You are on page 1of 3

14.

Công ty A có trụ sở tại Hải Phòng bán một lô hàng găng tay chuyên dụng cho công ty B
(quốc tịch Ấn Độ) theo điều CIF cảng Bombay (Inco- terms 2000) bằng phương thức thanh
toán L/C. Đến hạn theo thoả thuận hợp đồng mua bán, theo yêu cầu của B, ngân hàng M tại
Ấn Độ mở L/C cho B và A cũng đã thực hiện giao hàng cho người vận tải. Nhưng khi nhận
hàng vì phát hiện hàng hóa không đảm bảo chất lượng như thỏa thuận trong hợp đồng nên B
đề nghị ngân hàng M không thanh toán cho A.
Yêu cầu:
a. Hãy liệt kê các quan hệ pháp lý (hợp đồng) đã phát sinh trong tình huống trên.
b. Theo bạn, dưới góc độ pháp lý đề nghị của B có được ngân hàng M chấp nhận không? Vì
sao? Nếu không được chấp nhận, B sẽ bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách nào?
Giải
a. Quan hệ pháp lý thứ nhất: Nhà xuất khẩu (Công ty A) và Nhà nhập khẩu (Công ty
B).
Phát sinh từ việc công ty A bán một lô hàng găng tay chuyên dụng cho công ty B.
Quan hệ pháp lý thứ hai: Nhà nhập khẩu (B) và ngân hàng phát hành L/C (Ngân
hàng M) phát sinh từ việc B yêu cầu Ngân hàng M mở L/C để thanh toán tiền hàng
cho A
Quan hệ pháp lý thứ ba: Người gửi hàng (A) và người vận tải. Phát sinh từ việc A
đã gửi hàng cho người vận tải.
Dưới góc độ pháp lý, đề nghị của B được/ko được ngân hàng M chấp nhận.
b. Đầu tiên, công ty A giao hàng hóa không đảm bảo chất lượng như thỏa thuận trong
hợp đồng, nên B đã vi phạm các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng của 2 bên.
- Chiếu theo khoản 2 điều 39 CISG 1980: Trong mọi trường hợp, người mua bị mất
quyền khiếu nại về việc hàng không phù hợp với hợp đồng nếu họ không thông báo
cho người bán biết về việc đó chậm nhất trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hàng hóa đã
thực sự được giao cho người mua trừ phi thời hạn này trái ngược với thời hạn bảo
hành quy định trong hợp đồng => Ở đây vẫn trong tg quy định.
- Theo điều 46.3 CISG 1980: Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, người mua
có quyền đòi người bán phải loại trừ sự không phù hợp ấy, trừ những trường hợp khi
điều này không hợp lý xét theo tất cả các tình tiết. Việc yêu cầu loại trừ sự không phù
hợp của hàng hóa so với hợp đồng phải được tiến hành hoặc là cùng một lúc với
thông báo những dữ kiện chiếu theo điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó.
- Theo điều 50, CISG 1980: Trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp
đồng, dù tiền hàng đã được trả hay chưa người mua có thể giảm giá hàng theo tỷ lệ
căn cứ vào sự sai biệt giữa giá trị thực của hàng hóa vào lúc giao hàng và giá trị của
hàng hóa nếu hàng phù hợp hợp đồng vào lúc giao hàng. Tuy nhiên, nếu người bán
loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ chiếu theo điều 37 hoặc điều 48
hoặc nếu người mua từ chối chấp nhận việc thực hiện của người bán chiếu theo các
điều này thì người mua không được giảm giá hàng.
- Theo điều 71.1, CISG 1980: Một bên có thể ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của
mình nếu có dấu hiệu cho thấy rằng sau khi hợp đồng được ký kết, bên kia sẽ không
thực hiện một phần chủ yếu những nghĩa vụ của họ bởi lẽ:
+ Một sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng thực hiện hay trong khi thực
hiện hợp đồng.
+ Cung cách sử dụng của bên kia trong việc chuẩn bị thực hiện hay trong khi thực hiện
hợp đồng

15. Công ty A có trụ sở tại Hải Phòng xuất khẩu một lô hàng thủy sản cho công ty B
(quốc tịch Ấn Độ) theo điều kiện CIF - Bombay (Incoterms 2000) bằng phương thức
thanh toán L/C. Đến hạn theo thoả thuận hợp đồng mua bán, A đã mua bảo hiểm cho
hàng hóa ở công ty bảo hiểm K và B yêu cầu ngân hàng M tại Ấn Độ mở L/C cho B
nhưng A đã thực hiện giao hàng chậm so với thỏa thuận trong hợp đồng 3 ngày, vì vậy,
tàu đã gặp bão lớn trước khi cập cảng Bombay. Hậu quả là 50% hàng đã bị giảm phẩm
cấp chất lượng. Cũng tại thời điểm nhận hàng, giá hàng thủy sản trên thị trường xuống
thấp. Vìthế để tránh nguy cơ bị lỗ nặng, công ty B đã từ chối nhận hàng và đề nghị ngân
hàng M không thanh toán cho A, vì cho rằng nguyên nhân dẫn đến tổn thất trên là do
công ty A giao hàng chậm so với thỏa thuận trong hợp đồng. Để bảo vệ quyền lợi của
mình, A đã khởi kiện B lên Tòa án D do các bên thỏa thuận khi ký kết hợp đồng.
Yêu cầu:
a. Xác định các quan hệ pháp lý phát sinh từ vụ việc nêu trên.
b. Theo bạn dưới góc độ pháp lý đề nghị của B có được Ngân hàng M chấp nhận không?
c. Với tư cách là người thụ lý vụ kiện, hãy xác định trách nhiệm của các bên có liên quan
và cách giải quyết vụ việc tranh chấp trên.Vì sao? Nếu không được chấp nhận, B sẽ bảo
vệ quyền lợi của mình bằng cách nào?
GIẢI:
a. Xác định các quan hệ pháp lý phát sinh từ vụ việc nêu trên.
- Quan hệ pháp lý thứ nhất: Nhà xuất khẩu (Công ty A) và Nhà nhập khẩu (Công ty B).
Phát sinh từ việc công ty A bán một lô hàng găng tay chuyên dụng cho công ty B.
- Quan hệ pháp lý thứ hai: Nhà nhập khẩu (B) và ngân hàng phát hành L/C (Ngân hàng
M) phát sinh từ việc B yêu cầu Ngân hàng M mở L/C để thanh toán tiền hàng cho A
- Quan hệ pháp lý thứ ba: Người gửi hàng (A) và người vận tải. Phát sinh từ việc A đã
gửi hàng cho người vận tải.
- Quan hệ pháp lý thứ tư: Nhà xuất khẩu (A) và công ty bảo hiểm K. Phát sinh từ điều
khoản CIF Incoterm 2000 nhà xuất khẩu sẽ mua bảo hiểm hàng hóa cho nhà nhập khẩu.
b. Theo bạn dưới góc độ pháp lý đề nghị của B có được Ngân hàng M chấp nhận không?
- Theo tôi, đề nghị của B không được ngân hàng M chấp nhận. 50% hàng bị giảm phẩm
cấp chất lượng do tàu gặp bão lớn trước khi cập cảng Bombay sẽ được công ty bảo hiểm
K bồi thường thiệt hại cho B. Việc xảy ra giao hàng chậm là lỗi bên A và A sẽ phạt số
tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán của hai bên khi A vi phạm hợp đồng.
Nhưng A không tiên liệu được trường hợp về thời tiết hay giá thị trường thuỷ sản giảm,
vì vậy B không thể bắt buộc ngân hàng M không thanh toán cho bên công ty A.
c. Với tư cách là người thụ lý vụ kiện, hãy xác định trách nhiệm của các bên có liên quan
và cách giải quyết vụ việc tranh chấp trên. Vì sao? Nếu không được chấp nhận, B sẽ bảo
vệ quyền lợi của mình bằng cách nào?
-> Nhà xuất khẩu A: có nghĩa vụ trong hợp đồng cũng như trong CIF incoterm 2000. Với
tình huống trên, nhà xuất khẩu A đã vi phạm thỏa thuận hợp đồng vì đã giao hàng trễ cho
nên A phải đóng phạt với mức phí đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Nhà nhập khẩu B: Nhận hàng và đề nghị ngân hàng M thanh toán tiền hàng cho bên A
sau khi kiểm tra hàng hóa. Với tình huống trên, nhà nhập khẩu vẫn phải thực hiện đúng
nghĩa vụ nhận hàng vì hàng hóa bị giảm phẩm chất chất lượng do gặp bão lớn cùng với
giá thủy sản thị trường giảm là trường hợp bất khả kháng và không thể tiên liệu được.
Cho nên nhà nhập khẩu phải nhận hàng và phải bồi thường thiệt hại cho A vì phải chịu
chi phí lưu kho.
Công ty bảo hiểm K: bồi thường thiệt hại

You might also like