You are on page 1of 11

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN:
LUẬT HIẾN PHÁP
CHỦ ĐỀ: 02
TRONG QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO LUẬT ĐẦU TƯ,
CÓ Ý KIẾN CHO RẰNG CẦN HỢP PHÁP HÓA VIỆC
MUA, BÁN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI. VỚI KIẾN
THỨC VỀ LUẬT HIẾN PHÁP, HÃY LẬP LUẬN ĐỂ
ỦNG HỘ/PHẢN ĐỐI Ý KIẾN TRÊN.

QUAN ĐIỂM BẢO VỆ: PHẢN ĐỐI

Hà Nội, 2021

1
MỤC LỤC
I. Phần thông tin 1

Mở đầu 1

II. Phần nội dung tranh biện 2

1. Một số hiểu biết chung về thực trạng việc hiến, tặng bộ phận cơ thể người. 2

1.1. Bộ phận cơ thể người có thể hiến, tặng bao gồm những gì? 2

1.2. Hiện trạng việc hiến, tặng bộ phận cơ thể người ở Việt Nam. 2

2. Tại sao không nên hợp pháp hóa việc mua, bán bộ phận cơ thể người? 2

2.1. Luận điểm 1 : Hậu quả vô cùng to lớn hậu phẫu thuật 2

2.2. Luận điểm 2: “Sai lầm trong nhận thức giữa việc hiến và mua bán bộ 4
phận cơ thể con người.”
2.3. Luận điểm 3: “Hợp pháp hóa việc mua, bán bộ phận cơ thể người không 5
phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam hiện
nay.”
2.4. Luận điểm 4: “Hợp pháp hóa việc mua, bán bộ phận cơ thể người gây 7
mất trật tự an ninh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống văn hóa xã hội
cũng như thế hệ tư duy sau này”.
3. Giải pháp 8

III. Kết luận 8

Tài liệu tham khảo 10


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau về
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc tế… hệ thống pháp luật Việt Nam đang dần
được hoàn thiện theo hướng tích cực. Trong quá trình soạn thảo Luật Đầu tư đã gặp
phải nhiều ý kiến trái chiều, do đó đề tài tranh biện của nhóm chúng em là phản đối
việc cho rằng “cần hợp pháp hóa việc mua, bán bộ phận cơ thể người”. Trong quá trình
thảo luận và tìm hiểu, do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm nên bài tranh biện này có
thể còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy
cô và các bạn!

II. Phần nội dung tranh biện


1. Một số hiểu biết chung về thực trạng việc hiến, tặng bộ phận cơ thể người.
1.1. Bộ phận cơ thể người có thể hiến, tặng bao gồm những gì?
- Đối với những người hiến tặng đã chết có thể hiến tặng cả thận, gan, phổi, tim và
tụy, thậm chí cả cánh tay và mặt. Ngoài ra còn có thể hiến tặng giác mạc, mô (xương,
gân, mạch máu, van tim,…).
- Đối với những người hiến tặng sống khỏe mạnh có thể hiến tặng: một thận, phổi
hoặc một phần của gan, tuyến tụy hoặc ruột. Bên cạnh đó còn có thể hiến tặng tế bào
gốc máu, tủy xương, tiểu cầu.
1.2. Hiện trạng việc hiến, tặng bộ phận cơ thể người ở Việt Nam.
- Tính đến tháng 12/2020, Việt Nam đã thực hiện được 5.587 ca ghép các bộ phận cơ
thể người như thận, gan, tim, phổi, tụy, chi trên, ruột… Về công tác vận động hiến
tặng, đến ngày 31/12/2020, cả nước có 40.257 trường hợp đăng ký hiến tặng sau khi
chết hoặc chết não. Đặc biệt có 100 người đăng ký hiến tặng khi còn sống. Hiện Việt
Nam có 20 trung tâm ghép tạng, có thể làm chủ phần lớn các kỹ thuật ghép mà các
nước đã triển khai.
- Tại Việt Nam, ước tính hiện có khoảng 10.000 người chờ ghép thận, hàng ngàn
trường hợp chờ ghép gan… Nhu cầu ghép tạng ngày càng cao, trong khi nguồn tạng
ngày càng khan hiếm. Số lượng người hiến chết não tại các bệnh viện khá ít, chỉ
chiếm khoảng 0,5%. Trong khi đó, số lượng ca ghép tạng từ người cho sống rất cao

1
(5.255 ca). Điều này tiềm ẩn nguy cơ về mua bán mô,tạng, bộ phận khác của con
người.

2. Tại sao không nên hợp pháp hóa việc mua, bán bộ phận cơ thể người?
2.1. Luận điểm 1: “Hậu quả vô cùng to lớn hậu phẫu thuật”
a, Cơ sở pháp lý:
- Khoản 1 Điều 20 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về
thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra
tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm
thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”
b, Lập luận:
“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể”
→ Hành động của người bán có thể dẫn đến tử vong do cuộc mổ lấy tạng khi thực
hiện trái phép. Vốn dĩ thân xác con người là sự thiêng liêng mà tạo hóa ban tặng và
ai cũng phải biết trân trọng bản thân. Việc định giá một bộ phận cơ thể vốn là máu
thịt của con người là một hành vi trái tư tưởng thuần phong mỹ tục của xã hội, bởi
như thế không khác nào nói rằng con người cũng chỉ là một thứ vô tri có thể trao
đổi như hàng hóa. Vậy nên hợp pháp hóa việc buôn bán bộ phận cơ thể chẳng khác
nào đi ngược lại với tư tưởng của dân tộc ta, đi ngược lại với những công sức mà
cha ông ta đã cố gắng gây dựng nên.

“Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”


→ Con người sau khi phẫu thuật cắt bỏ bộ phận cơ thể sẽ không thể đảm bảo khả
năng lao động và tình trạng sức khoẻ nguyên vẹn như ban đầu. Như vậy sẽ đi trái
lại với Hiến pháp.

“Không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào
khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”
→ Không ai có quyền cưỡng ép hay chiếm đoạt bộ phận cơ thể con người như:
Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác… Cũng như không ai có quyền

2
ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ
thể của người không tự nguyện hiến.

c, Dẫn chứng:
- Theo Báo Người lao động đưa tin : Ông Hồ Văn Tranh, sống tại Cần Thơ
vì nợ nần nên đã bán đi một quả thận để lấy 120 triệu đồng. Tình hình sức khỏe
hiện tại của ông trở nên kém hơn, làm việc gì nặng cũng không nổi, tay chân cứ
run. Bản thân ông Tranh cũng hối hận về việc làm của mình: “Giờ được chọn, tôi
thà đi làm trả nợ còn hơn.”

- Truyền thông Trung Quốc cũng đưa tin một nữ sinh học tại một trường đại
học tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang đã tình cờ nhìn thấy quảng cáo tìm
người hiến trứng tại nhà vệ sinh công cộng với số tiền 10.000 NDT (hơn 34,6 triệu
đồng), cô đã bị mê hoặc và muốn dùng số tiền đó mua Iphone đời mới nhất. Tuy
nhiên sau ca phẫu thuật, bụng của cô phình to ra bất thường, chính xác là buồng
trứng của cô đã to gấp 4 người bình thường. Tổn thương buồng trứng, nhiễm trùng
do thực hiện quá trình phẫu thuật ở nơi không đảm bảo đã hủy hoại sức khỏe cô.

2.2. Luận điểm 2: “Sai lầm trong nhận thức giữa việc hiến và mua bán bộ phận cơ
thể con người.”
a, Cơ sở pháp lý:
- Khoản 3 Điều 20 quy định: “Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể
người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa
học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý
của người được thực nghiệm.”
- Khoản 2 điều 4 Luật hiến, lấy, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể con người và
hiến, lấy xác năm 2006 quy định: “ Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy
hoặc nghiên cứu khoa học”

b, Lập luận:

3
“Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của
luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm
nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thực nghiệm.”
→ Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến
mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho
người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

“ Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học”
→ Việc hợp pháp thương mại hóa một phần cơ thể người là hành động vô nhân
đạo, đi ngược lại đạo đức xã hội . Bộ phận cơ thể người không phải là hàng hóa,
tiền bạc không thể định giá con người . Ghép thận giúp người bệnh có chất lượng
sống tốt hơn, nhưng không vì vậy mà nên gián tiếp hại người khác, thường là
những người cùng cực nhất của xã hội họ mới nghĩ đến chuyện “bán thận” để trang
trải cuộc sống.

c, Dẫn chứng:
- Trích lời tuyên thệ Hippocrates : “Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ
ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi
cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sảy thai.”
→ Theo đạo đức của nghề y, bác sĩ không được phép thực hiện những cuộc phẫu
thuật gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

- Thống kê về việc bán nội tạng để lấy tiền tại Pakistan cho thấy: 2/3 số
người thực hiện cắt bỏ thận là người nước ngoài, gần 70% trong số người thực hiện
là nô lệ hoặc những người lao động trả nợ, 90% mù chữ, 88% không có được bất
kỳ thay đổi nào về địa vị kinh tế hậu phẫu thuật, và 98% bị trì trệ nặng về sức
khỏe.

2.3. Luận điểm 3: “Hợp pháp hóa việc mua, bán bộ phận cơ thể người không phù
hợp với quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam hiện nay.”

4
a, Cơ sở pháp lý:
- Khoản 1 điều 58 Hiến Pháp 2013 : “Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự
nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân,
có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào
ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.”

b, Lập luận:
“Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân
dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân”.
→ Nước ta vốn là một quốc gia đang phát triển, không thể so sánh với các quốc gia
phát triển (những nước có nền kinh tế vững mạnh, với trình độ y học tiên tiến cũng
như công nghệ cao). Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện tại, thực trạng dịch bệnh
Covid đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế cũng như cả xã hội. Nguồn ngân
sách nhà nước đang phải chịu áp lực quá lớn để chống đỡ cho nền y tế đang chống
chọi với dịch bệnh, điều ấy khiến cho việc thực hiện việc hợp pháp hóa mua bán
bộ phận cơ thể người trở thành một bài toán khó hay chính xác là hoàn toàn không
khả thi đối với nước ta.

“Có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào
ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”
→ Đất nước ta còn những đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn về cả kinh tế, văn
hóa và xã hội đồng nghĩa với việc Nhà Nước phải ưu tiên chăm lo đời sống cơm ăn
áo mặc trước tiên. Mà việc muốn hợp pháp hóa việc mua, bán bộ phận cơ thể
người thì ta sẽ phải thay đổi rất nhiều điều luật, kèm theo đó là đặt ra vấn đề phải
xây dựng những cơ quan, tổ chức chuyên trách phải thật công khai, minh bạch để
người mua - người bán có thể an tâm giao dịch. Chính vậy điều này sẽ đặt thêm
gánh nặng lên trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện
các chính sách một cách tối ưu và hiệu quả .

c, Dẫn chứng:
- Tình hình dịch bệnh Covid Việt Nam tính đến ngày 23/12/2021:

5
Tổng số ca nhiễm Số ca tử vong

1,59 Tr 30.251

- Trong bối cảnh “chống dịch như chống giặc”, cả ngân sách Trung ương,
ngân sách địa phương ưu tiên bố trí kinh phí cho phòng, chống dịch và hỗ trợ
người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19. Trong 6 tháng đầu năm, NSNN đã chi
4.650 tỷ đồng và tính từ năm 2020 đến hết tháng 6/2021 đã chi 21.500 tỷ đồng cho
công tác phòng chống dịch.

2.4. Luận điểm 4: “Hợp pháp hóa việc mua, bán bộ phận cơ thể người gây mất trật
tự an ninh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống văn hóa xã hội cũng như thế
hệ tư duy sau này”.
a, Cơ sở pháp lý:
- Điều 46 Hiến Pháp 2013: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và
pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành
những quy tắc sinh hoạt công cộng”.

b, Lập luận:
“Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”
→ Hợp pháp hóa việc buôn bán bộ phận cơ thể con người tạo ra một xu hướng tư
tưởng sai lệch, chẳng hạn như “Người người bán thận, nhà nhà bán thận” và đối
tượng bị ảnh hưởng là toàn xã hội. Khi có thể kiếm tiền từ việc bán bộ phận cơ thể,
con người sẽ dễ dàng bị sa vào các tệ nạn xã hội như cá độ, cờ bạc. Khi ấy, số
người tham gia vào các thú vui bị pháp luật cấm sẽ ngày càng tăng cao. Với suy
nghĩ chỉ cần bán đi một phần cơ thể là sẽ có tiền, họ sẽ trở thành những cò mồi để
kiếm tiền, hoặc thậm chí là dẫn đến những hành vi mua bán người để lấy bộ phận.
Như vậy, sẽ có thêm rất nhiều người bị dụ dỗ bởi số tiền bán bộ phận của mình,
càng nhiều người tham gia mua bán sẽ càng khó kiểm soát, gây mất trật tự xã hội
nghiêm trọng.

6
c, Dẫn chứng:
- Người nghèo trở thành ‘con mồi’
Kể từ khi chính phủ Iran hợp pháp hóa bán tạng, những công dân nghèo ở nước
này sẵn sàng bán các phần cơ thể khỏe mạnh của mình để nuôi sống gia đình. Theo
Middle East Monitor, một thị trường cấy ghép nội tạng đã hình thành và tồn tại ở
Iran với số lượng lớn người chờ ghép tim, thận, và gan, với hàng triệu bệnh nhân
đến từ các nước Tờ The Sun tháng 9/2019 cho biết, những thương nhân nội tạng ở
Iran săn lùng những người nghèo rao bán gan, thận và mống mắt. Những kẻ môi
giới trong ngành công nghiệp bán tạng hợp pháp tại Cộng hòa Hồi giáo Iran có thể
kiếm được 45.000 bảng mỗi tháng, họ săn tìm đối tượng bán là người nghiện ma
túy và người đang rất cần tiền.

- Tôn Nữ Thị Huyền (23 tuổi, Hà Nội) cùng với tổ chức của mình. Tổ chức của
Huyền hoạt động trên địa bàn tp HCM, Hà Nội và 1 số tỉnh thành trong nước. Sau
khi dụ dỗ những người có hoàn cảnh khó khăn bằng những lời lẽ cám dỗ, họ sẽ
đưa “nạn nhân” khám tổng quát tại Việt Nam sau đó đưa sang Campuchia tiến
hành mổ, cắt bán bộ phận cho đối tượng người nước ngoài. Mỗi một bộ phận sẽ
được định giá khoảng 200 triệu đồng. Trung bình mỗi ngày có 2 người được đưa
lên bàn mổ. Từ tháng 5/2017 đã có 100 nạn nhân cho đến khi đường dây buôn bán
bị triệt phá.

3. Giải pháp:
- Thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức của con người về việc hiến tặng,
gạt bỏ tư duy cổ hủ rằng người chết phải toàn thây.
- Thực hiện những hỗ trợ về bảo hiểm và tài chính cho những người đăng ký
hiến tặng.
- Có sự đảm bảo về mặt sức khỏe và tinh thần cho người hiến tặng khi còn
sống và ghi danh khi đã qua đời.
- Thực hiện nghiêm các chế tài xử phạt đối với các hành vi mua bán bộ phận
cơ thể người trái pháp luật.

7
III. Kết luận:
Qua 4 luận điểm được nêu trên, chúng ta có thể thấy được rằng việc hợp pháp hóa
mua bán bộ phận cơ thể con người có rất nhiều mặt tiêu cực và hạn chế khi xem
xét dựa trên nền tảng của Luật Hiến Pháp, những số liệu cũng như các trường hợp
thực tế. Từ đó càng làm rõ nét hơn việc buôn bán bộ phận cơ thể người là một
hành vi trái với đạo đức và thuần phong mỹ tục, điều này có thể gây mất trật an
ninh xã hội và cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề nhận thức của các thế hệ
sau này. Hơn nữa, bản thân con người là vô cùng quý giá và mỗi bộ phận trên cơ
thể họ đều mang những chức năng, sứ mệnh riêng vậy khi một trong số chúng bị
tước đi thì đối tượng bị ảnh hưởng rõ nhất đó chính là sức khỏe và tính mạng của
con người. Ngoài ra, Việt Nam là một nước đang phát triển, điều này đồng nghĩa
với việc chúng ta chưa có một hệ thống pháp luật và nền kinh tế - xã hội đủ vững
vàng để đưa ra các chính sách khả thi cho việc hợp pháp hóa mua bán bộ phận cơ
thể người, nhất là trong thời buổi dịch bệnh phức tạp ngày nay.
 Từ các phương diện hạn chế trên thì nhóm chúng tôi phản đối việc hợp pháp
hóa mua bán bộ phận cơ thể người.

8
Tài liệu tham khảo:
- Hiến pháp Việt Nam 2013
- Báo Chính phủ (baochinhphu.vn)
- Báo Tuổi trẻ (tuoitre.vn)
- Báo Người lao động (nld.com.vn)
- Web giám sát báo chí Middle East Monitor (middleeastmonitor.com)

You might also like