You are on page 1of 2

Bài 4.

Ngày 15/03/2014, thương nhân B và thương nhân M giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
trong đó các bên thỏa thuận ngày 30/03/2014, B phải giao hàng và ngày 01/04/2014, M phải
thanh toán tiền hàng.
Đến hạn giao hàng, do sự kiện bất khả kháng (gặp bão) nên B không thực hiện việc giao
hàng. M đã chuẩn bị kho bãi và các điều kiện để tiếp nhận hàng hóa nhưng không được
nhận hàng nên đã thông báo ngừng thanh toán tiền hàng.
Ngày 01/5/2014, M đề nghị B giao hàng nhưng B không thực hiện được và trả lời sẽ cố gắng
giao hàng vào ngày 01/6/2014.

Do nhu cầu sản xuất, ngày 25/5/2014, M đã mua hàng của một thương nhân khác. Ngày
01/6/2014, B giao hàng và yêu cầu M thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Căn cứ vào quy định của pháp luật thương mại hiện hành, xác định yêu cầu của thương
nhân B đối với thương nhân M có phù hợp với quy định của pháp luật không?

Bài Làm
I-Issue: Vấn đề
Ngày 15/03/2014, thương nhân B và thương nhân M giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
trong đó các bên thỏa thuận ngày 30/03/2014, B phải giao hàng và ngày 01/04/2014, M phải
thanh toán tiền hàng.
Đến hạn giao hàng, do sự kiện bất khả kháng (gặp bão) nên B không thực hiện việc giao
hàng. M đã chuẩn bị kho bãi và các điều kiện để tiếp nhận hàng hóa nhưng không được
nhận hàng nên đã thông báo ngừng thanh toán tiền hàng.
Ngày 01/5/2014, M đề nghị B giao hàng nhưng B không thực hiện được và trả lời sẽ cố gắng
giao hàng vào ngày 01/6/2014.

Do nhu cầu sản xuất, ngày 25/5/2014, M đã mua hàng của một thương nhân khác. Ngày
01/6/2014, B giao hàng và yêu cầu M thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Vấn đề đặt ra: Yêu cầu của thương nhân B đối với thương nhân M có phù hợp với quy định
của pháp luật không?
R - Relavant Law : Quy định pháp luật có liên quan
- Căn cứ vào Luật Thương Mại 2005
Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Điều 296. Kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng
1. Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng
cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau
đây:
a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận
không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận
trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.
2. Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có quyền từ chối
thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá mười ngày, kể từ ngày kết
thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này bên từ chối phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên
kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.
4. Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng
đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn
thành dịch vụ.

Điều 298. Gia hạn thực hiện nghĩa vụ


Trường hợp buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để
bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

A – Application Facts: Vận dụng pháp luật vào tình huống

- Việc thương nhân B không thể giao hàng đúng hẹn cho thương nhân M là do có sự cố bất
khả kháng, theo khoản 1 điều 294 Luật Thương Mại 2005 thì thương nhân B không vi phạm
hợp đồng.
- Theo điều 296 Luật Thương mại 2005: trong trường hợp bất khả kháng thương nhân B có
thể kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng và đảm bảo không quá thời gian quy định.
- Đến thời điểm sau khi B hẹn lại ngày giao hàng thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực
- Trường hợp M mua hàng từ thương gia khác khi hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì M vẫn phải
có trách nhiệm thanh toán cho số hàng với B

C – Conclutions: Kết luận


- B thực hiện đúng hợp đồng sau khi gia hạn nên dù cho M có mua của thương gia khác thì M
vẫn phải có trách nhiệm thanh toán khoản tiền đúng với cam kết trong hợp đồng cho hàng
hoá của B

You might also like