You are on page 1of 6

Luận điểm : Hợp pháp hóa mua bán bộ phận cơ thể người chính là thừa nhận

tính thương mại của bộ phận cơ thể người , làm mất đi tinh thần nhân đạo cao
cả , tạo ra những tác động xấu đối với đời sống xã hội .

Luận cứ 1: Tính thương mại của bộ phận cơ thể người làm mất đi tinh thần
nhân đạo cao cả , ảnh hưởng đến những chuẩn mực đạo đức .

 Cơ sở pháp lý :
 Điều 4 Luật hiến , lấy , ghép mô bộ phận cơ thể và hiến lấy xác năm 2006
ghi nhận vấn đề này thành nguyên tắc :
- Khoản 2 : “ Vì mục đích nhân đạo , chữa bệnh , giảng dạy hoặc
nghiên cứu khoa học”. 
 Điều 16 - 5 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp quy định : “ Mọi thỏa thuận
được giao kết nhằm mục đích sử dụng cơ thể người các bộ phận cơ thể
người và các sản phẩm từ cơ thể như một tài sản đều vô hiệu “ .
 Cơ sở lập luận :
 Mua bán là hoạt động thương mại, trong đó bên mua dùng tiền hoặc vật chất
tương đương để trao đổi với bên bán. Thế nhưng điều ấy vốn dĩ chỉ dành cho
hàng hóa- sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi. Bộ phận cơ thể người mặc dù
có tính giá trị và giá trị sử dụng nhưng nó không phải là cái con người có thể
tạo ra trong quá trình sản xuất mà đó là tạo hóa ban tặng cho mỗi người , tạo
thành sự thống nhất của cơ thể con người để con người có thể tồn tại phát
triển bình thường

 Từ “hiến” thể hiện rõ tính tự nguyện của việc hiến xác , hiến bộ phận cơ thể
người mà không cần đòi hỏi bất kỳ sự trao đổi lợi ích vật chất nào . Do đó
nói đến từ “hiến” thì không thể vì mục đích thương mại mà là vì mục đích
nhân đạo cao quý hơn là nhằm cứu chữa người bệnh hoặc mục đích phục vụ
sự nghiệp nghiên cứu y học tìm ra những phương thức đề phòng , chữa trị
cho người khác mắc bệnh hiểm nghèo . Mục đích nhân đạo cao cả làm cho
việc hiến bộ phận cơ thể người trở thành một trong những nghĩa cử cao đẹp
nhất mà con người dành cho nhau và sẽ mãi được ngợi ca bởi cách con
người đem lại cho ai đó một tương lai . Bởi vậy đã tạo nên mối gắn kết cộng
đồng thêm phần bền chặt , vươn lên giá trị đích thực của sự bác ái . Từ
những tinh thần nhân đạo cao cả đó , việc hợp pháp hóa mua bán bộ phận cơ
thể người sẽ làm mất đi ý nghĩa vốn có khi nó trở thành giao dịch bình đẳng
giữa các bên và các bên có thể thỏa thuận về giá cả , phương thức thanh toán

 Thương mại hóa mua bán bộ phận cơ thể người làm cho giá trị con người trở
nên rẻ mạt , sự sống , tính mạng của con người được mang ra mua bán , trao
đổi . Khi bộ phận cơ thể con người trở thành hàng hóa thì sức khỏe và thân
thể con người dần bị coi nhẹ từ đó các giá trị đạo đức bị mai một theo thời
gian :
- Người bán : Từ hành động hiến tặng với nghĩa cử cao đẹp trong tư cách
người hiến trở thành hành vi mua bán với những suy nghĩ tính toán, nảy sinh
tư tưởng cho rằng hiến bộ phận cơ thể nhân đạo cho người không quen và
không nhận lợi ích gì là vô lý.
- Người mua: Không coi trọng tính mạng, sức khỏe của người bán, chỉ quan
tâm bản thân mình.
- Sự mai một của đạo đức lương y : Đội ngũ y bác sĩ nhân danh trách nhiệm
đối với sinh mạng người bệnh, phải tìm cách cứu bệnh nhân bằng mọi giá,
còn việc buôn bán là ngoài chuyên môn nên họ không quan tâm. Buôn bán
tạng làm cho nguồn tạng bất hợp pháp tràn lan trên thị trường khiến chất
lượng chuyên môn ghép tạng bị "ép", nguy hại đến sinh mạng của cả người
bán tạng và người nhận tạng . Giáo sư Trần Ngọc Sinh, Phó chủ tịch Hội
ghép tạng Việt Nam chia sẻ: "Nghề y thực hiện chức năng nhân đạo, nếu
buôn bán thận là việc làm vô nhân đạo, sao y bác sĩ lại đồng ý tiếp tay vì lý
lẽ cứu người. Y giới chịu trách nhiệm cao nhất về sinh mạng bệnh nhân
nhưng cũng cần phải chịu trách nhiệm cao nhất về đạo đức hiến tạng” (9) .
 Chính vì thế , các công ước quốc tế về nguyên tắc thì mô , bộ phận cơ thể
người không được coi là hàng hóa và không được coi là có tính thương mại (
tức là có thể trao đổi mua bán ). Một số nước quy định trực tiếp trong luật là
không thừa nhận tính thương mại của mô , bộ phận cơ thể người và thậm chí
không coi mô , bộ phận cơ thể người như một tài sản theo nghĩa thuần túy
mà có thể trao đổi mua bán tiêu biểu theo quan điểm này là Pháp , Đức …
Điều 16 -5 , Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp quy định : “ Mọi thỏa thuận
được giao kết nhằm mục đích sử dụng cơ thể người , các bộ phận cơ thể
người hoặc các sản phẩm từ cơ thể như một tài sản đều vô hiệu “ . Cộng hòa
Pháp không thừa nhận việc sử dụng các bộ phận cơ thể người vì mục đích
thương mại bởi họ cho rằng nó sẽ làm mất đi đạo đức , tình cảm giữa con
người với con người .
 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đóng vai trò nổi bật trong việc lên án buôn
bán nội tạng bất hợp pháp. Năm 1987, WHO khẳng định hành vi thương mại
hóa nội tạng vi phạm Bản tuyên ngôn nhân quyền quốc tế. Năm 1991, WHO
đưa ra 9 nguyên tắc hướng dẫn về ghép tạng, nêu rõ tạng người không thể là
đối tượng giao dịch tài chính .
Luận cứ 2: Việc thương mại hóa bộ phận cơ thể người tạo nên sự bất bình đẳng
và gây ra nhiều hệ lụy cho tình hình kinh tế - xã hội.
 Cơ sở pháp lý :
 Khoản 2 Điều 59 Hiến pháp 2013: Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để
công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có
chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người
có hoàn cảnh khó khăn khác.
 Khoản 1 Điều 38 Hiến pháp 2013: Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ
thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
 Cơ sở lập luận :
* Tạo ra xã hội mà chỉ người giàu mới có khả năng tiếp cận việc cấy ghép bộ
phận cơ thể:

Việc hợp pháp hóa buôn bán bộ phận cơ thể có thể hình thành nên 1 xã hội nơi
mà chỉ có người giàu mới có thể đủ điều kiện cho việc chi trả cho chi phí mua
và cấy ghép, còn người nghèo sẽ là nguồn cung đó. Hiện tại, hệ thống bảo trợ
của Mĩ cũng đã ngăn sự bất công này bằng cách không trả tiền cho những nội
tạng được hiến mà chỉ trao tặng cho những người cần được ghép bằng việc xếp
họ vào danh sách ưu tiên. Điều đó có nghĩa là dù họ giàu hay nghèo, mỗi người
đều được trao cơ hội được cấy ghép. Việc hình thành nên thị trường mua bán bộ
phận cơ thể có thể khoét sâu vào sự phân hóa giàu nghèo, khi mà những người
nghèo phải bán bộ phận cơ thể để chi trả cho cuộc sống, và họ thậm chí có thể
bị trả giá không thỏa đáng. Đây là lý do lớn nhất khiến Tổ chức Y tế thế giới
kêu gọi các quốc gia chấm dứt "Du lịch cấy ghép nội tạng" (11) và cũng năm
2008 cuộc tranh luận tại hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội Cấy ghép và Hiệp
hội Thận học Quốc tế đã dẫn đến Tuyên bố của Istanbul về Du lịch Cấy ghép và
Buôn bán Nội tạng: “Du lịch buôn bán và cấy ghép nội tạng vi phạm các
nguyên tắc công bằng, công lý và tôn trọng nhân phẩm và nên bị cấm. Chủ
nghĩa thương mại cấy ghép nhắm vào các nhà tài trợ nghèo đói và dễ bị tổn
thương dẫn đến bất công bằng và bất công.”. Du lịch cấy ghép nội tạng đã thu
hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế như một hoạt động bóc lột sâu sắc
phần lớn là do quá trình thực hiện của nó: “Người nghèo bán rẻ nội tạng của họ
cho một người trung gian, người trung gian sau đó bán chính nội tạng đó với số
tiền lớn cho những người giàu có” (12) . 

* Người nghèo là nguồn cung => tạo ra một hệ thống bóc lột sâu sắc và bất
bình đẳng

 Việc mua bán bộ phận cơ thể người liên quan đến  vấn đề đạo đức khi các
nguyên tắc bình đẳng, công bằng, và nhân phẩm con người bị cho là không
được tôn trọng . Khi người nghèo khổ phải hy sinh sức khỏe và đôi khi là cả
mạng sống của mình để đổi lấy lợi ích vật chất còn những giàu có lại sẵn
sàng chi khoản tiền lớn để có đổi lấy sức khỏe .
 Theo Khoản 1 Điều 38 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền được bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có
nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.” đã
quy định rõ sự bình đẳng giữa mỗi người trong việc bảo vệ và chăm sóc sức
khỏe. Nhưng nếu hợp pháp hóa việc mua bán bộ phận cơ thể người thì mọi
người sẽ nghĩ cho lợi ích của mình nhiều hơn nghĩ cho người khác, những
người trung gian sẽ mua lại bộ phận cơ thể từ những người nghèo khổ để
bán những bộ phận đó cho người giàu có với giá đắt gấp nhiều lần, họ sẽ
nghĩ cách để kiếm tiền trục lợi, mang về những khoản tiền không hề nhỏ từ
những cuộc giao dịch bất lương đó. Những người nghèo đã bán sức khỏe và
tính mạng của mình đi với mong muốn nhận được một khoản kinh phí để
trang trải cuộc sống nhưng họ không nghĩ rằng số tiền mà họ nhận được
không thể so sánh với những gì mà họ bán đi. Như vậy đã tạo nên những
mâu thuẫn, bất bình đẳng giữa người giàu với người nghèo trong xã hội,
khiến cho tình hình xã hội trở nên mất ổn định.

* Trị an bất ổn, tội phạm tăng:

 Hiện tại việc hợp pháp hóa mua bán bộ phận cơ thể chưa được thông qua thì
tồn tại hình thức buôn bán này ở các chợ đen. Nhưng nếu việc mua bán đó
được hợp pháp hóa thì cũng không có nghĩa là chợ đen sẽ biến mất. Việc
mua bán bộ phận cơ thể người là một miếng mồi béo bở nên nếu hợp pháp
hóa chỉ càng làm nó trở nên dễ dàng khó kiểm soát hơn. Vì so với việc đăng
kí, kiểm duyệt khắt khe thì việc buôn bán qua chợ đen sẽ dễ dàng hơn rất
nhiều.
 Gốc rễ duy trì sự ổn định xã hội văn minh của nhân loại hoàn toàn không
phải là các không phải luật lệ, càng không phải các quy luật kinh tế mà là
nền tảng đạo đức với những giá trị thiện lương . Việc thương mại hóa bộ
phận cơ thể người đồng nghĩa với việc phá vỡ rào cản đạo đức tất yếu sẽ dẫn
đến những hệ lụy kinh hoàng trong xã hội . 
 Do lợi nhuận cao từ việc mua bán bộ phận cơ thể người trên thị trường mà
cùng với tội mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người, các tội phạm
khủng khiếp khác cũng được thực hiện và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
như tội buôn người lấy nội tạng, hành vi các y bác sĩ làm ngơ thậm chí là
tiếp tay cho bọn môi giới thực hiện giao dịch bất hợp pháp, xuất cảnh trái
phép (Tạo thành đường dây có tính xuyên quốc gia, các hoạt động trái hình
che giấu như tổ chức đưa người ra nước ngoài du lịch, chữa bệnh). 
 Đối với đất nước đang phát triển như Việt Nam trình độ dân trí thấp đời
sống của nhân dân còn nghèo thì việc kinh doanh bộ phận cơ thể người là
một vấn nạn của xã hội. Bởi người bán luôn là người nghèo bất chấp sức
khỏe của mình để lấy tiền còn người mua là người giàu sẵn sàng bỏ tiền mua
mà không quan tâm đến sức khỏe của người hiến. Sau đó nảy sinh nhiều
nguy cơ như : nảy sinh hiện tượng cưỡng đoạt bộ phận cơ thể người với
đường dây bắt cóc . Bên cạnh đó còn có hoạt động trắng trợn khi lừa người
bán bằng kênh tuyển dụng cần phải kiểm tra sức khỏe với hứa hẹn cho công
ăn việc làm . Đây là những tổ chức tội phạm cực kỳ nguy hiểm vì chúng
được trang bị các phòng phẫu thuật bí mật để thực hiện mọi cuộc lấy , ghép
chui bộ phận cơ thể người . Không chỉ sử dụng thủ đoạn lừa bán mà còn sẵn
sàng dùng cả vũ lực ép buộc người bán . Lúc này người bán đành ngậm ngùi
nhận tiền mà không còn sự lựa chọn nào khác . Sự thật khủng khiếp này
chính thức được phanh phui ở Ấn Độ bộ năm 2007(13) . Nghiêm trọng hơn
hoạt động buôn bán bộ phận cơ thể người thực sự trở thành tội ác ghê gớm
khi vì lợi nhuận những kẻ bất lương đã sẵn sàng giết người để chiếm đoạt bộ
phận cơ thể của họ , nó thường xảy ra đối với những người có chỉ số sinh
học hiếm gặp : tại Ai Cập chúng đã nhẫn tâm gây ra cái chết cho 25 đứa trẻ
tại cô nhi viện năm 1995 ; tại New Orleans 1 du khách bị đầu độc năm 1997.

 Danh mục tài kiệu tham khảo :

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, Nxb.
CAND, Hà Nội năm 2019;
2. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam,
Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2014;
3. Hoàng Thị Minh Du ,(2008), “Một số khía cạnh pháp lý liên quan đến vấn
đề hiến bộ phận cơ thể người”; luận văn thạc sĩ luật học , Trường Đại học
Luật Hà Nội , Hà Nội .
4. Đồng Nông Phúc , (2019), Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể
người trong Bộ luật Hình sự năm 2015 :luận văn thạc sĩ Luật học , Trường
ĐH Luật Hà Nội , Hà Nội .
5. Bộ luật Dân sự năm 2005 – 33/2005/QH11;
6. Luật Hiến , lấy , ghép mô , bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác năm 2006 –
75/2006/QH11;
7. Luật Đầu tư năm 2020 – 61/2020/QH14;
8. Bộ Luật Dân sự Cộng hòa Pháp ;
9. https://vnexpress.net/bac-si-viet-nam-tranh-luan-nen-hop-phap-hoa-hay-
cam-buon-ban-tang-3826783.html
10.Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
11.Tuyên bố Istanbul về chống mua bán tạng và du lịch ghép tạng - giải pháp
áp dụng tại Việt Nam, 26/11/2021 (TUYÊN BỐ ISTANBUL VỀ CHỐNG
MUA BÁN TẠNG VÀ DU LỊCH GHÉP TẠNG - GIẢI PHÁP ÁP DỤNG
TẠI VIỆT NAM (vnhot.vn));
12.Bài báo: “Should We Legalize the Market for Human Organs?”, May 21,
2008 ( Should We Legalize the Market for Human Organs? : NPR);
13.https://antg.cand.com.vn/Ho-so-Interpol/An-Do-Boc-go-mot-duong-day-
mua-ban-than-bat-hop-phap-i291690/

You might also like