You are on page 1of 12

MỤC LỤC

1. Vai trò của pháp luật đối với xã hội:........................................................................................ 3


1.1 Pháp luật điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội.............................. 3
1.2 Pháp luật là cơ sở để bảo đảm an toàn xã hội...................................................................... 4
1.3 Pháp luật là cơ sở để giải quyết các tranh chấp trong xã hội............................................... 5
1.4 Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người........................................... 5
1.5 Pháp luật là phưomg tiện bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội......... 6
1.6 Pháp luật đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội..........................................................7
1.7 Vai trò giáo dục của pháp luật..............................................................................................8
2. Liên hệ giữa pháp luật và ngành y:..........................................................................................9
2.1 Những quy định chung:..................................................................................................... 10
2.1.1. Nguyên tắc trong hành nghề KCB(Khám chữa bệnh)............................................. 10
2.1.2. Các hành vi bị cấm khi hành nghề........................................................................... 10
2.2 Quyền và nghĩa vụ của người bệnh................................................................................... 10
2.2.1. Quyền của người bệnh............................................................................................. 10
2.2.2. Nghĩa vụ của người bệnh......................................................................................... 11
2.3 Người hành nghề khám chữa bệnh.................................................................................... 11
2.3.1. Quyền của người hành nghề.................................................................................... 11
2.3.2. Nghĩa vụ của người hành nghề................................................................................ 11
2.3.3. Xác nhận quá trình thực hành đối với bác sĩ............................................................11
2.3.4. Điều kiện cấp lại chứng chỉ hành nghề.................................................................... 11
2.3.5. Thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề.................................................. 11
3. Ví dụ minh họa:........................................................................................................................12
3.1 Ví dụ 1:.............................................................................................................................. 12
3.2 Ví dụ 2:.............................................................................................................................. 12
* Đề thi: Bằng những kiến thức đã học, anh chị hãy chứng minh vai trò của pháp
luật trong đời sống? Liên hệ với ngành học của anh/chị? Lấy ví dụ minh họa.
Trả lời:
1. Vai trò của pháp luật đối với xã hội:
Ngày nay, pháp luật không chỉ được nhìn nhận là của “riêng” nhà nước, công cụ để nhà
nước tổ chức và quản lí xã hội, ngược lại, pháp luật đã trở thành “tài sản” chung của toàn
xã hội, một loại quy tắc ứng xử đặc biệt quan trọng trong đời sống chung, yếu tố thiết yếu
cho cuộc sống hàng ngày. Đối với đời sống xã hội, pháp luật có những vai trò nổi bật sau
đây:
1.1 Pháp luật điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội
Pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội, nhưng pháp luật được xem như một phương
thức hữu hiệu để điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội. Có thể nói,
nếu coi cuộc sống như một dòng chảy tự nhiên, thì pháp luật được xem như hai bờ của
dòng chảy đó, bờ có vai trò định hướng dòng chảy, làm cho sự chảy đó không tràn lan,
tùy tiện mà theo một dòng nhất định, không có bờ, nước vẫn chảy, nhưng không theo
dòng. Tất nhiên, bờ phải đi theo dòng chảy, “lựa” theo dòng chảy, bờ không thể bắt dòng
chảy trái quy luật. Do vậy, vai trò định hướng của pháp luật phải trên cơ sở quy luật vận
động, phát triển khách quan của các quan hệ xã hội.
Pháp luật như là “hành lang”, “đường biên” cho ứng xử của con người, nó nói lên giới
hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi người có thể xử sự một cách tự do trong
khuôn khổ nhất định. Nhờ có pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những
hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn
cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp khi bắt gặp một tình huống cụ thể. Qua đó, pháp
luật củng cố và tàng cường các xu hướng phát triển tích cực của các quan hệ xã hội, ngăn
ngừa, loại bỏ những xu hướng phát triển tiêu cực, đảm bảo sự phát triển của xã hội phù
họp với quy luật khách quan. Pháp luật ghi nhận sự tồn tại của các quan hệ xã hội phù
hợp với mục đích, định hướng của nhà nước, tạo lập môi trường pháp lí thuận lợi cho sự
phát triển và bảo vệ sự tồn tại của những quan hệ xã hội đó. Ngược lại, pháp luật hạn chế
và loại bỏ những quan hệ xã hội lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của đời sống, trái với mục
đích, định hướng của nhà nước.
Đặc biệt trong bối cảnh có sự thay đổi lớn của đời sống xã hội, vai trò của pháp luật càng
được thể hiện rõ. Sau mỗi cuộc cách mạng xã hội, kể cả các cuộc cải cách, những yếu tố
mới được xác lập thường gặp phải sự chống đối, sức ỳ và lực cản từ nhiều phía, ngược
lại, những yếu tố lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp nhưng chưa hoàn toàn mất hẳn.
Trong những điều kiện đó, “Luật pháp được xem như một phương thức hữu hiệu đế điều
tiết các trạng thái xã hội và các quan hệ nảy sinh từ chỉnh các biến đổi xã hội quan trọng
đó” Bằng pháp luật, những yếu tố mới, tích cực, tiến bộ sẽ được khẳng định, nhờ đó sự
tồn tại của chúng trở nên chính thức và chắc chắn, không thể đảo ngược. Có thể nói, mọi
chủ trương cải cách, đổi mới nếu không được bảo đảm bởi pháp luật thì khó có thể thành
công. “Trong lịch sử nhân loại, các cuộc cải cách đã thất bại bởi một trong những
nguyên nhân là người ta đã đặt các cải cách xã hội tách biệt với luật pháp ”.
1.2 Pháp luật là cơ sở để bảo đảm an toàn xã hội
An toàn xã hội là tình trạng của đời sống xã hội, trong đó con người được yên ổn trong
sinh hoạt hàng ngày, trong lao động, học tập, nghỉ ngơi, tính mạng, sức khỏe, tài sản, bí
mật đời tư, danh dự, uy tín... không bị xâm hại. An toàn xã hội được thể hiện trên nhiều
mặt, an toàn trong sản xuất, trong giao thông, trong sinh hoạt hàng ngày, an toàn trong
các giao dịch xã hội... An toàn luôn là vấn đề có ý nghĩa trong mọi xã hội, đó là tiền đề,
đồng thời cũng là động lực và mục tiêu của cuộc sống. Tuy nhiên, “an toàn xã hội luôn
có nguy cơ bị phá vở hoặc bị xâm hại từ nhiều phía mà nguyên nhân chủ yếu là lòng
tham và sự kém hiểu biết cũng như thái độ ứng xử của con người đối với môi trường
xung quanh, điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội... Nhờ sự tác động mạnh mẽ, nhiều
mặt của pháp luật mà an toàn xã hội được bảo đảm, tính mạng, tài sản, danh dự, uy tín...
của con người được bảo vệ. Cùng với việc xác định cách thức xử sự cho các chủ thể,
pháp luật nghiêm trị những hành vi gây mất an toàn cho cuộc sống. “Phàm hình pháp là
cái gốc của thiên hạ, ngẫn cẩm điều bạo ngược, ghét bỏ điều ác là để răn những điều
chưa xảy ra”. Nhờ có pháp luật, người dân trở nên vững tâm hơn, họ tin tưởng cái ác sẽ
bị trừng trị, an toàn sẽ được bảo đảm: “luật pháp nói chung không chỉ là khuôn mẫu cho
hành vi con người, giúp họ giải quyết có hiệu quả các công việc thực tiễn mà còn tạo lập
cho họ niềm tin về “an ninh” của chính mình”. Bằng pháp luật, nhà nước thể chế hoá
những tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật, đề ra những biện pháp đảm bảo an toàn, giáo dục con
người ý thức tự bảo vệ minh... Pháp luật còn có sự tác động mạnh mẽ đến các mặt của
đời sống xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, cải thiện điều kiện vật chất kĩ thuật
của xã hội.
1.3 Pháp luật là cơ sở để giải quyết các tranh chấp trong xã hội
Có thể nói, các quy định trong hệ thống pháp luật được xem như là kết quả của quá trình
“chọn lọc, đào thải” một cách tự nhiên các cách xử sự trong xã hội. Trải qua bao biến cố
xã hội, bỏ qua và vượt lên những yếu tố ngẫu nhiên, không hợp lí, pháp luật tồn tại như
những cách xử sự phổ biến, hợp lí, khách quan. Chính vì vậy, pháp luật được xem như
một loại chuẩn mực công cộng được thừa nhận rộng rãi nhất trong toàn xã hội. Với ưu
thế đó, pháp luật là chuẩn mực chung, có hiệu quả nhất để các cá nhân, tổ chức trong xã
hội tự giải quyết các tranh chấp trong đời sống.
1.4 Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người
Quyền con người là khả năng con người được tự do lựa chọn hành động, tự do lựa chọn
cách thức và mức độ thể hiện thái độ cũng như hành động theo ý mình, không bị hạn chế,
ràng buộc, cấm đoán một cách vô lí. Ngày nay, quyền con người đã trở thành một giá trị
chung được toàn thế giới công nhận. Trong lịch sử, cùng với sự phân chia giai cấp thì sự
áp bức giai cấp cũng xuất hiện, các quyền con người bị xâm phạm, bị chà đạp. Từ đó cho
đến nay, vấn đề tái lập sự bình đẳng trong xã hội, bảo đảm, bảo vệ các quyền, tự do, dân
chủ của con người luôn là nhu cầu, khát vọng mạnh mẽ của nhân loại bị áp bức. Có thể
nói, lịch sử loài người từ khi xã hội phân chia thành các giai cấp là lịch sử đấu tranh
nhằm giải phóng con người, vươn tới tự do, đòi quyền làm chủ.
Tuy nhiên, chỉ trong điều kiện xã hội dân chủ, pháp luật mới thực sự đóng vai trò quan
trọng trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền, tự do, dân chủ của con người. Vai trò quan trọng
này của pháp luật thể hiện trước hết ở việc pháp luật ghi nhận các quyền, tự do, dân chủ
của con người, cần lưu ý rằng, sự quy định trong pháp luật chỉ là sự thừa nhận chính thức
của nhà nước về các quyền vốn có của con người. Pháp luật quy định trách nhiệm của
nhà nước cũng như toàn xã hội trong việc bảo đảm cho các quyền con người được hiện
thực hoá. Đồng thời, pháp luật quy định các biện pháp nhằm bảo vệ quyền con người
khỏi bị xâm hại.
Quyền con người, tự do cá nhân cũng cần phải có điểm dừng, nó không thể được hiểu là
được làm tất cả hay muốn làm gì thì làm. Tự do “chỉ có thể là được làm những cải nên
làm và không bị ép buộc làm điều không nên làm “Nếu một công dãn làm điều trái luật
thì anh ta không còn tự do nữa vì nếu đế anh ta tự do làm thì mọi người đều được làm
trái luật cả ". Lênin đã khẳng định, sống trong một xã hội mà lại thoát khỏi xã hội ấy để
được tự do, đó là điều không thể được. Chính vì vậy, quyền, tự do cá nhân luôn phải được
đặt trong sự tôn trọng quyền, tự do của người khác, tôn trọng và tuân thủ những quy tắc
chung của cộng đồng, mỗi người vừa tôn họng cái chung, vừa có điều kiện để tự do hành
động nhằm đáp ứng lợi ích riêng của mình. Nói cách khác, quyền tự do của mỗi người
phải bị giới hạn bởi quyền tự do của người khác. Pháp luật là phương tiện để mỗi cá nhân
phải ràng buộc đối với cá nhân khác và xã hội. Một mặt cá nhân được làm tất cả trừ
những việc bị pháp luật cấm, mặt khác, họ không được làm những gì có hại cho người
khác, cho cộng đồng. Đồng thời, quyền, tự do, dân chủ của cá nhân phải luôn đi kèm với
nghĩa vụ.
1.5 Pháp luật là phưong tiện bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội
Dân chủ, công bằng, bình đẳng là những giá trị của nhân loại. Dân chủ được tiếp cận
dưới nhiều góc độ khác nhau. Trên bình diện chung nhất, dân chủ có nghĩa là người dân
là chủ, người dân làm chủ, làm chủ chính bản thân mình và làm chủ xã hội trên tất cả các
lĩnh vực của cuộc sống. Mỗi người được tự quyết định vận mệnh của chính mình, đồng
thời tham gia quyết định những vấn đề chung của xã hội. Công bằng, bình đẳng không
phải là những khái niệm bất di bất dịch, nó mang tính tương đối và phụ thuộc vào hoàn
cảnh lịch sử cụ thể. Hai khái niệm này có nội hàm gần gũi nhưng không hoàn toàn đồng
nhất. Khi nói tới bình đẳng xã hội, người ta muốn nói tới sự ngang bằng nhau giữa người
với người về một phương diện xã hội nào đấy, chẳng hạn về kinh tế chính trị, văn hoá...
Trong khi đó, công bằng xã hội chỉ là một dạng của bình đẳng xã hội, đó là sự ngang
bằng nhau trong quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa công - tội và thưởng - phạt..
theo nguyên tắc cống hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau, có công được thưởng,
có tội phải bị trừng phạt, tội càng nặng mức phạt càng nặng. Nói cách khác, bình đẳng là
ngang bằng nhau về địa vị xã hội, công bằng là được đối xử ngang bằng nhau, không có
sự thiên vị trong phân phối, ttong khen thưởng, xử phạt... Tiến bộ xã hội được hiểu là sự
vận động, biến đổi của xã hội theo chiều hướng đi lên, trở nên tốt hơn trước. Tiến bộ xã
hội có nội dung toàn diện, bao quát trên cả phương diện vật chất và tinh thần của xã hội,
trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tư tưởng, khoa học kĩ thuật...
Pháp luật của các nhà nước hiện đại có vai trò to lớn trong việc bảo đảm dân chủ, bình
đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội. Pháp luật quy định quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân, đảm bảo cho nhân dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, thực hiện việc kiểm tra,
giám sát hoạt động của nhà nước, quy định trách nhiệm của nhà nước trước nhân dân...
Pháp luật chống lại sự phân biệt đối xử dựa trên sự khác biệt về nguồn gốc xuất thân,
chủng tộc, màu da, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, tài sản... Pháp luật
thừa nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi người. Bằng pháp luật, nguyên
tắc phân phối theo lao động, theo mức vốn và các nguồn lực khác góp vào sản xuất kinh
doanh, theo mức độ cống hiến đối với xã hội được bảo đảm. Pháp luật bảo đảm, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các giai tầng xã hội, nhất là những người ở vị thế
xã hội yếu hơn. Thông qua pháp luật, người có công thì được thưởng, kẻ có tội phải bị
trừng phạt, công càng lớn, thưởng càng lớn, tội càng lớn, phạt càng nặng.
Pháp luật là công cụ quan trọng để ghi nhận và bảo vệ cái mới, tích cực, tiến bộ, thúc đẩy
xã hội phát triển, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được
nâng cao, có điều kiện phát huy tài năng, phát triển toàn diện, các giá trị con người ngày
càng được tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ.
1.6 Pháp luật đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội
Bất cứ xã hội nào cũng luôn cần có ổn định để tồn tại và phát triển, hơn nữa, sự phát triển
phải có tính chất liên tục và vững chắc trên tất cả các mặt, đảm bảo có thể đáp ứng được
những nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế
hệ tương lai. Nói một cách cụ thể, sự phát triển của xã hội phải bao hàm trong đó tăng
trưởng kinh tế luôn gắn liền tiết kiệm tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường,
công bằng xã hội được bảo đảm, truyền thống tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn và phát
huy.
Trong điều kiện ngày nay, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội là vấn đề rất cấp
bách, đòi hỏi toàn xã hội phải chung tay thực hiện, trong đó pháp luật có ý nghĩa rất quan
trọng. Pháp luật đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo ra những tiền đề
quan ừọng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Pháp luật tạo ra cơ chế thúc đẩy sản
xuất phát triển mạnh mẽ, qua đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện các lĩnh vực khác của
đời sống xã hội như y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội... Pháp luật góp phần ngăn ngừa
những hiện tượng dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội, đồng thời, nó cũng góp phần
quan trọng trong việc khắc phục khủng hoảng, đảm bảo sự phát triển liên tục, kéo dài của
nền kinh tế. Pháp luật quy định các biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, khai thác
và sử dụng hợp lí, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Nhờ có pháp luật mà sự
phát triển kinh tế đã được kết hợp chặt chẽ với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm
công bằng và tiến bộ xã hội. Pháp luật góp phần bảo tồn và phát huy các truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, giữ gìn các giá trị truyền thống dân tộc không chỉ cho hôm nay mà còn
cho mai sau.
1.7 Vai trò giáo dục của pháp luật
Đổ điều chỉnh hành vi con người, pháp luật phải tác động lên ý thức của họ. Thông qua
đó, pháp luật nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng và làm thay đổi hành vi của các
chủ thể trong xã hội.
Trước hết, pháp luật vừa là cơ sở, vừa là động lực, vừa là mục đích của nhận thức pháp
luật. Với tính chất công khai của mình, một khi pháp luật đã được công bố, bắt buộc các
thành viên trong xã hội phải nắm bắt được chúng. Mặt khác, chính yêu cầu của đời sống
buộc con người phải có những trĩ thức nhất định về pháp luật. Đồng thời nhờ tham gia
vào đời sống mà con người dần dần tích lũy được các tri thức pháp luật. Như vậy, chính
hệ thống pháp luật thực định cũng như đời sống pháp lí thực tiễn là chất liệu cũng như
nội dung của tri thức pháp lí. Thông qua các quy định trong pháp luật, thông qua việc
tham gia vào các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh, thông qua giao tiếp... mọi
người biết được như thế nào là hợp pháp, như thế nào là trái pháp luật...
Thứ hai, pháp luật giữ vai trò định hướng tư tưởng cho các thành viên trong xã hội. Pháp
luật là cơ sở hình thành ý thức tuân thủ pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật, sống và làm
việc theo pháp luật, pháp luật thúc đẩy việc hình thành thói quen suy nghĩ và hành động
hợp pháp. Pháp luật giáo dục ý thức công dân, làm hình thành ở mỗi người ý thức về
trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với cộng đồng, công dân đối với đất nước.
Thứ ba, pháp luật định hướng hành vi của con người. Thông qua các quy định trong pháp
luật, các chủ thể biết được quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mình, từ đó có cơ
sở để lựa chọn và thực hiện hành vi một cách phù hợp. Pháp luật tạo cho mỗi chủ thể khả
năng sử dụng những quyền đã được pháp luật quy định để phục vụ lợi ích của mình,
nhưng đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng để tôn trọng và bảo đảm quyền, lợi
ích của chủ thể khác. Bằng việc quy định các biện pháp cưỡng chế, pháp luật tạo ra một
“chướng ngại vật” có sức cản trở mạnh mẽ đối với những hành vi trái pháp luật. Đồng
thời, bằng việc quy định những hình thức khen thưởng, pháp luật khuyến khích các chủ
thể tích cực, chủ động, tự giác thực hiện những hành vi hợp pháp.

2. Liên hệ giữa pháp luật và ngành y:


Hiện nay, hệ thống pháp luật về y tế gồm 1137 văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp và
gián tiếp điều chỉnh các hoạt động y tế. Như vậy, ngành y tế đã có được một hệ thống
pháp luật tương đối hoàn chỉnh để điều chỉnh các quan hệ xã hội nảy sinh liên quan đến
lĩnh vực y tế như: Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, Luật Dược năm 2005, Luật
Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(HIV/AIDS) năm 2006, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
năm 2006, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Luật Bảo hiểm y tế năm
2008, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Luật
Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
bảo hiểm y tế năm 2014 cùng hàng loạt các VBQPPL khác hướng dẫn thi hành các luật,
pháp lệnh trên.
Dưới đây là tóm lược những điểm quan trọng của Luật khám chữa bệnh cần được lưu ý
2.1 Những quy định chung:
2.1.1. Nguyên tắc trong hành nghề KCB(Khám chữa bệnh)
- Tôn trọng quyền của người bệnh, bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư
- Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề
- Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ
2.1.2. Các hành vi bị cấm khi hành nghề
- Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh
- Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc trong thời gian bị đình chỉ
- Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động
- Bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức (trừ BS đông y, lương y)
- Áp dụng phương pháp chuyên môn chưa được công nhận, thuốc chưa được phép lưu
hành
- Sử dụng rượu, bia, thuốc lá khi khám bệnh, chữa bệnh.
- Vi phạm quyền của người bệnh
- Cán bộ, công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý,
điều hành bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân
- Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong KCB
2.2 Quyền và nghĩa vụ của người bệnh
2.2.1. Quyền của người bệnh
- Được điều trị bằng phương pháp an toàn theo đúng quy định chuyên môn kỹ thuật
- Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh
án.
- Được tôn trọng danh dự
- Được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có
thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị.
- Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về KCB
- Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án
- Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở KCB
2.2.2. Nghĩa vụ của người bệnh
- Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề
- Chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề
- Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh
2.3 Người hành nghề khám chữa bệnh
2.3.1. Quyền của người hành nghề
- Được quyết định và chịu trách nhiệm về chẩn đoán, phương pháp điều trị bệnh trong
phạm vi hoạt động chuyên môn.
- Được ký hợp đồng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với các cơ sở KCB nhưng chỉ
được chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cho một cơ sở KCB.
- Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi thực hiện đúng quy định về
chuyên môn kỹ thuật mà vẫn xảy ra tai biến
- Được đề nghị cơ quan, tổ chức, hội nghề nghiệp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình khi xảy ra tai biến đối với người bệnh
2.3.2. Nghĩa vụ của người hành nghề
- Thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật và chịu trách nhiệm về việc KCB của
mình
- Không được kê đơn, chỉ định dùng dịch vụ KCB, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở
KCB vì vụ lợi.
- Giữ bí mật tình trạng bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh
án.
2.3.3. Xác nhận quá trình thực hành đối với bác sĩ
- 18 tháng thực hành tại BV, viện nghiên cứu có giường bệnh
- Đối với Giám đốc, trưởng khoa : thời gian là 36 tháng
2.3.4. Điều kiện cấp lại chứng chỉ hành nghề
- Có đủ điều kiện theo Điều 18 của Luật & có giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y
khoa liên tục
2.3.5. Thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề
- Người hành nghề không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục
- Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên
tiếp
3. Ví dụ minh họa:
3.1 Ví dụ 1:
A và B là bạn làm ăn, do sự tranh chấp về lợi nhuận nên A đã xảy ra xô xát với B. A đã
dùng chai bia gây ra thương tích cho B là dưới 11% với tội cố ý gây thương tích theo quy
định tại khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Sau khi hành vi đó xảy ra, hai bên đã thỏa thuận với nhau về việc bồi thường thiệt hại sức
khỏe. B và gia đình đã ký cam kết không khiếu kiện, khiếu nại về hành vi trên của A do
A đã bồi thường cho B.
Như vậy, trong tình huống trên, B mặc dù về mặt sức khỏe đã bị xâm phạm. Nhưng theo
quy định của pháp luật, tội phạm trên sẽ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nên B đã
không sử dụng quyền yêu cầu khởi tố của mình theo đúng quy định của pháp luật.
3.2 Ví dụ 2:
C thảo thuận với D về việc bán mảnh đất 200m2 thuộc quyền sử dụng của D. C và D ký
một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có công chứng theo đúng quy định của
pháp luật. Hai bên thỏa thuận, sau khi làm xong thủ tục sang tên bên mua là C sẽ thanh
toán nốt 300 triệu.
Tuy nhiên, sau khi làm xong thủ tục sang tên trên văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
C là bên mua đã không thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo đúng thỏa thuận. Do quyền và lợi
ích của mình bị xâm phạm D đã khởi kiện ra tòa án để đòi số tiền trên.
Như vậy, ví dụ này cho thấy D đã sử dụng quyền của mình đối với vấn đề yêu cầu thanh
toán. Khi đó, theo đúng quy định của pháp luật D được quyền khởi kiện để yêu cầu C trả
số tiền theo đúng thỏa thuận của hai bên.

You might also like