You are on page 1of 2

Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án đối với 3 vấn đề trên

- Đối với vấn đề 1: Bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng theo quy định của Điều 400 BLDS 2015
Tòa án đã xét rằng: Bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng. Theo chúng tôi, hướng giải quyết này của Tòa án là
hợp lý, bởi vì D (bên được đề nghị) không chứng minh được đã gửi chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng cho C (bên đề nghị) và C (bên đề nghị) không thừa
nhận đã nhận được chấp nhận đề nghị giao kết của D (bên được đề nghị). Tuy
nhiên, Tòa án căn cứ vào Điều 400 BLDS 2015 để đưa ra hướng giải quyết trên
là không hợp lý. Theo khoản 1 Điều 400 thì hợp đồng được giao kết vào thời
điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết, các quy định còn lại của Điều
400 (từ khoản 2 đến khoản 4) quy định về thời điểm giao kết hợp đồng xác
định theo hình thức của hợp đồng. Như vậy Điều 400 không cho chúng ta thấy
trường hợp như thế nào thì được xem là bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng. Hay nói cách khác, dựa vào Điều 400 thì chúng ta
không có căn cứ để xác định bên đề nghị có nhận được chấp nhận đề nghị hay
chưa. Vì vậy, Tòa án xét rằng bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng theo quy định của Điều 400 BLDS 2015 là chưa thật sự
chính xác.
- Đối với vấn đề 2: Chấp nhận chưa được thực hiện trong thời hạn hợp lý theo
quy định của Điều 394 BLDS 2015
Tháng 01/2017, A, B và C gửi cho D một đề nghị giao kết hợp đồng,
nhưng mãi đến tháng 1 và tháng 2 năm 2019, D mới gửi chấp nhận đề nghị cho
A và B. Từ đó ta thấy thời hạn trả lời là hơn 2 năm đó là một thời hạn khá dài
và chưa hợp lý. Bởi vì trong 2 năm quyền lợi của bên đề nghị có thể bị thiệt hại
nếu không nhận được chấp nhận trả lời. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 394 BLDS
2015 thì sẽ phải trả lời trong một thời hạn hợp lý. Vậy thế nào là thời hạn hợp
lý thì nó phải phụ thuộc vào tình huống cụ thể. Tình huống trên thì D đã trả lời
chấp nhận đề nghị giao kết của A, B sau 2 năm. Nếu sự trả lời này của D đã trễ
và hợp đồng không thể thực hiện được thì thời hạn trả lời trên được xem là
không hợp lý thì hướng giải quyết này của Tòa án hợp lý. Còn nếu khi trả lời
chấp nhận, A, B vẫn đồng ý và hợp đồng có thể tiến hành thì đó được xem là
thời hạn hợp lý thì hướng giải quyết này của Tóa án không hợp lý.
- Đối với vấn đề 3: Chấp nhận trên của D là đề nghị giao kết mới.
Theo chúng tôi, hướng giải quyết này của Tòa án là hợp lý. Tòa án đã rất
khéo léo, linh hoạt khi xử lí vấn đề thứ 3. Khoản 1 Điều 394 BLDS 2015 chỉ
quy định hướng giải quyết trường hợp trả lời chấp nhận khi đã hết thời hiệu khi
bên đề nghị có ấn định. Còn đối với trường hợp bên đề nghị không có ấn định
thì không có quy định. Xét thấy quy định trên nhằm làm cho người được
đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị trong thời hạn nhất định, tránh trường hợp họ
kéo dài thời gian để có lợi cho mình, thậm chí có thể gây thiệt hại cho bên
đề nghị. Luật quy định việc trả lời chấp nhận đề nghị chỉ có hiệu lực trong thời
hạn mà bên đề nghị ấn định nhằm tạo sự tự do trong giao kết hợp đồng, không
làm cho quy định về việc trả lời chấp nhận đề nghị bị cứng nhắc. Như vậy
chúng ta có thể áp dụng trường hợp bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết
thời hạn thì chấp nhận được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời khi bên
đề nghị không ấn định thời hạn tương tự như khi bên đề nghị có ấn định. Chính
vì vậy, hướng giải quyết trên của Tòa án về vấn đề thứ 3 là rất phù hợp và thỏa
đáng.

Nguồn:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-
296215.aspx
https://luathoanganh.vn/hoi-dap-luat-dan-su/thoi-han-tra-loi-chap-nhan-giao-
ket-hop-dong-lha3371.html

You might also like