You are on page 1of 8

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT

Đề bài: Đề số 2.

Hà Nội, 2022

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..........................................................................1
I. Hành vi của luật sư C có vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử
nghề nghiệp luật sư Việt Nam.............................................................1
II. Phương hướng xử lý nếu là luật sư C trong tình huống trên...3
III. So sánh và bình luận về quy tắc Xung đột về lợi ích trong Bộ
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam 2019 và
Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp luật sư Hoa Kỳ (ABA
Model Rules of Professional Conduct)................................................3
KẾT LUẬN..............................................................................................5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................6
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đề bài: Đề số 2.
A và B là hai đối tác trong nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa trong suốt nhiều năm,
tuy nhiên sau đó hai bên xảy ra tranh chấp vì lý do bên B mất khả năng thanh toán tiền
hàng, nên công nợ lớn. Sau nhiều lần thương lượng không thành công, A đã đến văn
phòng luật sư và đề nghị Luật sư C sẽ hỗ trợ pháp lý và đại diện cho A trước phiên tòa
giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa với B. Một tháng sau, luật sư C thông
báo cho A rằng do bận việc nên không thể tiếp tục hỗ trợ pháp lý cho A được và yêu cầu
thanh lý hợp đồng. Hai bên đồng ý thanh lý và A trả cho luật sư C 10 triệu đồng tiền chi
phí 1 tháng của hợp đồng dịch vụ pháp lý. Hai tháng sau, khi tham dự phiên tòa, A bất
ngờ gặp luật sư C cũng tham gia phiên tòa sơ thẩm nhưng với tư cách là người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của B.
Hỏi:
1. Luật sư C có vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam
không? Giải thích vì sao?
2. Nếu là luật sư C trong tình huống trên, anh/chị sẽ xử lý như thế nào?
3. So sánh và bình luận quy tắc Xung đột về lợi ích trong Bộ Quy tắc đạo đức và
ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam 2019 và Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề
nghiệp luật sư Hoa Kỳ (ABA Model Rules of Professional Conduct).

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


I. Hành vi của luật sư C có vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật
sư Việt Nam
 Căn cứ pháp lý: Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ 2019 Bộ Quy tắc đạo đức và
ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
 Phân tích:
o Quy tắc 13. Từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng
 Luật sư C đã yêu cầu khách hàng là A thanh lý hợp đồng và từ chối tiếp
tục thực hiện vụ việc của khách hàng với lý do không chính đáng (bận việc)
nhưng vẫn được chấp nhận.  Luật sư C đã vi phạm Quy tắc 13 khi từ chối

1
tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng dù không thuộc trường hợp nào
theo luật định.
o Quy tắc 2. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan
 Lý do luật sư C từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng là do
bận việc – không thuộc các trường hợp có thể hay phải từ chối theo quy
định của pháp luật hoặc trường hợp bất khả kháng. Lý do thực sự khiến luật
sư C từ chối tiếp tục nhận làm luật sự hỗ trợ pháp lý cho A là vì luật sư C đã
nhận lời làm luật sư cho B – bên đối lập về lợi ích với A.  Luật sư C đã vi
phạm Quy tắc 2 vì đã không trung thực với khách hàng là A về lý do từ chối
tiếp tục nhận lời làm luật sư đại diện cho A.
o Quy tắc 13. Từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng
13.2.3. Phát hiện vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Quy tắc 11.
Quy tắc 11. Những trường hợp luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc
của khách hàng
11.4. Vụ việc của khách hàng có xung đột về lợi ích theo quy định tại Quy
tắc 15.
Quy tắc 15. Xung đột về lợi ích
15.3. Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ chối tiếp tục thực hiện
vụ việc trong các trường hợp sau đây:
15.3.3. Vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách
hàng cũ trong cùng một vụ việc hoặc vụ việc khác có liên quan trực tiếp mà
trước đó luật sư đã thực hiện cho khách hàng cũ.
 Nếu đối chiếu với Quy tắc 15.4. thì luật sư C vẫn có thể nhận hoặc thực
hiện vụ việc trong các trường hợp được quy định trong Quy tắc 15.3, với
điều kiện là phải có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng.  Trong
trường hợp này, luật sư C dù biết hay vô tình không biết rằng khách hàng
hiện tại là B – là bên có mâu thuẫn lợi ích với khách hàng cũ của mình là A
trong cùng một vụ kiện thì vẫn vi phạm quy tắc 15.3.3.
 Tuy nhiên, nếu B biết rằng luật sư C đã từng là người bảo vệ quyền lợi
cho đối thủ của mình tại tòa là A nhưng vẫn quyết định tin tưởng và đồng ý
ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với luật sư C thì luật sư C hoàn toàn có thể tiếp
tục nhận vụ việc và thực hiện hợp đồng pháp lý của mình với khách hàng
hiện tại là B như bình thường.  Thế nhưng nếu B không biết về chuyện
luật sư C đã từng đại diện cho A mà luật sư C vẫn tiếp tục thực hiện theo

2
hợp đồng đã ký kết với bên B thì hiển nhiên luật sư C đã vi phạm Quy tắc
15.3.3.
 Kết luận: Luật sư C đã vi phạm cả 4 Quy tắc là Quy tắc 2, 11, 13, 15 theo Bộ
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam năm 2019.
II. Phương hướng xử lý nếu là luật sư C trong tình huống trên
 Căn cứ pháp lý: Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ 2019 Bộ Quy tắc đạo đức và
ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
Quy tắc 15.2. Trong quá trình thực hiện vụ việc, luật sư cần chủ động tránh để
xảy ra xung đột về lợi ích. Nếu phát hiện có xung đột về lợi ích xảy ra ngoài ý
muốn của luật sư thì luật sư cần chủ động thông báo ngay với khách hàng để
giải quyết.
 Phân tích và kết luận: Trong trường hợp này, nếu là luật sư C, em sẽ thông báo
cho bên B biết về sự việc khách hàng cũ của em là A, là bên đã từng xảy ra xung
đột lợi ích với B. Sau đó em sẽ hỏi lại ý kiến của B:
 Nếu nhận được sự đồng ý bằng văn bản của B thì em sẽ tiếp tục thực hiện
dịch vụ pháp lý đã ký kết với bên B dù biết khách hàng cũ là A có lợi ích đối lập
với khách hàng hiện tại là B. Vì theo Quy tắc 15.4 thì miễn là nhận được sự
đồng ý của khách hàng là B thì dù em dưới tư cách là luật sư C đã từng nhận đại
diện cho A (bên đối lập với B) vẫn có thể tiếp tục theo vụ việc với tư cách là
luật sư bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của B.
 Nếu trong trường hợp B không đồng ý cho em tếp tục vụ việc với tư cách là
luật sư đại diện cho B thì em sẽ chấm dứt dịch vụ pháp lý hay thanh lý hợp đồng
với bên B ngay lập tức vì đã làm trái với Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp luật sư Việt Nam.
III. So sánh và bình luận về quy tắc Xung đột về lợi ích trong Bộ Quy tắc đạo đức
và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam 2019 và Quy tắc ứng xử và đạo đức
nghề nghiệp luật sư Hoa Kỳ (ABA Model Rules of Professional Conduct).
 Giống nhau: Cả hai bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư của Việt
Nam và Hoa Kỳ khi đề cập đến xung đột về lợi ích đều yêu cầu luật sư không
được nhận hoặc thực hiện vụ việc trong trường hợp có xung đột về lợi ích đối
với khách hàng hiện tại, khách hàng cũ, bên thứ ba  nhằm tránh dẫn đến
những tình huống luật sư bị hạn chế hoặc có khả năng bị hạn chế trong việc thực
hiện nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, cũng
như trong việc đảm bảo nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng.

3
 Khác nhau:
o Nếu như bộ quy tắc của Việt Nam chỉ cho phép luật sư tiếp tục nhận và thực
hiện các vụ việc có xung đột lợi ích chỉ khi có sự đồng ý của khách hàng
bằng văn bản theo Quy tắc 15.4. Luật sư vẫn có thể nhận hoặc thực hiện vụ
việc trong các trường hợp tại Quy tắc 15.3, nếu có sự đồng ý bằng văn bản
của khách hàng, trừ các trường hợp sau đây:
15.4.1. Các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật;
15.4.2. Các vụ án, vụ việc tố tụng, vụ việc khiếu nại hành chính, vụ việc giải
quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài, hòa giải thương mại;
15.4.3. Trường hợp tại Quy tắc 15.3.5.
o Thì trong bộ quy tắc của Hoa Kỳ lại quy định cho phép luật sư tiếp tục đại
diện cho khách hàng khi xuất hiện hiện tượng xung đột về lợi ích, nếu đáp
ứng được những quy định sau:
(1) Luật sư có niềm tin một cách hợp lý rằng bản thân sẽ có thể có đầy đủ
năng lực để đảm bảm thực hiện được tư cách luật sư đại diện có hiệu
quả và cần mẫn cho từng khách hàng có liên quan;
(2) Việc đại diện không bị pháp luật cấm;
(3) Việc đại diện không liên quan đến việc khẳng định khiếu nại của một
khách hàng chống lại một khách hàng khác do luật sư đại diện trong
cùng một vụ kiện tụng hoặc thủ tục khác trước khi lên tòa;
(4) Mỗi khách hàng có liên quan đã xác nhận sự đồng ý của mình bằng văn
bản sau khi đã tiếp nhận đầy đủ thông tin.
Như vậy có thể thấy rằng bộ quy tắc luật sư Hoa Kỳ đã quy định rất rõ ràng
và đầy đủ về điều kiện để luật sư có thể nhận hoặc tiếp tục những vụ việc có
liên quan đến vấn đề xung đột lợi ích của khách hàng.
o Khi xuất hiện xung đột về lợi ích, Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp luật sư Việt Nam yêu cầu cần có sự đồng ý của khách hàng bằng văn
bản đồng thời tình huống phải không thuộc vào những trường hợp trong quy
định cấm của luật và loại trừ các trường hợp yêu cầu trọng tài, hòa giải
thương mại (theo Quy tắc 15.4) thì khi ấy luật sư mới được phép tiếp tục
nhận đại diện cho khách hàng.
Còn theo Điều 1.7 của Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp luật sư Hoa
Kỳ thì có một điều kiện khác biệt hẳn đó là yêu cầu luật sư phải tin tưởng
vào khả năng cũng như quyết định của mình khi nhận vụ việc có sự xuất

4
hiện của việc xung đột lợi ích mà không làm ảnh hưởng đến khách hàng.
Đây là một tiêu chí rất khó để có thể xác định rõ ràng vì điều này chỉ mang
tính chủ quan từ phía luật sư, tuy nhiên nó lại cho thấy sự tiến bộ trong lối
suy nghĩ; và có thể điều kiện này sẽ hoạt động rất hiệu quả nếu như hệ thống
luật sư cũng như chất lượng luật sư được nâng cao, cải thiện đến một trình
độ nhất định.
 Kết luận: Có thể nhận định rằng bộ quy tắc đạo đức luật sư Hoa Kỳ có những
quy định về giải quyết xung đột lợi ích của khách hàng dành cho luật sư hoàn
thiện, đầy đủ và tiến bộ hơn so với bộ quy tắc đạo đức luật sư Việt Nam.

KẾT LUẬN
Trong bài làm phía trên, nhóm chúng em đã có cơ hội được tiếp cận và đứng dưới
góc độ là một luật sư để giải quyết những tình huống yêu cầu cần tìm hiểu về quy tắc ứng
xử và đạo đức nghề nghiệp luật sư. Thông qua việc xử lý những yêu cầu của đề bài, chúng
em đã được trau dồi thêm kiến thức về đạo đức cũng như cách ứng xử phù hợp của một
luật sư tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình làm bài nhóm chúng em sẽ không tránh khỏi một số sai sót và hạn
chế, chúng em rất mong nhận được sự đánh giá đóng góp từ thầy cô để bài làm được hoàn
thiện hơn!

5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Liên đoàn Luật sư Việt Nam – Hội đồng Luật sư toàn quốc, Bộ Quy tắc đạo đức và
ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2019
2. ABA Model Rules of Professional Conduct

You might also like