You are on page 1of 13

Trường ĐH Kinh Tế TP.

HCM

Tiểu luận triết học

Đề tài: Tư tưởng chính trị của Mạnh Tử và ý nghĩa của nó


đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam hiện nay

Giảng viên hướng dẫn : Bùi Xuân Thanh


Học viên thực hiện : Bùi Văn Nguyên
Lớp : KT K31.2

1
MỞ ĐẦU

Đảng ta xác định lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và
kim chỉ nam cho hành động, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, học hỏi kinh
nghiệm các nước và hấp thu tinh hoa trí tuệ nhân loại, từng bước phát triển hệ thống quan
điểm, chỉ đạo quá trình xây dựng nhà nước ta. Việc tìm hiểu vai trò, tiếp thu có chọn lọc
những nhân tố hợp lý trong tư tưởng Chính trị - xã hội của Mạnh Tử, mà tiêu biểu là bài
học “lấy dân làm gốc” chính là một trong những biểu hiện của việc tiếp thu tinh hoa, trí
tuệ nhân loại.

Mặc dù tư tưởng ấy còn những hạn chế nhất định bởi hoàn cảnh lịch sử và lập trường giai
cấp nhưng nó cũng có những yếu tố tích cực . Mà điểm nổi bật trong tư tưởng Chính trị -
xã hội của Mạnh Tử là tư tưởng dân bản – tư tưởng lấy dân làm gốc, tư tưởng này đã
được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta kế thừa, tiếp thu có chọn lọc như là những bài học
quý giá trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân.
Việc tìm hiểu Tư tưởng chính trị của Mạnh Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng
nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết

Cấu trúc của tiểu luận gồm những phần chính sau:

Phần 1: Những nội dung và giá trị trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử

Phần 2: Ý nghĩa của tư tưởng chính trị của Mạnh Tử đối với việc xây dựng nhà
nước pháp quyền Việt Nam hiện nay

2
1. Những nội dung và giá trị trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử
1.1 Từ tư tưởng “nhân nghĩa” đến “nhân chính” trong tư tưởng chính trị của
Mạnh Tử

Theo Mạnh Tử, nhân là lương tâm con người. Nghĩa là con đường chính đại, là làm việc
theo lẽ phải, không lầm đường, lạc lối. Nhân gắn chặt với nghĩa, nhân và nghĩa không
tách rời nhau.

Với ông, nhân không chỉ là đức tính của con người mà còn là hành động của họ. Đã có
nhân, nhưng điều quan trọng là người ta phải biết chuyển hóa nhân và hành động của bản
thân mình mới là người nhân.

Mạnh Tử rất quan tâm đến nghĩa và đề cao nghĩa nhằm thi hành đức nhân. Nghĩa không
chỉ là đức tính cá nhân mà nghĩa còn là một đức tính xã hội. Với tư cách là đức tính cá
nhân, nghĩa bao hàm tình cảm và phẩm cách cá nhân, nhờ đó người ta biết tự hổ thẹn khi
làm điều bất thiện. Còn với tư cách là đức tính xã hội, nghĩa là con đường ngay thẳng mà
mỗi người cần phải đi theo nhằm tránh đau khổ cho đồng loại.

Nhân nghĩa cần thiết cho tất cả mọi người từ quần chúng nhân dân đến nhà cầm quyền.
Khi nhà cầm quyền đem nhân nghĩa ứng dụng trong việc trị nước thì thành nhân chính.
Nhân chính tức là làm chính trị bằng nhân nghĩa. Mạnh Tử đã thêm vào các phạm trù
nhân, nghĩa những nội hàm, ý tưởng mới mẻ, trên cơ sở đó kết hợp chúng thành phạm trù
nhân nghĩa. Trên cơ sở tư tưởng nhân nghĩa Mạnh Tử đã mở rộng đạo đức đến chính trị,
làm cho đạo đức hóa thân vào chính trị.

Xuất phát từ tưởng nhân nghĩa, Mạnh Tử luôn coi trọng dân, đề cao dân. Mọi chủ trương,
đường lối, chính sách ông đưa ra đều hướng tới dân, vì dân. Tư tưởng chính trị với đường
lối nhân chính của ông về thực chất là tư tưởng dân bản – tư tưởng lấy dân làm gốc.

Ông tin rằng khi nhà cầm quyền có nhân nghĩa và thi hành nhân nghĩa trong chính trị, thì
việc làm đó tự nhiên sẽ mang lại lợi ích. Nhưng nếu lấy lợi ích làm điểm xuất phát cho
suy nghĩ và hành động, thì sẽ làm tổn hại nhân nghĩa và có thể mất luôn lợi ích.

3
Mạnh Tử là nhà tư tưởng có tấm lòng nhân ái, luôn đề cao nhân nghĩa, coi nhân nghĩa là
gốc của đạo làm người, Mạnh Tử muốn nới lòng mình lan toả tới mọi người để đức nhân
nghĩa được phổ cập rộng khắp và khuyến cáo nhà cầm quyền phải biết dùng nhân nghĩa
điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Khi đề xuất đường lối nhân chính trong đạo trị nước, Mạnh Tử thể hiện khát vọng của
riêng ông về sự hiện hữu của một xã hội mà nhân đức thấm sâu, lan tỏa tới tất cả các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội; ở đó nhân nghĩa chứ không phải pháp luật sẽ điều
chỉnh hành vi của mỗi người trong cuộc sống. Tinh nhần nhân văn ấy không chỉ có ý
nghĩa trong xã hội đương thời mà còn trong xã hội hiện nay. Nó thể hiện ở chỗ Mạnh Tử
chủ trương mọi hoạt động chính trị, kinh tế, giáo dục, xã hội phải luôn chú trọng việc dạy
người, sửa trị người, lấy con người làm gốc. Trên thực tế lịch sử Trung Quốc, những thời
đại thịnh trị thường là những thời đại học thuyết Khổng- Mạnh được coi trọng và hưng
thịnh

Ở góc độ chính trị, khi Mạnh Tử khẳng định con người mới sinh ra đều mang tính thiện là
ông đã gián tiếp thừa nhận con người mới sinh ra đều bình đẳng và chính tạo hóa mang lại
cho họ sự bình đẳng, mặc dù sự bình đẳng đó chỉ dừng lại ở phương diện đạo đức.

Mạnh Tử cho thấy ông đã có những cố gắng to lớn, bền bỉ và cống hiến tích cực trong
việc khuyên bảo nhà cầm quyền phải có tình thương đồng loại. Mạnh Tử luôn mong
muốn làm cho con người được bớt đau khổ. Phản đối bạo lực, căm ghét sự áp bức và
cường quyền trong xã hội, Mạnh Tử đã đặt việc giáo dục đạo đức và cảm hóa lòng người
lên trên hình phạt. Điều đó cho thấy trong tư tưởng của ông, triết lý về sự tu thân sửa
mình và giáo dục đạo đức không có ranh giới với tư tưởng trị quốc bình thiên hạ.

1.2 Đường lối dân bản trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử

1.2.1 Tư tưởng tôn dân – “dân vi quý” trong đường lối dân bản

Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, dân là những người không có bất kỳ địa vị gì trong bộ
máy thống trị, là đông đảo những người lao động làm ra của cải để nuôi sống vua chúa.
Nhưng Mạnh Tử nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của dân với sự hưng thịnh, tồn vong

4
của một đất nước. Ông chỉ ra rằng, nếu nhà cầm quyền được lòng dân sẽ được tất cả,
nhưng nếu để mất lòng dân sẽ mất tất cả. Ông đòi hỏi nhà cầm quyền phải thấu hiểu nỗi
khổ của dân và biết lo lắng cho đời sống của nhân dân. Dùng nhân nghĩa trong chính trị,
tức là thương dân, lo cho dân và coi trọng dân nên nhân nghĩa và tôn trọng dân luôn gắn
liền, không tách rời nhau.

Mạnh Tử đưa ra mệnh đề nổi tiếng khi đánh giá về vị trí, vai trò của dân: “ Dân vi quý, xã
tắc thứ chi, quân vi khinh”. Theo tư tưởng ấy, dân là gốc nước, nhà cầm quyền phải tôn
trọng dân.

Tranh thủ sức dân – được lòng dân – lo cho dân đã trở thành phương pháp trị nước..
Mạnh Tử đã nối liền các mệnh đề được thiên hạ, được dân chúng, được lòng dân với việc
thi hành nhân nghĩa của nhà cầm quyền. Tầm quan trọng của sức dân đối với một chế độ
xã hội là một sự thật hiển nhiên.

1.2.2 Tư tưởng dưỡng dân trong đường lối dân bản

Để phát huy được sức mạnh của dân đối với quá trình xây dựng và phát triển đất nước,
nhà cầm quyền phải biết lo lắng cho dân, đáp ứng yêu cầu của dân.

Tư tưởng : “ Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” của Mạnh Tử là tư tưởng cơ bản
chi phối các chính sách cụ thể trong việc thực hiện đường lối nhân chính. Đó là tư tưởng
tiến bộ của ông so với Khổng Tử và phần lớn các nhà tư tưởng Trung Quốc đương thời.

Giá trị tư tưởng dân bản của Mạnh Tử còn thể hiện ở câu trả lời câu hỏi: Làm thế nào để
được lòng dân? Để trả lời câu hỏi ấy: Mạnh Tử đòi hỏi nhà cầm quyền phải lo cho đời
sống nhân dân, không được lạm dụng sức dân và giữ gìn của cải cho dân. Ông lên án gay
gắt sự vơ vét tham lam của vua chúa đương thời; đồng thời lên án những kẻ giúp vua vơ
vét tô thuế, giúp vua gây chiến tranh, đánh lại nước khác. Ông mong muốn lợi ích nhà
cầm quyền hòa trong lợi ích của nhân dân, hạnh phúc của nhà cầm quyền hòa trong hạnh
phúc của nhân dân. Ông đòi hỏi nhà cầm quyền phải biết dưỡng dân và giáo hóa dân.
Xuất phát từ đó Mạnh Tử đưa ra một loạt các giải pháp cụ thể vừa mang tính trước mắt
vừa mang tính lâu dài.

5
Cho dù mỗi thời đại, cuộc sống có những sắc thái riêng, nhưng không phải cứ chuyển
sang thời đại mới và thay đổi hình thái kinh tế - xã hội là sẽ thay đổi toàn bộ phương pháp
trị nước. Mặt khác, khi xã hội càng phát triển, trình độ dân trí càng cao, thì việc bảo vệ
dân, quan tâm đến đời sống của dân càng trở nên quan trọng và vẫn luôn là gốc của đạo
trị nước. Đường lối ấy lại càng quan trọng hơn đối với những dân tộc đang phấn đấu xây
dựng nhà nước vì dân nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng con người.

I.2.3 Sử dụng người tài đức – phương pháp trị quốc theo đường lối dân bản

Sử dụng người tài đức là một phần của công việc trị nước. Đó là nguyên tắc mà nhà cầm
quyền phải tuân theo nếu không muốn mất nước.

Mạnh Tử đã nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của nhân tài đối với sự phát triển của
đất nước. Với ông nhân tài là rường cột của quốc gia, là tài sản quý của đất nước, nên việc
sử dụng người tài đức là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của một chế độ xã hội.
Cũng chính vì thế, sử dụng người tài đức đã trở thành một phần quan trọng trong phương
pháp trị nước. Vấn đề sử dụng, coi trọng người tài đức mà Mạnh Tử đề xuất với vua chúa
thời đó đến nay vẫn là vấn đề mang tính thời sự. Theo Mạnh Tử để thu hút người tài đức,
không chỉ dừng lại ở việc kêu gọi lòng khoan dung, sự rộng lượng của kẻ cai trị mà còn
vạch ra phương hướng, biện pháp cụ thể

Mạnh Tử phê phán sự ganh ghét, đố kỵ giữa người với người trong xã hội, nhất là sự ganh
ghét đố kỵ của người đời với người tài đức. Ông gọi hành vi ấy là hành vi gây hại cho
nước, cho dân; thậm chí ông cho rằng những hành vi đó có hại cho nước nhất trong tất cả
những hành vi có hại.

Ông khuyến cáo nhà cầm quyền phải biết nhìn xa trông rộng phải thận trọng trong việc
dùng người. Khi đánh giá nhân cách của một con người không được xuất phát từ những
suy nghĩ mang tính chất chủ quan mà phải tham khảo và tôn trọng ý dân. Nhà cầm quyền
phải kiểm tra cẩn thận trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Tư tưởng tham khảo ý dân trong việc dùng người là tư tưởng tiến bộ của Mạnh Tử. Tư
tưởng này gián tiếp nói tới sự tham gia của dân vào bộ máy nhà nước. Nó cho thấy Mạnh

6
Tử luôn coi trọng dân và kiên định với lập trường lấy dân làm gốc. Ông đã đặt nền móng
sơ khai cho tư tưởng dân chủ theo nghĩa là quyền lực của nhân dân và đề cập khá rõ về bộ
máy nhà nước vì dân.

1.3 Những hạn chế trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử

Vì Mạnh Tử đặt niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh của đạo đức, nên ông không tính đến
những rào cản trong việc thi hành nhân chính. Tư tưởng nhân nghĩa nói riêng và tư tưởng
đạo đức của Mạnh Tử nói chung xuất phát từ tính tự giác của con người. Khi dùng nó để
điều chỉnh hành vi cá nhân, ông đã không nhìn thẳng vào mâu thuẫn giữa lý trí, đạo đức
với hiện thực cuộc sống, nên đã không giải quyết được mâu thuẫn ấy. Do đó, sự hi vọng
cảm hóa nhân tâm trong đường lối chính trị của ông không tránh khỏi sự mơ hồ, khó
thuyết phục.

Trước sự xung đột giữa lẽ phải và dục vọng, Mạnh Tử cũng chỉ biết đề cao nhân nghĩa để
xoa dịu tình hình mà không thực sự giải quyết mâu thuẫn đó. Dùng nhân nghĩa trong
chính trị là để mong con người hướng thiện, nhưng con người có hướng thiện được hay
không, không chỉ phụ thuộc vào nhân nghĩa của người cầm quyền mà còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: tâm sinh lý, hoàn cảnh khách quan, điều kiện sống … Mạnh Tử đã không
nhận ra điều đó nên ông không biết sử dụng và kết hợp các yếu tố ấy để giảm bớt những
sai trái trong hành vi con người.

Mạnh Tử là một nhà triết học duy tâm, trong tư tưởng của ông trời là đấng tối cao chi
phối vạn vật, mọi sự biến đổi của đời sống xã hội, sự thay thế nhau của các vương triều
cũng như quyền hành, chức tước của mỗi cá nhân đều do “ Thiên mệnh” chi phối. Việc
quá đề cao mệnh trời làm giảm đi vai trò của nhân nghĩa, làm cho đạo đức nhân nghĩa bị
bao bọc bởi duy tâm thần bí, khó có thể phát huy tác dụng.

Trong tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử không dùng khoa học mà chỉ dùng sức
mạnh đạo đức để hướng dẫn tình cảm của quần chúng nhân dân. Nhưng con người là
động vật có tình cảm và trong đời sống con người, tình cảm chi phối mọi hành vi. Vì vậy

7
dù có nêu cao tinh thần đạo đức, góp phần kiềm chế những hành vi không theo lẽ phải
nhưng cũng còn rất nhiều hạn chế.

Xuất phát từ nhân nghĩa, Mạnh Tử chủ trương: Khi thiên hạ có đạo thì đem đạo theo thân
mà ra làm quan, khi thiên hạ vô đạo thì đem thân theo đạo về quê ở ẩn. Luận điểm trên
đây dạy cho kẻ làm quan phải có tấm lòng cương trực, biết coi trọng nhân nghĩa. Nhưng
nó lại làm giảm tinh thần đấu tranh của con người trước cái ác và cường quyền trong xã
hội, nó gieo vào lòng người một tinh thần cam chịu. Sự cam chẳng những không tạo điều
kiện cho nhân nghĩa được thực hiện mà trái lại chỉ tạo điều kiệu cho những kẻ “ bất nhân”
gây thêm tội ác. Đây là tư tưởng tiêu cực, đáng phê phán.

Mạnh Tử khuyến cáo kẻ cai trị phải biết lo cho đời sống của dân, nhưng vì đề cao đạo đức
một cách thái quá ông phản đối sự giàu mạnh. Lẽ ra, kẻ làm quan phải đấu tranh trực diện
với cái xấu trong xã hội, thì Mạnh Tử lại muốn họ ngăn cản cái xấu bằng cách không làm
cho quốc gia giàu mạnh. Phương pháp đấu tranh như vậy là chệch hướng và mang tính
tiêu cực.

Mạnh Tử coi thường thương nhân và tách biệt kẻ lao tâm với lao lực. Theo ông những
người ti tiện thì hay đầu cơ. Việc buôn bán là việc của kẻ ti tiện. Mạnh Tử coi thường
thương nhân vì ông cho rằng họ theo đuổi lợi mà quên mất nhân nghĩa.

Mạnh Tử chưa thoát khỏi lập trường giai cấp. Tư tưởng dân bản của công chưa nảy mầm
thành dân chủ trong thời đại mà quyền lực chỉ có ở vua. Ông không coi quần chúng nhân
dân là lực lượng cách mạng.

2. Ý nghĩa của tư tưởng chính trị của Mạnh Tử đối với việc xây dựng nhà nước
pháp quyền Việt Nam hiện nay

Khi xã hội càng phát triển, trình độ dân trí càng cao, việc bảo dân, quan tâm tới đời sống
của dân là cực kỳ quan trọng, là gốc của việc trị nước. Đường lối ấy càng quan trọng hơn
đối với dân tộc Việt Nam ta, một dân tộc đang phấn đấu xây dựng nhà nước vì dân nhằm
thực hiện mục tiêu giải phóng con người.

8
Việc nghiên cứu, phân tính, đánh giá những giá trị lịch sử trong tư tưởng chính trị - xã hội
của Mạnh Tử, đặc biệt là tư tưởng nhân chính, tư tưởng dân bản để từ đó rút ra những bài
học bổ ích phục vụ cho quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay.

Cùng với tinh thần ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta cũng đã kế thừa có chọn lọc tư
tưởng của nho giáo, nhưng không phải để phát triển tư tưởng của Nho giáo mà là để phủ
định nó để mở đường cho ý thức mới tiên tiến hơn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá về học thuyết Khổng – Mạnh như sau:” Trong học
thuyết Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta
nên học”. Một trong những điều không đúng trong học thuyết ấy là tinh thần tôn quân, coi
quyền lực nhà nước không phải của dân. Còn một trong những điều hay của học thuyết
này là tư tưởng “lấy dân làm gốc” cũng những yếu tố tích cực của nhà nước thân dân.

Sau khi loại bỏ ở tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử những hạn chế về mặt lịch sử
và lập trường giai cấp, cùng tinh thần coi quyền lực chỉ ở ngôi vua, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã hướng tư tưởng ấy vào cuộc đấu tranh vì tự do, bình đẳng của nhân loại cần la trong
thời đại của mình. Sau khi Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, nước ta giành độc
lập, một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh lại kế thừa có chọn lọc tư tưởng “lấy dân làm gốc
nước” vào việc xây dựng Nhà nước Việt Nam của dân, do dân, vì dân.

Từ những thập niên đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa đế quốc phát triển thành hệ thống, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã gắn nho giáo với cuộc đấu tranh đòi tự do, bình đẳng ở các nước
thuộc địa và viện dẫn Nho giáo như là :”lý do lịch sử cho phép chủ nghĩa cộng sản thâm
nhập vào châu Á dễ dàng”. Người nhắc lại câu “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”
của Mạnh Tử với góc độ một người cộng sản và đánh giá cao tinh thần nhân bản, dân bản
trong tư tưởng của Mạnh Tử.

Trong xã hội Việt Nam hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã tiếp thu tư tưởng “lấy
dân làm gốc nước” của Nho giáo trên lập trường dân chủ Mácxít và nâng nó lên bình diện
hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.
Nhà nước ta là nhà nước “của nhân dân”, “do nhân dân”, “vì nhân dân”. Bản chất ấy được

9
khẳng định trong các bản Hiến pháp. Theo điều 2 hiến pháp nước cộng hòa xã hội Chủ
Nghĩa Việt Nam năm 2013: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức”.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đề cao pháp luật, pháp chế
trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp
quyền Việt Nam đặt dưới sư lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện quản lý xã
hội bằng pháp luật, theo pháp luật. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
mang bản chất của giai cấp công nhân, là công cụ chuyên chính và đại diện cho lợi ích
của giai cấp công nhân.

Nhà nước ta do nhân dân lập ra thông qua tổng tuyển cử toàn dân, được đặt dưới sự kiểm
soát của nhân dân. Sức mạnh của Nhà nước ta bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân, của
khối đại đoàn kết toàn dân, do đó mọi hoạt động của nhà nước đều vì dân, lấy việc phục
vụ nhân dân làm mục tiêu cao nhất.

Trong nhà nước của dân, nhân dân là chủ, họ có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật
không cấm. Nhà nước của dân phải hình thành các thiết chế dân chủ để thực thi quyền
làm hủ của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “ Trong bầu trời không có gì
quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân
dân”. Xuất phát từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nhà nước do dân, vì
dân. Nhà nước do dân phải nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ, phê bình của nhân dân; tất cả
các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân. Nhà nước vì dân
là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của dân, không có đặc quyền, đặc lợi, thực sự
trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính.

Trong nhà nước ấy, các cán bộ, công chức phải là người “đầy tớ” trung thành của nhân
dân. Người khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta

10
là đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện,
đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào – đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân
dân”. Để thực hiện điều đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu các cán bộ, đảng viên
phải thấm nhần tư tưởng “Chính tâm tu thân” của nho giáo. Người nhấn mạnh: Các đảng
viên cộng sản phải là những người mà giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khổ không
thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục. Đây cũng chính là câu nói của Mạnh Tử về
phẩm chất của người quân tử.

Như vậy, điểm đáng lưu ý trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì
dân là quan niệm về một nhà nước dân chủ, nhà nước do dân làm chủ. Nhà nước đó có sự
thống nhất giữa tính giai cấp với tính nhân dân và tính dân tộc, được đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy việc phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân là
mục đích duy nhất.

Thấm nhuần tư tưởng trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn
coi Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ thực hiện quyền lực toàn
dân. Các bản Hiến pháp của nước ta đều xác định mọi quyền hạn của nhà nước là của
nhân dân. Chính vì thế, dân có quyền bãi miễn những người trong bộ máy nhà nước do
mình bầu ra khi họ không làm tròn trách nhiệm đại biểu quyền lực cho dân.

Để xây dựng nhà nước thật sự “của dân, do dân, vì dân”, Đảng ta đã xác định lấy chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học hỏi kinh nghiệm các nước và
hấp thu tinh hoa trí tuệ nhân loại, từng bước phát triển hệ thống quan điểm, chỉ đạo quá
trình xây dựng nhà nước ta”. Bài học “lấy dân làm gốc” mà Đảng ta nêu ra từ Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI chính là một trong những biểu hiện của việc “tiếp thu tinh hoa,
trí tuệ nhân loại” của Đảng, ở đây, cụ thể là tư tưởng “lấy dân làm gốc” của nho giáo. Tuy
nhiên, trong tư tưởng và trong hoạt động thực tiễn của Đảng ta, “lấy dân làm gốc nước”
không phải để phục vụ lợi ích của một nhóm người mà là phục vụ lợi ích của phần lớn
quần chúng nhân dân lao động.

11
Để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, trong tổ chức và hoạt động của mình,
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Quyền dân chủ của nhân dân trên mọi mặt của đời sống xã hội được bảo đảm bằng pháp
luật, cơ chế, chính sách và không ngừng được hoàn thiện, nâng cao trong quá trình xây
dựng, hoàn thiện cũng như phát triển đất nước.

Quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm và “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
của Đảng và Nhà nước ta khác về chất với quan điểm “dân vi quý” dựa trên tình cảm cá
nhân của Mạnh Tử. Quan điểm ấy đã nâng tư tưởng “lấy dân làm gốc nước” trong truyền
thống Nho giáo lên bình diện hiện đại, đồng thời phản ánh chế độ chúng ta đang xây dựng
trong thời đại mới thực sự là chế độ do dân, vì dân. Vấn đề trưng cầu ý dân với Nhà nước
đã được khẳng định trong Hiến pháp, năm 2015 quốc hội đã ban hành luật trưng cầu ý
dân.

Muốn hiện thực hóa tư tưởng “lấy dân làm gốc” và xây dựng nhà nước vì dân, cần quan
tâm sâu sắc đến việc đào tạo, rèn luyện và sử dụng con người. Xét tới cùng, mọi chủ
trương, chính sách của nhà nước đều do con người quyết định, mà cụ thể là những con
người trong bộ máy nhà nước. Những yếu tố tích cực trong tư tưởng đào tạo, rèn luyện,
sử dụng con người rút ra từ tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử là bài học quan trọng
và căn bản trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân. Nói đến nhà nước pháp quyền là nói đến phương thức dân chủ
của tổ chức quyền lực nhà nước, trong đó pháp luật là cơ sở cho việc tổ chức quyền lực và
trở thành công cụ của nhà nước trong quá trình quản lý xã hội. Nhưng nhà nước ta không
tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật mà phủ nhận đạo đức, coi nhẹ sự tự đánh giá, tự thức
tỉnh lương tâm và sự tự điều chỉnh hành vi của con người. Việc sử dụng đạo đứ như thế
nào trong công việc của Nhà nước vẫn là vấn đề chúng ta cần phải quan tâm tổng kết, làm
rõ cả về mặt lý luận và thực tiễn để kiện toàn bộ máy nhà nước ta.

12
KẾT LUẬN

Qua quá trình phân tích giá trị lịch sử và hạn chế trong tư tưởng chính trị xã hội của Mạnh
Tử và rút ra ý nghĩa lịch sử của tư tưởng này đối với xã hội hiện đại, thì mặc dù trong tư
tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử còn những hạn chế bởi hoàn cảnh lịch sử và lập
trường giai cấp, nhưng tư tưởng của ông đã phản ánh khách quan ước nguyện của quần
chúng nhân dân lao động Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến quốc. Mặt khác nó đã cống
hiến cho kho tàng lý luận nhân loại những triết lý đặc sắc về “đạo sống” có ý nghĩa tích
cực không chỉ đối với xã hội đương thời, mà còn với xã hội hiện đại. Ở góc độ chính trị,
Mạnh Tử đã đóng góp vào kho tàng lý luận nhân loại thuyết nhân chính, mà điểm đáng
lưu ý trong thuyết nhân chính là tư tưởng dân bản. Đây là một tư tưởng có giá trị cao
trong việc xây dựng nhà nước ta.

Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới hiện nay, việc tìm hiểu vai trò, tiếp thu có chọn lọc những nhân tố hợp lý trong
tư tưởng Mạnh Tử của chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như của Đảng vẫn có những ý nghĩa
quan trọng, thiết thực trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt
Nam của dân do dân và vì dân. Những bài học rút ra từ tư tưởng chính trị - xã hội của
Mạnh Tử là nhà nước phải “lấy dân làm gốc”, đức trị gắn với pháp trị, thi hành chính sự
trên lập trường thân dân, đánh giá con người, quan hệ giữa người lãnh đạo và người chịu
sự lãnh đạo; coi trọng đào tạo, rèn luyện và sử dụng người tài đức… Tất cả những vấn đề
trên nếu chúng ta biết kế thừa có chọn lọc và nâng chúng lên bình diện hiện đại thì chúng
vẫn có ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển xã hội hiện nay.

13

You might also like