You are on page 1of 29

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

--------***--------

TIỂU LUẬN gi
Môn Học:
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Chủ Đề
CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ

Giảng Viên Hướng Dẫn:

Tiến sĩ Nguyễn Văn Nguyên

Nhóm Thực Hiện: NHÓM 8

HÀ NỘI, THÁNG 4, 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN


Đặng Thị Ngọc Bích QHQT49B11128
Tăng Phương Quỳnh QHQT49B11399
La Nguyễn Hương Trà QHQT49B11448
Lò Thái Minh Châu QHQT49B11136
Phạm Vinh Hiển QHQT49B11204
Lê Thị Minh Loan QHQT49B11291
Trần Thị Phương Thảo QHQT49B11422
Phan Tử Hân QHQT49B11190
Vũ Hải Yến QHQT49B11501
Đào Hà Trang QHQT49B11462
Lời Mở Đầu
Theo quan điểm của Lênin, ông cho rằng con người là nơi xuất phát và cũng là
đích đến của chính trị “chính trị là số phận thực tế của hàng triệu người”. Con
người chính trị cũng là vấn đề thường được nhắc tới khi thảo luận các khía cạnh về
quyền lực và thể chế chính trị. Để tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này, nhóm 8 chúng em
đã nghiên cứu về quan niệm, cũng như phân loại các bộ phận trong khái niệm con
người chính trị, từ đó đặt trong thế đối sánh với con người chính trị ở Việt Nam để
làm rõ hơn nữa về vị trí, vai trò và sức ảnh hưởng của con người chính trị đến sự
phát triển của lịch sử. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm chúng em đã
cố gắng hết sức để tham khảo và tìm hiểu thông tin nhưng cũng không thể tránh
khỏi những sai sót, em mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến và nhận xét để nhóm
chúng em có thể hoàn thiện hơn nữa bài làm của mình trong những lần tới. Lời
cuối, nhóm 8 chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Văn Nguyên –
người đã tạo cơ hội và truyền động lực cho chúng them nghiên cứu về chủ đề này,
cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bản báo cáo của chúng mình.

Trân Trọng!
MỤC LỤC
1. QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ ....................................................................... 5
1.1. Các quan niệm khác nhau về con người chính trị trước Mác........................................... 5
1.1.1. Con người chính trị trong tư tưởng chính trị phương Đông ..................................... 5
1.1.2. Con người chính trị trong tư tưởng chính trị phương Tây ........................................ 6
1.2. Con người chính trị trong quan niệm của Mác – Ăngghen và chủ nghĩa Mác – Lênin ... 7
1.3. Kết luận: Quan niệm về con người chính trị .................................................................... 8
2. PHÂN LOẠI CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ ............................................................................... 9
2.1. Thủ lĩnh chính trị .............................................................................................................. 9
2.1.1. Khái niệm .................................................................................................................. 9
2.1.2. Tiêu chuẩn về phẩm chất .......................................................................................... 9
2.1.3. Vai trò ..................................................................................................................... 10
2.1.4. Vai trò của lãnh tụ Lê – nin với tiến trình phát triển của lịch sử thế giới ............... 11
2.1.5. Một số thủ lĩnh chính trị tiêu biểu ........................................................................... 13
2.2. Đội ngũ hoạt động chính trị............................................................................................ 15
2.2.1. Đội ngũ hoạt động chính trị .................................................................................... 15
2.2.2. Đặc thù của những người hoạt động chính trị......................................................... 15
2.3. Quần chúng nhân dân ..................................................................................................... 17
2.3.1. Quần chúng nhân dân.............................................................................................. 17
2.3.2. Mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ ................................................ 18
3. CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ VIỆT NAM – TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI. ................. 20
3.1. Con người VN truyền thống ........................................................................................... 20
3.2. Con người Việt Nam hiện đại ........................................................................................ 21
3.3. Xây dựng và hoàn thiện con người chính trị VN hiện đại ............................................. 22
3.4. Một số hạn chế tồn tại .................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 28
1. QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ
1.1. Các quan niệm khác nhau về con người chính trị trước Mác
1.1.1. Con người chính trị trong tư tưởng chính trị phương Đông

Đầu tiên chúng ta sẽ đến với quan niệm của những nhà hiền triết phương Đông
từ thời cổ đại:

Khổng Tử: Ông quan niệm có hai loại người: quân tử (giai cấp thống trị) và
tiểu nhân (giai cấp bị trị). Cả quân tử và tiểu nhân đều có “Thiên tính”. Tuy nhiên,
đã là quân tử thì phải có trách nhiệm sửa đổi con người mình và xã hội. Ông xem
nhân và lễ là hai yếu tố bắt buộc mà chỉ có người quân tử mới có được, lấy tu thân
làm trọng. Qua đó, Khổng Tử cho rằng một chính quyền tốt là chính quyền dùng
chính sách nhân trị, tức dùng đức nhân để trị nước, đạo đức xã hội được coi trọng
và phải thu phục được lòng dân.

Hàn Phi Tử: Ông cho rằng bản tính con người vốn tham lam và tư lợi nên
tuyệt nhiên không thể trị bằng nhân, lễ hay nghĩa mà phải cai trị dựa trên thưởng
và phạt. Đất nước có thái bình hay không không phải do vua, mà phụ thuộc chính ở
nền pháp trị của nước đó. Do đó, Hàn Phi Tử cực kỳ đề cao pháp, thuật và thế
trong việc cai trị đất nước. Trong đó, nhà vua là người duy nhất hội tụ đầy đủ
những phẩm chất ưu tú để nắm trong tay nghệ thuật sử dụng quyền lực, nhưng bản
thân bậc quân vương cũng phải tôn trọng và chấp hành pháp luật.

Lão Tử cho rằng áp dụng đạo pháp tự nhiên (vô vi) là cách thức duy nhất có
thể diệt trừ “tạo tác của con người”. Người cầm quyền phải nhanh nhẹn, thức thời,
hiểu sâu biết rộng, thực hành đúng quy luật của tự nhiên để chăm lo cho dân chúng
được ấm no, không bệnh tật, lầm than.

Tiếp nối với đó là những quan niệm khác về con người chính trị thời kì cận đại:

Khang Hữu Vi cho rằng con người vốn hướng thiện. Trong chính trị, dân
được coi như gốc, còn vua được ví như ngọn, có thể vì gốc mà ngắt ngọn chứ
không thể vì ngọn và nhổ gốc. Đây là một tư tưởng cực kỳ tiến bộ khi ông đề cao
tư tưởng dân chủ, do dân và vì dân.
Lương Khải Siêu quan niệm nhân dân là cơ sở của nhà nước. Ông đề cao vai
trò của người dân vì “tân dân” phải luôn có ý thức về quyền lợi và lợi ích của mình,
tích cực tham gia vào đời sống chung của xã hội và nhà nước.

Tôn Trung Sơn là cha đẻ của học thuyết “Tam dân” tiến bộ (dân tộc độc lập,
dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc). Trong một quốc gia, người dân phải có
quyền. Những người tham gia vào các bộ phận trong chính phủ nhà nước chỉ là
những nhà chuyên môn hữu năng, họ luôn phải giữ vững bản lĩnh và trung thành
với Tổ quốc. Ông cho rằng một chính phủ tốt là chính phủ vì dân và mưu cầu hạnh
phúc cho chính nhân dân của mình.

1.1.2. Con người chính trị trong tư tưởng chính trị phương Tây
Thời kì cổ đại:

Ở thời đại này, người ta chưa bàn đến con người chính trị một cách cụ thể
mà chỉ nói đến những khía cạnh khác nhau của con người chính trị. Theo nhà sử
học Xenophon khi bàn về thủ lĩnh chính trị - một bộ phận quan trọng của con
người chính trị. Thủ lĩnh chính trị phải nổi trội về cả phẩm hạnh và tài chỉ huy,
được thừa nhận và đánh giá hơn những người khác.

Theo Aristotle, trạng thái tự nhiên là trạng thái chính trị, con người mang
bản chất xã hội. Chính trị là vấn đề của cuộc sống cộng đồng, mỗi cá nhân phải
biết lợi ích của cuộc sống công dân trong cộng đồng và chấp nhận được những quy
tắc đó. Nhà nước đào tạo các công dân về mặt đức hạnh, giáo dục công dân hướng
tới mục tiêu cao thượng của cuộc sống: “Có nhiều loại công dân khác nhau nhưng
một công dân theo nghĩa đầy đủ nhất là một người có một phần đặc quyền cai trị”.

Augustine khi bàn về thủ lĩnh chính trị đã khẳng định rằng người đứng đầu
phải có trí tuệ hơn người, dứt khoát và cương quyết. Những người này trước khi
chỉ huy người khác phải biết cách tự chỉ huy mình, sống khiêm tốn, kiềm chế tham
vọng cá nhân để phục vụ nhân dân.Các nhà tư tưởng khác trong thời đại này đa số
đề cập đến nhân dân, cho răng dân vừa là vua, vừa là bề tôi. Đối với những người
cầm quyền, họ phải có trí tuệ, lòng quả cảm, sự quyết đoán, năng lực và tư tưởng
hết lòng vì dân.
Thời kì trung đại:

Mongtesquieu cho rằng con người chính trị là các cá nhân với hệ giá trị đạo
đức tự nhiên, bản tính: thân thiện, hòa bình, có chung sự tự do và bình đẳnng trong
môi trường tự nhiên. Con người có sự hữu hạn của lý tính và chịu sự ảnh hưởng
của các loại tình cảm và dục vọng, theo ông, đây là bản tính vị kỉ của con người.
Và người cầm quyền thường có xu hướng lạm quyền làm tổn hại lợi ích của các
thành viên khác, tổn hại đến giá trị tự do, bình đẳng nên phải bị kiểm soát thong
qua một hệ thống pháp luật và thể chế phù hợp với các điều kiện của xã hội để
khiến tính vị kỉ đó phục vụ xã hội.

Cùng bàn về vấn đề này, Thomas Aquinas cho rằng con người khác biệt ở
bản chất xã hội và duy lý. Xã hội chính trị không phải là kết quả thuần túy của bản
năng mà là của lý trí, được cấu thành bởi con người mà ở đấy họ là những người tự
do. Muốn có con người tự do trong xã hội chính trị thì phải có con người chính trị -
người cầm quyên có đạo đức và có trách nhiệm, biết phấn đấu cho lợi ích chung và
các công dân chính trị - những người có quyền lực nhất định trong hệ thống cai trị
của xã hội. Con người chính trị trong quan niệm của Thomas Aquinas được phân
làm 3 cấp độ: người chỉ huy, các đoàn pháp quan, các công dân.

1.2. Con người chính trị trong quan niệm của Mác – Ăngghen và chủ nghĩa
Mác – Lênin

Các ông đã có quan điểm tiến bộ về con người, cho rằng con người vừa là
sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể sáng tạo ra lịch sử; đồng thời, con người là
tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc,
tầng lớp. Như vậy, con người chính trị là người thuộc về một giai cấp, lực lượng xã
hội, cộng đồng hay dân tộc nhất định; là con người của hiện thực, sống và hoạt
động trong những hoàn cảnh hiện thực với những điều kiện do chính con người tạo
ra trong mối quan hệ với hiện thực ấy. Mác và Ăngghen đề cao vai trò của giai cấp
công nhân và nông dân; đặc biệt là vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân: lật đổ chế độ áp bức. Ngoài ra, các ông còn nhấn mạnh cốt lõi của quyền lực
chính trị chính là quyền lực nhà nước.

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, bản chất con người không phải là một hệ
thống đóng kín mà là một hệ thống mở tương ứng với điều kiện tồn tại của con
người. Con người chính trị là con người hiện thực, sống và hoạt động trong hoàn
cảnh hiện thực với những điều kiện mà con người ấy tạo ra trong mối quan hệ với
hiện thực ấy. Con người chính trị nào cũng thuộc về một giai cấp, lực lượng xã hội,
cộng đồng hay dân tộc nhất định. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời
cũng là chủ thể tạo ra lịch sử.

1.3. Kết luận: Quan niệm về con người chính trị

Lênin nhiều lần nhấn mạnh tới vai trò con người trong lĩnh vực chính trị của
đời sống xã hội và Người cho rằng điểm xuất phát và trở về của chính trị chính là
con người, "chính trị đó là số phận thực tế của hàng triệu người". Chính trị là vấn
đề con người, các quan hệ chính trị là các quan hệ con người. Lênin nói rằng: "phải
làm cho các cơ quan quyền lực trong thực tế là cơ quan quản lý phục vụ những
người lao động biến thành cơ quan quản lý do những người lao động". Tư tưởng
này cho ta thấy ý nghĩa của việc đưa quần chúng từ chỗ đứng ngoài các sinh hoạt
chính trị và thụ động trước các công việc quản lý xã hội của nhà nước tới chỗ trực
tiếp tham gia vào xây dựng và quản lý nhà nước, ý thức được vai trò về quyền lực
của mình.

Vai trò của con người dưới chủ nghĩa xã hội không chỉ thể hiện trong lĩnh
vực chính trị mà trong toàn bộ mọi lĩnh vực, mọi vấn đề của chủ nghĩa xã hội.
Chiến lược phát triển xã hội theo các mục tiêu và giá trị của chủ nghĩa xã hội thật
ra quy tụ lại ở chiến lược con người. Đó là thực chất của vấn đề phương diện con
người trong chính trị với ý nghĩa: nền chính trị thấm nhuần sâu xa nhất tính nhân
dân, tinh thần dân chủ và chủ nghĩa nhân đạo phải là chính trị phục vụ con người,
vì con người.

Con người chính trị là con người của một giai đoạn lịch sử cụ thể, có địa vị
kinh tế, xã hội nhất định và thuộc về một giai cấp, tầng lớp xã hội nhất định.

Con người chính trị tham gia vào đời sống chính trị nhằm hiện thực hóa ý
chí và lợi ích của mình.

Con người chính trị có vị thế và vai trò nhất định trong hệ thống quản lý
chính trị, quản lý nhà nước, hoạt động của họ gắn liền với mục tiêu giành, giữ và
thực thi quyền lực của một giai cấp, tầng lớp xã hội nhất định.
2. PHÂN LOẠI CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ
2.1. Thủ lĩnh chính trị
2.1.1. Khái niệm

Thủ lĩnh chính trị được nhiều ngành khác nhau nghiên cứu, chính trị học nghiên
cứu thủ lĩnh chính trị như là một hiện tượng đặc biệt của quyền lực chính trị và
thực thi quyền lực chính trị. Nghiên cứu thủ lĩnh chính trị nhằm làm sáng tỏ cơ chế
hình thành, bản chất, ảnh hưởng của thủ lĩnh đối với các quá trình chính trị cũng
như phương thức lựa chọn thủ lĩnh chính trị.

Quan niệm về thủ lĩnh chính trị, các nhà chính trị học xưa nay từ thời cổ đại,
trung cổ đến cận đại cũng đã có nhiều quan niệm không giống nhau. Theo Mác và
Ăng ghen, lãnh tụ chính trị là những cá nhân kiệt xuất do phong trào cách mạng
của quần chúng nhân dân tạo nên. Lênin khẳng định "Trong lịch sử chưa hề có giai
cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không tạo ra được trong hàng ngũ của
mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và
lãnh đạo phong trào".

Hán Việt: thủ là đầu, lĩnh là dẫn dắt. Vậy thủ lĩnh là người đứng đầu, người
dẫn dắt, người lãnh đạo một tập thể, một tổ chức nào đó. Thủ lĩnh chính trị là một
khái niệm cơ bản của chính trị học dùng để chỉ những cá nhân xuất sắc có vai trò
quan trọng trong lãnh đạo và dẫn dắt các phong trào chính trị.

Tóm lại, thủ lĩnh chính trị là một cá nhân kiệt xuất trong lĩnh vực chính trị,
xuất hiện và trưởng thành từ phong trào cách mạng của quần chúng ở những điều
kiện lịch sử nhất định, có sự giác ngộ về lợi ích, mục tiêu và lý tưởng của giai cấp,
có tri thức, có năng lực tổ chức và tập hợp quần chúng để giải quyết những nhiệm
vụ chính trị do lịch sử tạo ra.

2.1.2. Tiêu chuẩn về phẩm chất

Thứ nhất, về trình độ nhận thức: có tri thức khoa học uyên bác, nắm bắt được
xu thế vận động của dân tộc, quốc tế và thời đại, có sự hiểu biết sâu rộng về công
tác quản lý và chuyên môn.

Thứ hai, về phẩm chất chính trị: có bản lĩnh, trung thành với lợi ích của giai cấp
của dân tộc.

Thứ ba, về năng lực tổ chức: có tầm nhìn chiến lược và sách lược, có năng lực
tập hợp quần chúng nhân dân, có khả năng tổ chức, động viên lôi kéo quần chúng
cấp dưới hành động, đặt mục tiêu đúng, có khả năng kiểm tra, giám sát công việc.
Thứ tư, về đạo đức, tác phong: trung thực, công bằng, không tham lam, có lòng
tin vào bản thân và cấp dưới, say mê với công việc.

Thứ năm, có khả năng làm việc: có sức khỏe tốt, nhiệt tình, có tinh thần trách
nhiệm cao, sáng tạo và dám nghĩ dám làm.

2.1.3. Vai trò

Về mặt tích cực:

Do nhận thức đúng yêu cầu phát triển của xã hội và khả năng hiện có, thủ
lĩnh chính trị có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ
chức quyền.lực mà chính họ là linh hồn của hệ thống đó, hướng hệ thống quyền
lực phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội, giai cấp, góp phần tạo động lực
thúc đẩy xã hội phát triển.

Cùng đội tiên phong của giai cấp, lĩnh chính trị lôi kéo, tập hợp quần chúng,
thuyết phục, giáo dục và phát huy sức mạnh của quần chúng trong đấu tranh chính
trị nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, phù hợp với nhu cầu xã hội và
lợi ích giai cấp.

Thủ lĩnh chính trị của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai cấp,
của dân tộc, do có khả năng nhìn xa trông rộng cho nên không những có khả năng
tổ chức, tập hợp lực lượng, lãnh đạo phong trào mà còn có khả năng đưa phong
trào vượt qua những khúc quanh co của lịch sử, thực hiện thắng lợi mục tiêu chính
trị đề ra.

Thủ lĩnh chính trị có vai trò thúc đẩy nhanh tiến trình cách mạng, mang lại
hiệu quả cao cho phong trào cách mạng, cho hoạt động của quần chúng. Sau khi
hoàn thành nhiệm vụ của thời đại đặt ra, thủ lĩnh chính trị đi vào lịch sử, sống
trong tâm tưởng của thời đại sau.

Về mặt tiêu cực:

Do thiếu tài, kém đức nên không có khả năng lãnh đạo phong trào, không
biết “chớp thời cơ, vượt thử thách” để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đặt ra, đặc biệt,
trước những bước ngoặt của lịch sử thường tỏ ra bối rối, giao động, thậm chí trở
nên phản động, lái phong trào đi ngược lợi ích của quần chúng.

Người thủ lĩnh không xuất phát từ lợi ích chung mà vì quyền lợi riêng, động
cơ không trong sáng nên thường gây bè phái riêng rẽ, mất đoàn kết trong hệ thống
tổ chức quyền lực, làm suy giảm vai trò, sức mạnh của tổ chức, hạn chế, ngăn cản
khả năng của mỗi cá nhân, làm giảm hiệu quả giải quyết những nhiệm vụ, mục tiêu
chính trị đề ra.

Do phong cách làm việc độc đoán chuyên quyền, hoặc do năng lực hạn chế
của người thủ lĩnh mà nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và hoạt động bị tước bỏ,
nhân quyền thường bị vi phạm, phong trào cách mạng thiếu động lực và sinh khí
để phát triển.

Trong điều kiện thế giới biến động đầy phức tạp như hiện nay, quyết định
sai trái của “những cái đầu nóng” của các vị thủ lĩnh khiến nhân loại phải trả giá
đắt, đôi khi không thể lường trước được.

2.1.4. Vai trò của lãnh tụ Lê – nin với tiến trình phát triển của lịch sử thế giới
V.I.Lênin là vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, của nhân dân lao
động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Người đã cùng với Đảng
Bolshevik Nga lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Mười năm 1917, mở đầu
một thời đại mới trong lịch sử phát triển của nhân loại.

Kể từ sau sự kiện Cách mạng Tháng Mười với sự ra đời của Nhà nước xã
hội chủ nghĩa (XHCN) Xô viết đến nay, các thế lực phản động quốc tế vẫn không
ngừng xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhận tư tưởng, lý luận và vai trò của Lenin đối với
tiến trình phát triển của thế giới trong thế kỷ 20. Họ phê phán quan điểm của Lênin
về thực hiện cách mạng bạo lực trong đấu tranh giành và giữ chính quyền của giai
cấp vô sản, cho đó là “biện pháp cực đoan”, “xóa bỏ dân chủ”. Họ ra sức tán
dương, cổ xúy cho các cuộc cách mạng xã hội bằng phương pháp hòa bình như đã
diễn ra ở một số nước tư bản trong thế kỷ 19.

Trước sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực ở Liên Xô và các
nước Đông Âu vào những năm 80 và 90 của thế kỷ 20, các thế lực thâm thù với
cách mạng viện cớ vào “khúc quanh” này của lịch sử để tấn công nhằm hạ bệ vai
trò lãnh tụ của Lênin đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, xóa bỏ
Chủ nghĩa Mác-Lênin và CNXH trong thế giới đương đại.

Lênin không chỉ là nhà lý luận thiên tài mà còn là một lãnh tụ cách mạng với
hoạt động thực tiễn phong phú và đầy bản lĩnh. Trong cao trào cách mạng của giai
cấp công nhân ở châu Âu, tháng 3-1919, Lênin đã cùng lãnh tụ cách mạng các
nước lập nên Quốc tế Cộng sản III để lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới.
Khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!” của Mác đã được Lênin bổ sung
thành: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”. Người chỉ
rõ: “Không có sự cố gắng tự nguyện tiến tới sự liên minh và sự thống nhất của giai
cấp vô sản, rồi sau nữa của toàn thể quần chúng cần lao thuộc tất cả các nước và
các dân tộc trên toàn thế giới, thì không thể chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản
được”. Đoàn kết giai cấp công nhân thế giới, quan tâm giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa... là những cống hiến to lớn của Lênin trong việc bảo vệ, phát triển
chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

Tư tưởng, lý luận cách mạng và vai trò của Lênin đối với phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế là vô cùng to lớn. Chính từ nguồn cổ vũ lớn lao của Cách
mạng Tháng Mười, từ tính ưu việt của chế độ XHCN của Nhà nước Liên Xô, với
sức mạnh về kinh tế và quốc phòng, đã trở thành nhân tố quan trọng gìn giữ hòa
bình thế giới và cứu nhân loại khỏi thảm họa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ
hai. Tuy Nhà nước Liên Xô luôn ở trong vòng kiềm tỏa toàn diện của chủ nghĩa đế
quốc nhưng trong nhiều thập kỷ của thế kỷ 20, Liên Xô vẫn là trụ cột của hệ thống
XHCN, là điểm tựa cho phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới.

Đối với cách mạng Việt Nam, tư tưởng và lý luận của Lênin về cách mạng
vô sản đã mở ra chân trời mới, soi đường cho nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc và tiến lên con đường xây dựng CNXH. Trong hành trình tìm đường
cứu nước, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã vô cùng cảm động và hạnh phúc khi
đọc tác phẩm “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề thuộc địa” của
Lênin. Người nói: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và
nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái
kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối
cùng, đi tới CNXH và chủ nghĩa cộng sản”. Từ đó, Người đi theo lãnh tụ Lênin,
theo con đường của Cách mạng Tháng Mười, trở thành người cộng sản Việt Nam
đầu tiên vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều
kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta đã đề ra và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp
nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, xây dựng lý luận cách mạng giải
phóng và phát triển dân tộc theo khuynh hướng vô sản, giải quyết thành công mối
quan hệ giữa đất nước và thời đại, giữa dân tộc và quốc tế. Những luận điểm đó có
giá trị lâu dài chỉ đạo đường lối cách mạng Việt Nam, khẳng định vai trò lãnh đạo
của Đảng ta được dẫn đường bởi Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đây vừa là bài học lớn, xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong
hơn 92 năm qua, vừa là cội nguồn dẫn đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng CNXH, đổi
mới đất nước. Đó là những đóng góp quan trọng vào việc bảo vệ và phát triển lý
luận Chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng ta trong thời đại mới.

Dù hiện nay các thế lực thù địch đang ra sức chống phá điên cuồng Chủ
nghĩa Mác-Lênin và CNXH, song, với bản chất cách mạng, khoa học và thực tiễn
lịch sử không thể phủ nhận, những di sản tư tưởng, lý luận cách mạng của Lênin
vẫn đang hiện hữu và có sức sống mãnh liệt trong trái tim, khối óc của hàng triệu,
hàng triệu người trên thế giới. Hình ảnh và vai trò của Lênin vẫn luôn đồng hành
trong tiến trình phát triển của lịch sử thế giới đương đại, không một thế lực nào có
thể “đổi trắng thay đen” và bác bỏ được.

2.1.5. Một số thủ lĩnh chính trị tiêu biểu


Một ví dụ về thủ lĩnh chính trị nổi tiếng là Nelson Mandela, người đã trở
thành Tổng thống đầu tiên của Nam Phi được bầu chọn bởi toàn dân trong các cuộc
bầu cử đa đảng đầu tiên vào năm 1994. Trước đó, ông đã trải qua hơn 27 năm tù
trong các nhà tù của chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi. Ông đã được công nhận
là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Trong vòng 5 năm làm
Tổng thống, Mandela đã đưa Nam Phi từ một quốc gia đang chịu nạn đói nghèo và
phân biệt chủng tộc, trở thành một quốc gia phát triển và đa văn hóa. Ông đã đưa
ra chính sách đồng thuận và hàn gắn dân tộc, đưa ra các biện pháp để giải quyết
vấn đề thất nghiệp và giảm bớt bất công xã hội. Đồng thời, ông cũng thúc đẩy vai
trò của Nam Phi trong cộng đồng quốc tế và đóng góp vào các hoạt động nhân đạo
trên toàn cầu. Mandela đã được tôn vinh với nhiều giải thưởng danh giá, bao gồm
Giải Nobel Hòa bình vào năm 1993. Ông được coi là một biểu tượng của sự tự do
và công bằng, và đã cống hiến cuộc đời mình cho việc khôi phục và xây dựng một
Nam Phi hoà bình và thịnh vượng cho mọi người dân.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người mà ta thường biết đến như một vị tướng
đại tài, còn là một nhà chính trị vì dân vì nước: “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất
nước ngày đó”. Sau thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính phủ lâm thời
được thành lập mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Bấy giờ, Võ Nguyên Giáp
trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ, tuy chỉ giữ chức Bộ trưởng trong 6 tháng song
công lao của ông là vô cùng to lớn. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung
ương Đảng, Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ viết:
“Trong khoảng thời gian ngắn này, Ông đã kịp tham mưu cho Chính phủ ban hành
trên 100 sắc lệnh, trong đó có khoảng 30 sắc lệnh do chính Ông ký, có tính chất
pháp quy hành chính trên nhiều ngành, lĩnh vực. Với khối lượng công việc đồ sộ
trong khoảng thời gian ngắn mà đồng chí Võ Nguyên Giáp đã làm khi đó, Bộ
trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp chính là người đã tham gia đặt những viên
gạch đầu tiên cho việc xây dựng nền hành chính vì hạnh phúc của người dân Việt
Nam!”. Năm 1937, cùng với đồng chí Trường Chinh viết cuốn “Vấn đề dân cày”,
ông đã đề cập thực trạng về cuộc sống của người dân cày dưới chính sách phản
động của đế quốc phong kiến, vị trí của họ trong cách mạng Việt Nam. Đến khi đất
nước thống nhất, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội, nhiều giải pháp được đặt ra
trong “Vấn đề dân cày” đã được hiện thực hóa. Năm 2000, tham gia cuộc Hội thảo
về quá trình hình thành, phát triển và vai trò của Quốc hội, lấy tư cách là một
người đã tham gia cuộc Tổng Tuyển cử đầu tiên, là đại biểu Quốc hội từ khóa I,
Đại tướng phát biểu: “Chính phủ phải coi trọng dân sinh, lo cho dân mọi mặt, tôn
trọng nhân tài. Phải nâng cao dân trí... Những người nào có tài đức phải được mời
ra phục vụ đất nước…”.

Hiện nay, đất nước ta có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - vị thủ lĩnh nổi
tiếng liêm chính và ngoại lệ giữ vị trí Tổng Bí thư ba nhiệm kỳ. Năm 2013, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người thúc đẩy chính để thành lập Ban chỉ đạo Trung
ương về Chống Tham nhũng và đến nay đã thể hiện rõ ai trò của mình qua những
cuộc điều tra và xử lý vấn đề tham nhũng trong bộ máy hành chính nước ta, hướng
đến xây dựng một bộ máy nhà nước liêm chính, hành động. Ông là người có đầy
đủ trí tuệ, tư duy của một thủ lĩnh chính trị, có nghệ thuật lãnh đạo và quản lý. Bên
cạnh đó, Tổng Bí thư Trọng luôn hướng đến việc bảo đảm quyền làm chủ của nhân
dân, năm 2021 tại “Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình hành
động của MTTQ VN và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, Tổng bí thư đãnhắc nhở các cơ quan TƯ,
cấp ủy, chính quyền: “Phải tiếp xúc với dân chân thực, đừng tiếp xúc hình thức,
không được mị dân, theo đuôi quần chúng. Phải tôn trọng dân thật sự, lắng nghe
nhân dân và làm theo mong muốn của nhân dân một cách thật lòng”.
2.2. Đội ngũ hoạt động chính trị
2.2.1. Đội ngũ hoạt động chính trị

Đội ngũ hoạt động chính trị là những người cùng với người đứng đầu thực
hiện những mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Đảng, của giai cấp, của dân tộc trong
thời kỳ nhất định, là những người có ý thức về sứ mệnh chính trị, có tri thức, kinh
nghiệp chính trị và nghệ thuật hoạt động chính trị. Để trở thành một thành viên
trong đội ngũ hoạt động chính trị, người ta phải có những tố chất đặc biệt.

Đầu tiên, họ phải có tố chất chính trị, trí tuệ chính trị và ý thức về sứ mệnh
chính trị. Họ phải hiểu rõ về những mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của Đảng và
của đất nước. Ngoài ra, đội ngũ hoạt động chính trị cũng phải có kinh nghiệm
chính trị. Người hoạt động chính trị phải hiểu rõ về tình hình chính trị, kinh tế, xã
hội của đất nước để có thể đưa ra những quyết định phù hợp. Bên cạnh đó, họ còn
phải có tài tổ chức và nghệ thuật chính trị để có thể thuyết phục và hướng dẫn
người khác theo đúng định hướng. Ngoài những yếu tố kỹ năng, đội ngũ hoạt động
chính trị cũng phải có đạo đức văn hóa và quan hệ mật thiết với quần chúng. Họ
phải có tầm nhìn rộng lớn và có sức truyền cảm chính trị trong quần chúng để giúp
đất nước phát triển và tiến bộ.

Trong nhiệm vụ của mình, đội ngũ hoạt động chính trị phải luôn thực hiện
đúng những quy định pháp luật của đất nước và đảm bảo đảng viên và nhân dân
được sống và làm việc trong một môi trường công bằng, tôn trọng nhân quyền và
dân chủ. Các thành viên trong đội ngũ này phải luôn đóng góp tích cực vào quá
trình xây dựng và phát triển đất nước để đưa Việt Nam trở thành một đất nước văn
minh, giàu mạnh và hạnh phúc.

2.2.2. Đặc thù của những người hoạt động chính trị

Là những người có trình độ tri thức văn hóa, là người tiên phong trong sự
nghiệp xây dựng đất nước và đại diện cho văn hóa, khoa học tiên tiến, hiện đại.
Những cán bộ lãnh đạo chính trị của GCCN cần phải có kiến thức chuyên môn
vững vàng, kỹ năng thực tiễn cao, cùng với tư tưởng sáng suốt, đam mê, sự tận tụy
và trách nhiệm cao trong công việc. Chính vì thế, họ là những người mẫu mực
trong xã hội, được tôn vinh và ngưỡng mộ bởi sự cống hiến và tâm huyết của mình
trong sự nghiệp xây dựng CNXH.

Người cán bộ lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân có trách nhiệm đặt
lợi ích của giai cấp, dân tộc và nhân loại lên trên lợi ích cá nhân của mình. Điều
này được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động chính trị trong
xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, chỉ khi những lợi ích này được đặt lên hàng đầu thì mới
có thể đạt được sự công bằng trong đời sống xã hội và phát triển bền vững cho toàn
bộ xã hội. Do đó, việc đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân được coi là
tiêu biểu cho lẽ phải và trở thành một trong những phẩm chất quan trọng nhất của
người cán bộ lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân.

Có bản lĩnh chính trị, trung thành với CNXH, có tài tổ chức thực tiễn là
những đặc trưng quan trọng của những người cán bộ lãnh đạo chính trị trong
GCCN. Họ phải có bản lĩnh chính trị để đối mặt với những thách thức, khó khăn
trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Họ cần phải trung
thành với CNXH và đặt lợi ích của giai cấp, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân mình.
Điều này đòi hỏi họ phải có tài tổ chức thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của công
việc chính trị, phải có khả năng quản lý và điều hành tốt các hoạt động chính trị để
đạt được mục tiêu đề ra. Sự trung thành và tài tổ chức của họ là những yếu tố cốt
yếu để thực hiện những nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, từ đó xây dựng
và bảo vệ được CNXH.

Những cán bộ lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân không chỉ cần phải
có kiến thức về chính trị, mà còn cần phải có kinh nghiệm và nghệ thuật trong hoạt
động chính trị. Kinh nghiệm chính trị là kinh nghiệm trong việc thực hiện các
nhiệm vụ chính trị, trong quá trình lãnh đạo, phối hợp, tổ chức, điều hành, đưa ra
quyết định và giải quyết các vấn đề phức tạp. Nghệ thuật trong hoạt động chính trị
là nghệ thuật của sự lãnh đạo, của sự tương tác giữa các cá nhân, nhóm và tổ chức
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị. Đó là nghệ thuật của việc tạo ra sự
đồng thuận, sự động viên, khích lệ, củng cố lòng tin, đồng thời cũng là nghệ thuật
của việc đối phó với các thách thức và khó khăn trong quá trình hoạt động chính
trị.Có kinh nghiệm chính trị và nghệ thuật trong hoạt động chính trị là những yếu
tố rất quan trọng giúp cho cán bộ lãnh đạo chính trị có thể đáp ứng tốt các yêu cầu
và nhiệm vụ được giao trong quá trình xây dựng và phát triển CNXH.

Đối với những người hoạt động chính trị, đặc biệt là những người cán bộ
lãnh đạo, trung thực là một phẩm chất không thể thiếu. Điều này đặc biệt quan
trọng vì họ phải đảm bảo rằng họ đang làm việc vì lợi ích chung của giai cấp, dân
tộc, và nhân loại, chứ không phảivì lợi ích cá nhân. Những người hoạt động chính
trị phải có khả năng thấu hiểu, lắng nghe và chia sẻ với đồng chí, với nhân dân, và
với chính bản thân mình. Chỉ có trung thực và đạo đức cao mới có thể giúp họ duy
trì được lòng tin của người dân, xây dựng được niềm tin vào chính phủ và hoàn
thành những mục tiêu chính trị của mình. Việc trung thực không chỉ là một giá trị
đạo đức, mà còn là cách cốt lõi để giúp những người hoạt động chính trị đạt được
sự thành công trong công việc của mình.
2.3. Quần chúng nhân dân
2.3.1. Quần chúng nhân dân

Quần chúng nhân dân là tập đoàn đông đảo những người liên hợp với nhau
theo cùng một luật pháp và cùng một cộng đồng lợi ích nào đó. Họ là chủ thể của
mọi quyền lực xã hội nhưng lại là lực lượng bị cai trị trong quan hệ với chính
quyền nhà nước.

Quần chúng nhân dân là một lực lượng xã hội có sức mạnh tự thân khi được
tổ chức lại, giữ vai trò quyết định trong đời sống chính trị và những biến cố chính
trị.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì quần chúng nhân dân là
người sáng tạo ra lịch sử, là lực lượng quyết định sự phát triển của xã hội:

• Hành vi của quần chúng nhân dân quyết định những biến cố lịch sử vĩ đại,
đặc biệt là trong các cuộc cách mạng xã hội.
• Chỉ trên cơ sở tính tích cực chính trị của quần chúng nhân dân, sức sang tạo
của nhân dân mới có thể giành được chính quyền, giành được quyền lực
chính trị. Thực hiện chuyên chính vô sản là thực thi quyền lực chính trị của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và đấu tranh giữ nước của dân tộc ta,
quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định đến sự tồn vong của quốc gia,
dân tộc. Đảng ta chỉ rõ: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, mọi mục tiêu,
nhiệm vụ cách mạng chỉ có thể được thực hiện bằng sự tham gia tích cực, bằng
hành động sáng tạo đông đảo của quần chúng nhân dân, không có quần chúng nhân
dân thì không có cách mạng. Thêm nữa, trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc,
vai trò của quần chúng nhân dân quyết định đến sự ổn định chính trị của đất nước
và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Công
an có bao nhiêu người, dù có vàu ba nghìn hay năm bảy vạn đi nữa thì lực lượng
ấy vẫn còn ít lắm bên cạnh lực lượng nhân dân... Phải làm sao có hànhg chục triệu
đôi bàn tay, hàng chục triệu cặp mắt và đôi tai mới được. Muốn như vậy, phải dựa
vào dân, không được xa rời dân. Nếu không thể thì sẽ thất bại. Khi nhân dân giúp
đỡ ta nhiều thì thành công nghiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn
toàn thì thắng lợi hoàn toàn.”.

Ta có thể thấy rõ hơn nữa tầm quan trọng của quần chúng nhân dân trong sự
kiện lịch sử vĩ đại: Cách Mạng Tháng Tám năm 1945. Chỉ trong 14 ngày ngắn ngủi
từ ngày đến ngày 28.8.1945, hơn 20 triệu người Việt Nam từ Bắc tới Nam, từ nông
thôn tới thành thị, từ đồng bằng tới miền núi đồng loạt nổi dậy giành chính quyền
về tay nhân dân. Thành công của cuộc cách mạng đã khẳng định sức mạnh của
quần chúng nhân dân và thành công của Đảng khi xây dựng thế trận lòng dân. Hồ
chủ tịch cũng đã từng khẳng định: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”.
Tiếp nối tư tưởng đó, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng, lần đầu tiên
thuật ngữ “thế trận lòng dân” được sử dụng và nhấn mạnh là yếu tố đặc biệt quan
trọng làm nền tảng và phát huy sức mạnh toàn dân tộc. “Thế trận lòng dân” ở đây
thực chất là trạng thái chính trị, tinh thần của người dân – được biểu hiện ở lòng
yêu nước, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, sự hài lòng, tin tưởng của nhân dân vào
chế độ chính trị - xã hội, vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của
chính quyền các cấp, được xây dựng vững chắc, trở thành “thế trận”, sẵn sàng huy
động, sử dụng, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.

2.3.2. Mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ

Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, lãnh tụ đóng vai trò hết sức to
lớn, vô cùng quan trọng. Khi lịch sử đặt ra những nhiệm vụ cần phải giải quyết thì
từ trong quần chúng nhân dân sẽ xuất hiện những lãnh tụ để giải quyết những
nhiệm vụ đó của lịch sử. Mọi phong trào đều sẽ thất bại nếu chưa tìm ra cho mình
được những lãnh tụ xứng đáng. “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành
được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình những
lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo
phong trào”.
Lãnh tụ hay cá nhân kiệt xuất phải nhận thức đúng đắn được các quy luật
khách quan của đời sống xã hội, hiểu biết sâu sắc các xu thế phát triển của quốc gia
dân tộc, của thời đại và của phong trào; phải có kế hoạch, chương trình, biện pháp
và chiến lược hoạt động cho phong trào quần chúng nhân dân và cho bản thân phù
hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể; đồng thời lãnh tụ cũng phải thuyết
phục được quần chúng nhân dân, thống nhất ý chí và hành động của họ, tập hợp và
tổ chức lực lượng để thực hiện thành công các kế hoạch, chương trình, chiến lược
và các mục tiêu đã được xác định. Hoạt động của lãnh tụ có thể thúc đẩy hoặc kìm
hãm sự phát triển của phong trào quần chúng nhân dân, từ đó có thể thúc đẩy hoặc
kìm hãm sự phát triển xã hội. Hoạt động của lãnh tụ sẽ thúc đẩy sự phát triển xã
hội, nếu họ hành động theo các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, và
ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội hoặc tạo nên những sự vận động quanh
co, phức tạp cho xã hội. Lãnh tụ cũng có vai trò to lớn đối với sự tồn tại, hoạt động
của các tổ chức quần chúng nhân dân mà họ là những người tổ chức hoặc sáng lập
và điều hành. Các lãnh tụ gắn với những thời đại lịch sử nhất định và những phong
trào cụ thể, do vậy, họ chỉ có thể hoàn thành được những nhiệm vụ của thời đại và
phong trào đó mà thôi.
Quan hệ giữa lãnh tụ với quần chúng nhân dân là quan hệ thống nhất, biện
chứng thể hiện trên các nội dung sau đây:
• Mục đích và lợi ích của quần chúng nhân dân và lãnh tụ là thống nhất.
Đó là điểm then chốt và căn bản quyết định sự thành bại của phong trào
và sự xuất hiện của lãnh tụ. Lợi ích của họ có thể biểu hiện trên nhiều
khía cạnh khác nhau, nhưng lợi ích luôn là cầu nối, liên kết, là mắt xích
quyết định, là động lực để quần chúng nhân dân và lãnh tụ có thể kết
thành khối xã hội thống nhất về ý chí và hành động. Tuy nhiên, lợi ích
của họ luôn vận động, biến đổi không ngừng phụ thuộc vào địa vị lịch sử,
bối cảnh khách quan mà phong trào quần chúng nhân dân và lãnh tụ của
họ đang tồn tại và hoạt động trong đó, phụ thuộc vào năng lực nhận thức
và vận dụng các quy luật khách quan để thực hiện các lợi ích đó.
• Quần chúng nhân dân và phong trào của họ tạo nên các lãnh tụ và những
điều kiện, tiền đề khách quan để các lãnh tụ xuất hiện và hoàn thành các
nhiệm vụ mà lịch sử đặt ra cho họ. Lãnh tụ là sản phẩm của thời đại, của
cộng đồng, của phong trào. Sự xuất hiện của họ và khả năng giải quyết
được các nhiệm vụ của lịch sử nhanh hoặc chậm, nhiều hoặc ít sẽ thúc
đẩy sự vận động, phát triển của phong trào quần chúng nhân dân.
• Trong mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa quần chúng nhân dân và
lãnh tụ, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định vai trò quyết định của quần
chúng nhân dân đồng thời đánh giá cao vai trò của lãnh tụ. Quần chúng
nhân dân là lực lượng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của
lịch sử xã hội, là động lực của sự phát triển đó. Lãnh tụ là người dẫn dắt,
định hướng cho phong trào, thúc đẩy phong trào phát triển, do đó mà thúc
đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa quần chúng
nhân dân với lãnh tụ có ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng. Lãnh tụ có vai
trò quan trọng, nhưng không thể tuyệt đối hóa vai trò của họ dẫn đến tệ sùng bái cá
nhân, thần thánh hóa lãnh tụ, coi nhẹ quần chúng nhân dân, hạn chế việc phát huy
tính năng động, sáng tạo của quần chúng nhân dân, phải chống lại tệ sùng bái cá
nhân. Ngược lại, việc tuyệt đối hóa vai trò của quần chúng nhân dân, xem nhẹ vai
trò của các cá nhân và lãnh tụ sẽ dẫn đến hạn chế, xem thường các sáng kiến cá
nhân, những sáng tạo của quần chúng nhân dân, không phát huy được sức mạnh
sáng tạo của họ. Quần chúng nhân dân luôn là người thầy vĩ đại của các cá nhân,
lãnh tụ.
Kết hợp hài hòa, hợp lý, khoa học vai trò quần chúng nhân dân và lãnh tụ
trong từng điều kiện cụ thể xác định sẽ tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phong trào
và sự vận động, phát triển của cộng đồng, xã hội nói chung.

Nhận xét chung: Các quan niệm về con người chính trị cũng như các yêu
cầu đối với con người chính trị có sự thay đổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
trình độ phát triển, ý thức hệ,.. Tuy nhiên con người chính trị đều thực hiện nghĩa
vụ chính trị, bảo vệ các thành quả phát triển do mình và do cộng đồng tạo ra. Tất
cả những con người chính trị này cùng tạo nên một hệ thống thống nhất cho sự
phát triển của nhân loại và những bước phát triển trong các thời đại.

3. CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ VIỆT NAM – TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI.
3.1.Con người VN truyền thống
Con người Việt Nam từ lâu đã sở hữu và kế thừa những giá trị sâu sắc, phẩm
chất, tinh hoa của một dân tộc mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất, có tinh thần cách
mạng mãnh liệt, lòng trung thành yêu nước sâu đậm, sẵn sàng bảo vệ và xây dựng
tổ quốc. Điều đó đã thể hiện qua lịch sử hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm,
giữ gìn và bảo vệ nước, để lại cho con cháu một thế hệ được sống trong hòa bình,
hạnh phúc đủ ấm đủ no.

Con người chính trị Việt Nam truyền thống là những người đã đóng góp sự
nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam trong suốt nhiều
thế kỷ. Họ là những người có tầm nhìn rộng, tinh thần đồng tâm, sự hy sinh và
niềm tin mãnh liệt vào tương lai của dân tộc.

Trong lịch sử Việt Nam, có rất nhiều nhân vật chính trị truyền thống đã để
lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân. Các vị anh hùng như Lý Thường Kiệt,
Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo đã đánh bại quân xâm lược, bảo vệ độc lập và chủ
quyền của đất nước. Các vị vua như Lê Hoàn, Lê Lợi, Quang Trung đã thống nhất
và xây dựng đất nước, đẩy lui quân xâm lược và bảo vệ sự sống của người dân.

Trong thế kỷ 20, các nhà lãnh đạo chính trị như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên
Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Thị Minh Khai, Trường Chinh, Lê Duẩn đã lãnh
đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa Việt Nam từ cuộc chiến tranh đến thời
kỳ tái thiết và phát triển đất nước. Họ đã đưa ra các quyết sách, chính sách đúng
đắn, đưa ra các biện pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề đang diễn ra trong xã hội,
đồng thời đưa Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất và phát triển.
Tóm lại, con người chính trị Việt Nam truyền thống là những người đã đóng
góp không nhỏ cho sự phát triển và bảo vệ đất nước Việt Nam. Họ có tầm nhìn
rộng, tinh thần đồng tâm, sự hy sinh và niềm tin mãnh liệt vào tương lai của dân
tộc. Các vị anh hùng, vua chúa và nhà lãnh đạo chính trị đã để lại dấu ấn sâu đậm
trong lịch sử và tâm trí người dân Việt Nam.

3.2.Con người Việt Nam hiện đại


Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, chuẩn mực
của con người Việt Nam cũng rất đa dạng. Yêu nước, trách nhiệm, kỉ luật, sáng tạo,
trung thực, đoàn kết, nhân ái. Đến nay, kế thừa truyền thống con người Việt Nam,
Đảng ta tích cực tuyên truyền và xây dựng chuẩn mực đạo đức con người Việt
Nam, tin tưởng vào nhà nước, yêu tổ quốc hơn, loại bỏ những gì đã cũ, tiếp nhận
cái tinh hoa, cái mới và để cải cách, xây dựng xã hội

Con người Việt Nam hiện đại sau 1945 là những người đã sống và đóng góp
trong thời kỳ phát triển và đổi mới của đất nước. Sau khi giành được độc lập vào
năm 1945, Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm, nhưng với sự nỗ lực của toàn
dân, đất nước đã phát triển và đổi mới một cách nhanh chóng.

Trong thập niên 1950 và 1960, con người Việt Nam đã phải đối mặt với
nhiều thử thách, bao gồm chiến tranh Việt Nam và những khó khăn do chế độ đóng
cửa kinh tế. Tuy nhiên, nhờ sự đoàn kết, hy sinh và nỗ lực của toàn dân, Việt Nam
đã vượt qua những khó khăn này và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong
việc phát triển kinh tế và xã hội.

Ở thời điểm hiện tại, con người Việt Nam hiện đại là những người đang
đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước. Họ là những nhà lãnh đạo, nhà
nghiên cứu, nhà quản lý, doanh nhân, nhà văn hóa, nghệ sĩ, và các nhà hoạt động
xã hội, đang nỗ lực để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển, tiến bộ và
hạnh phúc.

Ngoài ra, cũng không thể không kể đến những người dân Việt Nam bình
thường, từ các nông dân, công nhân, sinh viên, giáo viên, cán bộ y tế cho đến các
doanh nhân, nhà ngoại giao, nhà báo, các nhà hoạt động xã hội, đang đóng góp tích
cực trong sự phát triển đất nước. Họ là những người luôn cống hiến và đóng góp
cho sự nghiệp xây dựng đất nước, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển,
văn minh và hạnh phúc.
3.3.Xây dựng và hoàn thiện con người chính trị VN hiện đại

Cán bộ lãnh đạo:

Căn cứ vào vị trí, vai trò, trách nhiệm người cán bộ đảng viên đối với Đảng,
với dân, với nước, quy tụ thành các điểm chính sau:

• Trung thành với Tổ quốc: Đảng có vai trò lãnh đạo, định hướng tư tưởng
đúng đắn cho nhân dân thông qua hàng triệu cán bộ, đảng viên. Vì thế, cán
bộ, đảng viên phải có đạo đức cách mạng như chủ tịch Hồ Chí Minh với lý
tưởng “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.
• Liêm chính trong công việc: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phải “cần,
kiệm, liêm chính, chí công vô tư”.
• "Cần" là cần cù trong lao động, biết khuyến khích và giúp đỡ người khác
làm tốt công việc.
• "Kiệm" có nghĩa là không hoang phí thời gian, của cải của mình và của nhân
dân.
• "Liêm" là không tham ô, là tôn trọng tài sản của công dân và của nhân dân.
• "Chính" là thẳng thắn, trung thực, làm theo lẽ phải, đấu tranh chống sự giả
dối, cơ hội, lợi dụng chức quyền làm việc bất minh.
• "Chí công vô tư" có nghĩa là quyền lợi của mọi người bao giờ cũng gắn với
lợi ích xã hội; phải lấy lợi ích chung của tập thể, của quốc gia, của dân tộc
đặt lên trên lợi ích cá nhân mình.

• Có ý thức tổ chức kỷ luật


Nghiêm khắc với chính bản thân sẽ tạo thành nếp sống nghiêm túc, luôn
tuân thủ kỷ cương, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tạo nên phẩm chất đạo đức
của người cách mạng, thực hiện tốt nguyên tắc, phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ
cương trong tổ chức, luôn luôn tự phê bình.

• Đoàn kết thật chân thành


Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ, đảng viên phải giữ gìn sự đoàn kết
thống nhất trong đảng, Người nhấn mạnh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành
công, thành công, đại thành công!”.
Sự đoàn kết đó đi liền với sự tôn trọng cá nhân, không lấy danh tập thể coi
thường cá nhân, sáng kiến cá nhân, xâm phạm nhân cách cá nhân... tạo điều kiện
thuận lợi đúng hướng cho sự phát triển tiến bộ của cá nhân, cho sự tự do sáng tạo,
phát triển cá tính, nhân cách phong phú của mỗi con người.

• Nỗ lực học tập, ham học hỏi, có chí tiến thủ và cầu tiến bộ
Chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. cán bộ, đảng
viên phải ra sức học hỏi để nắm vững kiến thức, mà trước hết là kiến thức trong
lĩnh vực hoạt động của mình, chủ động tìm hiểu luật pháp, khoa học, lĩnh vực
chính trị, kinh tế để mở rộng thêm kiến thức phát triển bản thân.

• Trọng dân, yêu dân, tin dân, gần dân, học dân và vì dân
Nhà nước và nghe được dân nói, để tiếp thu ý kiến, nguyện vọng chính đáng
của dân. thật sự quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của dân, phải thật sự
quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của dân. Từ đó, làm cho dân tin, dân
phục, dân yêu vì dân thấy rõ họ thật sự là công bộc của dân, vì dân mà phục vụ.

Đội ngũ công chức, viên chức:

• Tính chính trực, liêm chính

Khi thực hiện công việc chuyên môn cán bộ, công chức, viên chức phải
trung thực, trách nhiệm, thẳng thắn, không bao che các hành vi vi phạm pháp luật
của cá nhân, tổ chức, không được lợi dụng vị trí công tác, chức vụ để mưu cầu lợi
ích cá nhân.
• Tính khách quan, công bằng
Căn cứ vào quy định pháp luật để giải quyết công việc cho công dân và tổ
chức; không thiên vị nhằm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng trong quá trình giải
quyết công việc. không thực hiện các hành vi bất bình đẳng, phân biệt đối xử dân
tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, địa vị xã hội, thành phần kinh tế của cá nhân, tổ chức dưới mọi hình thức.
• Sự đúng mực, tính thận trọng
Hành xử nghiêm túc, đúng mực, lịch thiệp, không được có lời nói, cử chỉ,
hành động, trang phục phản cảm., hành động thận trọng, phù hợp với quy định
chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và quy định pháp luật.
• Năng lực và sự chuyên cần
Phải thường xuyên học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, bản lĩnh nghề nghiệp và khả
năng làm việc chuyên nghiệp. Cán bộ, công chức, viên chức phải chuyên tâm, cần
cù, chịu khó, tích cực, tận tụy và kịp thời thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Quần chúng nhân dân:

• Sống có lý tưởng, vì nước, vì con người, vì xã hội

Trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên
định với đường lối và sự nghiệp đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; trung thành với Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh,
tuân thủ các nguyên tắc của Đảng; bảo vệ, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc; vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

• Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư

Trách nhiệm với công việc. Có ý thức trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo,
tận tụy; phong cách làm việc khoa học, toàn tâm toàn ý; làm việc có chất lượng,
hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; nâng cao đạo đức công vụ,
không tham nhũng, không hối lộ và nhận hối lộ, phòng và chống tiêu cực trong sử
dụng các nguồn tài chính công; xây dựng môi trường làm việc thân thiện, văn minh,
tiết kiệm thời gian làm việc, các tổ chức cá nhân đến quan hệ công tác hài lòng về
thủ tục hành chính, về thái độ quan hệ; cá nhân và gia đình thật sự tiết kiệm trong
chi tiêu, gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ
hội…

• Trung thực, tự trọng, trong sáng, giản dị, khiêm tốn

Xây dựng lối sống trung thực, không giả dối, lời nói đi đôi với việc làm;
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật,
không che dấu khuyết điểm; có lối sống lành mạnh, giản dị, có trách nhiệm với gia
đình và xã hội; khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp và nhân dân; lắng nghe đồng
nghiệp và nhân dân phê bình, góp ý; thường xuyên tự phê và phê bình.

• Tôn trọng luật pháp, kỷ cương

Nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; chấp hành nghiêm sự phân công
của cấp trên; thực hiện nghiêm những quy định của Đảng và Nhà nước; chấp hành
nội quy, quy chế của cơ quan, những quy định của địa phương nơi cư trú.
• Đoàn kết, nhân ái

Tôn trọng, đoàn kết, thương yêu, chân thành, hợp tác giúp đỡ nhau trong
công việc và trong cuộc sống; bảo vệ uy tín, danh dự chính đáng của đồng chí,
đồng nghiệp; có lối sống hòa nhã, thật thà, khiêm tốn; không trốn tránh, đùn đẩy
trách nhiệm, khuyết điểm của mình cho đồng chí, đồng nghiệp.

• Suốt đời phấn đấu, rèn luyện, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại

Tích cực rèn luyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; học
tập chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả công tác; rèn luyện đạo
đức lối sống lành mạnh góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đồng
thời xây dựng chính quyền, đảng, đoàn thể ngày càng trong sạch, vững mạnh.

3.4.Một số hạn chế tồn tại

Tuy Đảng đã đề ra các chuẩn mực đạo đức về một con người chính trị, xã
hội vẫn tồn tại những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên. Vậy nên Đảng đã chỉ ra những biểu hiện của tình
trạng này và coi đó là một trong bốn nguy cơ đối với cách mạng Việt Nam.

Những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, phai nhạt lý
tưởng, niềm tin đối với Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, lối sống vị kỷ, vụ lợi, chạy
theo các giá trị vật chất, xem thường các giá trị tinh thần; chỉ lo vun vén cho cá
nhân mà thờ ơ, lảng tránh trách nhiệm với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân. Nạn
tham nhũng tồn tại kéo dài, ngày càng diễn biến phức tạp và tinh vi, gây nhức nhối
về đạo đức trong Đảng, làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của nhân dân và xã
hội đối với sự lãnh đạo của Đảng và chế độ.

Như vậy, thực trạng suy giảm đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ
cán bộ, đảng viên gây hậu quả rất nặng nề, làm tổn thương đến uy tín, thanh danh
của Đảng, mà nếu không được ngăn chặn và đẩy lùi triệt để thì sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Tâm trạng xã hội và ý nguyện
của nhân dân lúc này là thiết tha mong muốn, đồng thời nghiêm khắc đòi hỏi Đảng
phải trong sạch, vững mạnh bắt đầu từ đạo đức. Cán bộ, đảng viên phải chứng tỏ
trên thực tế, bằng những việc làm, ứng xử và hành xử, là những người có đạo đức.
Đảng nhấn mạnh vào công tác xây dựng Đảng là cán bộ: “Trong những năm
tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn
diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”. Đó vừa là định hướng thực
tiễn, vừa là chỉ báo đánh giá kết quả xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Tổng Kết
Qua phân tích, tìm hiểu, đi sâu vào những quan niệm về con người chính trị
từ xưa tới nay, tiếp cận các quan điểm từ phương Đông tới phương Tây, tiếp đó và
đi vào phân tích để phân biệt các chủ thể riêng biệt của khái niệm con người chính
trị cùng các ví dụ cụ thể, nhóm đã đưa ra các kết luận rõ ràng về vai trò, vị trí của
con người chính trị trong cuộc sống hiện nay đồng thời liên hệ tới Việt Nam và đề
xuất phương pháp để ngày càng củng cố và nâng cao, hoàn thiện con người chính
trị tại nước ta, giúp đất nước phát triển ngày một cao hơn. Mong thầy và các bạn có
đóng góp, nhận xét với bài làm của nhóm chúng em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và Đào tạo. Giáo trình Triết học Mác – Lênin(Dùng trong các
trường Cao đẳng, Đại học). NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2004.

2. Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng. Xã hội học. NXB Thế giới. Hà Nội, 2008

3. Ts. Trần Thái Dương. Hỏi đáp những tri thức cơ bản môn lý luận Nhà nước và
pháp luật. NXB Tư pháp. Hà Nội, 2004.

4. Bùi Xuân Đính. Nhà nước và pháp luật thời Phong kiến Việt Nam- những suy
ngẫm. NXB Tư pháp. Hà Nội, 2005.

5. TS. Đinh Văn Mậu - TS. Phạm Hồng Thái: Lý luận chung về nhà nước và pháp
luật. NXB Tổng hợp Đồng Nai, Biên Hoà, 2005.

6. PGS. TS Thái Vĩnh Thắng- PGS. TS Nguyễn Đăng Dung - Nguyễn Chu Dương.
Thể chế chính trị các nước châu Âu. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2008.

7. Trung tâm Nghiên cứu xuất bản sách và tạp chí.- Trương Thìn. Hương ước xưa
và quy ước làng văn hoá ngày nay. NXB Lao động xã hội, Hà Nội, 2005

8. GV. Nguyễn Trọng Luật.Tập bài giảng chính trị học đại cương. Tài liệu lưu
hành nội bộ

9. GS.TS Dương Xuân Ngọc - TS. Lưu Văn An. Tìm hiểu môn chính trị học dưới
dạng hỏi và đáp. NXB Lý luận chính trị. Hà Nội, 2007.

10. Lê Hồng Lôi(Lê Quốc Khánh, Trần Thị Thuý Ngọc dịc). Đạo của Quản lý.
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004.

11. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các Bộ môn khoa
học Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo trình Triết học Mác - Lênin.
NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2008.

12. Bộ giáo dục và đào tạo. Chính trị (Dùng trong các trường trung học chuyên
nghiệp). NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2002.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị
Quốc gia. Hà Nội, 2009.
14. PGS.TS Nguyễn Hữu Khiển. Phân tích triết học những vấn đề cơ bản về chính
trị và khoa học chính trị. NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006.

15. Trung tâm Khoa học và nhân văn quốc gia.Viện nghiên cứu tôn giáo. GS.TS
Đỗ Quang Hưng. Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội.
NXB Tôn giáo. Hà Nội, 2003.

16. TS. Nguyễn Thế Lực. Tìm hiểu môn Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân
quốc tế và địa - chính trị thế giới. NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006.

18. TS. Nguyễn Hoàng Giáp. Sự phối hợp hoạt động của các Đảng Cộng sản và
cánh tả trên thế giới hiện nay. NXB Lý luận chính trị. Hà Nội, 2006

19. V.I Lênin, toàn tập. Nxb Tiến bộ, M, 1976.

20. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, xuất bản lần thứ 3

21. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.
Chính trị quốc gia - Sự Thật

22. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật

23. Con người Chính Trị Việt Nam – Truyền thống và Hiện Đại – Nguyễn Văn
Huyên

24. Political man: The social bases of politics – Seymour Martin Lipset

25. The fouth Politiacal Theory (2009) – Alexander Dugin

26. tuyengiao.vn- Chủ nghĩa xã hội và Con người xã hội chủ nghĩa -
https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/chu-nghia-xa-hoi-va-con-nguoi-xa-hoi-
chu-nghia-121550

27. qdnd.vn – Vai trò của V.I. Lenin đối với tiến trình phát triển của lịch sử thế
giới là không thể phủ nhận - https://www.qdnd.vn/chinh-tri/cac-van-de/vai-tro-
cua-v-i-lenin-doi-voi-tien-trinh-phat-trien-lich-su-the-gioi-la-khong-the-phu-
nhan-692171

You might also like