
 Toà án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện
được có thuyết phục không? Vì sao?

Theo nhóm em
- Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và
BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu;

Thứ nhất : Khoản 1 Điều 408 BLDS 2015 đã bỏ cụng từ “ vì lí do khách quan” trong
khoản 1 Điều 411 BLDS 2005.

Khoản 1 Điều 411 BLDS quy định trường hợp hợp đồng vô hiệu do không thể thực hiện
được nhưng chỉ khoanh vùng ở trường hợp “ vì lí do khách quan” trong khi đó, thực tiễn
vận dụng điều luật này cả cho trường hợp không thể thực hiện vì lí do “ chủ quan” như
trường hợp các bên không thỏa thuận về các mặt tiếp giáp của mãnh đất được chuyển
nhượng (đối với hợp đồng chuyển nhượng đất) hay đời máy cụ thể ( đối với hợp đồng
mua bán máy móc, thiết bị) nên hợp đồng không thể thực hiện được.

Thực ra, việc khoanh vùng như hiện nay không thuyết phục vì nếu áp dụng luật thì
không thể thực hiện được vì lí do chủ quan không thể thực hiện được vì lí do chủ quan
không làm cho hợp đồng vô hiệu, nhưng nếu hợp đồng không vô hiệu thì hợp đồng cũng
không thể thực hiện được và trong trường hợp này vẫn không có câu trả lời thuyết phục.
Do đó, BLDS 2015 bỏ đi cụm từ “vì lí do chủ quan” là hoàn toàn thuyết phục.
Lí do khách quan hay chủ quan không ảnh hưởng đến khả năng vô hiệu hoá của hợp
đồng mà chỉ ảnh hưởng tới lỗi lầm phát sinh trách nhiệm bồi thường.

Thứ hai: Khoản1 Điều 408 BLDS 2015 thay từ “kí kết” trong Khoản 1 Điều 411 BLDS
2015 bằng từ “ giao kết
- Việc BLDS 2005 dùng từ “kí kết” hợp đồng và thuật ngữ này là không có tính bao quát
vì từ “kí kết” chỉ dùng cho hợp đồng văn bản có chữ kí trong khi đó hợp đồng có thể
được hình thành mà không có chữ kí ( như hợp đồng miệng, hợp đồng giao kết thông qua
im lặng ..). Để có tính bao quát hơn, BLDS 2015 đã dùngn từ “giao kết”, và việc thay đổi
này là hoàn toàn chính xác, khắc phục được khuyết điểm của BLDS 2015.
- Thứ ba: Khoản 3 Điều 408 BLDS 2015 đã thay cụm từ “giá trị pháp lý” trong khoản 3
Điều 411 BLDS 2005 bằng từ “hiệu lực”
- Hợp đồng vô hiệu thì chắc chắn là hợp đồng không có hiệu lực pháp lý, nhưng ngược
lại, hợp đồng không có hiệu lực pháp lý đã phải là hợp đồng vô hiệu, mà có thể là hợp
đồng chưa đực ký kết, đã ký kết nhưng bị đình chỉ hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực. Như
vậy, dùng cụm từ “hiệu lực” sẽ tạo sự khái quát, bao quát hơn so với việc dùng cụm từ “
giá trị pháp lý” vì giá trị pháp lý chỉ mang ý nghĩa luật định, còn “hiệu lực” có ý nghĩa
trong việc thực thi.
( Tham khảo : “Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015” NXB Hồng Đức-
Hội luật gia Việt Nam 2016 của PGS.TS Đỗ Quang Đại)

- Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không thể thực
hiện được được xác định như thế nào? Vì sao?
Theo quy định tại Điều 408, BLDS 2015 thì “trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng
có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu. Nguyên nhân dẫn
đến hợp đồng vô hiệu có đối tượng không thể
- Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu do đối tượng không thực hiện được
có thuyết phục không? Vì sao?
Việc Tòa án tuyên bố hợp đồng trên vô hiệu do đối tượng không thực hiện được là có
thuyết phục và đúng với quy định của pháp luật. Vì:
+ Theo Khoản 1 Điều 408 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp
đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.” như vậy quyết
định của Tòa án là phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Hơn nữa, nếu xét theo tính trung thực, tuy ông A thế chấp mảnh đất của mình cho ngân

hàng nhưng căn nhà xây rên mảnh đất đó lại thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Vậy
nếu trong trường hợp ông A không thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng thì ngân hàng cũng
không thể xác lập bất kỳ quan hệ nào đối với mảnh đất trên do căn nhà là tài sản không
phải của ông A và cũng không phải là đối tượng của hợp đồng thế chấp giữa ông A và
ngân hàng. Như vậy, dù xét theo quy định của pháp luật hay xét theo tình huống giải
quyết thực tế thì mảnh đất của ông A đều không có giá trị sử dụng nên không thể được
dùng để thế chấp với ngân hàng.
Vấn đề 4: Xác lập hợp đồng có giả tạo và nhằm tẩu tán tài sản.
Nghiên cứu: 
 Điều 124 BLDS 2015 (Điều 129 BLDS 2005) và các quy định liên quan (nếu có);
 Bản án số 06/2017/DS-ST ngày 17/01/2017 của Toà án nhân dân TP. Thủ Dầu Một tỉnh
Bình Dương; 
 Quyết định số 259/2014/DS-GĐT ngày 16/06/2014 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao.
Và cho biết:

* Đối với vụ việc thứ nhất


 Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch? 
 Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng?
Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì?
 Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu
 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợp đồng
bị che giấu.

* Đối với vụ việc thứ hai


 Vì sao Tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng
là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu?
 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn tránh
nghĩa vụ)?
 Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm trốn
tránh nghĩa vụ.
Theo nhóm em:
* Tóm tắt vấn dề số 1
 Chủ thể: 
Nguyên đơn: Bà Trần Thị Diệp Thủy, sinh năm 1980.
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thanh Trang, sinh năm 1983
 Tranh chấp: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 
 Lý do tranh chấp: Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn và bà Trang là vô hiệu vì đây là giao dịch giả tạo che
giấu cho việc vay mượn và bà Trang có nghĩa vụ trả cho nguyên đơn số tiền là
95.000.000 đồng, nguyên đơn không yêu cầu tính lãi suất.
 Quyết định của tòa án: Tòa án Tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất xác
lập Trần Thị Diệp Thùy và bà Nguyễn Thị Thanh Trang theo hình thức “giấy thỏa thuận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất” ngày 23/11/2013 vô hiệu. Đồng thời bà Nguyễn Thị
Thanh Trang có nghĩa vụ trả lại cho bả Trần Thị Diệp Thủy số tiền đã nhận là 95.000.000
đồng (chín mươi lăm triệu đồng). Căn cứ theo khoản 1 Điều 124 BLDS 2015 “Khi các
bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác
thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực”
Vì sao tòa án quyết định như vậy: Ở trường hợp của nguyên đơn và bà Trang thì hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập ngày 23/11/2013 giữa nguyên đơn
và bà Trang là vô hiệu do giả tạo và giao dịch vay tài sản số tiền 100.000.000 đồng có
hiệu lực. Căn cứ theo khoản 1 Điều 124 BLDS 2015 “Khi các bên xác lập giao dịch dân
sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo
vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực”
- Giả tạo trong xác lập giao dịch:
Căn cứ theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 124 BLDS 2015 “Khi các bên xác lập giao
dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch
dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường
hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên
quan. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với
người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu”. Theo đó Giả tạo trong xác lập giao
dịch là hành vi che giấu một giao dịch dân sự khác trong hợp đồng và là hành vi trốn
tránh nghĩa vụ với người thứ ba trong cuộc giao dịch với mục đích thể hiện ý chí ra
bên ngoài khác với ý chí nội tâm và kết quả thực hiện của các bên tham gia vào giao
dịch.

- Đoạn của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng:
Tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất xác lập giữa Trần Thị Diệp
Thủy và bà Nguyễn Thị Thanh Trang theo hình thức “giấy thỏa thuận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất” ngày 23/11/2013 vô hiệu. Bà Nguyễn Thị Thanh
Trang có nghĩa vụ trả lại cho bà Trần Thị Diệp Thủy số tiền đã nhận là 95.000.000
đồng (chín mươi lăm triệu đồng).
+ Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích: 
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 124 BLDS 2015 “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự
một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả
tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao
dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan”,
các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích che giấu một giao dịch dân sự
khác. Cụ thể ở trường hợp này, các bên xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất với giá chuyển nhượng 200.000.0000 đồng nhằm che giấu cho việc
nguyên đơn (bà Thủy) cho bị đơn (bà Trang) vay số tiền 100.000.000 đồng.

- Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu:
Áp dụng Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một
cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo
vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực.”
Tòa án Tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất xác lập Trần Thị
Diệp Thùy và bà Nguyễn Thị Thanh Trang theo hình thức “giấy thỏa thuận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất” ngày 23/11/2013 vô hiệu. Đồng thời bà Nguyễn Thị
Thanh Trang có nghĩa vụ trả lại cho bả Trần Thị Diệp Thủy số tiền đã nhận là
95.000.000 đồng (chín mươi lăm triệu đồng).

- Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn tránh
nghĩa vụ)?
Căn cứ theo Điều 124 và Điều 131 BLDS 2015 thì hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý.
Vì:
+ Tòa án đã xác minh được hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên
đơn và bà Trang là hợp đồng giả tạo do chính hai bên đều thừa nhận đây là giao dịch giả
tạo để che giấu cho việc nguyên đơn cho bị đơn vay số tiền là 100.000.000 đồng. Dựa
theo Điều 124 BLDS 2015 quy định giao dịch dân sự giả tạo nhằm che giấu một giao
dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, do đó hợp đồng chuyển nhượng đất giữa nguyên
đơn và bị đơn bị Tòa án tuyên bố vô hiệu là hợp lý.
+ Do bà Trang xác nhận có vay tiền của nguyên đơn số tiền là 100.000.000 đồng do đó
giao dịch vay tiền giữa nguyên đơn và bị đơn là giao dịch che dấu. Dựa theo Điều 124
BLDS 2015 thì giao dịch che dấu vẫn có hiệu lực. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho các
bên, Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng đất giữa bà Thủy và bà Trang vô hiệu,
hợp đồng bị che dấu vẫn có hiệu lực và bà Trang có nghĩa vụ trả lại số tiền cho bà Thủy
không cần lãi suất là hợp lý.
+ Do Tòa án tuyên bố giao dịch giả tạo vô hiệu vì thế dựa theo Điều 131 BLDS 2015 thì
hai bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và không cần bồi thường. Theo tôi, quyết
định của Tòa án là hợp lý.

* Tóm tắt vụ việc thứ 2:


Nguyên đơn là bà Võ Thị Thu, bị đơn là bà Đặng Thị Kim Anh, người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan là ông Hà Quang Học (chồng của bà Anh), ông Đặng Quý Vượng (anh trai của bà
Anh), và bà Ngô Thị Ánh Nga (vợ của ông Vượng), ông Nguyễn Trọng Kim và bà Đoàn Thị
Hồng Hiệp (vợ của ông Kim).
Tranh chấp: hợp đồng vay tài sản và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Lý do tranh chấp: Năm 2009 bà Đặng Thị Kim Anh vay bà Võ Thị Thu 3 lần tiền, cụ thể: Ngày
10/7/2009 vay 2,1 tỷ đồng, ngày 11/7/2009 vay 1 tỷ đồng, ngày 17/7/2009 vay 600 triệu đồng,
tất cả các lần vay bà Anh đều viết giấy tay và ký, việc vay nợ không thế chấp tài sản, thỏa thuận
lãi suất 3%/tháng và tổng cộng số nợ là 3,7 tỷ đồng, thỏa thuận miệng thời hạn vay 15 ngày.
Ngày 11/02/2010, bà Anh trả cho bà Thu 600 triệu tiền gốc còn tiền lãi từ vay đến nay bà Anh
chưa trả, nên bà Thu khởi kiện yêu cầu vợ chồng bà Anh cùng có trách nhiệm trả bà số tiền gốc
còn nợ là 3,1 tỷ đồng và tiền lãi theo lãi suất Nhà nước quy định kể từ ngày vay cho đến khi Tòa
án xét xử sơ thẩm. Vợ chồng bà Anh cam kết chuyển nhượng nhà đất (đang có tranh chấp) để trả
nợ cho bà Thu, có giá thực tế nhà đất là 5,6 tỷ đồng, nhưng hai bên thỏa thuận chuyển nhượng
chỉ với giá 680 triệu đồng và thực tế các bên cũng chưa hoàn tất thủ tục chuyển nhượng.
Tòa án giải quyết: Tại bản án dân sự sơ thẩm số 10/2012/DS-ST ngày 04/07/2012, Tòa án nhân
dân huyện Xuyên Mộc quyết định:
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Thu với vợ chồng bà Anh là yêu cầu vợ chồng bà
Anh trả cho bà Thu số tiền 3.962.850.000 đồng, trong đó số tiền gốc là 3,1 tỷ và số tiền
lãi là 862.850 đồng.
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở ký ngày 26/08/2010
giữa vợ chồng bà Anh và ông Vượng vô hiệu. Yêu cầu vợ chồng bà Anh có trách nhiệm
trả lại 4 tỷ đồng cho ông Vượng. Buộc ông Vượng trả lại cho vợ chồng bà Anh toàn bộ
nhà, đất cùng giấy tờ nhà, đất theo hợp đồng chuyển nhượng đã được ký ngày 26/8/2010
tại Phòng công chứng Hòa Bình.
- Tiếp tục duy trì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 02/2011/QĐ-
BPKCTT ngày 06/4/2011 và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số
04/2011/QĐ-BPKCTT ngày 27/6/2011 của Tòa án nhân dân huyện Xuyên Mộc để đảm
bảo việc thi hành án cho bà Võ Thị Thu.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 56/2018/DS-PT ngày 14/9/2012, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu, quyết định:
- Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm về phần “tranh chấp hợp đồng vay tài sản”. Chấp nhận
yêu cầu khởi kiện của bà Thu đối với vợ chồng bà Anh.
- Hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 02/2011/QĐ-BPKCTT ngày
06/4/2011 và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 04/2011/QĐ-BPKCTT
ngày 27/6/2011. Bà Thu được nhận lại các tài sản bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời gồm: số tiền 200 triệu đồng và các giấy tờ sở hữu, sử dụng tài sản đang
được Chi cục thi hành án dân sự huyện Xuyên Mộc quản lý theo biên bản giao nhận ngày
15/7/2011 giữa Chi cục thi hành án dân sự và Tòa án nhân dân huyện Xuyên Mộc.
- Hủy bỏ bản án dân sự sơ thẩm số 10/2012/DS-ST ngày 04/07/2012 về phần “tranh chấp
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” và đình chỉ việc giải quyết phần này của vụ
án.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm quyết định:
- Chấp nhận kháng nghị số 78/2014/KN-DS ngày 20/3/2014 của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao đối với bản án dân sự phúc thẩm số 56/2012/DS-PT ngày 14/9/2012 của Tòa
án nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;
- Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 56/2012/DS-PT ngày 14/9/2012 của Tòa án
nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Bà Rịa-Vũng Tàu xét sử phúc thẩm lại theo đúng
quy định pháp luật.
- Vì sao Toà án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là
giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu ?
Vì trong quá trình giải quyết vụ án , thì vợ chồng bà Anh đã thừa nhận là còn nợ của bà
Thu 3,1 tỷ đồng, bà đồng ý trả bà Thu 3,1 tỷ đồng tiền gốc và lãi theo quy định. Cùng
lúc đó, đang có tranh chấp về nhà đất thì vợ chồng bà Anh lại cam kết chuyển nhượng
nhà đất để trả nợ cho bà Thu, nhưng sau đó vợ chồng bà Anh không thực hiện cam kết
với bà Thu mà lại làm thủ tục chuyển nhượng nhà đất trên cho vợ chồng ông Vượng. Vì
vậy theo pháp luật thì thỏa thuận chuyển nhượng nhà đất giữa vợ chồng bà Anh với vợ
chồng ông Vượng là giả tạo vì thời điểm đó trên giá thực tế nhà đất là gần 5,6 tỷ đồng,
nhưng hai bên lại thỏa thuận chuyển nhượng có 680 triệu đồng. Đồng thời trên thực tế
các bên cũng chưa hoàn tất thủ tục chuyển nhượng nhà đất, hành động trên nhằm mục
đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu.
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn tránh
nghĩa vụ)?
Hướng xác định trên của Tòa án là chính xác. Theo căn cứ pháp lý khoản 2 điều 124
bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015). Hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất giả tạo để trốn
tránh nghĩa vụ bị vô hiệu do trường hợp trên đã thỏa mãn được 2 ý của khoản 2 điều
124 BLDS 2015 là xác lập giao dịch giả tạo nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ đối
với bên thứ 3.
Xác lập giao dịch giả tạo:
Vợ chồng bà Anh đi cam kết chuyển nhượng nhà đất (đang có tranh chấp) cho vợ
chồng ông Vượng để trả nợ cho bà Thu, nhưng trong quá trình chuyển nhượng vợ
chồng Anh không thực hiện cam kết với bà Thu làm thủ tục về việc chuyển nhượng
nhà đất cho vợ chồng ông Vượng. Song, thỏa thuận chuyển nhượng giữa vợ chồng bà
Anh và vợ chồng ông Vượng không phù hợp với thực tế vì giá thực tế nhà đất là 5,6 tỷ
đồng nhưng các bên chuyển nhượng chỉ có 680 triệu đồng và các bên cũng chưa hoàn
tất thủ tục chuyển nhượng.
Trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ 3:
Vợ chồng bà Anh đang phải thực hiện nghĩa vụ trả số tiền 3,1 tỷ cả gốc lẫn lãi cho bà
Thu theo hợp đồng vay mà bà Anh đã viết tay và ký theo từng đợt.

- Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm trốn
tránh nghĩa vụ.
Theo căn cứ pháp lý khoản 2 điều 124 và khoản 2 điều 131 BLDS 2015.
+ Hệ quả thứ 1 áp dụng theo căn cứ pháp lý khoản 2 điều 124 BLDS 2015: hợp đồng
chuyển nhượng giữa vợ chồng bà Anh và vợ chồng ông Vượng bị vô hiệu nhưng hợp
đồng vay của vợ chồng bà Anh với bà Thu còn hiệu lực, nên vợ chồng bà Anh vẫn có
trách nhiệm phải trả lại số tiền nợ cả gốc lẫn lãi cho bà Thu.
+ Hệ quả thứ 2 áp dụng theo căn cứ pháp lý khoản 2 điều 131 BLDS 2015: hợp đồng
chuyển nhượng của vợ chồng Anh với vợ chồng ông Vượng bị vô hiệu nên các bên sẽ
quay về con số 0. Có nghĩa là vợ chồng bà Anh hoàn trả lại tiền chuyển nhượng 4 tỷ
cho vợ chồng ông Vượng và đồng thời vợ chồng ông Vượng có nghĩa vụ hoàn trả lại
toàn bộ nhà, đất cùng giấy tờ nhà, đất cho vợ chồng bà Anh.

You might also like