You are on page 1of 28

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ


BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
Năm học 2022-2023
Buổi thảo luận thứ 2: Vấn đề chung của hợp đồng
Lớp CLC 46B
Danh sách thành viên nhóm

Tên thành viên Mã số sinh viên Điểm danh Điểm cộng

1. Nguyễn Thuận An 2153801012004


2. Phạm Thị Mai Phương 2153801012176
3. Trương Phương Anh 2153801013028
4. Nguyễn Thị Minh Thùy 2153801013249
5. Nguyễn Mai Giáng Uyên 2153801013284
6. Trần Nguyễn Hoàng My 2153801014144
7. Đỗ Thị Thuỳ Linh 2153801015128
8. Lê Thanh Phương Linh 2153801015131
9. Lê Dương Uyên Nhi 2153801015184
10. Võ Ngọc Ý Nhi 2153801015195
11. Phạm Nguyễn Trúc Quỳnh 2153801015215
MỤC LỤC
Vấn đề 1: Hợp đồng vi phạm quy chế về hình thức……………………………...3
- Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực và chưa được
công chứng, chứng thực? ……………………………………………………….4
- Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy Toà án đã áp dụng Điều 129 BLDS
2015 cho hợp đồng chuyển nhượng dù hợp đồng được xác lập trước ngày
BLDS năm 2015 có hiệu lực? …………………………………………………..5
- Việc Toà án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 trong trường hợp như trên có
thuyết phục không? Vì sao? …………………………………………………….5
- Trong Bản án số 16, Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 khi chỉ xác định
Nguyên đơn thực hiện 2/3 nghĩa vụ có thuyết phục không? Vì sao?…………...6
- Trong Bản án số 16, đoạn nào cho thấy, khi áp dụng Điều 129 BLDS, bên
bán không cần phải làm thủ tục chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng
được liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử
dụng đất theo bản án đã có hiệu lực pháp luật?…………………………………7
- Hướng giải quyết như nêu trên của Tòa án có thuyết phục không? Vì sao? 8
- Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất ngày 10/8/2009 chưa được công chứng, chứng thực?……………..9
- Theo BLDS 2015, hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án
tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức.……………………………………….10
- Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy Toà án đã áp dụng quy định về
thời hiệu tại Điều 132 BLDS 2015 để công nhận hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực? …..10
- Trong quyết định số 93, việc Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực có
thuyết phục không? Vì sao? …………………………………………………...10
Vấn đề 2: Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ do không thực hiện đúng hợp đồng 12
- Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng
do có vi phạm. …………………………………………………………………12
- Theo Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, hợp đồng vô hiệu hay bị huỷ bỏ? .15
2
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tỉnh
Vĩnh Long (về huỷ bỏ hay vô hiệu hợp đồng). ………………………………..15
- Nếu hợp đồng bị vô hiệu thì có áp dụng phạt vi phạm hợp đồng không? Vì
sao?…………………………………………………………………………….16
- Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đối với câu hỏi trên
như thế nào và suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết này của Toà án nhân
dân tỉnh Vĩnh Long. …………………………………………………………...16
- Điểm giống nhau và khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng và
hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm.………………………………………………17
- Các điều kiện để hủy bỏ hợp đồng trong một hệ thống pháp luật nước ngoài? 19
- Ông Minh có được quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng nêu trên không? Vì
sao? Nếu có, nêu rõ văn bản cho phép hủy bỏ……………………. 19
Vấn đề 3: Đứng tên giùm mua bất động sản……………………………………21
- Việc Tòa án nhân dân tối cao xác định nhà có tranh chấp do bà Tuệ bỏ tiền ra mua
và nhờ ông Bình, bà Vân đứng tên hộ có thuyết phục không? Vì sao?. 21
- Ở thời điểm mua nhà trên, bà Tuệ có được đứng tên không? Vì sao?........ 22
- Ở thời điểm hiện nay, bà Tuệ có được đứng tên mua nhà ở tại Việt Nam
không?................................................................................................................ 22
- Ngày nay, theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Tuệ được công nhận quyền sở hữu nhà
trên không? Hướng giải quyết này của Tòa án nhân dân tối cao đã có tiền lệ
chưa?........................................................................................................23
- Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giá trị chênh lệch giữa số tiền bà Tuệ bỏ ra và
giá trị hiện tại của nhà đất có tranh chấp được xử lý như thế nào?......24
- Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao đã có Án lệ chưa? Nếu có, nêu
Án lệ đó………………………………………………………………..24
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối
cao……………………………………………………………………………..25
Vấn đề 4: Tìm kiếm tài liệu………………………………………………………26

Vấn đề 1
3
Tóm tắt Bản án số 16/2019/DS-PT ngày 19/3/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi;

Nguyên đơn được bị đơn - ông C và bà L chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy đã
thanh toán khoản tiền theo thỏa thuận nhưng bị đơn yêu cầu nguyên đơn trả thêm tiền do
giá đất mặt tiền cao hơn. Khi được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì
bị đơn chỉ đưa giấy chứng nhận cho nguyên đơn chứ không làm thủ tục chuyển nhượng.
Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với bị đơn cho rằng việc cha mẹ họ tự ý
đứng ra chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tài sản chung mà không hỏi ý kiến là xâm
phạm đến quyền lợi nên không đồng ý, yêu cầu tuyên bố giấy chuyển nhượng vô hiệu Tại
bản án dân sự sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và buộc bị đơn
phải làm thủ tục chuyển nhượng đất. Bị đơn và những người có liên quan đã viết đơn
kháng cáo và được chấp nhận yêu cầu tại bản án phúc thẩm. Nhưng quyết định giám đốc
thẩm sau đó đã hủy toàn bộ bản án phúc thẩm và được xét xử lại.

- Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực và chưa được
công chứng, chứng thực?
Đoạn trong Bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác
lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực và chưa được công chứng, chứng thực: “Mặt
khác, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải lập thành văn bản có công chứng,
chứng thực; đất là của hộ gia đình bị đơn gồm nhiều thành viên nhưng chỉ có bị đơn thỏa
thuận chuyển nhượng là không đúng pháp luật. Vì vậy, bị đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng là các bên
hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.”

4
- Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy Toà án đã áp dụng Điều 129 BLDS
2015 cho hợp đồng chuyển nhượng dù hợp đồng được xác lập trước ngày
BLDS năm 2015 có hiệu lực?
Đoạn trong Bản án số 16 cho thấy Tòa án đã áp dụng Điều 129 BLDS 2015 cho hợp đồng
chuyển nhượng dù hợp đồng được xác lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực: “Hợp
đồng vi phạm về hình thức nhưng đang được thực hiện nên được áp dụng Bộ luật dân sự
năm 2015 để giải quyết, theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 thì
hợp đồng này được công nhận hiệu lực. Tuy nhiên, cấp sơ thẩm không buộc nguyên đơn
trả tiếp cho bị đơn 10.000.000 đồng là thiếu sót.”

- Việc Toà án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 trong trường hợp như trên có
thuyết phục không? Vì sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 129 BLDS năm 2015: “Giao dịch dân sự đã được
xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà
một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo
yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch
đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”
có thể thấy điều luật này quy định chỉ áp dụng đối với các loại giao dịch mà luật bắt buộc
phải công chứng, chứng thực chứ không áp dụng cho trường hợp khác về điều kiện có
hiệu lực hình thức của giao dịch. Theo em, Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS năm 2015
trong trường hợp như trên là thuyết phục. Bởi vì, mặc dù các hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất đều xảy trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực, tuy nhiên tại thời
điểm xét xử thì BLDS năm 2015 đã có hiệu lực. Mà theo điểm b khoản 1 Điều 688 BLDS
năm 2015 quy định về điều khoản chuyển tiếp: “Giao dịch dân sự chưa được thực hiện
hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật
này thì áp dụng quy định của. Bộ luật này”. Do đó, việc Tòa án áp dụng khoản 2 Điều
129 BLDS năm 2015 là phù hợp với quy định của pháp luật và hoàn toàn thuyết phục.

5
Tại khoản 2 Điều 129 quy định: “Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng
vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực
hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các
bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này,
các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”. Ở bản án số 16: “phía bị
đơn đã giao quyền sử dụng đất cho nguyên đơn là đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ trong
giao dịch nên giao dịch được công nhận hiệu lực. Tòa án cấp sơ thẩm công nhận hiệu lực
của giao dịch là đúng pháp luật nhưng buộc bị đơn phải làm thủ tục chuyển nhượng thửa
877 cho nguyên đơn là không cần thiết, khi Tòa án công nhận hiệu lực của giao dịch thì
nguyên đơn liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử dụng
đất theo bản án đã có hiệu lực pháp luật” vì vậy khi áp dụng BLDS năm 2015 vào trường
hợp trên thì có thể công nhận hợp đồng chuyển nhượng trên là hợp pháp. Có thể thấy
rằng, nếu không có quy định mới này thì các trường hợp tương tự như vậy sẽ bị xem là
vô hiệu và giải quyết theo hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu nếu như áp dụng theo
quy định của BLDS năm 2005, theo đó thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Như vậy việc các bên giải quyết hậu quả của hợp
đồng vô hiệu sẽ xảy ra nhiều khó khăn trong thực tế, quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên sẽ không được đảm bảo. Qua đó, có thể thấy việc Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 129
BLDS năm 2015 như trên là rất thuyết phục và triệt để trong tình huống này.

- Trong Bản án số 16, Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 khi chỉ xác định
Nguyên đơn thực hiện 2/3 nghĩa vụ có thuyết phục không? Vì sao?
Trong Bản án số 16, Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS năm 2015 khi chỉ xác định nguyên
đơn thực hiện ⅔ nghĩa vụ là hợp lý. Bởi về mặt thời hạn thực hiện thì cả hai bên đều xác
định là từ khi xác lập giao dịch cho đến khi phía bị đơn thực hiện xong nghĩa vụ sang tên
trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nguyên đơn, nên đây là giao dịch đang
được thực hiện. Hiện nay trong pháp luật thì không có văn bản nào hướng dẫn và xác
định được như thế nào là thực hiện ⅔ nghĩa vụ, ta có thể hiểu là đối với bên bán sẽ là

6
nghĩa vụ về việc chuyển giao các loại giấy tờ liên quan hoặc nghĩa vụ khác được quy
định trong hợp đồng chuyển nhượng; đối với bên mua sẽ là nghĩa vụ thanh toán số tiền
phải trả cho bên bán hoặc các nghĩa vụ khác được quy định trong hợp đồng chuyển
nhượng (khoản tiền cần phải thanh toán là ⅔ số tiền phải thanh toán). Và dựa theo khoản
2 Điều 129 BLDS năm 2015 thì “một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất ⅔ nghĩa vụ
trong giao dịch” Tòa án công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong Bản án thì ta có thể
thấy bị đơn đã giao quyền sử dụng đất cho nguyên đơn, về phía bên nguyên đơn thì đã
thực hiện giao cho bị đơn là 110.000.000 đồng tức là hơn ⅔ số tiền cần phải thanh toán
nên Tòa áp dụng Điều 129 BLDS năm 2015 là thuyết phục

- Trong Bản án số 16, đoạn nào cho thấy, khi áp dụng Điều 129 BLDS, bên bán
không cần phải làm thủ tục chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng
được liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử
dụng đất theo bản án đã có hiệu lực pháp luật?
Đoạn trong Bản án số 16 cho thấy khi áp dụng Điều 129 BLDS 2015, bên bán không cần
phải làm thủ tục chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng được liên hệ cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử dụng đất theo bản án đã có hiệu lực
pháp luật: “Theo quy định tại Điều 116, khoản 2 Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 thì
tuy giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các bên không tuân thủ về hình thức
được quy định tại khoản 1 Điều 502 Bộ luật dân sự năm 2015 nhưng bên nguyên đơn đã
thực hiện giao cho phía bị đơn 110.000.000 đồng, phía bị đơn đã giao quyền sử dụng đất
cho nguyên đơn là đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch nên giao dịch được công
nhận hiệu lực. Tòa án cấp sơ thẩm công nhận hiệu lực của giao dịch là đúng pháp luật
nhưng buộc bị đơn phải làm thủ tục chuyển nhượng thửa 877 cho nguyên đơn là không
cần thiết, khi Tòa án công nhận hiệu lực của giao dịch thì nguyên đơn liên hệ cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử dụng đất theo bản án đã có hiệu
lực pháp luật.”

7
- Hướng giải quyết như nêu trên của Tòa án có thuyết phục không? Vì sao?
Hướng giải quyết như nêu trên của Tòa án có sự thuyết phục. Bởi Tòa án đã dựa vào
Điều 129 BLDS năm 2015 để giải quyết vụ việc mặc dù thời điểm các bên thỏa thuận
việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phía bị đơn chưa được cấp đất nên chỉ lập giấy
viết tay thể hiện nội dung thỏa thuận, nhưng khi được cấp đất các bên đã thay đổi thỏa
thuận bằng lời nói thành chuyển nhượng thửa 877 và tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng
việc giao thêm tiền, giao đất và giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Dựa theo khoản
2 Điều 129 BLDS năm 2015 thì tuy giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các
bên không tuân thủ về hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 502 BLDS năm 2015
nhưng bên nguyên đơn và bị đơn đã thực hiện hơn ⅔ nghĩa vụ thì giao dịch dân sự được
công nhận có hiệu lực, bên cạnh đó bị đơn không cần phải làm thủ tục chuyển nhượng
thửa 877 cho nguyên đơn bởi khi Tòa án công nhận hiệu lực của giao dịch thì nguyên đơn
liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử dụng đất theo bản
án đã có hiệu lực pháp luật.

8
Tóm tắt Quyết định số 93/2018/DS-GĐT ngày 29/11/2018 về “V/v Tranh chấp hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng:

Nguyên đơn: Võ Sĩ Mến, Phùng Thị Nhiễm; Bị đơn: Đoàn Cưu, Trần Thị Lắm Tranh
chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nội dung là Ông Cưu, bà Lắm chuyển
nhượng chuyển nhượng cho ông Mến, bà Nhiễm đất thổ cư 90.000.000 đồng. Sau đó lấy
thêm một khu nữa với giá 30.000.000 đồng. Ông Mến, bà Nhiễm giao tiền 110.000.000
đồng. Trong hợp đồng không có công chứng, chứng thực nên nên vi phạm về hình thức.
Tuy nhiên do quá 2 năm, bị đơn không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu, do đó hợp
đồng vẫn có hiệu lực. Tại tòa giám đốc thẩm, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng
quyết định: Chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 68/2018/KN-DS, hủy
toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 24/2018/DS-PT, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân
dân tỉnh Quảng Ngãi xét xử lại thủ tục phúc thẩm.

- Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất ngày 10/8/2009 chưa được công chứng, chứng thực?
Đoạn trong Quyết định số 93 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày
10/8/2009 chưa được công chứng, chứng thực: “Về hình thức của hợp đồng: Đối với các
giao dịch dân sự được xác lập trước ngày 01-01-2017, thời hiệu được áp dụng theo quy
định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS 2015). Giao dịch
chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10-8-2009 giữa vợ chồng ông Cưu, bà Lắm với
vợ chồng ông Mến, bà Nhiễm không được công chứng, chứng thực là vi phạm về hình
thức”.

9
- Theo BLDS 2015, hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên
bố hợp đồng vô hiệu về hình thức.
Theo khoản 3 Điều 132 BLDS 2015 thì khi hết thời hiệu quy định tại  khoản 1 Điều này
mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu
lực .Cho nên hệ quả pháp lý của việc hết thời hạn yêu cầu của Toà án tuyên bố hợp đồng
vô hiệu về hình thức là hợp đồng sẽ có hiệu lực.

- Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về
thời hiệu tại Điều 132 BLDS 2015 để công nhận hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực.
Đoạn mà Tòa áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 132 BLDS 2015 để công nhận hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là: “[5] Về hình thức của hợp đồng…Tuy nhiên
từ khi xác lập hợp đồng đến ngày nguyên đơn khởi kiện 18/4/2017, đã quá thời hạn hai
năm, bị đơn không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều
132 Bộ luật dân sự 2015. Do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên có
hiệu lực theo khoản 2 Điều 132 Bộ luật dân sự 2015.”

- Trong Quyết định số 93, việc Tòa công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất ngày 10/08/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực thuyết
phục không? Vì sao?
Quyết định của Tòa khi công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất dù chưa
được công chứng, chứng thực là thuyết phục. Vì:
+ Căn cứ khoản 1 Điều 132 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu để Tòa tuyên giao dịch
dân sự vô hiệu là 2 năm, nhưng trong vụ việc thì ông Cưa, bà Lắm trong suốt 2 năm đó
không yêu cầu Tòa tuyên giao dịch vô hiệu. Mà mãi đến khi ông Mến, bà Nhiễm khởi
kiện ông Cưa, bà Lắm vì 2 ông bà không thực hiện nghĩa vụ sang tên quyền sử dụng đất

10
cho họ thì ông Cưa, bà Lắm mới phản tố yêu cầu Tòa hủy hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất giữa 2 bên. Hơn nữa, giao dịch dân sự vô hiệu và hủy hợp đồng là
hoàn toàn khác nhau và hợp đồng không được công chứng, chứng thực không phải là căn
cứ để Tòa tuyên hủy hợp đồng theo Điều 423 BLDS 2015.
+ Nên tiếp tục căn cứ vào khoản 2 Điều 132 thì Tòa tuyên giao dịch dân sự chuyển
nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/08/2009 có hiệu lực.

11
Vấn đề 2
Bản án số 06/2017/KDTM-PT ngày 26/5/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long
(trang 109)
Tóm tắt Bản án: Nguyên đơn: công ty TNHH MTV Đông Vui Cần Thơ (đại diện là ông
Nguyễn Thành Tơ); Bị đơn: bà Nguyễn Thị Dệt và ông Trương Văn Liêm, đã giao kết
một hợp đồng mua bán ô tô ngày 26/05/2012 nhưng hợp đồng đã bị vô hiệu. Thứ nhất, do
trong hợp đồng ghi bên mua “Trang trí nội thất Thanh Thảo” nhưng bà Dệt không phải là
đại diện bên này. Thứ 2, do bên mua là bà Dệt nhưng khi ký kết hợp đồng lại là ông
Liêm. Vì vậy Tòa án tuyên bố chiếc ô tô vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty Đông
Phong và kiến nghị Công an tỉnh Vĩnh Long thu hồi lại giấy đăng ký xe ô tô do bà Dệt
đứng tên. Ngoài ra ông nguyễn Thành Tơ đã đóng trước bạ đăng ký xe ô tô 4tr880 nghìn
đồng nên nay phía bị đơn phải trả lại cho ông Tơ số tiền này. Đồng thời, trước đó ông
Liêm đã mua bảo hiểm xe với số tiền 4.361.600 đồng và số tiền cọc cho công ty Đông
Phong 63tr đồng nên Tòa buộc công ty Đông Phong (đại diện là ông Nguyễn Thành Tơ)
trả cho bị đơn tổng số tiền 67.361.600 đồng

- Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng do
có vi phạm
Điểm giống nhau:
- Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
- Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
- Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng đều liên
quan đến nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.
 Điểm khác nhau:

12
Tiêu Hợp đồng vô hiệu Hủy bỏ hợp đồng
chí

Điều - Do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức -Vi phạm điều kiện hủy bỏ mà các
kiện xã hội; bên đã thỏa thuận
- Do giả tạo; -Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
- Do người chưa thành  niên, người mất hợp đồng
năng lực hành vi dân sự, người   hạn chế - Trường hợp khác  do pháp luật
năng   lực hành  vi dân   sự  xác  lập, thực quy định
hiện; -CSPL: Điều 423 BLDS 2015
- Do nhầm lẫn;
- Do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Do người xác lập không nhận thức và làm
chủ hành vi của
mình;
- Do không tuân thủ quy định về hình thức;
-  Do có đối tượng   không thể
thực hiện được.
CSPL: Điều 122, Điều 407, Điều 408 BLDS
2015

13
Hậu Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường -Các bên không phải thực hiện
quả CSPL: Điều 131 BLDS 2015 nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa
pháp thuận về phạt vi phạm, bồi thường
lý thiệt hại và thỏa thuận về giải
quyết tranh chấp
-Bên bị thiệt hại do hành vi vi
phạm nghĩa vụ của bên kia được
bồi thường
CSPL: Điều 427 BLDS 2015

Tính Không làm phát sinh, thay thế, chấm dứt Hợp đồng này không có hiệu lực
chất quyền, nghĩa vụ dân tại thời điểm giao kết, các bên
sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch không phải thực hiện nghĩa vụ đã
được xác lập. thỏa thuận, trừ thỏa thuận về  

 CSPL: khoản 1 Điều 131 BLDS 2015 phạt   vi phạm, bồi thường


thiệt hại và thỏa thuận về giải
quyết tranh chấp.
CSPL: khoản 1 Điều 427 BLDS
2015

- Theo Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, hợp đồng vô hiệu hay bị huỷ bỏ?

14
- Theo Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, hợp đồng vô hiệu.
- Tòa án nhận định: “Xét hợp đồng mua bán xe ngày 26/5/2012 nêu trên là vô
hiệu theo quy định tại các Điều 122 của Bộ luật Dân sự nên không có căn cứ
tuyên hủy hợp đồng cũng không xét yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng của cả
nguyên đơn và bị đơn vì hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ của các bên ngay từ thời điểm giao kết, không ràng buộc trách nhiệm các
bên đã giao kết trong hợp đồng mà  phải tuyên hợp đồng vô hiệu và xử lý hậu
quả theo Điều 131 của Bộ luật Dân sự”

- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh
Long (về huỷ bỏ hay vô hiệu hợp đồng).
- Hướng giải quyết nêu trên của Tòa án là hợp lý.
- Vì xét thấy, Hợp đồng mua bán xe máy ngày 25/5/2012 vô hiệu là có căn cứ:
+ Theo Điều 122 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự không có một trong các
điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ
trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”
+ Hợp đồng mua bán xe máy nêu trên đã vi phạm quy định về năng lực
chủ thể tại điểm a khoản 1 Điều 117, theo đó để tham gia vào một giao
dịch dân sự: “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi
dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.”
+ Trên hợp đồng ghi bên mua là “Trang trí nội thất Thanh Thảo”, người
đại diện Nguyễn Thị Dệt là không đúng vì bà Dệt không đại diện cho Trang trí nội thất
Thanh Thảo. Thực chất, người đại diện cho công ty này là ông Trương Hoàng Thành.
Vậy nên bà Dệt không có năng lực chủ thể phù hợp vì bà không có khả năng đại diện cho
“Trang trí nội thất Thanh Thảo” xác lập giao dịch dân sự

15
- Nếu hợp đồng bị vô hiệu thì có áp dụng phạt vi phạm hợp đồng không? Vì
sao?
Căn cứ Điều 131 BLDS 2015, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
Hợp đồng dân sự cũng được áp dụng tương tự (theo khoản 11 Điều 410 BLDS 2015).
Vậy nên hợp đồng bị vô hiệu, đồng nghĩa hợp đồng đó không làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên và không bị áp dụng phạt vi phạm hợp
đồng.

- Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đối với câu hỏi trên
như thế nào và suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết này của Toà án nhân
dân tỉnh Vĩnh Long.
Đối với câu hỏi “nếu hợp đồng bị vô hiệu thì có áp dụng phạt vi phạm hợp đồng không?”
theo hướng Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long thì Tòa đưa ra cách giải quyết là:
“Xét hợp đồng mua bán xe ngày 26/5/2012 nêu trên là vô hiệu theo quy định tại các điều
122 của Bộ Luật dân sự nên không có căn cứ tuyên hủy hợp đồng cũng không xét yêu
cầu phạt vi phạm hợp đồng của cả nguyên và bị đơn vì hợp đồng vô hiệu không làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ của các bên ngay từ thời điểm giao kết, không ràng buộc trách
nhiệm các bên đã giao kết trong hợp đồng mà phải tuyên hợp đồng vô hiệu và xử lý hậu
quả theo điều 131 của Bộ Luật dân sự vì những lý do sau đây:
+ Về chủ thể: hợp đồng ghi bên Mua là :Trang trí nội thất Thanh Thảo”, người đại
diện Nguyễn Thị Dệt là không đúng vì bà Dệt không đại diện cho Trang trí nội
thất Thanh Thảo mà thực chất là Công ty TNHH-SX-™ Thành Thảo do Trương
Hoàng Thành là Giám đốc đại diện.

16
+ Mặt khác: Hợp đồng ghi địa diện bên mua là bà Nguyễn Thị Dệt nhưng đứng ra
giao dịch ký kết lại là ông Trương Văn Liêm là không đúng quy định của pháp
luật.
Xét về lỗi dẫn đến vô hiệu hợp đồng của các bên giao dịch là ngang nhau, do đó các bên
không phát sinh quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng mà các bên đã ký kết cho nên hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận là có cơ sở.”
“- Vô hiệu hợp đồng mua bán xe ô tô ngày 26/5/2012 giao kết giữa công ty TNHH MTV
Đông Phong Cần Thơ với ông Trương Văn Liêm.”

Tôi đồng ý với quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long vì căn cứ Điều 131
BLDS 2015, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Từ đó hợp đồng dân
sự áp dụng tương tự.

- Điểm giống nhau và khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy
bỏ hợp đồng do có vi phạm.
Giống nhau:
 Đều có kết quả là kết thúc hợp đồng.
 Đều do một bên thực hiện.
 Chỉ không phải bồi thường khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp
đồng. Đây cũng là điều kiện để áp dụng việc hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt
hợp đồng.
 Phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hoặc hủy bỏ, nếu không
thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Khác nhau:

17
Tiêu chí Đơn phương chấm dứt hợp đồng Hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm

Căn cứ Điều 428 Bộ Luật dân sự 2015 Điều 423 Bộ Luật dân sự 2015
pháp lý

Các  Một bên vi phạm nghiêm  Do chậm thực hiện nghĩa vụ.
trường trọng nghĩa vụ trong hợp  Do không có khả năng làm.
hợp áp đồng.  Do tài sản bị hư hại, bị hỏng,
dụng  Do hai bên thỏa thuận. bị mất.
 Do pháp luật quy định.

Điều kiện Không bắt buộc một bên vi phạm Áp dụng khi một bên vi phạm.
áp dụng hợp đồng mới áp dụng vì có thể do
hai bên thỏa thuận hoặc do pháp
luật quy định.

Hậu quả  Hợp đồng chấm dứt kể từ  Hợp đồng không có hiệu lực
thời điểm bên kia nhận được từ thời điểm giao kết, các bên
thông báo chấm dứt. không phải thực hiện nghĩa
 Các bên không phải tiếp tục vụ đã thỏa thuận.
thực hiện nghĩa vụ nữa.  Hoàn trả cho nhau những gì
đã nhận sau khi trừ đi chi phí.

- Các điều kiện để hủy bỏ hợp đồng trong một hệ thống pháp luật nước ngoài?
Theo Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (CISG):

18
 Điều kiện để người mua hủy bỏ hợp đồng: quy định tại Khoản 1 Điều 49, Khoản 2
Điều 51 CISG 1980. 
+ Nếu người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng
hay từ Công ước này cấu thành một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng.
+ Nếu người bán không giao hàng trong thời gian bổ sung hợp lý đã được người mua
gia hạn.
+ Nếu việc không thực hiện hợp đồng hoặc một phần hàng giao không phù hợp với
hợp đồng cấu thành một sự vi phạm chủ yếu hợp đồng.
 Điều kiện để người bán hủy bỏ hợp đồng: quy định tại Khoản 1 Điều 64 CISG
1980
+ Nếu người mua người mua không thi hành nghĩa vụ nào đó của họ theo hợp đồng
hay Công ước hay cấu thành một sự vi phạm chủ yếu hợp đồng
+ Nếu người mua không thi hành nghĩa vụ trả tiền hoặc không nhận hàng trong thời
hạn bổ sung mà người bán chấp nhận cho họ hay nếu họ tuyên bố sẽ không làm việc đó
trong thời hạn ấy.

- Ông Minh có được quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng nêu trên không?
Vì sao? Nếu có, nêu rõ văn bản cho phép hủy bỏ
Ông Minh được quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng nêu trên. Vì theo Khoản 1 Điều
424 BLDS 2015 thì ông Cường có nghĩa vụ phải trả tiền cho ông Minh khi hợp đồng
được giao kết nhưng ông Cường không chịu trả mặc dù đã được ông Minh nhắc nhở
trong một thời gian. Vì vậy, ông Minh có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng.
Điều 424. Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì
bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng.

19
 

Vấn đề 3
Tóm tắt Quyết định 17/2015/DS-GĐT ngày 19/05/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao:

20
Bà Tuệ định cư ở nước ngoài, mua nhà ở Việt Nam và nhờ ông Bình, bà Vân đứng tên
hộ, có làm giấy cam đoan xác định và có chữ ký của ông Bình, bà Vân. Bà Tuệ yêu cầu
ông Bình trả nhà đất nhưng ông Bình không trả. Bà Tuệ khởi kiện yêu cầu ông Bình và
bà Vân phải trả căn nhà cho bà. Toà sơ thẩm buộc ông Bình trả nhà nhưng không tính
công sức quản lý. Toà phúc thẩm cho rằng bà Tuệ chỉ có quyền đòi lại số tiền đã đưa cho
ông Bình. Toà tối cao quyết định huỷ bản án dân sự phúc thẩm và sơ thẩm về vụ án
“Kiện đòi tài sản” và yêu cầu xét xử sơ thẩm lại.

- Việc Toà án nhân dân tối cao xác định nhà có tranh chấp do bà Tuệ bỏ tiền ra
mua và nhờ ông Bình, bà Vân đứng tên hộ có thuyết phục không? Vì sao?
Việc Toà án nhân dân tối cao xác định nhà có tranh chấp do bà Tuệ bỏ tiền ra mua và nhờ
ông Bình, bà Vân đứng tên hộ là thuyết phục, vì:
- Ngày 25/5/2001 ông Bình và bà Vân được UBND thành phố Hà Nội cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sử dụng nhà ở. Đến tháng 6/2009, bà Tuệ đã
được ông Bình đưa lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sử dụng nhà ở và
sang tên nhà đất cho bà.
- Căn cứ vào “Giấy cam đoan xác định tài sản nhà ở” ngày 7/6/2001 với nội dung
xác nhận căn nhà số 16-B20 do bà Tuệ bỏ tiền mua và nhờ ông Bình, bà Vân đứng tên
hộ. Giấy cam đoan này có chữ ký của ông Bình và bà Vân.
- Căn cứ vào “Giấy khai nhận tài sản” ngày 9/8/2001 có nội dung bà Tuệ mua căn
nhà số 16-B20 và đã được UBND thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và quyền sở hữu nhà ở.
- Căn cứ vào lời trình bày của anh Nguyễn Xuân Hải và chị Nguyễn Thị Hằng Hải
(tức là con ruột và con dâu của ông Bình) đều xác nhận nhà đất có tranh chấp là của bà
Tuệ bỏ tiền ra mua và nhờ bố mẹ trông coi hộ.
    Qua đó, cho thấy rằng ông Bình và bà Vân chỉ là người đứng tên hộ. Vì vậy
quyết định của Toà án là có căn cứ và thuyết phục.
21
 

- Ở thời điểm mua nhà trên, bà Tuệ có được đứng tên không? Vì sao?
Ở thời điểm mua nhà trên, bà Tuệ không được đứng tên vì:
- Căn cứ vào Điều 1 và Điều 80 Luật đất đai 1993, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài chỉ được quyền thuê đất chứ không có quyền đứng tên đất.
- Căn cứ theo Điều 16 Pháp lệnh nhà ở 1991 “Người nước ngoài có quyền sở hữu
nhà ở trong thời gian tiến hành đầu tư hoặc trong thời gian định cư, thường trú dài hạn tại
Việt Nam, nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia không có quy định
khác”. Nhưng bà Tuệ lại sống ở Nhật bản và chỉ thường xuyên về thăm gia đình ở Việt
Nam. Bà Tuệ chỉ được đứng tên khi đang trong thời gian đầu tư ở Việt Nam hoặc định
cư, thường trú dài hạn tại Việt Nam. Nhưng bà Tuệ lại sống ở Nhật Bản và chỉ thường
xuyên về thăm gia đình ở Việt Nam.
 

- Ở thời điểm hiện nay, bà Tuệ có được đứng tên mua nhà ở tại Việt Nam
không?
Theo pháp luật hiện hành, bà Tuệ có quyền đứng tên mua nhà ở tại Việt Nam vì:
- Theo điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật đất đai 2013 “Người Việt Nam định cư ở
nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về
nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận
thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử
dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở”
- Theo khoản 2 Điều 7 Luật nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở
tại Việt Nam gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Theo khoản 4 Điều 3 Luật quốc tịch 2008 quy định: “Người gốc Việt Nam định
cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc

22
tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú,
sinh sống lâu dài ở nước ngoài”. Theo Tổng lãnh sự quán nước CHXHCN Việt Nam ở
Nhật Bản, bà Tuệ vẫn có quốc tịch Việt Nam, còn được cấp “Giấy miễn thị thực” để bà
Tuệ nhập cảnh Việt Nam nhiều lần.
Vì vậy, bà Tuệ thuộc diện người Việt định cư ở nước ngoài được đứng tên mua nhà ở tại
Việt Nam.

- Ngày nay, theo Toà án nhân dân tối cao, bà Tuệ được công nhận quyền sở
hữu nhà trên không? Hướng giải quyết này của Toà án nhân dân tối cao đã
có tiền lệ chưa?
- Theo khoản 2 Điều 7 Luật nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở tại
Việt Nam gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo Tổng lãnh sự quán nước
CHXHCN Việt Nam ở Nhật Bản, bà Tuệ vẫn có quốc tịch Việt Nam, còn được cấp “Giấy
miễn thị thực” để bà Tuệ nhập cảnh Việt Nam nhiều lần. Vì thế, bà Tuệ nằm trong đối
tượng được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
- Theo điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật đất đai 2013 “Người Việt Nam định cư ở nước
ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở
được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa
kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng
đất ở trong các dự án phát triển nhà ở”. Theo căn cứ trên thì bà Tuệ thuộc diện được sở
hữu nhà đất tại Việt Nam.
- Hướng giải quyết này của Toà án nhân dân tối cao đã có tiền lệ là Quyết định số
60/2012/QĐ-GĐT ngày 6/11/2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

23
- Theo Toà án nhân dân tối cao, phần giá trị chênh lệch giữa số tiền bà Tuệ bỏ
ra và giá trị hiện tại của nhà đất có tranh chấp được xử lý như thế nào?
Tòa án công nhận bà Tuệ được quyền sở hữu nhà số 16-B20 và xem xét đến công sức
quản lý giữ gìn nhà của gia đình ông Bình trên cơ sở xác định giá nhà đất theo giá thị
trường ở thời điểm xét xử sơ thẩm, trừ đi số tiền mua nhà đất do bà Tuệ bỏ ra, phần giá
trị còn lại chia đôi cho bà Tuệ và ông Bình.

- Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao đã có Án lệ chưa ? Nếu
có, nêu Án lệ đó.
- Theo nhóm thì hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao đã có Án lệ. Cụ thể Án
lệ được sử dụng trong tòa án là Án lệ 02/2016/AL về việc “Tranh chấp đòi lại tài sản”.
- Nguồn của án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 27/2010/DS-GĐT ngày 08-7-2010
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản”
tại tỉnh Sóc Trăng giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thảnh với bị đơn là ông Nguyễn
Văn Tám; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà -Nguyễn Thị Yêm.
- Khái quát nội dung Án lệ: Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã bỏ
tiền để chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhờ người ở trong nước đứng tên trên giấy
tờ đồng thời trông coi mảnh đất. Khi giải quyết tranh chấp thì Tòa án phải xem xét và ghi
nhận công sức của người đứng tên hộ trong việc bảo quản, giữ gìn và làm tăng giá trị
quyền sử dụng đất. Nếu không xác định được chính xác công sức thì cần xác định hai
người có công sức ngang nhau để chia phần giá trị chênh lệch tăng thêm so với giá trị
mảnh đất ban đầu.
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao.
Theo quy định pháp luật tại Việt Nam nhà đất là bất động sản phải đăng ký với Cơ quan
đăng ký giao dịch bảo đảm. Luật đất đai và Bộ luật dân sự hiện hành không thừa nhận
giao dịch “nhờ đứng tên giùm” mua nhà đất. Vì thế, theo nhóm trong vụ việc của bà Tuệ
và ông Bình hướng giải quyết của Tòa án nhân dân là chưa thực sự hợp lý và triệt để. Tòa
24
án phải xem xét đến công sức quản lý và giữ gìn nhà cửa của ông Bình. Thế nhưng thực
tế là bà Tuệ đã mua cho ông Bình 2 căn nhà ở Yên Bái và Phú Thọ coi như là trả công
cho việc ông Bình coi trông nhà cửa. Đồng thời ông Bình đã tự ý tăng thêm 4 chỉ vàng
vào giá tiền mua nhà ngoài ra còn tự ý nới 2 phòng nhỏ phía trên để cho thuê mà không
cho bà Tuệ biết. Bên cạnh đó gia đình ông Bình cũng đang sống trong ngôi nhà có tranh
chấp. Như vậy, cũng có thể xem như ông Bình đã được hưởng lợi từ công sức quản lý và
giữ gìn nhà cửa cho bà Tuệ. 

Vấn đề 4
- Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật hợp đồng được công bố trên
các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2019 đến nay (ít nhất 20 bài viết).
Khi liệt kê, yêu cầu viết theo trật tự theo tên tác giả và việc liệt kê phải thỏa

25
mãn những thông tin theo trật tự sau: 1) Họ và tên tác giả, 2) Tên bài viết
trong ngoặc kép, 3) Tên Tạp chí in nghiêng, 4) Số và năm của Tạp chí, 5) Số
trang của bài viết (ví dụ: từ tr. 41-51).
1. Ngô Thị Anh Vân, Đặng Lê Phương Uyên “Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân” Tạp chí Khoa học pháp lý VN  6/2019 trang 24-36
2. Đặng Thái Bình “Điều kiện áp dụng chế định hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
trong Bộ luật Dân sự Việt Nam - So sánh với pháp luật Nhật Bản” Tạp chí khoa học
Pháp lý VN 8/2019 trang 39-50.
3.  Đinh Thị Chiến “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử
dụng lao động” Tạp chí Khoa học pháp lý VN 9/2019 trang 49-60
4. Đỗ Văn Đại, Lê Ngọc Anh “Thỏa thuận không cạnh tranh sau khi chấm dứt hợp
đồng lao động-kinh nghiệm của nước ngoài cho Việt Nam” Tạp chí Khoa học pháp lý VN
9/2019 trang 61-76
5. Nguyễn Thị Thanh Huyền “Tính dự liệu trước của thiệt hại và vấn đề và vấn đề
giới hạn bồi thường thiệt hại trong vấn đề pháp luật” Tạp chí Khoa học Pháp lý VN
8(138)/2020 trang 60-72
6.  Đoàn Xuân Quang “Bất cập trong pl về giải quyết tranh chấp hợp đồng của viên
chức và một số kiến nghị” Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam 07(137)/ 2020 trang 64-71
7. Nguyễn Thị Bích Ngọc “Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu
Công Nghiệp theo luật định Tạp chí Khoa học và Pháp lý 05( 126)/2019 trang 25-34
8. Nguyễn Phương Thảo “Bình luận bản án: Bồi thường thiệt hại do xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ” Tạp chí khoa học pháp lý VN 1/2019 trang 31
9.  Đinh Thị Chiến “Quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của người sử
dụng lao động” Tạp chí khoa học pháp lý VN 9/2019 trang 49-60
10. Trần Thăng Long “Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng đầu tư quốc tế”
Tạp chí Khoa học pháp lý VN 4/2020 trang 103- end

26
11. Nguyễn Hoàng Thái Hi “Trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do sự thay
đổi cơ bản của hoàn cảnh theo quy định của công ước VIENNA 1980” Tạp chí Khoa học
pháp lý VN số 5/2020 trang 49-61
12. Nguyễn Thị Hồng Trinh -Bùi Thị Huyền Trang “Bồi thường thiệt hại tinh thần cho
pháp nhân trong phạm vi vi phạm hợp đồng trong khuôn khổ CISG” Tạp chí Khoa học
pháp lý VN số 6/2020 trang 78-93
13. Nguyễn Minh Hằng- Đoàn Thanh Huyền “Luật áp dụng và lựa chọn luật áp dụng
trong hợp đồng thương mại quốc tế” Tạp chí Khoa học pháp lý VN số 7/2020 trang 83-98
14. Lê Thị Hồng Vân “Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa không bảo
đảm chất lượng gây ra cho người tiêu dùng” Tạp chí Khoa học pháp lý VN số 7/2020
trang 40-53
15. Đoàn Xuân Quang “Bất cập trong Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng
làm việc của viên chức và một số kiến nghị” Tạp chí khoa học pháp lý VN số 7/2020
trang 64-71
16. Huỳnh Quang Thuận-Đặng Thái Bình “Quyền khởi kiện và sự ràng buộc của  thỏa
thuận trọng tài đối với người thứ ba vì lợi ích của người thứ ba”  Tạp chí khoa học pháp
lý VN số 8/2020 trang 39-50
17. Nguyễn Thị Thanh Huyền “Tính dự liệu trước của thiệt hại và vấn đề giới hạn trách
nhiệm thiệt hại trong pháp luật hợp đồng” Tạp chí khoa học pháp lý VN số 8/2020 trang
60-72
18. Giản Thị Lê Na “Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp đồng dưới góc độ kinh tế”
Tạp chí khoa học pháp lý VN số 8/2020 trang 72 - 84
19. Phan Trung Pháp- Nguyễn Hoàng Thái Hy “Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại của bên bị vi
phạm hợp đồng theo công ước VIENNA 1980 về công ước bán hàng quốc tế” Tạp chí
khoa học pháp lý VN số 1/2021 trang 120- end
20. Nguyễn Chí Công - Phạm Thị Hằng “Áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải

27
quyết định tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế tại tòa án VN những khó khăn vướng
mắc” Tạp chí khoa học pháp lý VN số 5/2021 trang 39- 46

- Cho biết làm thế nào để biết được những bài viết trên.
https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/SoTapChiTheoNam?page=4

28

You might also like